II. CÁC TRIỆU CHỨNG
III. ĐIỀU TRỊ
VII. KẾT LUẬN
Chứng chóng mặt (vertigo) là một cảm giác chuyển động hoặc quay cuồng, thường được mô tả là sự choáng váng (dizziness).
Chứng chóng mặt không giống như tình trạng muốn ngất xỉu (light-headedness). Những người bị chóng mặt cảm thấy họ thực sự quay vòng vòng hoặc thay đổi vị trí, hoặc cảm thấy mọi thứ đang quay vòng xung quanh họ.
Cupula: cấu trúc mỏm hình chén
Hair cell: tế bào lông
Stationary: không chuyển động
Sensory nerve: dây thần kinh cảm giác
Moving: chuyển động
Sự chuyển động kích thích các tế bào lông, các tế bào này gửi một tín hiệu qua dây thần kinh cảm giác
Các chuyển động quay tròn của đầu làm cho chất dịch trong cấu trúc mỏm hình chén (cupula) của ống hình bán nguyệt “bẻ cong” các tế bào lông. Sau đó, các tế bào lông gửi đi tín hiệu báo cho não của bạn biết rằng bạn đang “cử động”
Các chuyển động quay tròn của đầu làm cho chất dịch trong cấu trúc mỏm hình chén (cupula) của ống hình bán nguyệt “bẻ cong” các tế bào lông. Sau đó, các tế bào lông gửi đi tín hiệu báo cho não của bạn biết rằng bạn đang “cử động”
Chứng chóng mặt có thể xảy ra khi các tế bào lông này còn đang gửi đi các tín hiệu chuyển động, mặc dù rằng bạn có thể hoàn toàn không cử động, tạo ra cho bạn “ảo giác về chuyển động”.
Tổn thương tiền đình (vestibular disruption) từ các loại thuốc hoặc từ các rối loạn hệ thần kinh trung ương có thể gây ra cảm giác không ổn định này. (Trở về đầu trang)
Ampula: túi chứa biểu mô cảm giác của ống hình bán nguyệt
Semicircular canal: ống hình bán nguyệt
Inside the skull: bên trong hộp sọ
Sâu bên trong đầu là tai trong, có 3 cấu trúc nhỏ chứa đầy chất dịch được gọi là các ống hình bán nguyệt (semicircular canal). Mỗi ống có một chỗ phình ra ở cuối ống được gọi là túi ampulla. Bên trong túi ampulla là các cơ quan thụ cảm “thăng bằng” được gọi là mào tai (crista).
Có hai loại chóng mặt:
- Tình trạng chóng mặt ngoại biên (peripheral vertigo) xuất hiện nếu có vấn đề xảy ra với bộ phận của tai trong có tác dụng kiểm soát sự thăng bằng của cơ thể (cấu trúc uốn khúc tiền đình – vestibular labyrinth hoặc các ống hình bán nguyệt - semicircular canals) hoặc dây thần kinh tiền đình có vấn đề, dây thần kinh này nối kết tai trong với thân não.
- Tình trạng chóng mặt trung ương (central vertigo) xảy ra nếu có vấn đề ở não, đặc biệt ở thân não hoặc tiểu não (cerebellum)
Tình trạng chóng mặt liên quan đến các khu vực ở tai trong có tác dụng kiểm soát sự thăng bằng (cấu trúc uốn khúc tiền đình hoặc các ống hình bán nguyệt) có thể do:
- Tình trạng chóng mặt đột ngột khi di chuyển đầu (còn được gọi là benign paroxysmal positional vertigo hoặc benign positional vertigo)
- Các loại thuốc như các thuốc kháng sinh nhóm aminoglycoside, cisplatin, thuốc lợi tiểu, hoặc salicylate.
- Bị chấn thương (chẳng hạn như chấn thương đầu)
- Viêm và sưng tai trong (labyrinthitis)
- Bệnh Meniere
Chứng chóng mặt liên quan đến các vấn đề với thần kinh tiền đình có thể do:
- Viêm nơron (neuronitis)
- Đè lên một dây thần kinh [thường là do một khối u không ung thư chẳng hạn như u màng não (meningioma) hoặc u bao sợi thần kinh (schwannoma)]
Chứng chóng mặt liên quan đến thân não có thể do:
- Bệnh về mạch máu
- Các loại thuốc (các thuốc chống co giật, aspirin, thức uống có cồn)
- Chứng đau nửa đầu (migraine)
- Bệnh đa xơ cứng
- Tai biến ngập máu (seizures) (hiếm)
- Đột quỵ
- Các khối u (thường là lành tính)
Tình trạng chóng mặt do sử dụng thuốc
Lên đến 90% các loại thuốc uống bằng miệng liệt kê chứng chóng mặt là một tác dụng phụ có thể xảy ra. Ngoài ra, có một mối quan hệ rõ rệt giữa chứng chóng mặt và những người cao tuổi sử dụng từ 5 loại thuốc trở lên. Tình trạng chóng mặt do thuốc gây ra và do thuốc làm trầm trọng thêm liên quan đến một số nhóm thuốc. Các nhóm này bao gồm nhóm thuốc kháng sinh aminoglycosides, các loại thuốc chống co giật (phenytoin), các loại thuốc chống trầm cảm [ức chế tái hấp thụ serotonin chọn lọc (selective serotonin reuptake inhibitors), tricyclic, ức chế men xúc tác oxi hóa monoamine (monoamine oxidase inhibitors)], các loại thuốc trị bệnh Alzheimer, các loại thuốc điều trị chứng loạn tâm thần (antipsychotics), các loại thuốc chống lo âu (anxiolytics), thuốc trị cao huyết áp (antihypertensives), thuốc trị các rối loạn về tâm trạng (mood stabilizer) như gabapentin, carbamazepine, oxcarbazepine, lamotrigine, các loại thuốc an thần barbiturates, cocaine, các thuốc lợi tiểu (diuretics), nitroglycerine, quinine, salicylates, các loại thuốc an thần (sedatives), và các loại thuốc gây buồn ngủ (hypnotics). (Trở về đầu trang)
Triệu chứng điển hình dễ thấy của chứng chóng mặt, là cảm giác môi trường xung quanh đang quay vòng sau khi di chuyển đầu nhanh hoặc cơ thể thay đổi tư thế một cách đột ngột, thường biến mất và sau đó tái xuất hiện. Các triệu chứng có thể kéo dài từ một vài giây cho đến vài tuần. Triệu chứng này bắt đầu một cách đột ngột (không đoán trước được), và những lần xuất hiện có thể từ nhẹ cho đến nghiêm trọng. Cảm giác buồn nôn và nôn mửa có thể xảy ra khi bị chóng mặt từ nhẹ đến nghiêm trọng, đi kèm với chứng giật cầu mắt (nystagmus).
Tuy nhiên, chứng chóng mặt không phải là một kết quả chẩn đoán bệnh, mà là một triệu chứng của một rối loạn tiền đình hoặc một rối loạn về hệ thần kinh trung ương. Tình trạng chóng mặt đột ngột khi di chuyển đầu (Benign paroxysmal positional vertigo - BPPV) là một kết quả chẩn đoán bệnh phổ biến nhất. Các triệu chứng của tình trạng này xuất phát từ sỏi tai (otoconia), hoặc là tinh thể cacbonat canxi tích tụ (gọi là canalith hoặc ear rocks) bị dời chỗ trong các ống hình bán nguyệt của cấu trúc uốn khúc tiền đình của tai trong, kích thích các đầu dây thần kinh và tạo ra các cảm giác chuyển động.
Tỉ lệ hiện hành suốt đời của tình trạng chóng mặt đột ngột khi di chuyển đầu (BPPV) là 2,4%, với tỉ lệ xuất hiện gia tăng đều đặn với tuổi tác. Tỉ lệ mắc bệnh được kiểm soát bằng tuổi tác và giới tính là khoảng 64/100 000 trong số những người ở tuổi thanh niên, tăng lên 8000/100 000 đối với những người trên 40 tuổi. Tuổi trung bình để xuất hiện triệu chứng này là 51. Tình trạng tái phát thường phổ biến, với tỉ lệ từ 26% đến 50%. Các triệu chứng thường kéo dài từ vài giây đến vài phút.
Các triệu chứng mà kéo dài nhiều giờ, nhiều ngày, hoặc nhiều tuần cho thấy rằng các rối loạn đó không phải là tình trạng chóng mặt đột ngột do di chuyển đầu. Các nguyên nhân khác gây ra chóng mặt bao gồm: viêm nơron tiền đình cấp tính (nhiễm trùng tai, là dạng rối loạn tiền đình phổ biến đứng thứ 2), bệnh Meniere (một dạng rối loạn về chất dịch ở tai trong, tạo ra áp lực quá lớn cho hệ thống chất dịch ở tai trong), tình trạng chất dịch ở tai trong rò rỉ vào tai giữa (perilymph fistula), và chấn thương đầu (head trauma).
Triệu chứng đầu tiên là cảm giác bạn hoặc căn phòng quay vòng vòng. Cảm giác quay vòng vòng có thể gây buồn nôn và nôn mửa ở một số người.
Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Bị hoa mắt
- Choáng váng
- Không nghe được ở một bên tai
- Mất thăng bằng (có thể bị ngã)
- Tai bị ù
Nếu bạn bị chóng mặt do các vấn đề ở não (tình trạng chóng mặt trung ương), thì bạn thường sẽ có thêm các triệu chứng khác từ các chứng bệnh bạn đang mắc phải. Chúng có thể bao gồm:
- Khó nuốt
- Nhìn thấy ảnh kép (double vision)
- Có các vấn đề khi di chuyển mắt
- Tê liệt cơ mặt (facial paralysis)
- Nói năng không trôi chảy
Các chọn lựa điều trị bao gồm quan sát và chờ (chỉ đối với các dạng nhẹ), các loại thuốc ức chế tiền đình (vestibular suppressants), trị liệu phục hồi chức năng tiền đình (vestibular rehabilitation), tái định vị sỏi tai (canalith repositioning). Hiệp Hội Hoa Kỳ về Tai Họng-Đầu và Phẫu Thuật Cổ và Hiệp Hội Hoa Kỳ về Thần Kinh Học đã phát hành các hướng dẫn vào năm 2008. Trọng tâm ban đầu của việc điều trị là quản lý triệu chứng cấp tính. Các loại thuốc thường được sử dụng là các loại thuốc chống choáng váng, các loại thuốc chống nôn mửa (antiemetics), các loại thuốc kháng histamine hoặc các loại thuốc giãn mạch máu (vasodilators). Khi các triệu chứng giảm bớt, thì ngưng sử dụng thuốc.
Các hướng dẫn đề xuất chống lại thói quen và việc sử dụng dài hạn các loại thuốc ức chế tiền đình chẳng hạn như các loại thuốc kháng histamine hoặc các loại thuốc benzodiazepines (chống trầm cảm, mất ngủ) và hết sức khuyến khích trị liệu tái định vị là phương pháp trị liệu đầu tiên, đặc biệt có tỉ lệ thành công cao đồng thời có rất ít rủi ro. Phẫu thuật có thể cần thiết cho khoảng 1% số bệnh nhân không có được hiệu quả đối với các trị liệu tái định vị này.
CÁC PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP GIẢM THIỂU MỨC ĐỘ NGHIÊM TRỌNG CỦA CHỨNG CHÓNG MẶT |
Các phương pháp can thiệp dễ thực hiện sau đây rất hiệu quả cho việc làm giảm mức độ nghiêm trọng của chứng chóng mặt: |
Thay đổi tư thế một cách chậm chạp, đặc biệt khi đứng lên trong lúc đang ngồi; trước khi bước ra khỏi giường, nên ngồi một lúc trên giường rồi mới đứng lên. |
Khi đi bộ, tránh nhìn xuống hoặc ngẩng đầu lên cao. |
Sử dụng gậy chống giúp định hướng và chống đỡ không bị té ngã. |
Khi nhìn về phía bên trái hay bên phải, nên xoay toàn bộ cơ thể về các hướng đó; không nên chỉ dùng đầu xoay về các hướng đó. Vòng hỗ trợ cổ (neck collar) giúp giảm bớt phạm vi di chuyển của cổ. |
Tái Định Vị Sỏi Tai
Có hai phương pháp tái định vị sỏi tai (particle repositioning) là Epley maneuver và Semont maneuver. Phương pháp Epley maneuver được ưa chuộng hơn ở Hoa Kỳ, một phần là do phương pháp này nhẹ nhàng hơn phương pháp Semont maneuver. Phương pháp Epley maneuver bao gồm một loạt các cử động rất nhanh để làm cho các thạch nhĩ (sỏi tai) di chuyển từ các ống hình bán nguyệt vào thông nang (utricle). Ở đó, các tinh thể có thể hòa tan hoặc kết dính vào màng sỏi tai (otolithic membrane). Thuốc diazepam hoặc các loại thuốc chống buồn nôn khác sẽ được chỉ định sử dụng (kê toa) trước khi thực hiện tiến trình này, bởi vì nó có thể gây chóng mặt. Các bệnh nhân không thể chịu được các cử động nhanh của cơ thể thì sẽ không được chọn lựa thực hiện phương pháp này. Đối với các chuyên viên có kinh nghiệm, tiến trình này có tỉ lệ thành công là 95% sau một hoặc hai lần điều trị.
Epley maneuver
Semont maneuver
Trị liệu phục hồi chức năng tiền đình là một phương pháp thay thế cho trị liệu tái định vị sỏi tai. Bệnh nhân được huấn luyện để thực hiện các bài tập cử động giúp “tái huấn luyện” não cách thức phản xạ với các tín hiệu thuộc tri giác. Một vài nghiên cứu đã kiểm tra tỉ lệ thành công của phương pháp này và các bệnh nhân đã thực hiện phương phá này báo cáo tỉ lệ thành công thấp hơn so với phương pháp Epley maneuver.
Các loại thuốc điều trị chứng chóng mặt ngoại vi bao gồm:
Nguyên nhân gây ra rối loạn về não tạo ra chứng chóng mặt nên được xác định và điều trị.
Các rối loạn về sự thăng bằng của cơ thể có thể được cải thiện bằng trị liệu vật lý. Để ngăn ngừa các triệu chứng trở nên trầm trọng trong các cơn chóng mặt, hãy thử các phương pháp sau:
- Đừng cử động. Ngồi hoặc nằm xuống khi các triệu chứng xảy ra
- Từ từ hoạt động trở lại
- Tránh thay đổi tư thế một cách đột ngột
- Tránh đọc sách khi các triệu chứng xuất hiện.
- Tránh ánh sáng chói.
Bạn có thể cần đến sự giúp đỡ để đi bộ khi các triệu chứng xuất hiện. Tránh các hoạt động có thể gây nguy hiểm như lái xe, vận hành máy móc nặng, và leo núi cho đến 1 tuần sau khi các triệu chứng đã biến mất.
Phương pháp điều trị khác phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra chứng chóng mặt. Có thể cần đến phẫu thuật trong một số trường hợp. (Trở về đầu trang)
Chứng chóng mặt kéo dài và không thuyên giảm có thể ảnh hưởng đến khả năng điều khiển xe, công tác, và lối sống. Nó cũng có thể làm cho bệnh nhân bị té ngã, mà có thể dẫn đến khả năng bị chấn thương, bao gồm gãy xương hông. (Trở về đầu trang)
Khi bệnh nhân hỏi bạn về tình trạng choáng váng, hãy lắng nghe bệnh nhân trình bày một cách cẩn thận, kiểm tra triệt để triệu chứng điển hình “căn phòng quay vòng vòng” của chứng chóng mặt. Hãy hỏi bệnh nhân xem các triệu chứng có xảy ra một cách đột ngột khi cơ thể di chuyển ở một số tư thế chẳng hạn như lăn qua lăn lại trên giường hoặc ngước nhìn lên hay không. Triệu chứng nếu bắt đầu chậm sẽ cho thấy các trường hợp nhiễm trùng và/hoặc các rối loạn về hệ thần kinh trung ương; triệu chứng nếu bắt đầu nhanh sẽ có liên quan đến các rối loạn ở tai trong.
Chứng chóng mặt đi kèm với tình trạng mất khả năng nghe (hearing loss) báo hiệu tình trạng bị nhiễm trùng, chấn thương đầu, hoặc các rối loạn về hệ thần kinh trung ương. Bởi vì khoảng 25% số bệnh nhân bị chóng mặt ban đầu là do chứng đau nửa đầu (migraine), hãy hỏi bệnh nhân có bị tình trạng chóng mặt không khi tư vấn cho những người bị đau nửa đầu.
Xem xét chế độ thuốc của bệnh nhân để phát hiện các loại thuốc có liên quan đến chứng chóng mặt, và khi tìm thấy có mối liên hệ này, hãy đề xuất bác sĩ thay đổi thuốc cho bệnh nhân. Hãy thông báo cho bệnh nhân biết rằng chất nicotine, thức uống có cồn, và chất caffeine sẽ làm cho chứng chóng mặt trở nên trầm trọng hơn, do đó nên tránh. Lưu ý rằng các cơn chóng mặt có thể làm cho cơ thể yếu đi, và thường tạo điều kiện cho chứng lo âu và trầm cảm xuất hiện, và cũng ghi nhớ rằng các triệu chứng này có thể giảm bớt hoặc thuyên giảm khi chứng chóng mặt được điều trị một cách thành công. Hãy cảnh báo bệnh nhân không nên điều khiển xe hoặc vận hành các loại máy móc hạng nặng cho đến khi được bác sĩ đánh giá sức khỏe an toàn để thực hiện các hoạt động này. (Trở về đầu trang)
Hãy gọi cho số điện thoại khẩn cấp (chẳng hạn như 911) hoặc đi đến phòng cấp cứu nếu bạn cảm thấy choáng váng và bị:
- Chấn thương đầu
- Sốt trên 101oF (khoảng 38,3oC), nhức đầu, hoặc cổ bị đơ cứng
- Tai biến ngập máu
- Khó nuốt chất lỏng (nước)
- Đau ngực
- Nhịp tim bị nhảy
- Khó thở
- Mệt mỏi
- Mất khả năng cử động tay hoặc chân
- Thay đổi thị giác và giọng nói
- Uể oải và mất tỉnh táo trong vòng vài phút
Hãy làm hẹn khám bệnh với bác sĩ nếu bạn bị:
- Choáng váng lần đầu tiên
- Các triệu chứng mới hoặc trở nên trầm trọng hơn
- Choáng váng sau khi sử dụng thuốc
Chứng chóng mặt tạo ra cho bệnh nhân và những người khác nguy cơ cao bị chấn thương. Ví dụ, tình trạng bệnh nhân bị té ngã là rất phổ biến. Chứng chóng mặt là nguyên nhân gây ra khoảng 20% các trường hợp bị té ngã đòi hỏi phải nhập viện. Một cách may mắn là, đa số các dạng chóng mặt đều có phương pháp điều trị hiệu quả. (Trở về đầu trang)
Nguồn (Source):
http://www.pharmacytimes.com/publications/issue/2012/March2012/Vertigo-Is-Your-PatientsHead-Spinning
0 comments:
Post a Comment