Một cơn đột quỵ là một tình trạng làm gián đoạn sự cung cấp máu đến bất cứ phần nào của não. Đột quỵ thỉnh thoảng được gọi là “tai biến não”.
KIẾN THỨC TỔNG QUÁT
Tắc Nghẽn Lưu Thông Máu. Não tiếp nhận khoảng 25% số lượng khí oxi của cơ thể, nhưng nó không thể lưu trữ oxi. Các tế bào não đòi hỏi sự cung cấp đều đặn khí oxi để duy trì sức khỏe và hoạt động đúng chức năng. Do đó, máu phải được cung cấp liên tục đến não qua hai hệ thống động mạch chính:
- Các động mạch cảnh (carotid artery) đi từ dưới lên qua hai bên của phía trước cổ. (Để bắt được nhịp đập của động mạch cảnh, đặt nhẹ các đầu ngón tay lên mỗi bên cổ của bạn, ngay bên dưới hàm).
- Động mạch nền (basilar artery) hình thành ở đáy hộp sọ từ các động mạch đốt sống, chúng chạy từ dưới lên dọc theo cột sống, khớp, và chạy qua phía sau cổ (gáy).
Internal caratid artery: Động mạch cảnh nội
Middle cerebral artery: Động mạch não giữa
Circle of Willis: Vòng Willis
Basilar artery: Động mạch nền
Bottom view of brain: Não nhìn từ dưới lên
Vòng Willis là một khu vực nối của một số động mạch ở phần đáy (inferior) của não. Ở Vòng Willis, các động mạch nội cảnh phân nhánh thành các động mạch nhỏ hơn cung cấp máu có chứa oxi đến trên 80% khu vực của hai bán cầu não (cerebrum).
Tình trạng giảm bớt, hoặc gián đoạn lưu lượng máu đến não là nguyên nhân gây ra đột quỵ. Bị tắc nghẽn thậm chí trong một thời gian ngắn cũng có thể gây tai họa và gây tổn thương não, thậm chí gây tử vong.
Parietal lobe: Thùy đỉnh
Reading comprehension area: Khu vực đọc hiểu
Occipital lobe: Thùy chẩm
Sensory speech area of Wernicke: Khu vực Wernicke nhận cảm lời nói
Cerebellum: Tiểu não
Medulla oblongata: Cuống (thân) não dưới
Pons: Cầu não (học cầu)
Temporal lobe: Thùy thái dương
Motor speech area of Broca: Khu vực Broca kiểm soát vận động lời nói
Frontal lobe: Thùy trán
Longitudinal fissure: Rãnh (não) dọc
Premotor area: Khu vực não trước kiểm soát kỹ năng vận động
Precentral gyrus: Nếp cuộn não tiền trung tâm
Postcentral gyrus: Nếp cuộn não hậu trung tâm
Các khu vực chính của não thường có một hoặc nhiều chức năng riêng biệt.
Một cơn đột quỵ thường được định nghĩa theo hai loại:
- Thiếu máu cục bộ (do một động mạch bị tắc nghẽn gây ra)
- Xuất huyết (một vết rách ở thành động mạch gây ra, tình trạng này gây xuất huyết vào trong hoặc xung quanh não)
Các hậu quả của một cơn đột quỵ, các chức năng bị ảnh hưởng, và mức độ nghiêm trọng, phụ thuộc vào vị trí cơn đột quỵ xảy ra ở não và mức độ tổn thương.
Đột Quỵ Do Thiếu Máu Cục Bộ
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ (ischemic stroke) cho đến nay là loại khá phổ biến, gây ra trên 80% tất cả các cơn đột quỵ. Thiếu máu cục bộ là tình trạng thiếu hụt oxi trong các mô quan trọng. Đột quỵ thiếu máu cục bộ do các huyết khối gây ra thường là một trong ba loại sau đây:
- Đột quỵ do huyết khối (thrombotic stroke)
- Đột quỵ do vật tắc mạch (embolic stroke)
- Đột quỵ do tắc nghẽn động mạch não (Lacunar stroke)
Đột Quỵ Do Huyết Khối hoặc Đột Quỵ Động Mạch Lớn và Xơ Vữa Động Mạch. Đột quỵ do huyết khối gây ra khoảng 60% các cơn đột quỵ. Nó thường xảy ra khi một động mạch dẫn đến não bị nghẽn bởi một huyết khối (blood clot), huyết khối này hình thành do tình trạng xơ vữa động mạch (thường gọi là tình trạng xơ cứng các động mạch). Các cơn đột quỵ loại này thỉnh thoảng cũng được gọi là đột quỵ động mạch lớn (large-artery stroke). Quá trình dẫn đến đột quỵ do huyết khối diễn biến phức tạp và kéo dài:
- Các thành động mạch dày lên dần dần, trở nên cứng, và thu hẹp cho đến khi lưu lượng máu bị giảm xuống, một tình trạng được gọi là chít hẹp (stenosis).
- Khi các quá trình này tiếp diễn, máu sẽ chảy chậm lại. Ngoài ra, các sự cố khác cũng góp phần gây ra cơn đột quỵ sắp xảy đến:
- Các động mạch bị vôi hóa, mất đi tính đàn hồi, và dễ bị xé rách. Trong trường hợp này, huyết khối (thrombus) sẽ hình thành.
- Sau đó huyết khối làm tắc nghẽn động mạch đã bị thu hẹp và làm ngưng nguồn cung cấp oxi đến não. Một cơn đột quỵ sẽ xảy ra.
Các Cơn Đột Quỵ Do Vật Nghẽn Mạch và Tình Trạng Rung Tâm Nhĩ. Một cơn đột quỵ do vật nghẽn mạch thường gây ra bởi một huyết khối bị đẩy ra sau đó tuần hoàn qua các mạch máu cho đến khi nó bị nhét chặt vào một động mạch. Đột quỵ do vật nghẽn mạch có thể do các tình trạng khác nhau:
- Trong khoảng 15% các cơn đột quỵ do vật tắc nghẽn, các huyết khối ban đầu hình thành từ một chứng rối loạn nhịp tim gọi là chứng rung tâm nhĩ (atrial fibrillation).
- Các vật nghẽn mạch có thể bắt nguồn từ các huyết khối hình thành ở vị trí của các van tim nhân tạo.
- Bệnh nhân bị các rối loạn van tim chẳng hạn như chít hẹp van hai lá (mitral stenosis) sẽ có nhiều nguy cơ bị tắc nghẽn khi họ đồng thời cũng bị rung tâm nhĩ.
- Các vật nghẽn mạch cũng có thể xảy ra sau một cơn nhồi máu cơ tim hoặc có liên quan đến tình trạng suy tim.
- Trong trường hợp hiếm, vật nghẽn mạch được hình thành từ các phân tử chất béo, các u bào, hoặc bong bóng khí di chuyển trong máu.
Các Cơn Đột Quỵ Do Tắc Nghẽn Động Mạch Não. Các cơn tai biến động mạch não là một loạt các cơn đột quỵ thiếu máu cục bộ rất nhỏ, gây ra tình trạng vụng về, đuối sức, và các biến đổi về xúc cảm. Chúng tạo nên phần lớn các cơn tai biến não âm thầm và có thể là kết quả của tình trạng cao huyết áp mãn tính. Chúng thực sự là một nhóm con của tình trạng đột quỵ do huyết khối. Thỉnh thoảng, chúng cũng có thể được xem là các dấu hiệu của một cơn đột quỵ nghiêm trọng.
Các Cơn Tai Biến Não Âm Thầm. Nhiều người cao tuổi bị các cơn tai biến não âm thầm (silent brain infarction), là các cơn đột quỵ không xuất hiện các triệu chứng rõ ràng. Chúng được phát hiện trong khoảng một nửa số bệnh nhân cao tuổi khi họ thực hiện các kiểm tra bằng hình chụp cho các chứng bệnh khác thay vì đột quỵ. Sự hiện diện của các cơn tai biến âm thầm cho thấy một nguy cơ gia tăng bị đột quỵ trong tương lai, và thường là các yếu tố gây suy nhược thần kinh ở người cao tuổi. Những người hút thuốc lá và những người bị cao máu đặc biệt có nguy cơ bị các cơn tai biến âm thầm.
Cơn Thiếu Máu Cục Bộ Tạm Thời
Một cơn thiếu máu cục bộ tạm thời (transient ischemic attack – TIA) là một đợt phát, trong đó bệnh nhân có các triệu chứng giống như đột quỵ trong vòng 24 giờ, thường dưới 1 – 2 giờ. Các cơn thiếu máu cục bộ tạm thời là do các vật nghẽn rất nhỏ trong động mạch dẫn đến não gây ra. Chúng thường vỡ ra và hòa tan trong máu, nhưng chúng sẽ thực sự làm ngưng tạm thời nguồn cung cấp máu đến não.
Một cơn thiếu máu cục bộ tạm thời thường được xem là một dấu hiệu cảnh báo rằng có thể xuất hiện một cơn đột quỵ thật trong tương lại nếu không có biện pháp phòng tránh. Cơn thiếu máu cục bộ tạm thời nên được xem xét hết sức nghiêm túc và được điều trị tích cực giống như một cơn đột quỵ.
Đột Quỵ Do Xuất Huyết
Khoảng 20% các cơn đột quỵ xảy ra do tình trạng xuất huyết đột ngột vào trong hoặc xung quanh não. Mặc dù đột quỵ do xuất huyết ít phổ biến hơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ, nhưng chúng có xu hướng gây tử vong cao hơn.
Các cơn đột quỵ do xuất huyết được phân loại theo cách thức và vị trí xảy ra.
- Đột quỵ do xuất huyết trong não hoặc nhu mô (parenchymal). Các loại đột quỵ này xảy ra do tình trạng xuất huyết bên trong mô não. Chúng thường do tình trạng huyết áp cao gây áp lực lớn lên các thành động mạch đã bị tổn thương do chứng xơ vữa động mạch. Các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, được cho sử dụng các loại thuốc phân hủy các huyết khối hoặc các loại thuốc làm loãng máu, sẽ có nguy cơ tương đối cao bị cơn đột quỵ loại này.
- Đột quỵ do xuất huyết dưới màng nhện bọc não. Loại đột quỵ này xảy ra khi một mạch máu trên bề mặt của não bị vỡ ra, rò rỉ máu vào khoang trống dưới mạng nhện bọc não, khu vực này nằm giữa bộ não và hộp sọ. Đột quỵ do xuất huyết dưới màng nhện bọc não (subarachnoid hemorrhagic strokes) này thường do một chỗ phình mạch bị rách (vỡ ra), do đó làm cho thành động mạch bị suy yếu.
- Sự hình thành kết cấu bất thường nối động mạch và tĩnh mạch (arteriovenous malformation – AVM). Nếu tình trạng này xảy ra ở não và bị vỡ ra, nó cũng có thể gây ra một cơn đột quỵ do xuất huyết.
0 comments:
Post a Comment