CHẨN ĐOÁN
Có nhiều tiến trình giống nhau được sử dụng để chẩn đoán một cơn đột quỵ và để đánh giá nguy cơ xuất hiện cơn đột quỵ nghiêm trọng trong tương lai ở các bệnh nhân đã bị một cơn thiếu máu cục bộ tạm thời. Một sự điều tra chẩn đoán tập trung sẽ bao gồm kiểm tra sức khỏe và kiểm tra thần kinh, bệnh sử của bệnh nhân, các xét nghiệm máu [để đo mức đường trong máu, thời gian máu đông kết, các men tim (cardiac enzyme), và các yếu tố khác], và các kiểm tra bằng hình chụp.
Đối với các bệnh nhân đã bị một cơn đột quỵ nghiêm trọng, bước đầu tiên là phải xác định nhanh dạng đột quỵ, do thiếu máu cục bộ (gây ra bởi tình trạng tắc nghẽn do huyết khối) hoặc do xuất huyết. Các trị liệu bằng thuốc tiêu huyết khối có thể cứu sống các bệnh nhân bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ, nhưng các loại thuốc này chỉ có hiệu quả trong vòng 3 giờ đầu tiên. Tuy nhiên, nếu là cơn đột quỵ do xuất huyết, các loại thuốc tiêu huyết khối trong mạch sẽ có nhiều khả năng làm tăng nguy cơ xuất huyết và có thể gây tử vong.
Các Xét Nghiệm Bằng Hình Chụp Được Sử Dụng Cho Đột Quỵ và Các Yếu Tố Nguy Cơ Gây Đột Quỵ
Siêu Âm Mạch Cảnh. Các tiến trình siêu âm mạch cảnh như siêu âm mạch cảnh kép (carotid duplex) là các phương pháp rất hiệu quả trong việc đo bề rộng của động mạch và lưu lượng máu qua các động mạch. Siêu âm mạch cảnh (carotid ultrasound) có thể giúp xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng tích lũy mảng vữa, thu hẹp, và tắc nghẽn các động mạch cảnh (carotid stenosis).
Ultrasound wand: Dụng cụ dò siêu âm
Carotid artery: Động mạch cảnh
Siêu âm mạch cảnh kép là một tiến trình siêu âm được thực hiện để đánh giá lưu lượng máu đi qua động mạch cảnh lên não. Các sóng âm có tần số cao được điều khiển từ một dụng cụ dò biến năng đến khu vực được kiểm tra. Các sóng này “dội lại” từ các cấu trúc động mạch và tạo ra một hình ảnh 2 chiều trên màn hình, giúp hiển thị các khu vực bị tắc nghẽn và bị thu hẹp của các động mạch.
Chụp CT (computed tomography) và MRI (magnetic resonance imaging). Một quyết định quan trọng khi bệnh nhân được đưa đến phòng cấp cứu với nguy cơ bị đột quỵ là có nên sử dụng các loại thuốc tiêu huyết khối (clot busting drug) không. Nếu đột quỵ do xuất huyết (hemorrhagic stroke) gây ra, thì các loại thuốc này có thể sẽ gây nguy hiểm. Nếu đột quỵ do huyết khối (ischemic stroke) gây ra, thì các loại thuốc tiêu huyết khối được cho sử dụng trong vòng 3 giờ đầu tiên sau khi xuất hiện các triệu chứng có thể làm cho cơn đột quỵ ít nghiêm trọng hơn.
Chứng cứ về xuất huyết thường có thể được nhìn thấy qua hình chụp CT ngay sau khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Kỹ thuật chụp CT cũng có thể giúp chỉ rõ cơn đột quỵ mới xảy ra hoặc xảy ra gần đây. Phương pháp chụp MRI tỏ ra ít chính xác hơn với khả năng phân tích sự khác biệt giữa cơn đột quỵ do xuất huyết và cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ trong vài giờ đầu tiên sau khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Ngoài ra, kỹ thuật chụp MRI không dễ có sẵn, cần nhiều thời gian hơn để thực hiện, và khó trông nom bệnh nhân đau yếu trong khi thực hiện tiến trình chụp này.
Vì các lý do này, kỹ thuật chụp CT hầu như luôn luôn là kiểm tra đầu tiên được thực hiện để đánh giá cơn đột quỵ. Mục đích là để hoàn tất kiểm tra CT này và sau đó phân tích giải thích các kết quả trong vòng 45 phút sau khi bệnh nhân nhập viện.
Chụp Tia X Phản Quang Mạch Não. Chụp tia X phản quang mạch não (cerebral angiography) là một tiến trình không xâm lấn (không vết rạch) mà có thể được sử dụng cho các bệnh nhân bị cơn thiếu máu cục bộ tạm thời và cần phẫu thuật. Phương pháp này cũng có thể phát hiện những chỗ phình mạch và theo dõi trị liệu tiêu huyết khối. Tiến trình này sẽ đưa một ống thông vào vùng háng, sau đó được dẫn lên qua các động mạch đến phần dưới cùng của động mạch cảnh. Vào thời điểm này, một chất phản quang sẽ được tiêm vào, và phương pháp chụp X-quang, CT, hoặc MRI sẽ xác định vị trí và mức độ thu hẹp của động mạch.
Chụp Tia X Phản Quang Mạch Cộng Hưởng Từ và Chụp Tia X Phản Quang Mạch CT. Chụp tia X phản quang mạch cộng hưởng từ (magnetic resonance angiography - MRA) và chụp tia X phản quang mạch CT (computerized tomography angiography - CTA) là các phương pháp không xâm lấn (không vết rạch) trong việc kiểm tra đánh giá các động mạch cảnh cũng như các động mạch ở não. Trong nhiều trường hợp, các kiểm tra này có thể được sử dụng thay thế cho phương pháp chụp tia X phản quang mạch não (cerebral angiography), một tiến trình không xâm lấn và gây nguy cơ xuất huyết trong cơn đột quỵ.
Các Kỹ Thuật Khác. Các xét nghiệm bằng hình chụp, bao gồm PET (positron-emission tomography) và SPECT (single photon-emission computed tomography), cũng có thể giúp bác sĩ xác định các chấn thương do cơn đột quỵ gây ra.
Kiểm Tra Đánh Giá Tim
Điện Tâm Đồ. Phương pháp kiểm tra tim sử dụng điện tâm đồ (electrocardiogram – ECG) là rất quan trọng ở các bệnh nhân bị đột quỵ hoặc nghi ngờ bị đột quỵ. Điện tâm đồ có chức năng ghi lại dòng điện trong cơ tim.
Siêu Âm Tâm Đồ. Siêu âm tâm đồ (echocardiogram) sử dụng siêu âm để quan sát các ngăn (buồng) tim và các van tim. Kiểm tra này thường rất hữu dụng cho các bệnh nhân đột quỵ để xác định các huyết khối hoặc các yếu tố nguy cơ hình thành huyết khối mà có thể di chuyển lên não và gây đột quỵ. Có hai loại siêu âm tâm đồ:
- Siêu âm tâm đồ qua ngực (transthoracic echocardiograms – TTE) giúp quan sát tim qua vùng ngực. Đây là phương pháp tiêu chuẩn và không xâm lấn.
- Siêu âm tâm đồ qua thực quản (transesophageal echocardiogram – TEE) kiểm tra tim bằng cách sử dụng một ống siêu âm mà thường được bệnh nhân nuốt vào, sau đó đi xuống cổ họng. Phương pháp này sẽ gây khó chịu và thường đòi hỏi phải sử dụng thuốc an thần (thuốc giảm đau). Phương pháp này thường được dùng để có được các hình chụp tim chính xác hơn nếu phương pháp siêu âm tâm đồ qua ngực phát hiện các bất thường, chẳng hạn như chứng rung tâm nhĩ hoặc hở lỗ bầu dục giữa tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải (patent foramen ovale - PFO)
Phương Pháp Tính Điểm ABCD2 Score
Các bệnh nhân bị cơn thiếu máu cục bộ tạm thời sẽ có nhiều nguy cơ bị cơn đột quỵ nghiêm trọng (major stroke) trong những ngày hoặc những tuần tiếp theo. Phương pháp tính điểm ABCD2 (ABCD2 score) là một phương pháp giúp các bác sĩ dự đoán nguy cơ đột quỵ ngắn hạn theo sau một cơn thiếu máu cục bộ tạm thời (TIA). Phương pháp tính điểm ABCD sẽ cho điểm các yếu tố khác nhau, bao gồm:
- Tuổi tác (trên 60 tuổi)
- Huyết áp (lớn hơn hoặc bằng 140/90 mm Hg)
- Các đặc điểm lâm sàn (tình trạng yếu đuối ở một bên cơ thể, rối loạn về khả năng nói mà không bị mệt mỏi)
- Thời gian xuất hiện các triệu chứng cơn thiếu máu cục bộ tạm thời (ít nhất 60 phút)
- Bệnh tiểu đường (đái tháo đường)
Dựa trên số điểm, bác sĩ có thể xác định bệnh nhân có thể có ít nguy cơ, nguy cơ vừa phải, hoặc nguy cơ cao bị một cơn đột quỵ trong vòng 2 ngày sau khi xuất hiện cơn thiếu máu cục bộ tạm thời. Phương pháp tính điểm ABCD2 score có thể giúp các bác sĩ đưa ra quyết định chính xác hơn bệnh nhân nào cần nhấp viện và cần được chăm sóc khẩn cấp.
0 comments:
Post a Comment