Friday, February 27, 2015

BỆNH ZONA - BỆNH GIỜI LEO - GIỜI ĂN - GIỜI BÒ (SHINGLES) - Do LQT Biên Dịch


CÁC BIẾN CHỨNG CÓ THỂ XẢY RA

Bệnh thủy đậu (đậu mùa, trái rạ) hiếm khi gây ra các biến chứng, nhưng không có nghĩa là luôn luôn vô hại.  Bệnh này có thể làm cho bệnh nhân nhập viện, và trong các trường hợp hiếm, có thể gây tử vong.  Một cách may mắn là, nhờ vắcxin được đưa vào sử dụng năm 1995, các trường hợp nhập viện đã giảm xuống gần 90%, và chỉ có một vài trường hợp tử vong do bệnh thủy đậu.

Người thành niên có nhiều nguy cơ bị tử vong do bệnh thủy đậu (đậu mùa, trái rạ) nhất, kế đến là trẻ sơ sinh.  Nam giới (trẻ nam và đàn ông) có nhiều nguy cơ bị bệnh thủy đậu nghiêm trọng hơn so với phụ nữ.  Trẻ em bị nhiễm bệnh thủy đậu từ các thành viên trong gia đình sẽ có nhiều nguy cơ bị bệnh nặng hơn so với các trường hợp bị nhiễm bệnh từ bên ngoài.  Trẻ em càng nhiều tuổi, thì nguy cơ bị bệnh nặng càng cao.  Tuy nhiên, ngay cả trong bối cảnh này, bệnh thủy đậu hiếm khi phát triển thành tình trạng nghiêm trọng ở trẻ em.  Có các yếu tố khác tạo ra nguy cơ cao bị các biến chứng của bệnh thủy đậu cho các bệnh nhân.

Tình Trạng Tái Phát Bệnh Thủy Đậu và Tái Kích Hoạt Dưới Dạng Bệnh Zona

Tái Phát Bệnh Thủy Đậu.  Tình trạng tái phát bệnh thủy đậu (đậu mùa, trái rạ) có thể xảy ra, nhưng không phổ biến.  Một cơn phát bệnh thủy đậu thường có nghĩa là được miễn dịch suốt đời đối với cơn phát bệnh thứ hai.  Tuy nhiên, những người bị nhiễm bệnh nhẹ có thể có nhiều nguy cơ bùng phát bệnh trong tương lai.

Tái Kích Hoạt Virut Dưới Dạng Bệnh Zona (Herpes Zoster).  Biến chứng lâu dài chính của bệnh thủy đậu là tình trạng tái kích hoạt virut herpes zoster, sau đó phát triển thành bệnh zona (giời leo, giời ăn, giời bò).  Bệnh zona xảy ra trong khoảng 20% những người đã từng mắc bệnh thủy đậu.

Các Biến Chứng Đặc Trưng Của Bệnh Thủy Đậu (Đậu Mùa, Trái Rạ)

Bên cạnh tình trạng ngứa, các biến chứng dưới đây rất hiếm khi xảy ra.

Ngứa.  Tình trạng ngứa, biến chứng phổ biến nhất của bệnh thủy đậu, có thể gây ra cảm giác khó chịu, đặc biệt đối với các trẻ nhỏ.  Có một số phương pháp trị liệu tại nhà có thể giúp giảm bớt cảm giác khó chịu này. 

Nhiễm Trùng Lần Thứ Hai Và Hình Thành Sẹo.  Các vết sẹo nhỏ có thể hình thành sau khi mọc da non (vảy mụn đã bị rụng hết), nhưng các vết sẹo này sẽ tan biến trong vòng vài tháng.  Trong một số trường hợp, tình trạng nhiễm trùng thứ hai có thể phát triển ở những chỗ bệnh nhân đã gãi qua.  Tình trạng nhiễm trùng này thường do vi khuẩn Staphylococcus aureus hoặc vi khuẩn Streptococcus pyogenes gây ra.  Tình trạng nhiễm trùng này có thể gây ra các vết sẹo vĩnh viễn.  Các trẻ em bị bệnh thủy đậu (đậu mùa, trái rạ) có rất nhiều nguy cơ bị biến chứng này hơn so với những người thành niên, có lẽ bởi vì trẻ em thường hay gãi khi bị ngứa.

Nhiễm Trùng Tai.  Một số trẻ có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng tai do bệnh thủy đậu hơn.  Biến chứng này rất hiếm khi gây ra tình trạng mất thính lực (hearing loss: mất khả năng nghe).


Infection in middle ear: Nhiễm trùng ở tai giữa
Eardrum: Màng nhĩ

Nhiễm trùng tai giữa được gọi là otitis media.  Đây là một bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất ở trẻ em.  Khi nhiễm bệnh này, tai giữa sẽ bị đỏ, sưng lên, và bị viêm vì vi khuẩn tích tụ trong vòi Ót tát (Eustachian tube).





Nhiễm Khuẩn Lần Thứ Hai Do Một Loại Vi Khuẩn Khác.  Tình trạng nhiễm trùng lần thứ hai này (xảy ra ở trên da), do một nhóm vi khuẩn có tên A streptococcus gây ra, là một biến chứng nghiêm trọng phổ biến nhất của bệnh thủy đậu (tuy nhiên, biến chứng này cho đến nay vẫn hiếm khi xảy ra).  Tình trạng nhiễm trùng này thường diễn biến nhẹ, nhưng nó lây lan vào sâu trong lớp cơ, lớp mỡ, hoặc vào trong máu, và nó có thể gây tử vong.  Biến chứng này có thể gây ra các rối loạn nghiêm trọng, chẳng hạn như tình trạng nhiễm khuẩn ăn thịt người (necrotizing fasciitis), và hội chứng sốc chất độc(toxic shock syndrome - TSS).

Các triệu chứng bao gồm:

-      Sốt cao kéo dài hoặc tái phát
-      Nổi đỏ, đau nhức, và sưng ở da cũng như lớp mô dưới da

Viêm phổi.  Viêm phổi (pneumonia) bị nghi ngờ nếu những người mắc bệnh thủy đậu (đậu mùa, trái rạ) bị ho và thở gấp một cách bất thường.  Những người thành niên và các trẻ vị thành niên bị bệnh thủy đậu sẽ có nhiều nguy cơ bị viêm phổi.  Phụ nữ mang thai, người hút thuốc lá, và những người có các chứng bệnh nghiêm trọng sẽ có nhiều nguy cơ bị viêm phổi nếu họ đang mắc bệnh thủy đậu.  Trị liệu bằng oxy và truyền thuốc acyclovir qua tĩnh mạch là phương pháp điều trị chủ chốt cho biến chứng này.  Viêm phổi do bệnh thủy đậu có thể dẫn đến tình trạng sẹo phổi, mà có thể làm suy giảm quá trình trao đổi oxy vào những tuần sau đó, thậm chí kéo dài nhiều tháng.


Normal alveoli: Các phế nang bình thường
Pneumonia: Viêm phổi

Viêm phổi là tình trạng viêm các lá phổi do tình trạng nhiễm trùng gây ra.  Nhiều loại sinh vật khác nhau có thể gây viêm phổi, bao gồm vi khuẩn, virut, và nấm.  Viêm phổi là một chứng bệnh phổ biến ảnh hưởng đến hàng triệu người Hoa Kỳ mỗi năm.  Các triệu chứng của bệnh viêm phổi có thể nhẹ, hoặc rất nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong.  Mức độ nghiêm trọng tùy thuộc vào loại sinh vật gây bệnh viêm phổi, cũng như độ tuổi và tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Ảnh Hưởng Đến Não Và Hệ Thần Kinh Trung Ương

-      Viêm Não.  Viêm mô não (encephalitis), viêm màng thần kinh trung ương (meningitis), các bệnh nhiễm trùng hoặc tình trạng viêm hệ thần kinh trung ương, đã xuất hiện ở một số bệnh nhân bị thủy đậu, cả trẻ em và người thành niên.  Tình trạng này có thể rất nguy hiểm, thường gây hôn mê và thậm chí gây tử vong.  Một cách may mắn là, biến chứng này rất hiếm khi xảy ra.  Các triệu chứng biến đổi đa dạng.  Bệnh nhân có thể bị kích động mạnh, hoặc có thể mất khả năng phối hợp các cơ phận của cơ thể cũng như bị mất thăng bằng.
-      Đột Quỵ.  Mặc dù trẻ em rất hiếm khi bị đột quỵ (tai biến mạch máu não), nhưng một chứng bệnh có tên viêm thành mạch não (cerebral vasculitis: các mạch máu ở não bị viêm), được xem là có liên quan đến virut varicella-zoster.  Trong một số trường hợp, bệnh thủy đậu có thể là một yếu tố gây đột quỵ ở những người trẻ.

Các Ảnh Hưởng Trong Thời Gian Mang Thai.  Phụ nữ mang thai có rất ít nguy cơ bị bệnh thủy đậu (1 – 7 trường hợp trong 10 000 người).  Tuy nhiên, bệnh thủy đậu tạo ra nguy cơ viêm phổi đe dọa tính mạng cho các phụ nữ mang thai.  Tình trạng nhiễm trùng ở phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu cũng tạo ra 1 – 2% cơ hội lây nhiễm cho thai nhi đang phát triển, và đây là một tình trạng rất nghiêm trọng.  (Bệnh zona thậm chí còn hiếm khi xảy ra ở phụ nữ mang thai hơn, và hầu như không ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh trong các trường hợp đó).

Bệnh Thủy Đậu Bị Phát Tán.  Bệnh thủy đậu bị phát tán (disseminated varicella), phát triển sau khi virut lây lan đến các bộ phận trong cơ thể, diễn biến hết sức nghiêm trọng và là một vấn đề đáng lo ngại cho các bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu.  Hệ miễn dịch bị suy yếu là kết quả của các chứng bệnh như SIDA (AIDS), các chứng bệnh di truyền, hoặc sử dụng một số loại thuốc.  Ví dụ, bệnh thủy đậu bị phát tán xảy ra trong khoảng 35% số trẻ em bị bệnh thủy đậu và đang tiến hành trị liệu hóa học (chemotherapy).  Trong các trường hợp này, tỉ lệ tử vong là 7 – 30%.

Hội Chứng Reye.  Hội chứng Reye (Reye syndrome), một rối loạn gây ra tình trạng hủy hoại thận và não đột ngột và nguy hiểm, là một tác dụng phụ khi sử dụng thuốc aspirin ở trẻ em nhiễm bệnh thủy đậu hoặc cảm cúm.  Chứng bệnh này có thể làm cho bệnh nhân bị hôn mê và gây nguy hiểm đến tính mạng.  Các triệu chứng bao gồm phát ban, nôn mửa, và rối loạn tinh thần, bắt đầu khoảng 1 tuần sau khi chứng bệnh khởi phát.  Vì được cảnh báo nghiêm ngặt không nên cho trẻ em sử dụng thuốc aspirin, do đó, một cách may mắn là chứng bệnh này rất hiếm khi xảy ra. Không nên cho trẻ em bị nhiễm virut hoặc bị sốt sử dụng thuốc aspirin.  Thuốc acetaminophen (Tylenol) thích hợp được sử dụng để hạ sốt và giảm đau cho các bệnh nhân dưới 18 tuổi.

Các Biến Chứng Hiếm của Bệnh Thủy Đậu.  Các biến chứng vô cùng hiếm của bệnh thủy đậu bao gồm các vấn đề về đông máu và viêm dây thần kinh ở bàn tay và bàn chân.  Tình trạng viêm cũng có thể xảy ra ở các khu vực khác trong cơ thể, chẳng hạn như tim, tinh hoàn (testicles), gan, các khớp, hoặc thận.

Các Biến Chứng của Bệnh Zona (Giời Leo, Giời Ăn, Giời Bò)

Đau nhức.  Tình trạng đau nhức và khó chịu do nhiễm bệnh herpes zoster (giời leo, giời ăn, giời bò) là triệu chứng và biến chứng chính của bệnh này.  Cảm giác đau nhức thường diễn biến theo 1 trong các dạng sau đây:

-      Tiếp tục có cảm giác đau rát và đau nhức
-      Thỉnh thoảng bị đau xé da
-      Bị co cứng tương tự như bị điện giật

Các cảm giác này cũng có thể có cường độ cao hơn các phản ứng bình thường, được định nghĩa như sau:

-      Allodynialà cảm giác đau nhức do các yếu tố, chẳng hạn như quần áo hoặc một cơn gió chạm nhẹ vào, sự đau nhức này xảy ra từ sự kích thích rất nhẹ.
-      Hyperalgesialà một phản ứng đau nhức dữ dội hơn so với cảm giác đau nhức bình thường.

Cơn đau nhức thường trở nên nghiêm trọng vào ban đêm.  Các thay đổi về nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến sự đau nhức.  Cảm giác đau nhức có thể lan đến các khu vực bị virut zoster tấn công lúc ban đầu.  Trong đa số các trường hợp, cảm giác đau nhức không ảnh hưởng đến các sinh hoạt hàng ngày.  Tuy nhiên, thỉnh thoảng cơn đau nhức do bệnh herpes zoster (giời leo, giời ăn, giời bò) cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ, trạng thái tinh thần, công việc, và toàn bộ chất lượng cuộc sống.  Cơn đau nhức có thể làm cho bệnh nhân bị mệt mỏi, có cảm giác chán ăn, bị trầm cảm, cô lập với xã hội, và suy giảm chức năng hoạt động hàng ngày.

Ngứa.  Nhiều bệnh nhân báo cáo bị ngứa (postherpetic itch: ngứa sau khi nhiễm bệnh thủy đậu) như một triệu chứng chính, thay vì bị đau nhức.  Trong các trường hợp hiếm, tình trạng này có thể làm cho bệnh nhân bị mất khả năng hoạt động.

Đau Nhức Thần Kinh Hậu Herpes.  Đau nhức thần kinh hậu herpes (postherpetic neuralgia – PHN) là tình trạng đau nhức kéo dài trên một tháng sau khi nhiễm bệnh zona (giời leo, giời ăn, giời bò).  Đây là biến chứng nghiêm trọng phổ biến nhất của bệnh zona.  Người ta vẫn chưa rõ vì sao biến chứng này xuất hiện.  Có một số giả thuyết cho rằng:

-      Virut gây bệnh herpes zoster xuất hiện để tạo ra tình trạng viêm mãn tính ở dây thần kinh tủy sống, gây ra sự hủy hoại dài hạn, bao gồm hình thành sẹo thần kinh.
-      Các dây thần kinh bị tổn thương trong lần tấn công ban đầu có thể lành lại một cách không bình thường, và kích thích một phản ứng quá mức trong não, làm phát sinh cảm giác nhạy cảm hoặc đau nhức cao độ.

Ở những người nhiễm bệnh herpes zoster (giời leo, giời ăn, giời bò), nguy cơ phát triển biến chứng đau nhức thần kinh hậu herpes (PHN) có tỉ lệ trong khoảng 10 – 70%.  Tuy nhiên, thông thường nguy cơ này có nhiều khả năng xuất hiện với với tỉ lệ thấp.  Những người có hệ miễn dịch bị suy yếu xem ra không có nhiều nguy cơ xuất hiện biến chứng đau nhức thần kinh hậu herpes (PHN) hơn so với những người có hệ miễn dịch bình thường.

Sau đây là các yếu tố nguy cơ xuất hiện biến chứng đau nhức thần kinh hậu herpes (PHN):

-      Độ tuổi.  Đau nhức thần kinh hậu herpes ảnh hưởng khoảng 25% số bệnh nhân nhiễm bệnh zona trên 60.  Bệnh nhân càng cao tuổi, thì biến chứng này càng có nhiều khả năng kéo dài lâu hơn.  Biến chứng này ít xuất hiện ở những người dưới 50.
-      Giới tính.  Một số nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ có thể có nguy cơ bị đau nhức thần kinh hậu herpes (PHN) tương đối cao hơn so với nam giới
-      Bệnh Zona Diễn Biến Nghiêm Trọng.  Những người có các triệu chứng cảnh báo(prodromal symptom) hoặc bị đợt phát nặng (nổi nhiều mụn nước và đau nhức dữ dội) trong lần phát bệnh zona ban đầu cũng có nhiều nguy cơ bị đau nhức thần kinh hậu herpes (PHN).  Tỉ lệ này cũng tương đối cao ở những người bị nhiễm virut zoster ở mắt.

Trong đa số các trường hợp, chứng đau nhức thần kinh hậu herpes (PHN) sẽ biến mất trong 3 tháng.  Một số bác sĩ định nghĩa tình trạng đau nhức kéo dài sau khi nhiễm bệnh herpes zoster (giời leo, giời ăn, giời bò) là đau nhức thần kinh herpes bán cấp tính (subacute herpetic neuralgia) nếu nó kéo dài từ 1 – 3 tháng, và được xem là đau nhức thần kinh hậu herpes nếu nó kéo dài quá 3 tháng.  Các nghiên cứu báo cáo rằng chỉ có khoảng 10% số bệnh nhân bị đau nhức sau một năm.  Một cách đáng tiếc là, khi chứng đau nhức thần kinh hậu herpes (PHN) diễn biến nghiêm trọng và các phương pháp điều trị tỏ ra không hiệu quả, thì tình trạng đau nhức kéo dài và các cảm giác khác thường có thể làm cho bệnh nhân cảm thấy mất hy vọng và bị suy nhược tinh thần.

Nhiễm Trùng Lần Thứ Hai ở Các Mụn Nước.  Nếu khu vực có mụn nước không được giữ sạch sẽ và thường bị gãi, thì bệnh nhân có thể bị nhiễm vi khuẩn Streptococcus hoặc Staphylococcus.  Nếu tình trạng nhiễm khuẩn trở nên nghiêm trọng, thì sẹo có thể hình thành.

Hội Chứng Guillain-Barre.  Hội chứng này do các dây thần kinh bị viêm gây ra, và có liên quan đến một số virut, bao gồm virut herpes zoster.  Tay và chân của bệnh nhân sẽ cảm thấy rã rời, đau nhức, và thậm chí thỉnh thoảng có thể bị liệt.  Phần thân và mặt của bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng.  Các triệu chứng biến đổi từ nhẹ đến nghiêm trọng, đủ làm cho bệnh nhân phải nhập viện.  Chứng rối loạn này sẽ biến mất trong vòng vài tuần cho đến vài tháng.  Các loại virut herpes khác (cytomegalovirus và Epstein-Barr), hoặc vi khuẩn (Campylobacter) có thể có mối liên hệ chặt chẽ với hội chứng này hơn so với bệnh herpes zoster (giời leo, giời ăn, giời bò).

Ảnh Hưởng Đến Mặt và Tai

-      Hội Chứng Ramsay Hunt.  Hội chứng Ramsay Hunt (Ramsay Hunt Syndrome) xảy ra khi bệnh herpes zoster (giời leo, giời ăn giời bò) làm cho mặt bệnh nhân bị liệt, và ban đỏ nổi ở tai (herpes zoster oticus) hoặc ở miệng.  Các triệu chứng bao gồm đau nhức tai nghiêm trọng và mất khả năng nghe (hearing loss), nghe tiếng ù trong tai, mất khẩu vị, buồn nôn, nôn mửa, và choáng váng.  Hội chứng Ramsay Hunt cũng có thể gây viêm nhẹ ở não.  Tình trạng choáng váng có thể kéo dài vài ngày, hoặc thậm chí vài tuần, nhưng sau đó thường biến mất.  Mức độ nghiêm trọng của tình trạng mất thị lực biến đổi từ bán phần đến toàn phần.  Tuy nhiên, tình trạng này cũng thường biến mất.  Nhưng tình trạng liệt ở mặt có thể kéo dài mãi mãi.
-      Chứng Tê Liệt Bell.  Chứng tê liệt Bell (Bell’s palsy) là tình trạng liệt bán phần ở mặt.  Có một số dấu hiệu cho thấy rằng hội chứng này có thể tái kích hoạt virut herpes zoster, mặc dù không xuất hiện ban đỏ.

Thỉnh thoảng, rất khó nhận ra sự khác biệt giữa chứng tê liệt Bell và hội chứng Ramsay Hunt, đặc biệt ở các giai đoạn đầu.  Thông thường, hội chứng Ramsay Hunt có xu hướng nghiêm trọng hơn chứng tê liệt Bell.

Ảnh Hưởng Đến Não.  Viêm màng não (meningitis: hoặc viêm màng thần kinh trung ương) hoặc viêm mô não (encephalitis) là một biến chứng hiếm khi xảy ra ở những người nhiễm bệnh herpes zoster (giời leo, giời ăn, giời bò).  Chứng viêm mô não thường diễn biến nhẹ và biến mất trong một khoảng thời gian ngắn.  Trong các trường hợp hiếm, đặc biệt ở các bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu, biến chứng này có thể trở nên nghiêm trọng và thậm chí có thể gây tử vong.


The meninges are the membranes covering the brain and spinal cord: Meninges là các màng bao bọc não và tủy sống.
Dura mater (2 layers): Màng cứng lót bên trong vỏ não (2 lớp)
Arachnoid: Màng mỏng bao bọc não và tủy sống.  Nằm giữa màng dura mater và pia mater.
Pia mater: Màng chứa mạch máu, nằm trong cùng, bao bọc não và tủy sống.
Brain: Não

Các bộ phận của hệ thần kinh trung ương (não và tủy sống) được bao bọc bởi 3 lớp mô liên kết, có tên chung là màng thần kinh trung ương (meninges).  Bao gồm màng pia mater (gần với các cấu trúc của hệ thần kinh trung ương nhất), màng arachnoid và màng dura mater, các màng thần kinh trung ương này cũng cung cấp các mạch máu và chứa dịch não tủy (cerebrospinal fluid).  Đây là các cấu trúc có liên quan đến chứng viêm màng não (meningitis: hoặc viêm màng thần kinh trung ương), nếu nghiêm trọng, có thể trở thành viêm mô não (encephalitis).

Ảnh Hưởng Đến Đường Tiết Niệu.  Trong các trường hợp hiếm, bệnh herpes zoster (giời leo, giời ăn, giời bò) có thể lây nhiễm đến đường tiết niệu (urinary tract) và gây đi tiểu khó.  Tình trạng này chỉ là tạm thời nhưng các bệnh nhân bị đi tiểu khó có thể cần phải sử dụng ống thông tiểu.


Kidney: Thận
Renal pelvis: Bể thận
Ureter: Niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang)
Urinary bladder: Bàng quang (Bọng đái)
Urethra: Niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể)

Hệ thống tiết niệu của phụ nữ và nam giới tương đối giống nhau ngoại trừ chiều dài của niệu đạo.



Nhiễm Trùng ở Mắt.  Nếu bệnh zona (giời leo, giời ăn, giời bò) xảy ra ở mặt của bệnh nhân, thì cặp mắt sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm, đặc biệt nếu vết nhiễm trùng đi theo cạnh mũi.  Nếu cặp mắt bị nhiễm (herpes zoster ophthalmicus), thì một tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng có thể xảy ra mà rất khó điều trị và có thể ảnh hưởng đến thị lực (khả năng nhìn).  Các bệnh nhân SIDA (AIDS) có thể có nguy cơ đặc biệt bị nhiễm trùng giác mạc mắt mãn tính.


Iris: Tròng đen (mống mắt)
Pupil: Con ngươi (đồng tử)
Eyelid: Mí mắt
Sclera: cũng mạc (củng mạc)
Superior rectus muscle: Cơ thẳng trên
Superior oblique muscle tendon: Dây chằng cơ chéo trên
Retina: Võng mạc
Lens: Thấu kính mắt
Cornea: Giác mạc
Conjunctiva: Nội mạc mí mắt (màng lót bên trong mí mắt)
Inferior rectus muscle: Cơ thẳng dưới
Inferior oblique muscle: Cơ chéo dưới
Optic nerve: Dây thần kinh thị giác

Mắt là một cơ quan có chức năng nhìn, và là một khối cầu rỗng chứa đầy các chất dịch (humors).  Lớp ngoài hoặc tunic (củng mạc, hoặc tròng trắng, và giác mạc) được cấu tạo bởi chất xơ (sợi) và có chức năng bảo vệ.  Lớp giữa (choroid: màng trạch, ciliary body: cấu trúc vòng có lông, và tròng đen) có chứa mạch máu.  Lớp trong cùng (võng mạc) chứa các dây thần kinh và dây thần kinh hướng tâm (sensory).  Các chất dịch trong mắt được thấu kính mắt chia ra thành 2 khu vực: sau thấu kính (vitreous humor) và trước thấu kính (aqueous humor).  Bản thân thấu kính là một cấu trúc linh hoạt và được giữ chắc bằng các dây chằng, cho phép thấu khính thay đổi hình dạng để hội tụ ánh sáng vào võng mạc, và bản thân võng mạc chứa các tế bào thần kinh hướng tâm.

Bệnh herpes zoster (giời leo, giời ăn, giời bò) cũng có thể gây nhiễm trùng có tính hủy hoại nghiêm trọng ở võng mạc, có tên là hội chứng hoại tử võng mạc cấp tính sắp xảy đến (imminent acute retinal necrosis syndrome).  Trong các trường hợp này, bệnh nhân sẽ cảm thấy có những thay đổi về thị lực trong vòng vài tuần hoặc vài tháng sau khi bệnh herpes zoster đã được thuyên giảm.  Mặc dù biến chứng này thường xuất hiện sau khi bệnh herpes zoster lan đến mặt, nhưng nó cũng có thể xảy ra sau khi bệnh này phát ra ở bất cứ phần nào của cơ thể.  Trị liệu kịp thời bằng thuốc acyclovir thường có thể ngăn chặn được chứng bệnh lan ra, ít nhất là ở những người có hệ miển dịch khỏe mạnh.  Sử dụng thuốc acyclovir hoặc valacyclovir, một loại thuốc tương tự, đều có thể ngăn ngừa các biến chứng khác ở mắt, chẳng hạn như viêm nội mạc mí mắt (conjuncitivitis hoặc pink eye), viêm giác mạc, và tình trạng đau nhức.

Bệnh Herpes Zoster Bị Phát Tán.  Tương tự bệnh thủy đậu bị phát tán, bệnh herpes zoster (giời leo, giời ăn, giời bò) bị phát tán, có nghĩa là lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể, có thể rất nghiêm trọng và thậm chí có thể gây tử vong, đặc biệt nếu bệnh này ảnh hưởng đến phổi.  Những người có hệ miễn dịch bị suy yếu có nhiều nguy cơ nhất, với tỉ lệ khoảng 5 – 25%.  Biến chứng này rất hiếm khi xảy ra ở những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Trong các trường hợp rất hiếm, bệnh herpes zoster có liên quan đến hội chứng Stevens-Johnson (Stevens-Johnson syndrome), một chứng bệnh nghiêm trọng và lan rộng, trong đó các mụn nước bao phủ các màng nhầy và các khu vực rộng lớn của cơ thể.

Các Ứng Viên Có Nguy Cơ Cao Bị Các Biến Chứng của Bệnh Thủy Đậu, Bệnh Zona, và Cả Hai

Người Cao Tuổi.  Bệnh nhân càng cao tuổi, nguy cơ bị các biến chứng của bệnh thủy đậu hoặc bệnh zona càng cao.  Những người thành niên hút thuốc đặc biệt có nguy cơ cao bị viêm phổi do bệnh thủy đậu.

Các Bệnh Nhân Với Các Chứng Bệnh Nghiêm Trọng.  Những người có các chứng bệnh nghiêm trọng có thể có nguy cơ bị các biến chứng do virut varicella-zoster gây ra.  Các bệnh nhân có các chứng bệnh, chẳng hạn như bệnh Hodgkin, được cấy tủy xương hoặc tế bào gốc (stem cell), sẽ có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh herpes zoster (giời leo, giời ăn, giời bò) và các biến chứng của nó.

Phụ Nữ Mang Thai.  Phụ nữ mang thai bị nhiễm virut varicella-zoster, dưới dạng bệnh thủy đậu (đậu mùa, trái rạ) hoặc bệnh zona, có nhiều nguy cơ bị viêm phổi nghiêm trọng.

-      Trẻ sơ sinh có nguy cơ thấp hơn hoặc cao hơn phụ thuộc vào thời điểm người mẹ bị nhiễm bệnh.
-      Những người mẹ bị nhiễm bệnh thủy đậu trong thời kỳ đầu mang thai sẽ tạo ra nguy cơ dị tật ở trẻ sơ sinh tương đối cao.
-      Nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao nhất là khoảng 2%, thường xảy ra nếu người mẹ bị nhiễm bệnh thủy đậu trong khoảng từ tuần thứ 13 và tuần thứ 20.  Ngay cả trong các trường hợp như vậy, tình trạng dị tật bẩm sinh chỉ có thể phát sinh các dị thường nhẹ ở da.  Các dị tật nghiêm trọng hơn bao gồm kích thước đầu của trẻ sơ sinh nhỏ hơn bình thường, các vấn đề ở mắt, sinh không đủ cân, và thiểu năng tâm thần.
-      Nếu phụ nữ phát triển bệnh thủy đậu (không phải bệnh zona) trong vòng 5 ngày trước và 2 ngày sau khi sinh, trẻ sơ sinh sẽ có nguy cơ bị bệnh thủy đậu gây nguy hiểm đến tính mạng.

Trẻ Mới Sinh và Trẻ Dưới 1 Tuổi.  Bệnh thủy đậu (đậu mùa, trái rạ) ở trẻ mới sinh là một chứng bệnh có thể gây tử vong.  Mặc dù bệnh thủy đậu cũng vẫn có thể rất nguy hiểm đối với các trẻ em dưới 1 tuối (infant), nhưng đa số các trẻ này được bảo vệ bởi các kháng thể trong sữa của những người mẹ đã từng bị bệnh thủy đậu.  Các trẻ dưới 1 tuổi phát triển bệnh thủy đậu sẽ có nhiều nguy cơ bị bệnh zona (giời leo, giời ăn, giời bò) trong thời thơ ấu.  Tất cả các trẻ dưới 1 tuổi nên được tiếp xúc đôi chút với những người bị nhiễm bệnh thủy đậu.















0 comments:

Post a Comment