CÁC YẾU TỐ GÂY NGUY CƠ
Trong các thập kỷ qua, tỉ lệ bệnh tim đã giảm xuống ở nam giới và phụ nữ do bỏ hút thuốc và cải thiện thói quen ăn uống. Tuy nhiên, tỉ lệ này đã ổn định trong những năm gần đây, phần lớn là do việc giảm đáng kể chứng béo phì ở Hoa Kỳ và các nước công nghiệp khác. Cũng đã có các thay đổi nhỏ về các yếu tố gây nguy cơ, bao gồm hút thuốc, thói quen ít hoạt động, và việc kiểm soát áp suất máu. Một số yếu tố gây nguy cơ không thể thay đổi được, bao gồm tuổi tác, giới tính, và yếu tố di truyền. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của các yếu tố này có thể được biến chuyển theo chiều hướng tốt bằng việc thay đổi sang lối sống khỏe mạnh.
Tuổi Tác
Khoảng 85% trong số những người bị chết vì bệnh tim là trên 65 tuổi.
Giới Tính
Bệnh động mạch vành và nhồi máu cơ tim thì phổ biến hơn ở nam giới tuổi trung niên. Phụ nữ tính trung bình thì được 10 đến 15 năm miễn bệnh tim so với nam giới, nhưng khi phụ nữ càng có tuổi, họ sẽ bắt kịp với nam giới. Thật vậy, phụ nữ có nhiều khả năng bị đau thắt ngực hơn nam giới. Những phụ nữ trẻ mang bệnh tim thường không có các triệu chứng tương tự như những nam giới trẻ và có thể ít có khả năng được chẩn đoán chính xác. Họ cũng có nhiều khả năng bị tử vong sau một cơn nhồi máu cơ tim hơn so với nam giới.
Các Yếu Tố Di Truyền
Di truyền có liên quan đến sự gia tăng khả năng phát triển các yếu tố quan trọng gây nguy cơ, như bệnh tiểu đường và chứng cao máu. Ví dụ, một yếu tố di truyền được gọi là apolipoprotein E4 (ApoE4) ảnh hưởng đến hàm lượng cholesterol, đặc biệt loại cholesterol có liên quan đến bệnh tim.
Chủng Tộc
Phụ nữ Mỹ gốc Châu Phi đối diện với nguy cơ bị tử vong do bệnh tim cao nhất, và tỉ lệ bị nhồi máu cơ tim của họ đang gia tăng. (Tỉ lệ tử vong ở nam giới không có sự khác biệt về chủng tộc). Nam giới người Mỹ bản xứ (gốc Da Đỏ) có nguy cơ bị bệnh tim thấp hơn so với nam giới da trắng, và người Mỹ gốc La Tinh có nguy cơ bị bệnh tim thấp nhất so với tất cả các sắc tộc khác ở Hoa Kỳ.
Người Mỹ gốc Châu Phi phải đối diện với một số yếu tố nguy hiểm về sinh học và xã hội ảnh hưởng đến tim, bao gồm:
- Họ có tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường và cao máu cao hơn so với người da trắng.
- Họ có xu hướng ăn uống không lành mạnh hơn, mức độ stress cao hơn, và ít có khả năng đi khám bệnh hơn.
- Một số người Mỹ gốc Châu Phi bị bệnh động mạch vành do yếu tố di truyền có nguy cơ gia tăng hàm lượng triglycerides, chất này có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ.
Trong các thập kỷ qua, tỉ lệ bệnh tim đã giảm xuống ở nam giới và phụ nữ do bỏ hút thuốc và cải thiện thói quen ăn uống. Tuy nhiên, tỉ lệ này đã ổn định trong những năm gần đây, phần lớn là do việc giảm đáng kể chứng béo phì ở Hoa Kỳ và các nước công nghiệp khác. Cũng đã có các thay đổi nhỏ về các yếu tố gây nguy cơ, bao gồm hút thuốc, thói quen ít hoạt động, và việc kiểm soát áp suất máu. Một số yếu tố gây nguy cơ không thể thay đổi được, bao gồm tuổi tác, giới tính, và yếu tố di truyền. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của các yếu tố này có thể được biến chuyển theo chiều hướng tốt bằng việc thay đổi sang lối sống khỏe mạnh.
Tuổi Tác
Khoảng 85% trong số những người bị chết vì bệnh tim là trên 65 tuổi.
Giới Tính
Bệnh động mạch vành và nhồi máu cơ tim thì phổ biến hơn ở nam giới tuổi trung niên. Phụ nữ tính trung bình thì được 10 đến 15 năm miễn bệnh tim so với nam giới, nhưng khi phụ nữ càng có tuổi, họ sẽ bắt kịp với nam giới. Thật vậy, phụ nữ có nhiều khả năng bị đau thắt ngực hơn nam giới. Những phụ nữ trẻ mang bệnh tim thường không có các triệu chứng tương tự như những nam giới trẻ và có thể ít có khả năng được chẩn đoán chính xác. Họ cũng có nhiều khả năng bị tử vong sau một cơn nhồi máu cơ tim hơn so với nam giới.
Các Yếu Tố Di Truyền
Di truyền có liên quan đến sự gia tăng khả năng phát triển các yếu tố quan trọng gây nguy cơ, như bệnh tiểu đường và chứng cao máu. Ví dụ, một yếu tố di truyền được gọi là apolipoprotein E4 (ApoE4) ảnh hưởng đến hàm lượng cholesterol, đặc biệt loại cholesterol có liên quan đến bệnh tim.
Chủng Tộc
Phụ nữ Mỹ gốc Châu Phi đối diện với nguy cơ bị tử vong do bệnh tim cao nhất, và tỉ lệ bị nhồi máu cơ tim của họ đang gia tăng. (Tỉ lệ tử vong ở nam giới không có sự khác biệt về chủng tộc). Nam giới người Mỹ bản xứ (gốc Da Đỏ) có nguy cơ bị bệnh tim thấp hơn so với nam giới da trắng, và người Mỹ gốc La Tinh có nguy cơ bị bệnh tim thấp nhất so với tất cả các sắc tộc khác ở Hoa Kỳ.
Người Mỹ gốc Châu Phi phải đối diện với một số yếu tố nguy hiểm về sinh học và xã hội ảnh hưởng đến tim, bao gồm:
- Họ có tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường và cao máu cao hơn so với người da trắng.
- Họ có xu hướng ăn uống không lành mạnh hơn, mức độ stress cao hơn, và ít có khả năng đi khám bệnh hơn.
- Một số người Mỹ gốc Châu Phi bị bệnh động mạch vành do yếu tố di truyền có nguy cơ gia tăng hàm lượng triglycerides, chất này có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ.
Phụ nữ Mỹ gốc Châu Phi:
- Dễ mắc bệnh tim hơn bất kỳ nhóm chủng tộc chính nào ở Hoa Kỳ
- Có tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường và cao máu cao hơn
- Là nhóm chủng tộc ít được nghiên cứu
- Lên đến 60% ít có khả năng tiếp nhận các kiểm tra chẩn đoán nghiêm túc
Người Mỹ gốc Châu Phi, đặc biệt là phụ nữ, phải đối diện với một số các yếu tố nguy hiểm về sinh học và xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe của tim.
Cholesterol và Các Chất Béo Khác
Cholesterol. Mặc dù mang tiếng xấu, nhưng cholesterol là một chất dinh dưỡng cần thiết cho nhiều chức năng của tế bào. Tuy nhiên, khi mức cholesterol trong máu gia tăng, chúng có thể mang lại các hệ quả nguy hiểm, tùy thuộc vào loại cholesterol. Cholesterol “xấu” (LDL) chịu trách nhiệm cho các chứng bệnh về tim. Triglycerides là một loại phân tử chất béo khác có hại cho tim. Cholesterol “tốt” (HDL) giúp bảo vệ chống lại bệnh tim. Các bác sĩ kiểm tra toàn bộ hàm lượng cholesterol bao gồm số đo hàm lượng của LDL, HDL, và triglycerides. Tỉ lệ các phân tử chất béo này có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tim.
Tourniquet is applied and area is disinfected: Băng được quấn quanh và khu vực lấy máu được tẩy trùng.
Needle is introduced into vein, blood is drawn into vial and analyzed: Kim được đâm vào tĩnh mạch, máu được rút ra cho vào ống nghiệm và được phân tích
Máu được rút ra từ tĩnh mạch (chọc chích tĩnh mạch), thường từ phía trong khuỷu tay hoặc mu bàn tay. Một cái kim được chích vào tĩnh mạch, và máu được thu thập vào trong một ống nghiệm không có không khí hoặc vào trong một ống tiêm. Việc chuẩn bị thay đổi tùy theo cuộc xét nghiệm.
Các Chỉ Tiêu về Hàm Lượng Cholesterol. Vào năm 2004, Chương Trình Giáo Dục về Cholesterol Quốc Gia đã cập nhật hướng dẫn hành nghề trong các cơ sở y tế. Những đề xuất mới đưa ra mục tiêu trị liệu hạ thấp hàm lượng cholesterol “xấu” (LDL) dựa trên các yếu tố gây nguy cơ bệnh tim của mỗi bệnh nhân.
LDL, cùng với các yếu tố gây nguy cơ bệnh tim khác, là yếu tố quyết định tốt nhất để xác định cách trị liệu cholesterol cần thiết hoặc có hiệu quả tốt. Một cách cụ thể, các hướng dẫn mới này nhấn mạnh vào việc hạ giảm hàm lượng LDL và việc điều trị sớm cho bệnh nhân bị bệnh động mạch vành, hoặc các dạng khác của chứng xơ vữa động mạch, và bệnh tiểu đường.
Bảng 1: Chỉ Tiêu Về Cholesterol
Chỉ Tiêu về Cholesterol | |||
Các Chỉ Tiêu Toàn Bộ Về Cholesterol | Các Chỉ Tiêu về LDL | Các Chỉ Tiêu về HDL | Các Chỉ Tiêu về Triglyceride |
Thấp hơn 200mg/dL là mức đáng ao ước. Giữa 200 và 239 là mức ranh giới. Trên 240 là ở mức cao. | 70 mg/dL được xem là chỉ tiêu hợp lý đối với các bệnh nhân có nhiều nguy cơ mắc bệnh (gần đây bị nhồi máu cơ tim; mắc bệnh tim mạch và mạch não không ổn định; hoặc 2 yếu tố gây nguy cơ cao như định nghĩa ở trên) * Dưới 100 mg/dL là tốt nhất cho mọi người. Đó nên là chỉ tiêu cho người có nhiều nguy cơ mắc bệnh, bao gồm những người đang bị bệnh tim, tiểu đường, hoặc 2 hoặc nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim; 70 mg/dL là chỉ tiêu tối ưu cho những cá nhân này. 130 mg/dL hoặc thấp hơn cho những người có 2 hoặc nhiều yếu tố gây bệnh; 100 mg/dL là mức tốt nhất. 160 mg/dL hoặc thấp hơn cho những người có nguy cơ ít hơn (1 hoặc zero nguy cơ); 130 mg/dL là chỉ tiêu tối ưu. Trên 160 là ở mức cao, trên 190 là mức quá cao. Mức LDL trên 190 đòi hỏi phải dùng thuốc ngay cả không có nguy cơ bệnh tim xuất hiện. | Trên 40 mg/dL là mức đáng ao ước; trên 60 mg/dL là mức tốt nhất. | Dưới 150 mg/dL là mức bình thường. 150 – 199 là mức ranh giới cao. 200 – 499 là ở mức cao. Trên 500 là ở mức quá cao. |
* Các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim bao gồm gia đình có lịch sử bị bệnh tim sớm trước 55 tuổi đối với nam giới, và trước 65 tuổi đối với phụ nữ, hút thuốc, cao huyết áp, tiểu đường, lớn tuổi (trên 45 tuổi đối với nam giới và 55 tuổi đối với phụ nữ), và có hàm lượng HDL dưới 35mg/dL. Những người có từ 2 yếu tố gây bệnh này trở lên có thể có nguy cơ 10 năm bị nhồi máu cơ tim mà vượt quá 20%, và do đó có thể cần phải đạt chỉ tiêu hàm lượng LDL 100 mg/dL hoặc thấp hơn. |
Estrogen
Phương pháp trị liệu bằng estrogen, điều trị riêng hoặc kết hợp với thuốc progesterone, không còn được khuyến khích là một phương án để phòng chống bệnh tim. Các nghiên cứu được công bố trong vòng 5 – 8 năm qua đã phát hiện nguy cơ tiềm ẩn gây ra đột quỵ và bệnh tim do trị liệu thay thế estrogen dài hạn. Trị liệu thay thế estrogen vẫn có thể đóng vai trò trong việc điều trị các triệu chứng tiền mãn kinh và hậu mãn kinh.
Cao Huyết Áp
Chứng cao huyết áp, hoặc chứng cao máu, đã từ lâu được chứng minh là nguyên nhân gây ra bệnh động mạch vành. Áp suất máu được phân loại theo 3 mức: bình thường, tiền cao máu, và cao máu (mức này được chia thêm thành giai đoạn 1 và 2 tùy theo mức độ nghiêm trọng). Cao huyết áp xảy ra khi chỉ số huyết áp cao hơn hoặc bằng 140 mm Hg (tâm thu) hay cao hơn hoặc bằng 90 mm Hg (tâm trương). Chỉ số huyết áp tiền cao máu (120 – 139 tâm thu hoặc 80 – 89 tâm trương) cho thấy có nhiều nguy cơ phát triển chứng cao máu.
Chỉ số huyết áp bình thường là 120/80 mm Hg hay thấp hơn. Đa số những người bị chứng cao huyết áp nên cố gắng đạt được chỉ số huyết áp thấp hơn 140/90 mm Hg. Các bệnh nhân bị một số vấn đề về sức khỏe nên cố gắng đạt chỉ số huyết áp thấp hơn (huyết áp ở các bệnh nhân bị bệnh thận, suy tim, hoặc tiểu đường nên ở mức ngang bằng hoặc thấp hơn 130/80 mm Hg).
Stroke: Đột quỵ (tai biến mạch máu não)
Chronic high blood pressure (hypertension) left untreat can lead to: Cao huyết áp mãn tính (bệnh cao máu) không được chữa trị có thể dẫn đến:
Blood vessel damge: Tổn thương mạch máu
Heart attack or heart failure: Nhồi máu cơ tim hoặc suy tim
Kidney failure: Suy thận
Bệnh cao máu là một rối loạn đặc thù bởi tình trạng cao huyết áp mãn tính. Căn bệnh này phải được theo dõi, điều trị và kiểm soát bằng thuốc, thay đồi lối sống, hoặc kết hợp cả hai.
Bảng 2: Phạm Vi Huyết Áp
Phạm Vi Chỉ Số Huyết Áp | |
Phân Loại Huyết Áp | Phạm Vi Chỉ Số Cho Đa Số Người Thành Niên (tâm thu/tâm trương) |
Huyết Áp Bình Thường (tâm thu/tâm trương) | Tâm thu dưới 120 mm Hg Tâm trương dưới 80 mm Hg |
Tiền Cao Huyết Áp (trước đây được phân loại là huyết áp bình thường đến cao hơn bình thường) | Tâm thu 120 đến 139 mm Hg Tâm trương 80 đến 89 mm Hg Lưu ý: 139/89 hoặc thấp hơn nên là chỉ tiêu tối thiểu cho mọi người. Những người bị tiểu đường hoặc bệnh thận mãn tính nên cố gắng đạt được mức 130/80 hoặc thấp hơn). |
Cao Máu Mức Độ Vừa Phải (Giai Đoạn 1) | Tâm thu 140 đến 159 mm Hg Tâm trương 90 đến 99 mm Hg |
Cao Máu Mức Độ Vừa Phải đến Nghiêm Trọng (Giai Đoạn 2) | Tâm thu trên 160 mm Hg và/hoặc Tâm trương trên 100 mm Hg |
Lưu ý: Nếu một trong các số đo ở mức cao hơn những số đo kia, số đo cao hơn thường được dùng để xác định giai đoạn. Ví dụ, nếu huyết áp tâm thu là 165 (giai đoạn 2) và tâm trương là 92 (giai đoạn 1), bệnh nhân vẫn được chẩn đoán bị cao máu giai đoạn 2. Huyết áp tâm thu cao sẽ là mối lo chủ yếu ở đa số người thành niên. |
Béo Phì và Hội Chứng Chuyển Hóa
Chứng béo phì ở người mỹ đang ở mức độ bệnh dịch ở tất cả các nhóm tuổi. Ảnh hưởng của béo phì lên hàm lượng cholesterol khá phức tạp. Mặc dù béo phì không có vẻ liên quan chặt chẽ với tổng hàm lượng cholesterol, nhưng trong số các cá nhân bị béo phì thì mức độ triglyceride thường ở mức cao trong khi hàm lượng cholesterol “tốt” (HDL) có xu hướng xuống thấp, đó là hai yếu tố gây bệnh tim. Béo phì còn có các ảnh hưởng xấu khác (cao máu, tăng viêm sưng) mà nó gây nguy cơ nghiêm trọng cho tim.
Trẻ em béo phì có rất nhiều khả năng trở thành người lớn béo phì so với những trẻ em duy trì cân nặng bình thường trong suốt thời thiếu niên.
Các nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em béo phì luôn có xu hướng duy trì tình trạng thừa cân cho đến tuổi thành niên.
Béo phì đặc biệt nguy hiểm khi nó là một phần của hội chứng chuyển hóa (metabolic syndrome). Hội chứng này được chẩn đoán khi 3 trong số các vấn đề sau đây xuất hiện:
- Béo phì ở bụng
- Hàm lượng cholesterol “tốt” thấp
- Hàm lượng triglyceride cao
- Cao huyết áp
- Tình trạng kháng Insulin
Lưu ý: Tình trạng kháng insulin (IR) là một tình trạng sinh lý học trong đó hooc mon tự nhiên gọi là insulin trở nên kém hiệu lực khi lượng đường trong máu xuống thấp. Kết quả là hàm lượng glucose gia tăng trong máu có thể tăng lên quá mức độ bình thường và gây ra các hiệu ứng có hại đến sức khỏe, tùy thuộc vào tình trạng ăn uống.
Hội chứng chuyển hóa là hội chứng tiền tiểu đường mà nó có liên quan mật thiết với bệnh tim và có tỉ lệ tử vong cao hơn tất cả các nguyên nhân khác. Trên 20% dân số được ước tính mắc phải hội chứng này. Béo phì liên quan rất nhiều đến bệnh tiểu đường loại 2, và bản thân bệnh tiểu đường cũng gây ra nguy cơ gia tăng nghiêm trọng hàm lượng cholesterol và bệnh tim. Bản thân tình trạng kháng insulin (insulin resistance) cũng là một yếu tố gây ra bệnh tim.
Lối Sống Ít Vận Động và Tập Thể Dục
Những người ít vận động có khả năng gấp đôi bị nhồi máu cơ tim so với những người tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục có nhiều ảnh hưởng tốt đến tim và sự tuần hoàn máu, bao gồm:
- Cải thiện mức cholesterol và lipid
- Giảm tình trạng viêm sưng các động mạch
- Hổ trợ các chương trình giảm cân
- Giúp các mạch máu được dẻo dai và thông suốt
Các nghiên cứu tiếp tục cho thấy rằng vận động và tránh ăn các thực phẩm giàu chất béo là những phương pháp thành công nhất để đạt được và duy trì mức độ khỏe mạnh của tim và cân nặng của cơ thể.
Bệnh tiểu đường và Tình Trạng Kháng Insulin
Bệnh tim và đột quỵ là các nguyên nhân dẫn đầu về tử vong ở các bệnh nhân bị tiểu đường. Các bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc phải các chứng bệnh tim sau đây, và họ càng có nhiều những chứng bệnh này thì kết quả lại càng xấu.
- Huyết áp cao (cao máu). Lên đến 75% các vấn đề về tim mạch ở những người bị bệnh tiểu đường có thể do cao máu.
- Mất cân bằng trầm trọng về hàm lượng cholesterol và chất béo (hàm lượng triglyceride cao và hàm lượng cholesterol “tốt” thấp)
- Các vấn đề về đông máu.
- Suy yếu chức năng thần kinh (bệnh thần kinh), mà cũng có thể gây tổn thương đến tim. Một số nhà chuyên môn đánh giá rằng tỉ lệ tử vong do các bệnh tim có liên quan đến thần kinh có tỉ lệ từ 15 – 53%.
Những người bị cả hai chứng bệnh tiểu đường và bệnh tim có thể có nhiều nguy cơ mắc phải chứng thiếu máu cục bộ âm thầm (silent ischemia), một chứng bệnh mà bệnh nhân bị tắt nghẽn động mạch nhưng không gặp phải chứng đau thắt ngực (chứng đau thắt ngực là chứng đau ngực báo hiệu bị bệnh tim).
Bệnh Động Mạch Ngoại Biên
Bệnh động mạch ngoại biên xảy ra khi chứng xơ vữa động mạch ảnh hưởng đến các chi, đặc biệt là bàn chân và cẳng chân. Các yếu tố gây bệnh chính của bệnh tim và đột quỵ cũng là các yếu tố gây bệnh quan trọng nhất của bệnh động mạch ngoại vi (Peripheral Artery Disease - PAD). (Sự kết hợp các chứng bệnh như thế với PAD cũng sản sinh ra các dạng bệnh tim và bệnh về tuần hoàn nghiêm trọng hơn). Mặc dù các dấu hiệu của bệnh tim thường không rõ ràng ở phần lớn các bệnh nhân bị bệnh PAD, nhưng đa số các bệnh nhân này cũng xuất hiện bệnh tim động mạch vành.
Hút Thuốc
Hút thuốc là yếu tố gây bệnh quan trọng nhất của bệnh tim. Hút thuốc có thể làm gia tăng huyết áp, chất béo, và làm cho các chất làm đông máu có xu hướng kết dính rất cao, tạo ra nguy cơ máu bị đông kết. Những người hút thuốc trong độ tuổi 30 và 40 có tỉ lệ nhồi máu cơ tim gấp 5 lần so với những người không hút thuốc. Hút thuốc lá có thể trực tiếp chịu trách nhiệm cho ít nhất 20% tất cả các ca tử vong do bệnh tim, hoặc khoảng 120 ngàn ca tử vong hàng năm. Hút xì gà có thể làm tăng nguy cơ tử vong sớm do bệnh tim, mặc dù rằng hút thuốc lá có nhiều chứng cứ rõ ràng hơn. Mặc dù người hút nhiều thuốc lá có nguy cơ lớn nhất, nhưng những người chỉ hút vài điếu mỗi ngày cũng bị nguy cơ cao hơn bị các bất thường của mạch máu mà gây nguy hiểm cho tim. Tiếp xúc với khói thuốc lá thường xuyên cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở những người không hút thuốc.
Các Yếu Tố Về Chế Độ Ăn Uống và Bệnh Tim
Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của tim.
Stress và Các Yếu Tố Tâm Lý
Stress. Các ảnh hưởng của stress lên bệnh tim còn đang được tranh cãi. Stress có thể ảnh hưởng đến tim khi nó kích thích sự hoạt động của hệ thống thần kinh giao cảm (phần tự động của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, bao gồm tim). Một số nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa sự căng thẳng nghiêm trọng và nguy cơ cao bị các chứng nghiêm trọng về tim, chẳng hạn như nhịp tim đập bất thường và nhồi máu cơ tim, ở những người mắc bệnh tim. Tuy nhiên, không phải tất cả các nghiên cứu đều đưa ra được chứng cứ rõ ràng rằng stress gây ảnh hưởng đến tim, đặc biệt ở những người không có lịch sử về bệnh tim.
Trầm cảm. Bệnh trầm cảm có thể hiện diện trong khoảng 50% bệnh nhân sau cơn nhồi máu cơ tim, và trên 1 phần 3 số bệnh nhân này trải qua cái gọi là bệnh trầm cảm nghiêm trọng. Nhiều bệnh nhân mắc bệnh tim mãn tính, ngay cả khi căn bệnh được ổn định, cũng mắc phải chứng trầm cảm. Những người bị trầm cảm càng có nhiều các triệu chứng nghiêm trọng về tim hơn. Chứng trầm cảm cũng có thể có ảnh hưởng xấu lên khả năng và thiện ý chấp thuận các kế hoạch điều trị. Nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và thậm chí nguy cơ bị tử vong do bệnh tim cũng gia tăng ở các bệnh nhân bị đau thắt ngực mãn tính và trầm cảm.
Mặc dù người bị bệnh tim có thể trở nên bị trầm cảm, nhưng điều này không giải thích được hoàn toàn mối liên kết giữa hai chứng bệnh. Các dữ liệu cho thấy rằng bản thân chứng trầm cảm có thể là một yếu tố gây bệnh tim cũng như mức độ gia tăng nghiêm trọng của nó. Một số nghiên cứu cho thấy rằng chứng trầm cảm có các hiệu ứng sinh học lên tim, bao gồm đông máu và nhịp tim.
Thức Uống Có Cồn
Lợi Ích của Việc Uống Rượu Bia ở Mức Độ Vừa Phải. Một vài nghiên cứu đã tìm thấy khả năng bảo vệ tim do uống rượu bia ở mức độ vừa phải (một hoặc hai ly mỗi ngày). Uống rượu bia ở mức độ vừa phải có thể giúp gia tăng mức cholesterol “tốt”. Thức uống có cồn cũng có thể ngăn chặn tình trạng máu đông dính và viêm sưng. Mặc dù rượu vang (rượu đỏ) thường được trích dẫn có các đặc tính tốt cho sức khỏe, nhưng bất kỳ loại thức uống có cồn nào cũng tỏ ra có các ích lợi tương tự. Tuy nhiên, lợi ích này phải được lưu ý đối với các bệnh nhân không thể hạn chế liều lượng rượu bia tiêu thụ.
Hiệu Quả Xấu của Việc Uống Nhiều Rượu Bia. Ngược lại, uống nhiều rượu bia gây hại cho tim. Thật vậy, bệnh tim là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở những người nghiện rượu. Bằng chứng cho thấy rằng những người uống nhiều hơn ba ly mỗi ngày có các yếu tố đông máu không bình thường. Uống nhiều rượu bia có thể làm tăng huyết áp, và nếu uống một cách không kiểm soát có thể gia tăng nguy cơ tai biến mạch máu não (gây ra bởi tình trạng xuất huyết não). Uống rượu bia với liều lượng lớn có thể gây ra nhịp tim đập bất thường, mà có thể nguy hiểm đối với người mắc bệnh tim.
Phụ nữ mang thai và những người không thể uống rượu bia ở mức vừa phải thì hoàn toàn không nên uống rượu.
Các Yếu Tố Gây Bệnh với Các Vai Trò Không Rõ Ràng
Homocysteine và Chứng Thiếu Hụt Vitamin B. Chứng thiếu hụt axit folic, B6, và B12 có liên quan đến nguy cơ cao gây bệnh tim ở một số nghiên cứu. Các thiếu hụt này sản sinh hàm lượng cao homocysteine trong máu, đây là một axit amin có liên quan đến nguy cơ gây bệnh tim, đột quỵ, và suy tim. Các chuyên gia đang nghiên cứu xem thực phẩm chức năng vitamin B có thể làm giảm hàm lượng homocysteine không, và vì thế làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Lưu ý:
Homocysteine: Một loại axit amin thường được cơ thể sử dụng trong quá trình chuyển hóa của tế bào và trong việc sản xuất protein. Nồng độ cao của chất này trong máu được xem là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ về bệnh tim và những tổn thương niêm mạc của các mạch máu cũng như làm gia tăng tình trạng máu kết khối.
Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng trong khi thực phẩm chức năng vitamin B thực sự giúp làm giảm hàm lượng homocysteine, thì chúng lại không có tác dụng đối với các chứng bệnh về tim. Kết quả của các nghiên cứu này cho thấy một con số giống nhau về các cơn nhồi máu cơ tim và đột quỵ trong số các bệnh nhân dùng vitamin B và các bệnh nhân dùng giả dược (placebo). Một vài chuyên gia cho rằng homocysteine có thể là dấu hiệu của bệnh tim thay vì là nguyên nhân gây bệnh tim.
Vitamin B6 (pyridoxine) quan trọng cho việc duy trì chức năng hoạt động khỏe mạnh của não, việc hình thành các tế bào máu đỏ, phân hủy protein và tổng hợp kháng thể để hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
Pyridoxine, hoặc vitamin B6, tăng cường việc sản sinh kháng thể để hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch. Những liều lượng lớn vitamin B6 có thể gây ra tình trạng tê liệt và các vấn đề về thần kinh.
Các nguồn thực phẩm có chứa vitamin B6 (pyridoxine) bao gồm đậu, rau đậu, các loại quả hạch (nuts), trứng, thịt, cá, bánh mì và ngũ cốc.
Tương tự với hầu hết các vitamin, vitamin B6 có thể được tiêu thụ ở một số lượng được khuyến khích với một chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm một số thực phẩm tăng cường chất dinh dưỡng bị mất đi do xử lý (enriched foods) hoặc thực phẩm thêm chất dinh dưỡng không có sẵn (fortified foods).
C-reactive protein. C-reactive protein là một sản phẩm của quá trình viêm sưng. Càng có bằng chứng cho thấy rằng hàm lượng cao protein này có thể dự đoán được bệnh tim trong tương lai. Người ta chưa biết được protein này có đóng bất cứ vai trò gây bệnh nào hay chỉ là dấu hiệu cho các yếu tố khác trong quá trình bệnh không.
C. pneumomiae và Các Sinh Vật Gây Lây Nhiễm Khác. Một vài sinh vật và virut đã bị nghi ngờ là gây ra tình trạng viêm sưng cũng như tổn thương trong các động mạch mà được xem là gây bệnh tim. Chứng cứ rõ ràng nhất cho đến nay cho thấy vai trò có khả năng gây bệnh của Chlamydia (C.) pneumonia (một sinh vật không phải phải vi khuẩn gây ra viêm phổi nhẹ ở thanh niên). C. pneumonia đã được phát hiện trong các mảng vữa ở các động mạch của bệnh nhân mắc bệnh tim. Trong một số nghiên cứu, chứng cứ của bệnh lây nhiễm trước đây cho thấy có liên quan đến nguy cơ mắc phải các vấn đề về tim. Tuy nhiên, trị liệu bằng các loại thuốc kháng sinh thích hợp không cho thấy có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc phải các vấn đề về tim trong tương lai đối với các bệnh nhân bị nhiễm sinh vật này.
Các nghiên cứu khác cũng đề xuất rằng cytomegalovirus (CMV), một loại virut thông thường, có thể có ảnh hưởng tương tự. Tuy nhiên, nhiều người đã bị lây nhiễm bởi những sinh vật này, và không tìm thấy mối liên hệ rõ ràng nào với các chứng lây nhiễm này.
Chứng Ngưng Thở Trong Lúc Ngủ. Chứng Ngưng Thở Tạm Thời Trong Lúc Ngủ gây tắc nghẽn là một tình trạng mà trong đó các mô ở phần trên cổ họng bị xẹp xuống trong thời gian ngủ, do đó làm tắc nghẽn đường dẫn khí. Khoảng 50% số bệnh nhân bị cao huyết áp (cao máu) cũng bị chứng ngưng thở trong lúc ngủ gây tắc nghẽn (obstructive sleep apnea). Mối liên hệ giữa chứng ngưng thở tạm thời trong lúc ngủ (sleep apnea) và cao máu được xem phần lớn là do béo phì, nhưng các nghiên cứu đang tìm ra một tỉ lệ cao hơn của chứng cao máu ở những người mắc bệnh mất ngủ không liên quan đến cân nặng của họ.
Việc sử dụng thiết bị được biết đến là gia tăng áp suất hô hấp đường mũi (CPAP) để điều trị các bệnh nhân bị cả hai chứng ngưng thở trong lúc ngủ và cao máu được tìm thấy có rất ít ích lợi cho chứng huyết áp cao.
Một mặt nạ gia tăng áp suất hô hấp đeo mặt điển hình
Khoảng một phần ba số bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành cũng bị chứng ngưng thở tạm thời trong lúc ngủ gây tắc nghẽn. Các bệnh nhân với chứng ngưng thở nghiêm trọng và không được chữa trị cũng được chẩn đoán có nguy cơ cao bị đột quỵ và các vấn đề về tim (như nhồi máu cơ tim). Tuy nhiên, cho đến nay chưa có bằng chứng nào cho thấy chứng ngưng thở tạm thời trong lúc ngủ gây tắc nghẽn là một nguyên nhân độc lập gây ra các cơn đau tim hoặc đột quỵ.
Các Yếu Tố trước khi Sinh và trong Thời Kỳ Còn Ẵm Ngửa. Trẻ sơ sinh có cân nặng thấp, đặc biệt ở trẻ nữ, là có liên quan đến tình trạng huyết áp cao trong thời kỳ thơ ấu và trưởng thành.
Các Khác Biệt Theo Mùa. Các ca tử vong do bệnh tim xảy ra nhiều hơn vào tháng 12 và tháng Giêng, và ít nhất vào mùa hè. Mặc dù nhiệt độ thấp hơn và việc xúc tuyết có thể đóng một vai trò nào đó trong một số trường hợp, nhưng có nhiều ca tử vong đã được báo cáo ngay cả ở các khu vực có khí hậu ấm áp.
0 comments:
Post a Comment