Friday, February 27, 2015

CHỨNG THIẾU MÁU (ANEMIA) - Do LQT Biên Dịch


KIẾN THỨC TỔNG QUÁT

Chứng thiếu máu là tình trạng thiếu hụt bất thường các tế bào máu đỏ (hồng huyết cầu).  Các tế bào máu đỏ cung cấp khí oxy cho các mô của cơ thể.


Hình chụp từ kính hiển vi này cho thấy các tế bào máu đỏ (hồng huyết cầu) sau khi được tô màu bằng chất phản quang.











Chứng thiếu máu không phải là một căn bệnh đơn, mà là một tình trạng sức khỏe yếu kém, giống như sốt, có nhiều nguyên nhân gây ra và có nhiều dạng.  Các nguyên nhân gây ra chứng thiếu máu bao gồm thiếu dinh dưỡng, dị bệnh bẩm sinh, các tác dụng phụ liên quan đển việc sử dụng thuốc, và bệnh mãn tính.  Nó cũng có thể xuất hiện do mất máu từ chấn thương và nội xuất huyết, tình trạng các tế bào máu bị tiêu diệt, hoặc không sản sinh đủ các tế bào máu đỏ.  Tình trạng này có thể là tạm thời hoặc dài hạn, và có thể hiển thị dưới hình thức nhẹ hoặc nghiêm trọng.

Bài viết này tập trung vào 3 dạng bệnh thiếu máu phổ biến nhất:

-      Chứng thiếu máu do thiếu hụt chất sắt (iron deficiency anemia)
-      Chứng thiếu máu của chứng bệnh mãn tính (anemia of chronic disease – ACD)
-      Chứng thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ (gây ra bởi tình trạng thiếu hụt các loại vitamin B như axit folic, vitamin B12, hoặc cả hai)

Một số nguyên nhân và các dạng bệnh thiếu máu ít phổ biến hơn được đề cập trong một bản thông tin trong bài viết này.

Máu

Máu có hai thành phần chính:

-      Huyết thanh là một chất dịch trong suốt màu vàng có chứa các protein, các chất dinh dưỡng, kích thích tố, các chất điện phân, và các chất khác.  Huyết thanh chiếm khoảng 55% thể tích máu.
-      Các tế bào máu trắng, tế bào máu đỏ và các tiểu huyết cầu tạo nên phần còn lại của máu.  Các tế bào máu trắng là những yếu tố chống nhiễm trùng của cơ thể, còn các tiểu huyết cầu là những yếu tố cần thiết cho quá trình đông máu.  Tuy nhiên, các yếu tố quan trọng đối với chứng thiếu máu lại là các tế bào máu đỏ.

Các tế bào máu đỏ (hồng huyết cầu), có tên gọi là nguyên hồng cầu (erythrocytes), mang oxy đi khắp cơ thể để nuôi dưỡng các mô tế bào và duy trì sự sống.  Các tế bào máu đỏ có số lượng nhiều nhất trong cơ thể chúng ta.  Đàn ông có khoảng 5,2 triệu tế bào máu đỏ trên một milimet khối máu, và phụ nữ có khoảng 4,7 triệu tế bào máu đỏ trên một milimet khối máu.

Hemoglobin và Chất Sắt

Mỗi tế bào máu đỏ chứa khoảng 280 triệu phân tử hemoglobin.  Hemoglobin là một phân tử phức tạp, và nó là một thành phần quan trọng nhất của tế bào máu đỏ.  Hemoglobin được cấu tạo bởi protein (globulin) và một phân tử (heme), phân tử này kết dính với chất sắt.

Trong phổi, phân tử heme kết dính với oxy trong quá trình trao đổi khí cacbon đioxit (CO2).  Các tế bào máu đỏ mang oxy được vận chuyển đến các mô tế bào của cơ thể, ở đó phân tử hemoglobin giải phóng oxy trong quá trình trao đổi khí cacbon đioxit (CO2), và chu trình được lập lại.  Khí oxy được sử dụng trong ty lạp thể sản sinh ATP (mitochondria), là nguồn năng lượng trong tất cả các tế bào.

Các tế bào máu đỏ thường tuần hoàn trong máu khoảng 120 ngày trước khi chúng được phân hủy ở lá lách.  Đa số chất sắt được sử dụng trong hemoglobin có thể được tái sinh từ đó và được tái sử dụng.

Cấu Trúc và Hình Thể của Tế Bào Máu Đỏ

Các tế bào máu đỏ (hồng huyết cầu) là các tế bào cực nhỏ và có hình thể giống như ruột bánh xe rất nhỏ và linh hoạt.  Hình dáng độc đáo này tạo ra nhiều điều thuận lợi:

-      Nó tạo ra một diện tích tiếp xúc lớn để hấp thu khí oxy và khí cacbon đioxit.
-      Tính chất linh hoạt cho phép các hồng huyết cầu đi qua được các mao mạch (capillary), mao mạch là các mạch máu rất nhỏ và chúng kết nối các động mạch và tĩnh mạch với nhau.

Các hồng huyết cầu có hình dạng và kích thước khác thường thì thường sẽ bị tiêu diệt và bị loại bỏ.

Quá Trình Sản Sinh Tế Bào Máu (Erythropoiesis)

Quá trình thực sự tạo ra các tế bào máu đỏ được gọi là quá trình tạo hồng cầu (erythropoiesis).  (Trong tiếng Hy Lạp, erythro có nghĩa là “đỏ”, và poiesis có nghĩa là “tạo ra”).  Quá trình sản xuất, tái sinh, và điều tiết con số các tế bào máu đỏ diễn biến khá phức tạp và bao gồm nhiều bộ phận của cơ thể:

-      Cơ thể điều khiển một cách cẩn thận quá trình sản sinh các tế bào máu đỏ để có đủ số lượng tế bào mang theo khí oxy, nhưng không quá dư thừa, như vậy máu sẽ có độ đậm đặc hoặc dính chặt
-      Đa số khối lượng công việc của quá trình sản sinh hồng huyết cầu xảy ra ở tủy xương.  Ở các trẻ em dưới 5 tuổi, tất cả tủy xương của cơ thể được sử dụng để sản sinh các tế bào máu đỏ.  Khi một người đã có tuổi, các tế bào máu đỏ chỉ được sản xuất ở tủy của xương sống, xương sườn, và xương chậu.
-      Nếu cơ thể cần nhiều khí oxy hơn (ví dụ như đang ở độ cao), thì thận sẽ kích thích sự tiết ra kích thích tố erythropoietin (EPO), là một loại khích thích tố (hormone) hoạt động trong tủy xương để làm gia tăng quá trình sản sinh các tế bào máu đỏ.
-      Tuổi thọ của một tế bào máu đỏ là 90 – 120 ngày.  Gan và lá lách sẽ loại bỏ các tế bào máu đỏ có tuổi thọ cao ra khỏi máu.
-      Khi các tế bào máu đỏ có tuổi thọ cao bị phân hủy để bị loại bỏ, thì chất sắt được đưa trở lại vào tủy xương để sản sinh các tế bào mới.


Platelets: Các tiểu huyết cầu
White blood cells: Các tế bào máu trắng (bạch cầu)
Artery: Động mạch
Red blood cell: Tế bào máu đỏ (hồng huyết cầu)

Máu là một hỗn hợp của chất lỏng và tế bào.  Máu đưa khí oxy và các chất dinh dưỡng đến các mô tế bào của cơ thể, đồng thời loại bỏ các chất thải và khí cacbon đioxit ra khỏi cơ thể.



Red blood cell: Tế bào máu đỏ (hồng cầu)
Hemoglobin molecule: Phân tử hemoglobin
Heme: Phân tử Heme

Red blood cells contain several hundred hemoglobin molecules which transport oxygen: Hồng cầu chứa vài trăm phân tử hemoglobin có chức năng vận chuyển khí oxy

Oxygen binds to heme on the hemoglobin molecule: Khí oxy liên kết với phân tử heme trên phân tử hemoglobin.

Hemoglobin là một thành phần quan trọng nhất của các tế bào máu đỏ.  Nó được cấu tạo bởi một protein có tên là heme, protein này liên kết với oxy.  Trong phổi, khí oxy được trao đổi với khí cacbon đioxit.

Những sự bất thường về số đo hemoglobin của một cá nhân có thể cho thấy những thiếu sót trong sự quân bình về tế bào.  Cả hai số đo cao và thấp đều nói lên tình trạng mắc bệnh.
















0 comments:

Post a Comment