CHẨN ĐOÁN
Bước đầu tiên trong việc chẩn đoán là kiểm tra sức khỏe để xác định xem bệnh nhân có các triệu chứng bị thiếu máu và các biến chứng không. Bởi vì chứng thiếu máu có thể là triệu chứng đầu tiên của một căn bệnh nghiêm trọng, do đó, việc xác định nguyên nhân là hết sức quan trọng. Điều này có thể khó khăn, đặc biệt ở những người cao tuổi, thiếu dinh dưỡng, hoặc những người bị các chứng bệnh mãn tính, mà chứng thiếu máu của họ có thể do một hoặc nhiều yếu tố gây ra. Một bệnh sử chi tiết của cá nhân, và bản báo cáo về chế độ ăn uống nên cho biết:
- Bệnh sử của cá nhân hoặc của gia đình về chứng thiếu máu
- Bệnh sử về bệnh túi mật, vàng da, hoặc sưng lá lách
- Tình trạng xuất huyết nhiều trong kỳ kinh ở phụ nữ
- Tình trạng có máu trong phân hoặc các dấu hiệu khác về nội xuất huyết. (Cho dù bệnh nhân chưa có dấu hiệu bị tình trạng xuất huyết, nhưng có thể xuất hiện tình trạng chảy máu mà mắt thường không nhìn thấy, do đó có thể cần đến một cuộc xét nghiệm về trực tràng và phân)
- Báo cáo về chế độ ăn uống, đặc biệt ở những người cao tuổi, thu nhập thấp, hoặc cả hai
Bác sĩ nên kiểm tra bệnh nhân một cách cẩn thận, đặc biệt là kiểm tra các hạch bạch huyết bị sưng, lá lách bị sưng, màu da nhợt nhạt và màu sắc của móng tay.
Bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một cuộc xét nghiệm kiểm tra số lượng tế bào máu (complete blood count test) để xác định sự hiện diện của chứng thiếu máu. Các xét nghiệm máu khác về hàm lượng chất sắt cũng được thực hiện.
Kiểm Tra Số Lượng Tế Bào Máu
Kiểm tra số lượng tế bào máu (complete blood count – CBC) là một phần trong số các xét nghiệm có chức năng đo số lượng các hồng cầu, bạch cầu, và các tiểu cầu. Đối với việc chẩn đoán chứng thiếu máu, xét nghiệm này cung cấp các thông tin quan trọng về kích thước, thể tích, và hình dạng của các hồng cầu (erythrocyte). Các kết quả của xét nghiệm này sẽ bao gồm các số liệu về hemoglogin, tỉ lệ thể tích huyết cầu (hematocrit), và thể tích hồng cầu trung bình (mean corpuscular volume) [= (tỉ lệ thể tích huyết cầu × 10) ÷ số lượng ước tính các hồng cầu].
Hemoglobin. Hemoglobin là một thành phần hỗ trợ chất sắt và vận chuyển khí oxi của các hồng cầu. Mức độ hemoglobin bình thường thay đổi theo độ tuổi và giới tính. Chứng thiếu máu thường xuất hiện khi mật độ hemoglobin xuống thấp dưới 11 g/dL đối với phụ nữ mang thai, 12 g/dL đối với phụ nữ không mang thai, và 13 g/dL đối với đàn ông.
Mức độ nghiêm trọng của chứng thiếu máu được phân loại bởi các phạm vi mật độ hemoglobin sau đây:
- Chứng thiếu máu nhẹ (mild anemia) được chẩn đoán khi mức hemoglobin nằm giữa 9,5 – 13,0 g/dL
- Chứng thiếu máu tương đối (moderate anemia) được chẩn đoán khi mức hemoglobin nằm giữa 8,0 – 9,5 g/dL
- Chứng thiếu máu nghiêm trọng (severe anemia) được chẩn đoán khi mức hemoglobin dưới 8,0 g/dL
Tỉ lệ thể tích huyết cầu. Là tỉ lệ máu bao gồm các hồng cầu. Những người có thể tích huyết thanh cao (thành phần chất lỏng trong máu) có thể bị thiếu máu cho dù số lượng các tế bào máu của họ là bình thường, bởi vì các tế bào máu bị hòa tan. Giống như hemoglobin, một tỉ lệ thể tích huyết cầu bình thường phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính. Phạm vi bị chứng thiếu máu tương ứng với tỉ lệ thể tích huyết cầu (hematocrit) thường ở các mức sau đây:
- Trẻ em từ 6 tháng – 5 tuổi: Thấp hơn 33%
- Trẻ em 5 tuổi: dưới 35%
- Trẻ em từ 12 – 15 tuổi: Thấp hơn 36%
- Đàn ông thành niên: Thấp hơn 39%
- Phụ nữ thành niên không mang thai: Thấp hơn 36%
- Phụ nữ thành niên mang thai: Thấp hơn 33%
Các chỉ số hemoglobin chẳng hạn như khối lượng hemoglobin trung bình trong mỗi hồng cầu (mean corpuscular hemoglobin – MCH) và nồng độ hemoglobin trong một thể tích nén các hồng cầu (mean corpuscular hemoglobin concentration - MCHC) cũng có thể được đo lường.
Thể tích hồng cầu trung bình. Là số đo kích thước trung bình các hồng cầu. Thể tích này gia tăng khi kích thước các hồng cầu trở nên lớn hơn bình thường (macrocytic) và giảm xuống khi kích thước các hồng cầu trở nên nhỏ hơn bình thường (microcytic). Các hồng cầu có kích thước lớn hơn bình thường có thể là dấu hiệu của chứng thiếu máu do tình trạng thiếu vitamin B12 gây ra, trong khi đó, các hồng cầu có kích thước nhỏ hơn bình thường sẽ là dấu hiệu của chứng thiếu máu do thiếu chất sắt gây ra hoặc chứng thiếu máu Địa Trung Hải.
Các Xét Nghiệm Máu Khác Kiểm Tra Mức Độ Chất Sắt
Xét Nghiệm Ferritin Huyết Thanh. Ferritin là một protein liên kết với sắt và giúp dự trữ chất sắt trong cơ thể. Hàm lượng ferritin thấp thường ám chỉ hàm lượng chất sắt dự trữ bị giảm xuống. Các giá trị ferritin ở mức bình thường là khoảng 12 – 300 ng/mL đối với đàn ông, và 12 – 150 ng/mL đối với phụ nữ. Hàm lượng ferritin thấp hơn mức bình thường là dấu hiệu của chứng thiếu máu do thiếu chất sắt gây ra, trong khi đó, hàm lượng ferritin cao hơn mức bình thường có thể cho thấy bị chứng thiếu máu hủy hồng cầu (hemolytic anemia), chứng thiếu máu hồng cầu khổng lồ (megaloblastic anemia), hoặc chứng thiếu máu của căn bệnh mãn tính.
Xét Nghiệm Chất Sắt Huyết Thanh. Xét nghiệm này đo số lượng chất sắt trong máu. Một xét nghiệm bình thường có số đo là 60 – 170 mcg/dL. Số đo thấp có thể cho thấy bị chứng thiếu máu do thiếu chất sắt hoặc chứng thiếu máu của căn bệnh mãn tính, trong khi đó số đo cao hơn có thể là dấu hiệu của chứng thiếu máu hủy hồng cầu hoặc tình trạng thiếu vitamin B12.
Khả Năng Liên Kết Chất Sắt Toàn Bộ. Xét nghiệm này đo hàm lượng chất transferrin trong máu. Transferrin là một protein vận chuyển chất sắt trong máu. Xét nghiệm này đo hàm lượng oxi mà chất transferrin đang vận chuyển trong cơ thể. Hàm lượng transferrin cao hơn mức bình thường là một dấu hiệu của chứng thiếu máu do thiếu chất sắt. Hàm lượng transferrin thấp hơn mức bình thường có thể cho thấy bị chứng thiếu máu của căn bệnh mãn tính, chứng thiếu máu tế bào hình liềm, chứng thiếu máu mãn tính, hoặc chứng thiếu máu hủy hồng cầu.
Xét Nghiệm Đếm Hồng Cầu Chưa Trưởng Thành. Số lượng các hồng cầu chưa trưởng thành phản ánh mức độ sản sinh hồng cầu. Mức tối đa trung bình là khoảng 100000/mL. Số lượng thấp, mà tình trạng xuất huyết không phải là nguyên nhân, cho thấy có vấn đề trong quá trình sản sinh hồng cầu trong tủy xương. Số lượng hồng cầu chưa trưởng thành cao bất thường cho thấy rằng các hồng cầu đang bị tiêu diệt với số lượng lớn, đồng thời cho thấy bị chứng thiếu máu hủy hồng cầu. Nghiên cứu mới đây cho thấy rằng xét nghiệm hàm lượng hemoglobin trong hồng cầu chưa trưởng thành (reticulocyte hemoglobin content (CHr) test) có thể chính xác hơn xét nghiệm hemoglobin thông thường trong việc phát hiện tình trạng thiếu chất sắt ở trẻ sơ sinh.
Các Xét Nghiệm Thiếu Vitamin. Là các xét nghiệm kiểm tra hàm lượng vitamin B12 và axit folic.
Các Xét Nghiệm Chẩn Đoán Khác
Nếu tình trạng nội xuất huyết bị nghi ngờ là nguyên nhân gây ra chứng thiếu máu, thì đường tiêu hóa thường bị nghi ngờ là nguyên nhân đầu tiên. Việc chẩn đoán trong các trường hợp này thường được thực hiện nếu bệnh nhân nhận thấy có máu trong phân, có thể có màu đen và giống như hắc ín hoặc có sọc đỏ. Tuy nhiên, thông thường tình trạng chảy máu xuất hiện nhưng không rõ ràng. Nếu xảy ra tình trạng như thế, các xét nghiệm về phân cần được thực hiện. Có thể cần thêm các xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng xảy ra gây hậu quả. Phương pháp nội soi (trong đó người ta sử dụng một ống sợi quang để nhìn thấy bên trong đường ruột và bao tử) rất có ích đối với nhiều bệnh nhân, đặc biệt khi nguyên nhân gây ra tình trạng xuất huyết không rõ ràng. Phương pháp soi kết tràng có thể cũng được khuyến khích thực hiện để loại trừ bệnh ung thư trực tràng và kết tràng.
Nếu chế độ ăn uống của bệnh nhân có ít chất sắt và các nguyên nhân khác không được thành lập khi sử dụng các phương pháp không tốn kém hoặc không xâm lấn (noninvasive), thì bệnh nhân có thể chỉ cần thử sử dụng các loại thực phẩm chức năng có chất sắt mỗi tháng. Nếu các loại thực phẩm này không mang lại hiệu quả, thì có thể cần thêm những đánh giá điều trị.
0 comments:
Post a Comment