Friday, February 27, 2015

BỆNH GÚT - BỆNH THỐNG PHONG (GOUT) - Do LQT Biên Dịch


CÁC NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ

Bệnh gút được phân loại thành đầu tiên hoặc thứ cấp, phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra hàm lượng cao axit uric trong máu (hyperuricemia).

Trên 99% các trường hợp bệnh gút đầu tiên được cho là tự phát (idiopathic), có nghĩa là nguyên nhân gây ra tình trạng tăng axit uric huyết chưa xác định được.  Bệnh gút đầu tiên (primary gout) có nhiều khả năng là do sự kết hợp của các yếu tố di truyền, kích thích tố, và chế độ ăn uống.  Bệnh gút thứ cấp (secondary gout) do trị liệu bằng thuốc hoặc do các chứng bệnh khác gây ra thay vì do rối loạn về chuyển hóa trong cơ thể.

Các yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút:

-      Càng trở nên lớn tuổi
-      Nam giới
-      Gia đình có bệnh sử mắc bệnh gút
-      Béo phì
-      Sử dụng một số loại thuốc, bao gồm thuốc lợi tiểu (“viên nước”), aspirin liều lượng thấp, cyclosporine, hoặc levodopa
-      Uống nhiều bia rượu
-      Nhiễm độc chì
-      Cấy ghép cơ quan
-      Các vấn đề về tuyến giáp
-      Các chứng bệnh nghiêm trọng

Tuổi tác

Tuổi trung niên.  Bệnh gút thường xuất hiện ở những nam giới độ tuổi trung niên, mức độ cao nhất là giữa 40 tuổi.  Bệnh gút thường liên quan đến nhóm tuổi này ở những người béo phì, cao huyết áp, có hàm lượng cholesterol cao, và uống nhiều bia rượu.

Người cao tuổi.  Bệnh gút cũng có thể phát triển ở những người lớn tuổi, tỉ lệ xảy ra ở phụ nữ và nam giới bằng nhau.  Trong nhóm tuổi này, bệnh gút thường liên quan nhiều nhất đến các chứng bệnh về thận và việc sử dụng thuốc lợi tiểu.  Bệnh này ít liên quan đến việc uống bia rượu trong nhóm tuổi này.

Trẻ em.  Ngoại trừ các chứng rối loạn di truyền hiếm gây ra tình trạng tăng axit uric huyết, bệnh gút nói chung rất hiếm khi xuất hiện ở trẻ em.

Giới tính

Nam giới.  Nam giới đặc biệt có nhiều nguy cơ mắc bệnh gút.  Ở nam giới, mức axit uric tăng đáng kể vào tuổi dậy thì.  Trong khoảng 5 – 8% số nam giới ở Hoa Kỳ, mức axit uric vượt quá 7 mg/dL (dấu hiệu bị tăng axit uric huyết).  Tuy nhiên, bệnh gút thường xuất hiện sau 20 – 40 năm bị tăng axit uric huyết liên tục, do đó những nam giới phát triển bệnh gút thường gặp cơn tấn công đầu tiên giữa tuổi 30 và 50.

Phụ nữ.  Trước khi mãn kinh, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh gút đặc biệt thấp hơn nam giới, có lẽ bởi vì tác dụng của kích thích tố estrogen.  Kích thích tố (hormone) nữ này xem ra thúc đẩy sự bài tiết axit uric qua đường tiểu.  (Chỉ khoảng 15% các trường hợp bệnh gút ở phụ nữ xảy ra trước khi mãn kinh).  Sau khi mãn kinh, nguy cơ mắc bệnh này tăng lên ở phụ nữ.  Ở tuổi 60, tỉ lệ mắc bệnh ở nam giới và phụ nữ bằng nhau, và sau 80 tuổi, bệnh gút thường xảy ra ở phụ nữ hơn.

Bệnh Sử Gia Đình

Khoảng 20% số bệnh nhân mắc bệnh gút có bệnh sử gia đình về chứng bệnh này.  Có 3 vị trí gen liên qua đến khả năng xử lý axit uric của cơ thể và bệnh gút.  Một số người có người thân trong gia đình mắc bệnh gút thường có một loại protein (men) bị khiếm khuyết làm ảnh hưởng đến khả năng phân hủy chất purine của cơ thể.

Béo Phì

Các nhà nghiên cứu báo cáo một sự liên kết giữa cân nặng của cơ thể và hàm lượng axit uric.  Trong một nghiên cứu ở Nhật, những người quá cân có tỉ lệ bị tăng axit uric huyết gấp 2 đến 3 lần những người có cân nặng khỏe mạnh.  Trẻ em bị béo phì có thể có nhiều nguy cơ bị bệnh gút khi thành niên.

Sử Dụng Thuốc

Các loại thuốc lợi tiểu có chất thiazide là những “viên nướcwater pill" được dùng để điều trị bệnh cao máu.  Các loại thuốc này có nhiều nguy cơ gây ra bệnh gút.  Một số lớn bệnh nhân lớn tuổi phát triển bệnh gút báo cáo đã sử dụng thuốc lợi tiểu (diurectics).

Một số loại thuốc khác có thể làm tăng hàm lượng axit uric và tạo ra nguy cơ mắc bệnh gút.  Các loại thuốc này bao gồm:

-      Aspirin – sử dụng liều lượng thấp thuốc aspirin có thể làm giảm khả năng bài tiết axit uric và do đó làm tăng cơ hội bị tăng axit uric huyết.  Đây có thể là một vấn đề đối với người cao tuổi sử dụng thuốc aspirin liều lượng thấp (81 mg) để bảo vệ chống lại bệnh tim.
-      Niacin (được dùng để trị các vấn đề về cholesterol)
-      Pyrazinamide (được dùng để trị bệnh laotuberculosis)

Thức Uống Có Cồn

Uống quá nhiều thức uống có cồn (alcohol) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút.  Bia là một loại thức uống có cồn liên quan chặt chẽ với bệnh gút, kế đến là các loại rượu mạnh (spirits).  Tiêu thụ vừa phải các loại rượu nhẹ xem ra không làm tăng nguy cơ phát triển bệnh gút.

Sử dụng thức uống có cồn liên quan mật thiết đến bệnh gút ở thanh niên.  Uống quá nhiều bia rượu đặc biệt làm tăng hàm lượng axit uric.  Thức uống có cồn xem ra không gây ảnh hưởng nhiều ở các bệnh nhân cao tuổi, đặc biệt ở những phụ nữ có bệnh gút.

Thức uống có cồn làm tăng hàm lượng axit uric theo 3 cách thức sau đây:

-      Cung cấp thêm nguồn purine có trong thức uống này (purine là hợp chất tạo thành axit uric).
-      Tăng cường khả năng sản sinh axit uric của cơ thể
-      Can thiệp vào khả năng bài tiết axit uric của thận

Tiếp Xúc Với Chì

Sự tiếp xúc thường xuyên trong công việc với chì có liên quan đến sự tích tụ axit uric và tỉ lệ cao mắc bệnh gút.

Cấy Ghép Cơ Quan

Tiến trình ghép thận tạo ra một nguy cơ cao bị suy thận (renal insufficiency) và bị bệnh gút.  Ngoài ra, các tiến trình cấy ghép khác, chẳng hạn như tim và gan, cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh gút.  Bản thân tiến trình tạo ra nguy cơ bị bệnh gút cũng như loại thuốc cyclosporine được dùng để ngăn ngừa tình trạng bài kháng bộ phận được ghép.  Cyclosporine cũng tương tác với indomethacin, một loại thuốc thông thường trị bệnh gút.


Kidney: thận
Calyces: các đài thận
Renal pelvis: bể thận
Medulla: tủy thận
Cortex: vỏ thận
Ureter: niệu quản
Renal vein: tĩnh mạch thận
Renal artery: động mạch thận

Thận chịu trách nhiệm loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể, kiểm soát sự cân bằng chất điện phân và huyết áp, cũng như kích thích quá trình sản sinh hồng cầu (tế bào máu đỏ).



Các Chứng Bệnh Khác

Việc điều trị một số chứng bệnh khác có thể tạo ra sự gia tăng đáng kể axit uric trong máu, và do đó gây ra cơn bệnh gút tấn công.  Các chứng bệnh này bao gồm:

-      Bệnh bạch cầu
-      U lym phô ác tính
-      Bệnh vẩy nến



0 comments:

Post a Comment