Saturday, February 28, 2015

TÌM HIỂU VỀ HỆ MIỄN DỊCH: CÁCH THỨC NÓ HOẠT ĐỘNG (UNDERSTANDING THE IMMUNE SYSTEM: HOW IT WORKS) - Do LQT Biên Dịch


CẤU TRÚC CỦA HỆ MIỄN DỊCH

Các cơ quan của hệ miễn dịch được bố trí khắp nơi trong cơ thể.  Các cơ quan này được gọi là các cơ quan dạng bạch huyết (lymphoid organ) vì chúng là nơi các tế bào bạch huyết cư trú, và các tế bào bạch huyết nhỏ này là các yếu tố quan trọng trong hệ miễn dịch.


Tonsils and adenoids: Amiđan và hạch hạnh nhân ở họng
Lymph nodes: Hạch bạch huyết
Appendix: Ruột thừa
Bone marrow: Tủy xương
Lymphatic vessels: Mạch bạch huyết
Thymus: Tuyến ức
Spleen: Lá lách
Peyer’s patches: Các phiến Peyer (các miếng khối u bạch huyết nhỏ)

The organs of the immune system are positioned throughout the body: Các cơ quan của hệ miễn dịch được bố trí khắp nơi trong cơ thể





Tủy xương, tổ chức mô mềm ở phần rỗng bên trong xương, là một nguồn dồi dào nhất sản sinh tất cả các tế bào máu, bao gồm các bạch cầu được dành riêng để trở thành các tế bào miễn dịch.  Tuyến ức là một cơ quan nằm phía sau xương ngực.  

Các tế bào bạch huyết được biết đến là các tế bào bạch huyết T (T lymphocytes), hoặc được gọi là “các tế bào T (T cells)”, trưởng thành trong tuyến ức và sau đó di chuyển đến các mô khác.  Các tế bào bạch huyết B, còn được gọi là các tế bào B, được kích hoạt và trưởng thành trong các tương bào, có chức năng sản sinh và tiết ra các kháng thể.


Incoming lymph vessel: Mạch bạch huyết đến
Paracortex: Vùng bao quanh lõi trong hạch bạch huyết
Cortex: Vỏ ngoài hạch bạch huyết
Outgoing lymph vessel: Mạch bạch huyết đi
Artery: Động mạch
Vein: Tĩnh mạch
Medulla: Lõi trong hạch bạch huyết
Follicle: Nang bạch huyết
Germinal center: Khu vực tăng sinh trung tâm nang bạch huyết

Hạch bạch huyết chứa vô số các cấu trúc chuyên biệt.  Các tế bào T (T cells) tập trung ở vùng bao quanh lõi trong hạch bạch huyết, các tế bào B (B cells) ở bên trong xung quanh khu vực tăng sinh trung tâm nang bạch huyết, và các tương bào (plasma cells) ở lõi trong hạch bạch huyết.

Các tế bào bạch huyết có thể di chuyển khắp nơi trong cơ thể thông qua các mạch máu.  Các tế bào này cũng có thể di chuyển thông qua một hệ thống các mạch bạch huyết mà gần như tương tự với các tĩnh mạch và các động mạch trong cơ thể. 

Các tế bào và các chất lỏng được trao đổi giữa các mạch máu và các mạch bạch huyết, giúp cho hệ thống bạch huyết (lymphatic system) theo dõi các vi sinh vật tấn công cơ thể.  Các mạch bạch huyết vận chuyển bạch huyết, là một chất lỏng trong suốt làm ngập các mô trong cơ thể.

Các hạch bạch huyết nhỏ có hình dạng hạt đậu được đính dọc theo các mạch bạch huyết, với các cụm hạch bạch huyết ở vùng cổ, nách, bụng, và háng.  Mỗi hạch bạch huyết chứa các khoang chuyên biệt, ở đó các tế bào miễn dịch tập hợp lại, và ở đó các tế bào này có thể sẽ chạm trán với các kháng nguyên.

Các tế bào miễn dịch, các vi sinh vật, và các phần tử lạ đi vào các hạch bạch huyết bằng các mạch bạch huyết đến hoặc bằng các mạch máu nhỏ li ti của các hạch bạch huyết.  Tất cả các tế bào bạch huyết thoát ra khỏi hạch bạch huyết bằng các mạch bạch huyết đi.  Sau khi đi vào máu, các tế bào này được vận chuyển đến các tổ chức mô khắp nơi trong cơ thể.  Chúng đi tuần tra khắp nơi để tìm kiếm các kháng nguyên lạ, sau đó từ từ trôi trở vào lại hệ thống bạch huyết, để bắt đầu một hành trình mới.

Lá lách là một cơ quan có hình dạng dẹp nằm ở góc trên bên trái của vùng bụng.  Tương tự như các hạch bạch huyết, lá lách chứa các khoang chuyên biệt, ở đó các tế bào miễn dịch tập hợp lại và hoạt động, đồng thời đóng vai trò của một trung tâm hội họp, ở đó các lực lượng phòng thủ của hệ miễn dịch chạm trán với các kháng nguyên.

Các khối mô bạch huyết khác được tìm thấy rải rác nhiều nơi trong cơ thể, đặc biệt là ở các niêm mạc của đường tiêu hóa, đường hô hấp và phổi, các khu vực này là các cổng vào cơ thể.  Các mô này bao gồm amiđan, hạch hạnh nhân ở họng, và ruột thừa.


Lymph node: Hạch bạch huyết
Lymphatic vessel: Mạch bạch huyết

Các tế bào miễn dịch và các phần tử lạ đi vào các hạch bạch huyết bằng các mạch bạch huyết đến hoặc bằng các mạch máu nhỏ li ti của các hạch bạch huyết.















TRỞ VỀ PHẦN MỤC LỤC




0 comments:

Post a Comment