Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

BỆNH SÁN LÁ PHỔI.

(PARAGONIMIASIS).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

CHỨNG BỆNH CHÂN MADURA

(MADURA FOOT).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

MỘT BỘ PHẬN NGỰC GIẢ BIẾN MẤT TRONG KHI TẬP MÔN THỂ DỤC PILATES.

(DISAPPEARANCE OF A BREAST PROSTHESIS DURING PILATES).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK).

MỘT VIÊN ĐẠN NẰM TRONG ĐẦU.

(A HEAD SHOT).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

TÌNH TRẠNG MÙ SAU KHI TIÊM MỠ

(BLINDNESS AFTER FAT INJECTION)

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

BỆNH GÚT CÓ SỎI.

(TOPHACEOUS GOUT).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

BỆNH PHÌNH TRƯỚNG XƯƠNG KHỚP

(HYPERTROPHIC PULMONARY OSTEOARTHROPATHY) .

Nguồn (Source): www.nejm.org

Saturday, June 29, 2013

TIN TỨC Y HỌC - Do LQT Biên Dịch



Nhiều người bị chứng ngưng thở trong lúc ngủ (nhưng không phải tất cả) sẽ phát triển tình trạng cao huyết áp.









Wednesday, June 26, 2013

BỆNH TĂNG NHÃN ÁP (GLAUCOMA) - Do LQT Biên Dịch


THAY ĐỔI LỐI SỐNG

Thể Dục

Các nghiên cứu cho thấy rằng các bệnh nhân bị tăng nhãn áp góc mở nếu tập thể dục thường xuyên (ít nhất 3 lần mỗi tuần) thì có thể giảm được áp suất trong mắt trung bình khoảng 20%.  Nếu họ ngưng tập thể dục trên 2 tuần, áp suất mắt sẽ tăng trở lại.  (Mặc dù chưa được chứng thực bởi bất kỳ bằng chứng nào, nhưng yoga hoặc các loại hình thể dục khác bao gồm cúi đầu xuống hoặc có các tư thế lộn ngược có thể có hại cho các bệnh nhân bị tăng nhãn áp, do đó bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ).

Thể dục không ảnh hưởng đến bệnh tăng nhãn áp góc đóng.  Thật vậy, thể dục có thể làm tăng áp suất mắt ở các bệnh nhân bị tăng nhãn áp sắc tố (pigmentary glaucoma).  Loại hình thể dục có tính va chạm mạnh có thể làm cho sắc tố được phóng thích nhiều hơn từ tròng đen (mống mắt) ở các bệnh nhân này.  Các bệnh nhân nên nói chuyện với bác sĩ về một chương trình thể dục thích hợp.

Chế Độ Ăn

Các Chất Chống Oxy Hóa ở Thực Phẩm và Thực Phẩm Chức Năng.  Chế độ ăn hầu như có ảnh hưởng rất ít đến bệnh tăng nhãn áp.  Chưa có chứng cứ rõ ràng nào cho thấy sự liên đới giữa các chất dinh dưỡng quan trọng và khả năng bảo vệ chống lại các rối loạn mắt khác, bao gồm vitamin C, E, A và các chất carotenoid.

Caffeine.  Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng tiêu thụ số lượng lớn chất caffeine trong một khoảng thời gian ngắn có thể làm cho áp suất mắt tăng cao lên đến 3 giờ.

Chất Lỏng.  Uống số lượng lớn (khoảng 1 lít hoặc nhiều hơn) bất kỳ loại chất lỏng nào trong một thời gian ngắn, khoảng 30 phút, xem ra có thể làm tăng áp suất mắt.  Các bệnh nhân bị tăng nhãn áp nên uống nhiều chất lỏng, nhưng nên uống từng đợt với số lượng nhỏ kéo dài cả ngày.

Kính Mát (Sunglasses: Kính Râm)

Bệnh tăng nhãn áp có thể làm cho mắt bị mẫn cảm với ánh sáng và ánh sáng chói.  Các loại thuốc có thể làm cho tình trạng này trở xấu hơn.  Kính mát giải quyết được vấn đề này và rất cần thiết để ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể (cườm mắt).  Các loại kính mát có khả năng bảo vệ không nhất thiết phải đắt tiền.  Nhưng điều quan trọng là chọn lựa loại kính mát có các nhãn sản phẩm ghi rõ ngăn chặn được ít nhất 99% tia cực tím B và 95% tia cực tím A.

Các loại mắt kính phân cực(polarized) và các loại được bọc lớp ngoài bằng kiếng không có khả năng bảo vệ chống lại phóng xạ của tia cực tím.  Người ta vẫn chưa rõ các loại mắt kính chặn ánh sáng xanh, thường có màu hổ phách, có chặn được tia cực tím không.

Dược Thảo và Thực Phẩm Chức Năng

Thông thường, các nhà sản xuất thảo dược và thực phẩm chức năng không cần sự chấp thuận của cơ quan FDA Hoa Kỳ để bán các sản phẩm của họ.  Cũng giống như thuốc tây (tây dược), dược thảo và thực phẩm chức năng có thể ảnh hưởng đến thành phần hóa học trong cơ thể, do đó sẽ có nguy cơ sản sinh các tác dụng phụ gây hại.  Đã có một số báo cáo về các tác dụng phụ nghiêm trọng và thậm chí gây tử vong từ các sản phẩm dược thảo.  Phải luôn kiểm tra với bác sĩ của bạn trước khi sử dụng bất kỳ loại thảo dược hoặc thực phẩm chức năng nào.

Một số trị liệu bằng dược thảo và trị liệu không truyền thống đã được quảng cáo để điều trị bệnh tăng nhãn áp.  Theo báo cáo của một vài nghiên cứu, cây bạch quả (ginkgo biloba) có thể có những đặc tính có lợi cho các bệnh nhân bị tăng nhãn áp, bao gồm gia tăng lưu thông máu trong mắt nhưng không làm thay đổi huyết áp, nhịp tim, hoặc áp suất trong mắt.  Tuy nhiên, cần thêm nghiên cứu trong lĩnh vực này.  Chưa có chứng cứ nào cho thấy rằng cây việt quất (bilberry), một dược thảo phổ biến cho các rối loạn về mắt, có lợi cho việc ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh tăng nhãn áp.

Có thể bạn sẽ cần thay đổi lối sống đôi chút để quản lý bệnh tăng nhãn áp của bạn một cách hiệu quả.  Sau khi được chẩn đoán sớm, bạn nên đi khám bác sĩ thường xuyên, và tuân theo chế độ điều trị được đề xuất, như thế bạn có thể tiếp tục sống một cách trọn vẹn cuộc sống bình thường.

Cố gắng lập thời gian sử dụng thuốc gần với thời gian của những sinh hoạt hàng ngày như đi bộ, giờ ăn, và giờ đi ngủ.  Theo cách này, việc sử dụng thuốc sẽ trở thành một phần của những sinh hoạt bình thường trong ngày.

Bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe thể chất của bản thân, điều không kém phần quan trọng là chú ý đến một vấn đề khác của bệnh tăng nhãn áp – lĩnh vực tình cảm và tâm lý của chứng bệnh này.

Bạn nên chia sẻ cảm nhận của bạn.  Đặc biệt vào lúc bắt đầu, có thể bạn sẽ cảm thấy có lợi khi nói về những nỗi sợ của bạn.  Bạn nên chia sẻ tâm sự với người phối ngẫu, người thân, hoặc bạn thân.  Bạn có thể cũng nên nói chuyện với những bệnh nhân tăng nhãn áp khác.  Chia sẻ những ý tưởng và cảm nhận về trải nghiệm sống với một chứng bệnh mãn tính có thể rất có lợi và làm cho bạn cảm thấy an ủi hơn.

Đừng Để Bệnh Tăng Nhãn Áp Làm Hạn Chế Cuộc Sống Của Bạn

Bạn có thể tiếp tục với những gì bạn đang tiến hành trước khi được chẩn đoán mắc bệnh tăng nhãn áp.  Bạn có thể lập ra những kế hoạch mới và bắt đầu những cuộc phiêu lưu mới. 

Một số sinh hoạt hàng ngày chẳng hạn như lái xe và chơi một số môn thể thao có thể trở nên khó khăn hơn.  Mất khả năng phân biệt sự tương phản, các vấn đề khó khăn với ánh sáng chói, và mẫn cảm với ánh sáng là một số các tác dụng phụ của bệnh tăng nhãn áp có thể ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của bạn.

Điều quan trọng là bạn phải tin tưởng vào sự quyết định của bản thân.  Nếu bạn cảm thấy khó nhìn thấy vào ban đêm, bạn nên cân nhắc không lái xe vào ban đêm.  Hãy bảo đảm an toàn cho bản thân bằng cách điều chỉnh lịch trình để những chuyến lái xe của bạn chỉ rơi vào ban ngày.


Nguồn bổ sung:




Friday, June 21, 2013

TIN TỨC Y HỌC - Do LQT Biên Dịch



Nghỉ ngơi nhiều có thể cải thiện khả năng sử dụng chất insulin của cơ thể và giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường) loại 2, theo một nghiên cứu sơ bộ được trình bày tại Hội Thảo Hàng Năm Lần Thứ 95 Của Hiệp Hội Nội Tiết (The Endocrine Society’s 95th Annual Meeting).











Monday, June 17, 2013

BỆNH TĂNG NHÃN ÁP (GLAUCOMA) - Do LQT Biên Dịch


PHẪU THUẬT

Nếu thuốc không kiểm soát được áp suất trong mắt, hoặc nếu thuốc tạo ra các tác dụng phụ không thể dung nạp, thì có thể cần đến phẫu thuật cho một số nhỏ các bệnh nhân bị tăng nhãn áp.  Các tiến trình tiêu chuẩn thường là một trong những thủ thuật sau đây:

-      Thủ thuật cắt lưới sợi mô liên kết (trabeculectomy).  Tiến trình này mở toàn bộ phần dày nhất của khu vực dẫn lưu.
-      Thủ thuật điều chỉnh lưới sợi mô liên kết dùng tia laze (laser trabeculoplasty).  Tiến trình này mở một phần của khu vực dẫn lưu.  Nó không giúp hạ áp suất bằng thủ thuật cắt lưới sợi mô liên kết nhưng nó có ít tác dụng phụ gây hại hơn.

Thủ Thuật Cắt Lưới Sợi Mô Liên Kết (Phẫu Thuật Lọc)

Tiến Trình.  Phẫu thuật lọc đã được sử dụng trên 100 năm và chỉ được bổ sung rất ít.  Phương pháp này sử dụng các kỹ thuật giải phẫu truyền thống có tên là phẫu thuật lọc độ dày toàn diện hoặc phẫu thuật lọc (trabeculectomy).

-      Bác sĩ giải phẫu sẽ tạo một khe hở ở tròng trắng(sclera) để dẫn thoát dịch dư thừa trong mắt.
-      Bác sĩ sẽ tạo một cái nắp ở mắt để cho phép chất dịch thoát ra mà không làm xẹp (xì hơi) nhãn cầu (eyeball).
-      Bác sĩ giải phẫu cũng có thể cắt bỏ một mảnh nhỏ ở tròng đen (được gọi là iridectomy) để chất dịch có thể chảy ngược vào trong mắt.
-      Một bong bóng nhỏ được gọi là mụn nước (bleb) hầu như luôn luôn hình thành trên khe hở này, đây là dấu hiệu chất dịch đang chảy ra ngoài.  Mặc dù các bác sĩ giải phẫu quan tâm đến mụn nước có thành dày hơn, vì nó tạo ra ít nguy cơ hơn so với mụn nước có thành mỏng cho tình trạng rò rỉ sau này, nhưng một cách nghịch lý là một cuộc phẫu thuật lý tưởng sẽ hoàn toàn không tạo ra mụn nước.

Tiến trình này có tỷ lệ thành công cao.  Khoảng 50% số bệnh nhân sẽ không cần dùng thuốc sau khi phẫu thuật.  35 – 40% những người vẫn cần dùng thuốc sẽ kiểm soát bệnh tăng nhãn áp tốt hơn.

Một thiết bị mới được gọi là trabectome tạo ra một dạng phẫu thuật lọc ít xâm lấn (qua da) hơn.  Dạng phẫu thuật này tỏ ra là một phương pháp hạ áp suất mắt an toàn và đơn giản.  Nếu cần thiết, tiến trình này có thể được thực hiện trước khi tiến hành phẫu thuật lọc truyền thống.

Các Tác Dụng Phụ.  Nhiều tác dụng phụ hoặc biến chứng nghiêm trọng xảy với phẫu thuật lọc bao gồm các mụn nước (bleb).

-      Những Trường Hợp Rò Rỉ Mụn Nước và Nhiễm Trùng.  Các mụn nước, đặc biệt các mụn nước có thành mỏng, thường bị rò rỉ.  Tình trạng rò rỉ có thể xảy ra sớm hoặc vài tháng hay vài năm sau khi phẫu thuật.  Các trường hợp rò rỉ này nếu không được chữa trị có thể trở nên nghiêm trọng và thậm chí có thể gây ra tình trạng mù.  Tình trạng rò rỉ xuất hiện trễ sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ nhiễm trùng cũng như một loạt những vấn đề nghiêm trọng, bao gồm xuất huyết, nhãn cầu bị xẹp, và tình trạng viêm gây nguy hiểm.  Phương pháp điều chỉnh bằng phẫu thuật là cách thức hiệu quả nhất để quản lý các mụn nước bị rò rỉ, mặc dù các trị liệu bằng thuốc, băng đắp, và các phương pháp không phẫu thuật khác có thể được thử trước tiên.  Do tính chất nguy hiểm của các mụn nước bị rò rỉ, các bác sĩ đề xuất việc giám sát bệnh nhân suốt đời sau khi phẫu thuật.  Một cách đáng tiếc là, tỷ lệ các trường hợp có mụn nước bị rò rỉ xuất hiện trễ ngày càng gia tăng do sử dụng các loại thuốc trong phẫu thuật lọc để phòng tránh sẹo, mà đây là một biến chứng khác.
-      Hình Thành Sẹo.  Trong khoảng 20% các trường hợp, sẹo sẽ hình thành xung quanh vết mổ làm tắc nghẽn các kênh dẫn lưu và làm cho áp suất tăng lên trở lại.  Hiện tượng hình thành sẹo là một vấn đề đặc biệt xảy ra ở các bệnh nhân trẻ tuổi, những người Mỹ gốc Châu Phi, và các bệnh nhân sử dụng nhiều loại thuốc, đã từng có một chứng bệnh gây viêm, hoặc đã từng phẫu thuật cườm mắt.  Tháo bỏ các mũi khâu trong tiến trình phẫu thuật  có thể giúp ngăn ngừa sẹo hình thành và tích lũy áp suất.  Một tiến trình thứ hai được gọi là khâu mụn nước (bleb needling) thỉnh thoảng có thể mở ra khu vực bị sẹo và khôi phục khả năng dẫn lưu.  Với phương pháp này, đầu của mũi kim dưới da được dùng một cách cẩn thận để cắt rời những mảnh nhỏ làm tắc nghẽn khu vực dẫn lưu.
-      Bệnh Đục Thủy Tinh Thể.  Tiến trình này có nhiều khả năng kích thích sự phát triển của bệnh đục thủy tinh thể (cườm mắt) sau này.  Vì bệnh đục thủy tinh thể dù sao cũng liên quan đến bệnh tăng nhãn áp, cho nên người ta vẫn chưa rõ phương pháp phẫu thuật này có gây ra bệnh đục thủy tinh thể không hay là chứng bệnh này dù sao cũng sẽ phát triển.




Lens: Thấu kính

Thấu kính mắt thường có màu trong suốt.  Tình trạng đục thủy tinh thể xảy ra khi thấu kính này bị đục khi bạn có tuổi.





Lens: Thấu kính
Cataract: Cườm mắt

Phẫu thuật thường được đề xuất cho những người bị các vấn đề về thị lực hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác do bệnh đục thủy tinh thể gây ra.





Incision: Vết rạch

Hai tiến trình được sử dụng để điều trị bệnh đục thủy tinh thể.  Trong tiến trình phẫu thuật bằng tay, bác sĩ sẽ tạo một vết cắt nhỏ ở mép của lớp ngoài của mắt (giác mạc).  Sau đó, các thấu kính được cắt ra và được thay thế bằng các thấu kính nhân tạo.





Lens: Các thấu kính
Phacoemulsifier: Dụng cụ cắt thấu kính

Một tiến trình khác được gọi là phương pháp cắt thấu kính dùng siêu âm (phacoemulsification).  Trong tiến trình này, bác sĩ sẽ đưa kim qua một vết rạch (cắt) nhỏ trong mắt.  Đầu kim sẽ tạo ra các sóng âm.  Các sóng âm này sẽ phá vỡ thấu kính, và sau đó thấu kính được hút qua đầu kim này.  Tiến trình này đòi hỏi một vết rạch nhỏ hơn tiến trình phẫu thuật bằng tay.





Before: Trước
After: Sau

Phẫu thuật cườm mắt thường rất thành công.  Tiến trình này có rất ít rủi ro, thời gian bị đau nhức và hồi phục rất ngắn, và thị lực của bạn thường sẽ được cải thiện đáng kể.  Khoảng 95% tất cả các ca phẫu thuật cườm mắt sẽ giúp cải thiện thị lực cho bệnh nhân.





Thuốc Hỗ Trợ Để Ngăn Ngừa Sẹo.  Các loại thuốc đặc trị, thường là mitomycin C, thường được sử dụng phối hợp với tiến tình phẫu thuật để ngăn ngừa sẹo hoặc tình trạng bị đóng.  Một loạt các báo cáo tái kiểm tra những nghiên cứu về thuốc mitomycin C đã chứng minh tính hiệu quả của loại thuốc này trong việc làm tăng tỷ lệ phẫu thuật thành công ở hầu hết tất cả các bệnh nhân.  Thuốc Fluorouracil (5-FU) tỏ ra có hiệu quả tương tự nhưng có nhiều nguy cơ gây ra các biến chứng và không được sử dụng thường xuyên trong quá khứ.

Thủ Thuật Điều Chỉnh Lưới Sợi Mô Liên Kết Dùng Tia Laze

Tiến TrìnhThủ thuật điều chỉnh lưới sợi mô liên kết dùng tia laze (laser trabeculoplasty) bao gồm các bước sau đây:

-      Tiến trình này sử dụng một dụng cụ, thường là máy YAG laser (yttrium aluminum garnet), để đốt 80 – 100 lỗ ở khu vực dẫn lưu.
-      Một vết sẹo có kích cỡ rất nhỏ sẽ hình thành, giúp chất dịch chảy ra ngoài nhiều hơn.
-      Tiến trình này kéo dài 15 phút, hầu như không gây khó chịu, và có rất ít biến chứng.

Phẫu thuật laze không giúp chữa khỏi hoàn toàn.  Bệnh nhân vẫn phải cần sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt trị tăng nhãn áp mỗi ngày.  Trong vòng từ 2 – 5 năm, khoảng một nửa số bệnh nhân có thể cần phẫu thuật thêm hoặc sử dụng các loại thuốc mới.

Các Biến Chứng.  Đối với khoảng 35% số bệnh nhân, áp suất sẽ tăng lên sau khi phẫu thuật.  Trong đa số các trường hợp, tình trạng này chỉ mang tính tạm thời, nhưng trong các trường hợp hiếm, hiện tượng áp suất tăng sẽ kéo dài và có thể dẫn đến tình trạng mất thị lực.  Sử dụng thuốc apraclonidine (Iopidine) hoặc pilocarpine có thể giúp ngăn ngừa hiện tượng áp suất tăng lên.  Khoảng 1 phần 3 số bệnh nhân sẽ sản sinh các hợp chất dính có tên là peripheral anterior synechiae, các hợp chất này sẽ làm cho tròng đen (iris) dính vào một phần của giác mạc (cornea).

Ghép Ống Dẫn Lưu

Ghép Ống Dẫn Lưu (drainage implant hoặc tube shunt) có thể được dùng để dẫn thoát chất dịch trong một số trường hợp, chẳng hạn như nếu bệnh tăng nhãn áp không phản ứng hiệu quả với bất kỳ tiến trình tiêu chuẩn nào hoặc do một số tình trạng bệnh lý gây ra.

Các Ứng Viên.  Phương pháp cấy ống dẫn lưu có thể có lợi trong các trường hợp sau đây:

-      Bệnh tăng nhãn áp do tình trạng sưng tròng đen gây ra
-      Bệnh tăng nhãn áp do tình trạng các mạch máu hình thành bất thường gây ra
-      Hội chứng màng trong mống mắt giác mạc (iridocornea endothelial syndrome – ICE)

Tiến Trình.  Thông thường, tiến trình này bao gồm:

-      Một bộ phận ghép, thường là một ống silicon dài ½ inch (1,27 cm), sẽ được đưa vào khoang trước của mắt.
-      Ống này giúp dẫn thoát chất dịch vào một đĩa nhỏ được khâu vào mép của mắt.
-      Chất dịch được thu thập trong đĩa này sau đó được các tổ chức mô trong mắt hấp thụ.

Các Biến Chứng.  Các biến chứng bao gồm:

-      Hiện tượng áp suất máu xuống quá thấp (hypotony) là một biến chứng nghiêm trọng, đã được hạ giảm bằng cách sử dụng các phương pháp tốt hơn cũng như các bộ phận ghép được cải thiện.
-      Đục thủy tinh thể (cườm mắt), võng mạc bị bong ra, vỡ võng mạc, và chảy máu là các biến chứng nghiêm trọng tiềm tàng.
-      Ngoài ra, còn có nguy cơ bị các rối loạn chuyển động của mắt, chẳng hạn như tật lác mắt (strabismushoặc crossed eyes) hoặc chứng nhìn thấy 2 hình (diplopiahoặc double-vision).

Bộ phận ghép thường bị nghẽn, do đó bệnh nhân có thể cần phải được phẫu thuật lại.

Các Phương Pháp Phẫu Thuật Không Xâm Lấn: Hớt Củng Mạc (Sclerectomy) Sâu và Cắt Nắp Bề Mặt Củng Mạc (Viscocanalostomy)

Đây là hai phương pháp ít xâm lấn hơn so với phẫu thuật lọc và không chạm đến khoang trước của mắt và tránh được các mụn nước hình thành.

Trong cả hai phương pháp này, bác sĩ giải phẫu sẽ tạo ra một dạng nắp (flap) ở phần ngoài của củng mạc (tròng trắng), rồi sau đó sẽ cắt bỏ một mảnh củng mạc nằm sâu bên dưới.

Có nhiều phương pháp phẫu thuật còn đang được điều tra.  Thông thường, các tiến trình này sẽ tạo ra ít biến chứng hơn so với phương pháp phẫu thuật lọc tiêu chuẩn, tuy nhiên các phương pháp này đòi hỏi kỹ năng phẫu thuật cao.  Tuy nhiên, các phương pháp không xâm lấn không giúp hạ áp suất trong mắt nhiều bằng phương pháp phẫu thuật truyền thống.

Điều Trị Cho Các Bệnh Nhân Có Hai Chứng Bệnh Tăng Nhãn Áp và Đục Thủy Tinh Thể

Bệnh Đục Thủy Tinh Thể và Tăng Nhãn Áp.  Đối với các bệnh nhân bị cả hai chứng bệnh, tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể, bác sĩ sẽ đề xuất:

-      Các bệnh nhân với bệnh đục thủy tinh thể và bệnh tăng nhãn áp không được kiểm soát tốt sẽ cần đến một tiến trình 2 bước cho cả hai chứng bệnh này.  Thông thường, trước tiên bệnh nhân sẽ được cắt lưới sợi mô liên kết (trabeculectomy) để trị bệnh tăng nhãn áp, sau đó phẫu thuật cườm mắt, chẳng hạn như cắt thấu kính dùng siêu âm(phacoemulsification).  Tình trạng rò rỉ chất dịch và sự hiện diện của máu trong khoang sau của mắt là các biến chứng có thể xảy ra khi sử dụng tiến trình phối hợp này.
-      Thủ thuật cắt thấu kính dùng siêu âm thỉnh thoảng được phối hợp với thủ thuật cắt nắp bề mặt củng mạc (viscocanalostomy) trong một tiến trình được gọi là thủ thuật cắt thấu kính cắt nắp bề mặt củng mạc (phacoviscocanalostomy).
-      Ở các bệnh nhân có bệnh đục thủy tinh thể cộng với bệnh tăng nhãn áp góc đóng hoặc góc mở mà có thể ổn định bằng cách dùng thuốc, thì cườm mắt có thể được lấy ra và có thể dùng thuốc tiếp tục cho bệnh tăng nhãn áp.

Một số chứng cứ cho thấy rằng phương pháp tiếp cận phối hợp thường tạo được sự kiểm soát áp suất mắt tốt hơn cho các bệnh nhân bị cả hai chứng bệnh tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể.  Tuy nhiên, người ta vẫn chưa rõ dạng phẫu thuật cụ thể nào mang lại hiệu quả tốt nhất.

Phẫu Thuật Dùng Tia Laze Tiêu Diệt U Nếp Màng Trạch (Laser Cyclophotocoagulation) Cho Bệnh Tăng Nhãn Áp Giai Đoạn Cuối

Phẫu thuật dùng tia laze tiêu diệt u nếp màng trạch giúp làm giảm quá trình sản sinh chất dịch bằng cách tiêu diệt các cơ có chức năng kiểm soát thấu kính nhìn gần và xa (ciliary body).  Bệnh nhân thực hiện tiến trình này có khả năng bị mất thị lực, do đó phương pháp này thường được sử dụng cho những người bị bệnh tăng nhãn áp giai đoạn cuối hoặc những người không có lợi từ các trị liệu khác.

Phẫu Thuật cho Bệnh Tăng Nhãn Áp Góc Đóng Cấp Tính

Đối với một cơn bệnh tăng nhãn áp góc đóng cấp tính, phương pháp vi phẫu thuật cấp cứu thường tỏ ra cần thiết sau khi sử dụng thuốc để làm giảm áp suất.

Thủ Thuật Rạch Mống Mắt.  Bác sĩ có thể tiến hành thủ thuật rạch mống mắt (iridotomyhoặc iridectomy) dùng tia laze hoặc truyền thống.  Khi tiến hành hai phương pháp này, bác sĩ chuyên khoa mắt (ophthalmologist) sẽ tạo một vết rạch nhỏ ở mống mắt để cho thể dịch nước chảy ra ngoài một cách tự do.  Bởi vì bệnh tăng nhãn áp cấp tính thường xảy ra sau này ở mắt bên kia, cho nên các bác sĩ giải phẫu thường đề xuất tiến hành phẫu thuật ở mắt không bị ảnh hưởng để ngăn ngừa cơn bệnh tấn công lần thứ hai.

Thủ thuật rạch mống mắt dùng tia laze hầu như không cần phải nhập viện, và việc điều trị hậu phẫu thuật chỉ bao gồm việc dùng thuốc aspirin và thuốc nhỏ mắt.  Phương pháp này hầu như đã thay thế hoàn toàn cho phẫu thuật truyền thống mà nó đòi hỏi gây mê và nhập viện.

Thị lực của bệnh nhân sẽ bị mờ, và việc hồi phục có thể mất từ 4 – 8 tuần.  Sau khi phẫu thuật, các bệnh nhân thường có thể sử dụng các nhóm thuốc chặn acetylcholine(anticholinergic medication) một cách an toàn, chẳng hạn như thuốc kháng histamine và một số thuốc chống trầm cảm.

Phẫu Thuật Cắt Thấu Kính Dùng Siêu Âm và Ghép Thấu Kính Trong MắtThủ thuật cắt thấu kính dùng siêu âm (phacoemulsification) và ghép thấu kính trong mắt, một tiến trình thường được sử dụng cho bệnh cườm mắt, có thể tỏ ra có lợi cho một số bệnh nhân bị tăng nhãn áp góc đóng cần đến phẫu thuật.














Friday, June 7, 2013

BỆNH TĂNG NHÃN ÁP (GLAUCOMA) - Do LQT Biên Dịch


SỬ DỤNG THUỐC

Hầu như tất cả các loại thuốc trị bệnh tăng nhãn áp đều được bác sĩ kê đơn nhằm giúp hạ áp suất trong mắt.

Thuốc Chặn Beta (Beta-blockers)

Các loại thuốc bôi (thoa, nhỏ mắt) chặn beta là những loại thuốc thường được kê đơn nhiều nhất để trị bệnh tăng nhãn áp.  Chúng có tác dụng hạ áp suất bên trong mắt bằng cách ức chế sự sản sinh thể dịch nước.

Các Nhãn Hiệu.  Những loại thuốc này được phân loại thành thuốc chặn beta không chọn lọc hoặc chọn lọc (nonselective or selective beta-blocker):

-      Thuốc chặn beta không chọn lọc.  Timolol (Timoptic, Betimol) là một loại thuốc chặn beta tiêu chuẩn được sử dụng nhiều năm.  Các loại thuốc chặn beta không chọn lọc thế hệ mới bao gồm levobunolol (Betagan), carteolol (Ocupress), và metipranolol (OptiPranolol).  Một vài nghiên cứu cho thấy rằng một số loại thuốc này mang lại hiệu quả cao hơn so với thuốc timolol với các tác dụng phụ tương tự.
-      Thuốc chặn beta chọn lọc.  Betaxolol (Betoptic) và levobetaxolol (Betaxon) là các loại thuốc chặn beta chọn lọc.  Các loại thuốc này tỏ ra có ít tác dụng phụ đối với tim hơn so với các loại thuốc chặn beta không chọn lọc, mặc dù chúng vẫn có nhiều tác dụng phụ.  Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng các loại thuốc này có khả năng làm chậm sự tiến triển của bệnh hơn so với thuốc timolol, mặc dù timolol tỏ ra hiệu quả hơn trong việc làm giảm áp suất trong máu.  Các loại thuốc chặn beta chọn lọc cũng có thể có các đặc tính bảo vệ thần kinh.

Tất cả các loại thuốc chặn beta đều tỏ ra hiệu quả và thường dễ dung nạp.  Vì chúng ít gây khó chịu ở mắt hơn so với nhiều loại thuốc trị bệnh tăng nhãn áp khác, cho nên các loại thuốc này thường được chỉ định cho các bệnh nhân mà họ cũng bị bệnh đục thủy tinh thể (cataract: cườm mắt).

Các Tác Dụng Phụ và Biến Chứng.  Sau khi thuốc chặn beta được sử dụng, chỉ có một số lượng nhỏ thuốc được giác mạc hấp thụ.  Đa số thành phần thuốc sẽ đi vào máu.  Do đó, các loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ ở các phần khác của cơ thể (tác dụng phụ hệ thống):

-      Các tác dụng phụ hệ thống có thể bao gồm giảm cảm giác ham muốn tình dục, mệt mỏi, trầm cảm, lo âu, và khó thở.
-      Các thuốc chặn beta sẽ ảnh hưởng đến tim.  Chúng làm giảm nhịp tim và hạ huyết áp.
-      Các thuốc chặn beta có thể làm cho bệnh suyễn nghiêm trọng hoặc các chứng bệnh về phổi trở xấu hơn.
-      Bệnh nhân chuyển sang sử dụng thuốc chặn beta thay cho các loại thuốc trị tăng nhãn áp khác có thể sẽ cảm thấy bị tăng áp suất mắt đột ngột.  Điều quan trọng là phải kiểm tra áp suất mắt ngay sau khi ngưng sử dụng các loại thuốc khác này.
-      Sau khi sử dụng các loại thuốc chặn beta để điều trị cho một mắt, thì mắt còn lại cũng sẽ cảm thấy giảm được áp suất trong mắt ít hơn, nhưng vẫn ở mức độ đáng kể.

Tương Tác với Các Loại Thuốc Khác.  Các tác dụng của thuốc trị mắt có thể tương tác với các loại thuốc uống bằng miệng khác, chẳng hạn như thuốc chặn beta, thuốc chặn kênh canxi (calcium-channel blockers), hoặc thuốc chống loạn nhịp tim quinidine.  Những người bị bệnh tiểu đường (đái tháo đường) sử dụng insulin hoặc các loại thuốc giảm glucose trong máu (hypoglycemic medications) nên lưu ý rằng các tác dụng phụ của thuốc chặn beta có thể che giấu các triệu chứng của tình trạng giảm glucose trong máu(hypoglycemia).

Các Loại Thuốc Prostaglandin

Prostaglandin là những hợp chất giống kích thích tố (hormone) có tác dụng mở các mạch máu.  Các loại thuốc có đặc tính giống prostaglandin giúp làm tăng dòng chảy ra của thể dịch nước trong mắt.  Khả năng dẫn lưu của thể dịch nước giúp hạ áp suất trong mắt (intraocular pressure).

Các Nhãn HiệuLatanoprost(Xalatan) và unoprostone (Rescula) là các nhãn hiệu thuốc tiêu chuẩn.  Latanoprost là loại thuốc prostaglandin đầu tiên được chấp thuận như phương pháp điều trị đầu tiên khi mắt bị tăng áp suất.  Hai loại thuốc prostaglandin thế hệ mới, travoprost (Travatan) và bimatoprost (Lumigan), có thể giúp một số bệnh nhân không có phản ứng khả quan đối với thuốc latanoprost.  Các loại thuốc này cũng có thể giúp cho các bệnh nhân bị chứng tăng nhãn áp thấp (normal-tension glaucoma).

Các Tác Dụng Phụ.  Những loại thuốc này không làm chậm nhịp tim và cũng tỏ ra an toàn cho những người mắc bệnh suyễn.  Các tác dụng phụ bao gồm ngứa, nổi đỏ, và cảm giác nóng rát trong lúc sử dụng.  Tình trạng đau khớp và đau cơ cũng có thể xảy ra.  Tất cả các loại thuốc này có thể làm thay đổi vĩnh viễn màu mắt, từ xanh dương hoặc xanh lá cây sang màu nâu.

Thuốc Ức Chế Men Carbonic Anhydrase

Các loại thuốc ức chế men carbonic anhydrase (carbonic anhydrase inhibitor - CAI) có tác dụng làm giảm áp suất máu bằng cách hạ giảm số lượng chất dịch trong các khoang mắt.  Các loại thuốc này được dùng cho bệnh tăng nhãn áp nếu các loại thuốc khác không mang lại hiệu quả.  Chúng có thể được sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác.

Các loại thuốc ức chế men carbonic anhydrase cũng có thể cải thiện khả năng lưu thông máu trong võng mạc (retina) và dây thần kinh thị giác (các thuốc chặn beta không có tác dụng này).  Việc cải thiện khả năng lưu thông máu có thể làm cho căn bệnh không trở xấu thêm.

Các Nhãn Hiệu và Các Tác Dụng Phụ.  Các loại thuốc ức chế men carbonic anhydrase được sản xuất dưới nhiều dạng:

-      Dạng thuốc nhỏ mắt (eye drop) bao gồm dorzolamide (Trusopt) và brinzolamide (Azopt).  Có khoảng 10% số bệnh nhân báo cáo bị mệt mỏi, ngứa ở mắt, và mất khẩu vị khi sử dụng thuốc dorzolamide.  Các thay đổi về khẩu vị có thể xảy ra.  Brinzolamide là một loại thuốc thế hệ mới, nó có thể giảm được tình trạng ngứa mắt nhiều hơn so với thuốc dorzolamide.
-      Các dạng thuốc uống bằng miệng bao gồm acetazolamide(Diamox), methazolamide (Neptazane), và dichlorphenamide (Daranide).  Mặc dù các dạng thuốc này tỏ ra hiệu quả hơn so với dạng thuốc nhỏ mắt, nhưng chúng có nhiều tác dụng phụ hơn, do đó hiếm khi được sử dụng để điều trị dài hạn.  Các dạng thuốc uống bằng miệng có các tác dụng phụ gây khó chịu, bao gồm đi tiểu thường xuyên, trầm cảm, các vấn đề về bao tử, mệt mỏi, xuống cân, suy giảm chức năng tình dục, và ở các trẻ sơ sinh, mất khả năng tăng trưởng.  Trong các trường hợp hiếm, sử dụng dài hạn các dạng thuốc uống bằng miệng có thể gây ra bệnh thiếu máu và các vấn đề nghiêm trọng về thận, bao gồm nguy cơ bị sỏi thận.  Các loại thuốc này còn có thể gây ra phản ứng độc hại khi sử dụng kết hợp aspirin với những liều lượng lớn.

Thuốc Kích Thích Thụ Thể Adrenalin

Các loại thuốc kích thích thụ thể adrenalin (adrenergic agonist) kích hoạt các cơ ở mắt có tác dụng làm giãn đồng tử (con ngươi), do đó làm tăng dòng chảy ra của dịch thể nước.  Các loại thuốc thế hệ mới có tên là alpha 2-adrenergic agonist giúp giảm bớt sự sản sinh thể dịch nước đồng thời làm tăng khả năng dẫn lưu qua lộ trình khác đến lưới sợi mô liên kết.

Apraclonidine (Iopidine) và brimonidine (Alphagan) là các loại thuốc alpha 2-adrenergic agonist.  Hai loại thuốc này thường được dùng trước khi phẫu thuật cho bệnh tăng nhãn áp, nhưng có thể được sử dụng như phương pháp điều trị chính khi được kết hợp với các loại thuốc chặn beta hoặc các loại thuốc tiêu chuẩn khác.

Brimonidine đang tỏ ra đặc biệt hiệu quả cho việc trị liệu dài hạn.  (apraclonidine được dùng cho việc điều trị ngắn hạn).  Thuốc này cũng có thể có các đặc tính bảo vệ thần kinh và có thể an toàn hơn các loại thuốc khác trong thời gian mang thai và cho các bệnh nhân bị suyễn.

Các tác dụng phụ phổ biến nhất của thuốc brimonidine và apraclonidine là khô miệng và khẩu vị bị thay đổi.  Hai loại thuốc này cũng thường kích thích phản ứng dị ứng gây đỏ, ngứa ở mắt và mi mắt.  Thuốc brimonidine ít gây dị ứng hơn so với thuốc apraclonidine.  Tuy nhiên, không giống như thuốc apraclonidine, brimonidine có thể gây ra tình trạng hôn mê và hạ huyết áp nhẹ.

Thuốc Thu Hẹp Đồng Tử (Pilocarpine và Các Loại Khác)

Các loại thuốc thu hẹp đồng tử (miotic), còn được gọi là thuốc có tác dụng giống acetylcholine (cholinergic agonist), giúp thu hẹp các cơ ở tròng đen(iris) và thu nhỏ đồng tử mắt.  Tác dụng này giúp kéo tròng đen ra khỏi lưới sợi mô liên kết (trabecular meshwork) và cho phép dịch thể nước chảy ra ngoài qua các kênh dẫn lưu, làm giảm áp suất bên trong khoang trước của mắt.

Các Nhãn HiệuPilocarpine (Pilocar, Adsorbocarpine, Almocarpine, Isoptocarpine, Ocusert) là loại thuốc trị bệnh tăng nhãn áp được sử dụng rộng rãi nhất trước khi thuốc timolol được xem xét sử dụng.  Đây là loại thuốc thu hẹp đồng tử được ưa chuộng.  Tuy nhiên, vì thuốc pilocarpine được cơ thể hấp thụ tương đối nhanh, cho nên bệnh nhân phải sử dụng loại thuốc này vài lần mỗi ngày; do đó có nhiều người không sử dụng thuốc một cách đều đặn.  Một dạng phối hợp giữa timolol hoặc latanoprost với pilocarpine tỏ ra hiệu quả hơn so với việc sử dụng riêng lẻ từng loại.  Carbachol cũng là một loại thuốc thu hẹp đồng tử.

Epinephrine (adrenaline) và các chất dẫn xuất của nó là các loại thuốc ức chế acetylcholine thế hệ trước (older anticholinergic).  Dipivefrin (Dipivefrin), một dạng epinephrine thế hệ mới, sẽ không có tác dụng cho đến khi nó phản ứng với các men (enzyme) trong giác mạc.  Thuốc này tỏ ra hiệu quả khi sử dụng ở liều lượng thấp và gây ra một vài tác dụng phụ hệ thống.

Các Tác Dụng Phụ.  Các tác dụng phụ bao gồm:

-      Chảy nước mắt, đau vùng lông mày, đau mắt, và các phản ứng dị ứng.
-      Thuốc thu hẹp đồng tử có thể gây cận thị.  Bệnh nhân cũng có thể nhìn không rõ và có thể không nhìn thấy trong phòng tối hoặc vào ban đêm, do đó việc điều khiển xe có thể rất nguy hiểm.
-      Nhóm thuốc thu hẹp đồng tử ức chế men cholinesterase (anticholinesterase miotics) sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đục thủy tinh thể mắt (cataract: cườm mắt), do đó các loại thuốc này được dùng chủ yếu cho các bệnh nhân đã chữa khỏi bệnh cườm mắt.  Tình trạng tách màng võng mạc (retinal detachment) là một tác dụng phụ không phổ biến nhưng nguy hiểm ở những cá nhân có nhiều nguy cơ.  Sử dụng quá nhiều những loại thuốc thu hẹp đồng tử này có thể gây ra các phản ứng gây hại, bao gồm chứng co giật (convulsion), liệt cơ(muscular paralysis), và thậm chí tử vong do suy giảm hô hấp.
-      Epinephrine (adrenaline) có thể gây đau rát ở mắt, giãn đồng tử, và các phản ứng dị ứng.  Thỉnh thoảng nó có thể gây ra tình trạng lo âu và nhức đầu.  Các tác dụng phụ hiếm bao gồm cao huyết áp và rối loạn nhịp tim.  Hiện nay, loại thuốc này hiếm khi được kê đơn.  Mặc dù dipivefrin, một dạng thuốc epinephrine thế hệ mới, có ít tác dụng phụ hệ thống hơn, nhưng nó vẫn gây ra các vấn đề ở mắt tương tự như các loại thuốc epinephrine khác.

Quản Lý Các Chế Độ Sử Dụng Thuốc

Các nghiên cứu cho thấy rằng có nhiều bệnh nhân bỏ qua liều sử dụng thuốc trị bệnh tăng nhãn áp, thỉnh thoảng do các phản ứng phụ và thỉnh thoảng do nhầm lẫn hoặc các chế độ thuốc mất nhiều thời gian.  Bỏ qua một vài liều sử dụng có thể làm tăng đáng kể tình trạng mất thị lực.  Điều quan trọng là các bệnh nhân phải nói cho bác sĩ biết nếu họ không sử dụng thuốc một cách đều đặn.  Nếu không, bác sĩ có thể gia tăng liều sử dụng, như thế có thể gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Các bệnh nhân không sử dụng thuốc trị tăng nhãn áp đều đặn sẽ có nhiều nguy cơ bị mù.  Nếu bạn có vấn đề về việc sử dụng thuốc hoặc không làm theo chế độ liều sử dụng, thì hãy thảo luận với bác sĩ của bạn.

Các Gợi Ý Cho Việc Quản Lý Chế Độ Sử Dụng Thuốc

-      Những nhà sản xuất thuốc sử dụng nắp lọ thuốc có màu, ví dụ màu vàng cho thuốc timolol, màu xanh lá cây cho thuốc pilocarpine, để giúp tránh tình trạng lầm lẫn.  Bệnh nhân nên tạo ra một biểu đồ sử dụng mỗi loại thuốc bằng màu sắc.
-      Các loại máy định giờ điện tử (electronic timer) nhỏ được bán trên thị trường có tác dụng báo giờ sử dụng thuốc cho bệnh nhân.  Thời gian sử dụng các loại thuốc phối hợp này rất quan trọng.
-      Một số bệnh nhân có thể là ứng viên cho các dạng thuốc đơn kết hợp hai loại thuốc, chẳng hạn như cosopt, chứa dorzolamide và timolol.  Loại thuốc này chỉ cần nhỏ 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 giọt.  Tuy nhiên, đối với các bệnh nhân cần thêm các loại thuốc trị tăng nhãn áp, họ sẽ phải sử dụng hai loại thuốc này tách riêng ra.
-      Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong một thời gian dài, thì đều có thể xuất hiện các tác dụng phụ.  Nếu các tác dụng trở nên nghiêm trọng, bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ để giảm bớt liều sử dụng hoặc thử các loại thuốc khác.

Sử dụng Thuốc Nhỏ Mắt.  Một lý do phổ biến mà thuốc không có tác dụng là do bệnh nhân không sử dụng đúng quy cách.  Bệnh nhân nên yêu cầu bác sĩ nhãn khoa (ophthalmologist) giám sát trong lúc họ tự nhỏ thuốc vào mắt để đảm bảo tiến trình này được thực hiện đúng cách.  Sau đây là một số bước được đề xuất:

-      Nếu bạn sử dụng cả hai loại thuốc mỡ và thuốc nhỏ mắt, hãy sử dụng thuốc nhỏ mắt trước.
-      Rửa sạch tay trước khi sử dụng thuốc nhỏ mắt
-      Dốc bình thuốc xuống.
-      Nghiêng đầu và dùng một tay kéo mi mắt dưới xuống để tạo thành hình một cái bao.
-      Dùng tay kia giữ bình thuốc gần với mắt.  Đừng để bình thuốc chạm vào mắt hoặc mi mắt.
-      Sau khi nhỏ giọt thuốc vào mắt, thì nhắm mắt lại hoặc dùng ngón trỏ ấn vào góc mắt gần mũi.  Nhẹ nhàng đưa mi mắt dưới lên trên cho đến khi mắt nhắm lại.  Nhắm mắt ít nhất khoảng 1 phút.  Điều này giúp cho thuốc không chảy ra ngoài.
-      Chờ ít nhất 5 phút trước khi nhỏ thêm thuốc hoặc sử dụng loại thuốc khác.

Trị Liệu Bằng Thuốc cho Bệnh Tăng Nhãn Áp Góc Đóng Cấp Tính

Bệnh tăng nhãn áp góc đóng cấp tính (acute closed-angle glaucoma) là một trường hợp bệnh khẩn cấp.  Các bác sĩ có thể sử dụng một dạng phối hợp của hai hoặc nhiều loại thuốc trị tăng nhãn áp để giảm áp suất mắt một cách nhanh chóng trước khi nó có thể phá hủy dây thần kinh thị giác và gây ra tình trạng mất thị lực.  Apraclonidine (Iopidine) là một loại thuốc mạnh được dùng trước và sau khi phẫu thuật bằng tia laze để ngăn ngừa tình trạng tăng áp suất thể dịch trong mắt và tỏ ra hiệu quả hơn so với các loại thuốc khác.  Bên cạnh các loại thuốc tiêu chuẩn, các bác sĩ cũng có thể sử dụng thuốc glycerin(Glyrol, Osmoglyn) uống bằng miệng hoặc thuốc mannitol hoặc acetazolamide truyền qua tĩnh mạch.  Phẫu thuật hầu như luôn luôn được tiến hành sau khi áp suất đã được giảm xuống.