CHẨN ĐOÁN
Bước đầu tiên trong việc chẩn đoán bệnh là xác định các khớp nào bị ảnh hưởng. Một cuộc kiểm tra sức khỏe và bệnh sử có thể giúp chứng thực hoặc loại trừ bệnh gút. Ví dụ, có nhiều khả năng chứng thực là bệnh gút nếu tình trạng viêm khớp xuất hiện trước tiên ở ngón chân cái.
Tốc độ khởi phát của cơn đau và tình trạng sưng cũng rất quan trọng. Các triệu chứng mất nhiều ngày hoặc nhiều tuần (thay vì nhiều giờ) để phát triển có thể cho thấy một chứng rối loạn không phải là bệnh gút.
Tình trạng sưng to bất thường ở các khớp bị ảnh hưởng bởi chấn thương hoặc bệnh viêm xương khớp trước đây có thể là dấu hiệu của bệnh gút. Các phụ nữ cao tuổi sử dụng thuốc lợi tiểu (“water pill”) đặc biệt có nhiều nguy cơ bị tình trạng này.
Xét Nghiệm Máu để Kiểm Tra Hàm Lượng Axit Uric
Xét nghiệm máu thường được thực hiện để đo hàm lượng axit uric và để phát hiện tình trạng tăng axit uric huyết. Mức axit uric trong máu thấp cho thấy có rất ít khả năng bị bệnh gút, và mức axit uric cao làm tăng khả năng bị bệnh gút, đặc biệt nếu bệnh nhân có các triệu chứng của bệnh gút. Tuy nhiên, hàm lượng axit uric trong máu trong thời gian cơn bệnh gút tấn công có thể nằm trong hoặc dưới mức bình thường, và sự hiện diện của tình trạng tăng axit uric huyết không nhất thiết là người đó có bệnh gút. Nhưng đa số các bác sĩ cảm thấy rằng việc theo dõi chặt chẽ hàm lượng axit uric huyết ở những người mắc bệnh gút có thể giúp giảm bớt các cơn bệnh gút bùng phát.
Kiểm Tra Hoạt Dịch
Kiểm tra hoạt dịch là một phương pháp chính xác nhất để chẩn đoán bệnh gút. Hoạt dịch là một chất lỏng có tác dụng bôi trơn trong màng hoạt dịch (synovium: màng bao quanh một khớp và tạo ra túi bảo vệ). Chất lỏng này lót đệm cho các khớp và cung cấp các chất dinh dưỡng cũng như khí oxy cho bề mặt sụn bao bọc xương. Xét nghiệm này cũng giúp phát hiện bệnh gút trong các thời điểm cơn bệnh gút không tấn công.
Bác sĩ sẽ sử dụng ống tiêm có gắn kim để rút chất dịch từ khớp bị ảnh hưởng. Phương pháp này gọi là hút chất lỏng (aspiration). Gây mê cục bộ không được sử dụng vì nó có thể làm giảm tính hiệu quả của tiến trình. Tuy nhiên, tiến trình này thường chỉ gây khó chịu nhẹ. Sau đó, có thể sẽ có một số khó chịu không đáng kể ở khu vực kim tiêm vào, nhưng nó thường biến mất nhanh.
Mẫu chất dịch này được gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích. Tiến trình xét nghiệm có thể cho thấy sự hiện diện của các tinh thể monosodium urate (MSU), và sự hiện này hầu như luôn luôn chứng thực bệnh nhân mắc bệnh gút. Phòng xét nghiệm có thể kiểm tra mẫu chất dịch này để phát hiện tình trạng nhiễm trùng.
Bản thân tiến trình hút chất dịch có thể gây nhiễm trùng, mặc dù rằng tình trạng này chỉ xảy ra mức thấp hơn 0,1% số bệnh nhân. Tiến trình này thỉnh thoảng giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh nhân bằng cách làm giảm tình trạng sưng và giảm áp lực lên mô bao quanh khớp.
Needle is inserted into the joint, and fluid is withdrawn: Kim được tiêm vào khớp, và hút ra chất dịch
Tiến trình phân tích hoạt dịch là một phương pháp xem xét chất dịch có tác dụng lót đệm cho khớp. Phương pháp này được thực hiện để giúp chẩn đoán và điều trị các vấn đề có liên quan đến khớp, chẳng hạn như bệnh gút.
Xét Nghiệm Nước Tiểu
Phương pháp đo hàm lượng axit uric trong nước tiểu của bệnh nhân thỉnh thoảng là rất có lợi, đặc biệt nếu bệnh nhân còn trẻ và có tình trạng tăng axit uric huyết rõ rệt mà có thể liên quan đến rối loạn chuyển hóa (metabolic disorder). Nếu axit uric trong nước tiểu vượt quá một giá trị nào đó, thì cần thực hiện thêm các xét nghiệm phát hiện enzyme bị khuyết tật hoặc các nguyên nhân khác có thể xác định gây ra bệnh gút. Hàm lượng axit uric trong nước tiểu cao hơn mức bình thường cũng có nghĩa là bệnh nhân có nhiều khả năng phát triển bệnh sỏi axit uric thận.
Thông thường, một xét nghiệm nước tiểu 24 tiếng sẽ được thực hiện. Bệnh nhân sẽ bỏ đi mẫu nước tiểu đầu tiên và ngày thực hiện xét nghiệm. Sau đó tất cả mẫu nước tiểu trải qua 24 giờ được đưa vào một bình chứa đặc biệt, bao gồm mẫu nước tiểu vào buổi sáng ngày thứ hai. Bình chứa mẫu nước tiểu này được gửi đến cho bác sĩ hoặc được gửi thẳng đến phòng xét nghiệm.
Mẫu nước tiểu được thu thập trong thời gian bệnh gút không tấn công, sau khi bệnh nhân được yêu cầu thực hiện chế độ ăn uống giảm bớt chất purine. Bệnh nhân cũng được yêu cầu tạm ngưng uống bia rượu và các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến xét nghiệm. Bệnh nhân không nên thay đổi chế độ ăn uống khi thực hiện xét nghiệm này.
Female urinary system: Hệ thống tiết niệu nữ
Male urinary system: Hệ thống tiết niệu nam
Urine sample taken: Mẫu nước tiểu được thu thập
Urine is tested for uric axit levels: Nước tiểu được kiểm tra để đo hàm lượng axit uric
Uric axit crystals: Các tinh thể axit uric
Xét nghiệm axit uric trong nước tiểu được thực hiện để kiểm tra hàm lượng axit uric trong nước tiểu.
Các Kiểm Tra Bằng Hình Chụp
Chụp X-Quang. Thông thường, hình chụp x-quang không cho thấy bất cứ vấn đề nào ở các giai đoạn đầu của bệnh gút. Các hình chụp x-quang giúp đánh giá sự tiến triển của chứng bệnh này trong giai đoạn mãn tính của nó và giúp xác định các vấn đề sức khỏe khác có các triệu chứng tương tự như bệnh gút. Sạn urat có thể được nhìn thấy trên hình chụp x-quang trước khi chúng hiện diện rõ ràng trong cuộc kiểm tra sức khỏe.
Các Kỹ Thuật Tạo Ảnh Tiên Tiến. Các kỹ thuật này đang được xem xét để xác định sạn urat bao gồm chụp CT, tạo ảnh cộng hưởng từ (MRI), và chụp siêu âm Doppler.
Loại Trừ Các Rối Loạn Khác
Là một phần của phương pháp chẩn đoán, các rối loạn khác sản sinh các triệu chứng hoặc gây ra chứng tăng axit uric huyết nên được loại trừ. Thông thường, có thể dễ dàng phân biệt bệnh gút cấp tính (xảy ra ở một khớp) với các bệnh viêm khớp khác. Hai rối loạn mà có thể lầm lẫn với bệnh gút là bệnh gút giả và bệnh viêm khớp do nhiễm trùng (septic arthritis). Bệnh gút giả (Pseudogout: thống phong giả) là một chứng bệnh dễ bị lầm lẫn với bệnh gút.
Bệnh gút mãn tính thường có thể tương tự với bệnh viêm thấp khớp (rheumatoid arthristis: viêm khớp dạng thấp). Một số các chứng bệnh khác, ở một thời điểm nào đó trong thời gian bệnh, có thể tương tự như bệnh gút.
Bệnh gút giả (Bệnh gút có vôi: Calcic gout)
Bệnh gút giả (pseudogout: còn được gọi là bệnh gút có vôi và bệnh calcium pyrophosphate dihydrate deposition disease) là một tình trạng viêm khớp thông thường ở người cao tuổi. Bệnh này rất giống với bệnh gút, nhưng do các tinh thể hai phân tử nước pyrophotpho canxi tích tụ ở trong và xung quanh các khớp gây ra.
Mặc dù các triệu chứng của bệnh gút giả tương tự như bệnh gút ở một số điểm, nhưng hai bệnh này có các khác biệt sau:
- Cơn tấn công đầu tiên thường xảy ra ở đầu gối. Các khớp khác thường bị ảnh hưởng là vai, cổ tay, và mắt cá. Ít nhất 2 phần 3 các trường hợp bệnh nhân bị ảnh hưởng từ 2 khớp trở lên trong cơn bệnh tấn công đầu tiên. Bệnh gút giả có thể ảnh hưởng đến bất cứ khớp nào, mặc dù rằng các khớp nhỏ ở ngón tay hoặc ngón chân thường bị ảnh hưởng nhất.
- Các triệu chứng của bệnh gút giả cũng xuất hiện chậm hơn các triệu chứng của bệnh gút, mất vài ngày thay vì vài giờ để phát triển.
- Bệnh gút giả có nhiều khả năng phát triển trước tiên ở người cao tuổi, đặc biệt ở những người mắc bệnh viêm xương khớp. (Nó ảnh hưởng đến 10 – 15% những người trên 65 tuổi).
Bệnh gút giả có nhiều khả năng xảy ra vào mùa thu, trong khi đó các cơn bệnh gút tấn công thường xảy ra vào mùa xuân.
Những Ai Sẽ Mắc Bệnh Gút Giả?
Các chứng bệnh liên quan đến nguy cơ cao mắc bệnh gút giả ở những người cao tuổi bao gồm các chứng bệnh tiềm ẩn nghiêm trọng, chấn thương, hoặc phẫu thuật. Các chứng bệnh liên quan đến bệnh gút bao gồm giảm chức năng tuyến giáp (hypothyroidism), bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường), bệnh gút, và bệnh viêm xương khớp (osteoarthritis). Trường hợp ghép gan cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.
Bệnh Gút Giả Được Điều Trị Thế Nào?
Vẫn chưa có cách chữa lành bệnh gút giả. Nó là một rối loạn tăng dần mức độ nghiêm trọng mà có thể dần dần hủy hoại các khớp. Các phương pháp điều trị cho bệnh gút giả tương tự với các phương pháp điều trị cho bệnh gút và với mục đích làm giảm cơn đau và tình trạng viêm, cũng như giảm bớt tính thường xuyên của các cơn bệnh tấn công.
- Các loại thuốc kháng viêm không steroid (Nonsteroidal anti-inflammatory drugs – NSAIDs) rất hiệu quả trong việc điều trị tình trạng viêm và đau nhức do bệnh gút giả gây ra.
- Đối với các cơn bệnh tấn công cấp tính ở các khớp lớn, chỉ sử dụng phương pháp hút chất lỏng (fluid aspiration) hoặc kết hợp với các loại thuốc corticosteroid có thể giúp ích được.
- Carbonat magie (magnesium carbonate) cũng có thể giúp hòa tan các tinh thể, nhưng có thể không hòa tan được các tinh thể cứng.
- Có thể cần phải phẫu thuật để thay thế khớp.
Các Rối Loạn Khác
Viêm Thấp Khớp. Viêm thấp khớp có thể làm biến dạng các khớp ở ngón tay và gây ra tình trạng viêm và đau nhức mà có thể giống với bệnh gút. Ở những người cao tuổi, rất khó phân biệt bệnh gút mãn tính với bệnh viêm thấp khớp. Một kết quả chẩn đoán hợp lý có thể được thực hiện khi có một bệnh sử chi tiết, các kiểm tra xét nghiệm, và xác định được các tinh thể MSU.
Viêm Xương Khớp. Bệnh gút có thể trùng hợp và bị lầm lẫn với bệnh viêm xương khớp ở người cao tuổi, đặc biệt là khi bệnh này xảy ra ở các khớp ngón tay bị viêm ở phụ nữ. Thông thường, bệnh khớp sẽ bị nghi ngờ nếu các khớp ở đầu ngón tay bị sưng to khác thường.
Osteoarthritis (late stage): Viêm xương khớp (giai đoạn sau)
Fusiform swelling of joints: Tình trạng sưng dạng hình thoi của các khớp
Heberden’s node: Khối u Heberden
Bệnh viêm xương khớp có liên quan đến quá trình lão hóa và có thể ảnh hưởng đến bất cứ khớp nào. Phần sụn của khớp bị ảnh hưởng dần dần bị bào mòn, cuối cùng làm cho xương chà xát vào nhau. Gai xương phát triển ở các xương không được bảo vệ gây ra đau nhức và viêm.
Các tình trạng nhiễm trùng. Nhiễm trùng xương có thể có các đặc điểm giống như bệnh gút. Sự chẩn đoán chính xác sẽ rất quan trọng cho phương pháp điều trị hợp lý. Ví dụ, một số trường hợp bệnh gút đã bị lầm lẫn với tình trạng nhiễm trùng sau khi thay thế khớp. Mặt khác, nhiễm trùng khớp không liên quan đến phẫu thuật có thể cho thấy bị nhiễm độc khuẩn (sepsis), là một tình trạng nhiễm khuẩn có nguy cơ gây chết người mà nó có thể làm viêm các khớp, gây ra cảm giác ớn lạnh, và sốt cao. Mức độ nghiêm trọng của cơn sốt và số lượng lớn bạch cầu trong dịch khớp giúp chẩn đoán ra tình trạng nhiễm độc khuẩn, trong khi đó, các tinh thể urat hiện diện trong khớp là một dấu hiệu hiển nhiên cho thấy bệnh gút.
Bệnh Bàn Chân Charcot. Những người mắc bệnh tiểu đường và bị rối loạn thần kinh ở bàn chân (diabetic peripheral neuropathy) có thể phát triển bệnh bàn chân Charcot hoặc bệnh khớp Charcot (thuật ngữ y khoa gọi là bệnh khớp thần kinh – neurophathic arthropathy). Các biến đổi ban đầu có thể giống với bệnh gút, với tình trạng bàn chân bị sưng đỏ và ấm, mặc dù rằng nó liên quan đến các bộ phận khác của bàn chân bên cạnh ngón cái. Nhận biết và điều trị cho chứng bệnh này là rất quan trọng. Bàn chân bị ảnh hưởng nghiêm trọng có thể trở nên biến dạng. Các bàn chân có thể nứt, vỡ từng mãnh, và bị ăn mòn, đồng thời các khớp có thể bị trật ra, thay đổi hình dạng, và trở nên không ổn định.
Viêm bao hoạt dịch ngón chân cái. Viêm bao hoạt dịch ngón chân cái (bunion) là một tình trạng biến dạng bàn chân, thường xảy ra ở đầu xương đầu tiên của ngón chân cái, kéo dài từ vân tay và nối với các ngón chân, mà có thể lầm lẫn với bệnh gút. Xương dài bàn chân (metatarsal bone) đầu tiên gắn liền với ngón cái. Tình trạng viêm bao hoạt dịch này bắt đầu hình thành khi ngón cái bị ép về phía các ngón chân khác, làm cho đầu xương ngón chân đầu tiên lòi ra và chà xát vào cạnh giày. Mô bên dưới trở nên viêm, và hình thành một khối u lồi gây đau nhức. Khi khối u xương này phát triển, tình trạng viêm bao hoạt dịch ngón chân cái hình thành khi ngón cái bị ép phát triển ở một góc độ lớn về phía các ngón chân khác.
Các Chứng Bệnh Có Các Triệu Chứng Tương Tự Với Bệnh Gút | |
Bệnh Lý | Nhóm Bệnh Phụ Đặc Biệt |
Viêm Xương Khớp (Osteoarthritis) | Bệnh Lyme (Lyme disease), Viêm khớp nhiễm độc khuẩn (septic arthritis), Viêm khớp vi khuẩn mycobacteria và viêm khớp nấm (mycobacterial and fungal arthritis), Viêm khớp virut (viral arthritis), Viêm khuẩn tủy xương (osteomyelitis) |
Viêm Khớp Nhiễm Trùng (Infectious Arthritis) | |
Viêm Khớp Tái Hoạt Tính Hoặc Hậu Nhiễm Trùng (Postinfectious or Reactive Arthritis) | Hội chứng Reiter (một rối loạn đặc trưng bởi tình trạng viêm khớp cũng như viêm ở mắt và đường tiết niệu), sốt viêm (rheumatic fever: phát triển sau khi bị nhiễm vi khuẩn Streptococcus, ảnh hưởng đến tim, khớp, da, và não), bệnh viêm đường ruột (inflammatory bowel disease) |
Bệnh Gút Giả (Pseudogout) | Viêm thấp khớp (Rheumatoid arthritis: viêm khớp dạng thấp), viêm mạch hệ thống (systemic vasculitis), bệnh luput ban đỏ toàn thân (systemic lupus erythematosus), bệnh xơ cứng bì (scleroderma: tích tụ các mô xơ liên kết ở da và các cơ quan nội tạng), bệnh Still (Still's disease: còn được gọi là bệnh viêm thấp khớp trẻ em). |
Các Bệnh Thấp Khớp Tự Miễn Dịch (Rheumatic Autoimmune Diseases) | |
Hội Chứng Đau Cơ Khớp (Fibromyalgia) | Hội chứng mệt mỏi mãn tính (Chronic fatigue syndrome), viêm gan C (hepatitis C), sốt Địa Trung Hải gia đình (familial Mediterranean fever), ung thư, SIDA (AIDS), bệnh bạch cầu (leukemia), viêm bao hoạt dịch ngón chân cái (bunions), Bệnh Whipple (Whipple's disease: một hội chứng mất chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng của đường ruột hiếm thấy), viêm da cơ (dermatomyositis: xuất hiện ban đỏ ở mặt, cổ, và phần thân trên và tứ chi), Bệnh Behcet (Behcet's disease: đặc trưng bởi các vết lở loét gây đau nhức ở miệng, bộ phận sinh dục nam, viêm tròng đen, và đau khớp), chứng ban xuất huyết Henoch-Schonlein (Henoch-Schonlein purpura), bệnh Kawasaki (Kawasaki's disease: xuất hiện ở trẻ em, đặc trưng bởi vết ban đỏ ở thân, viêm màng kết, viêm màng nhầy), chứng u ban đỏ da (erythema nodosum), ban đỏ đa dạng (erythema multiforme), bệnh mủ da hoại tử (pyoderma gangrenosum), bệnh vẩy nến mụn mủ (pustular psoriasis) |
0 comments:
Post a Comment