Saturday, February 28, 2015

TÌM HIỂU VỀ HỆ MIỄN DỊCH: CÁCH THỨC NÓ HOẠT ĐỘNG (UNDERSTANDING THE IMMUNE SYSTEM: HOW IT WORKS) - Do LQT Biên Dịch


THUỘC CƠ THỂ VÀ KHÔNG THUỘC CƠ THỂ

Chìa khóa của một hệ miễn dịch khỏe mạnh là khả năng đặc biệt của nó có thể phân tích sự khác biệt giữa các tế bào của cơ thể (self) và các tế bào không thuộc cơ thể (nonself).  Hệ miễn dịch của cơ thể thường chung sống hòa bình với các tế bào có mang theo các phân tử đánh dấu đặc tính “thuộc cơ thể”.  Nhưng khi các hệ thống phòng thủ miễn dịch chạm trán với các tế bào hoặc các sinh vật mang theo các phân tử đánh dấu “không thuộc cơ thể”, thì chúng sẽ mở một cuộc tấn công ngay tức khắc.


Antigen: Kháng nguyên
Marker molecule: Phân tử đánh dấu
Antibody: Kháng thể

Antigens carry marker molecules that identify them as foreign: Các kháng nguyên mang theo các phân tử đánh dấu nhằm xác định chúng là các phần tử xâm nhập.


Bất kỳ yếu tố nào có thể kích thích phản ứng miễn dịch này thì sẽ được gọi là kháng nguyên (antigen).  Kháng nguyên có thể là một vi sinh vật, chẳng hạn như virut, hoặc một phần của vi sinh vật.  Các mô và các tế bào từ một người khác (ngoại trừ anh chị em sinh đôi chung một trứng) cũng mang theo các phân tử đánh dấu “không thuộc cơ thể” và đóng vai trò của các kháng nguyên.  Điều này giải thích lý do tại sao các mô cấy vào có thể bị bài kháng.

Trong các trường hợp bất bình thường, hệ miễn dịch có thể lầm lẫn cho rằng phần tử “thuộc cơ thể” là “không thuộc cơ thể”, và do đó sẽ mở một cuộc tấn công chống lại các tế bào hoặc chống lại các tổ chức mô của cơ thể.  Tình trạng này được gọi là bệnh tự miễn dịch (autoimmune disease).  Một số dạng viêm khớp và tiểu đường là ví dụ của bệnh tự miễn dịch.

Trong các trường hợp khác, hệ miễn dịch phản ứng lại một hợp chất lạ xem ra không gây hại chẳng hạn như phấn hoa của cỏ phấn hương (ragweed).  Kết quả là xảy ra tình trạng dị ứng, và loại kháng nguyên này được gọi là chất gây dị ứng (allergen).
















0 comments:

Post a Comment