KIẾN THỨC TỔNG QUÁT
Hệ thống tiền đình (vestibular system) bao gồm những phần của tai trong và não có chức năng xử lý các thông tin thuộc về cảm giác gắn liền với việc kiểm soát sự thăng bằng của cơ thể và những chuyển động của mắt. Nếu bệnh tật hoặc thương tổn làm hủy hoại các khu vực xử lý này, thì có thể dẫn đến các rối loạn tiền đình. Các rối loạn tiền đình cũng có thể do các điều kiện môi trường hoặc di truyền gây ra hoặc làm tăng tính nghiêm trọng, hoặc có thể xảy ra mà không rõ nguyên nhân.
Hệ thống tiền đình ngoại vi là một phần không thể tách rời của cấu trúc xoắn ở tai trong (labyrinth), nằm trong nang tai(otic capsule) ở vùng cứng của xương thái dương (temporal bone).
Hệ thống tiền đình, hay còn được gọi là hệ thống thăng bằng, bao gồm 5 cơ quan tận cùng riêng biệt: 3 ống bán nguyệt (semicircular canal) có khả năng nhạy cảm với những chuyển động xoay vòng của đầu (angular acceleration) và hai cơ quan sỏi thính giác (otolith organ) có khả năng nhạy cảm với các chuyển động thẳng (linear acceleartion).
Cấu Trúc Xoắn Ở Tai Trong (Labyrinth)
Bony labyrinth: Cấu trúc xoắn dạng xương ở tai trong
Membranous labyrinth: Cấu trúc xoắn dạng màng ở tai trong
Perilymph: Chất dịch nằm ở khoảng không giữa cấu trúc xoắn dạng màng và cấu trúc xoắn dạng xương
Endolymph: Chất dịch nằm trong cấu trúc xoắn dạng màng ở tai trong
Superior semicircular canal: Ống bán nguyệt trên
Superior semicircular duct: Ống dẫn bán nguyệt trên
Vestibule: Khoang (ngăn, kênh) tiền đình
Cochlea: Ốc tai
Scala vestibuli: Kênh trên cùng ở ốc tai
Vestibular membrane: Màng tiền đình
Cochlear duct: Ống dẫn ốc tai
Spiral ligament: Dây chằng xoắn
Spiral organ: Cấu trúc xoắn của ốc tai chứa lông tai
Basilar membrane: Màng nền
Scala tympani: Kênh dưới cùng ở ốc tai
Nerve fibers: Các sợi thần kinh
Cochlear duct: Ống dẫn ốc tai
Round window: Cửa sổ tròn nằm giữa tai giữa và tai trong
Oval window: Cửa sổ bầu dục ở tai giữa
Ampullae: Nang ở ống bán nguyệt
Posterior semicircular duct: Ống dẫn bán nguyệt sau
Posterior semicircular canal: Ống bán nguyệt sau
Horizontal semicircular duct: Ống dẫn bán nguyệt ngang
Horizontal semicircular canal: Ống bán nguyệt ngang
Các ống bán nguyệt được tổ chức thành một bộ 3 cảm biến nằm thẳng góc; đó là, mỗi ống nằm thẳng góc với 2 ống kia. Trường hợp này tương tự như 3 cạnh của một cái hộp gặp nhau ở mỗi góc và vuông góc với nhau. Ngoài ra, mỗi ống có khả năng nhạy cảm tối đa với những chuyển động xoay vòng nằm trong mặt phẳng của ống này. Kết quả của cách sắp xếp này là 3 ống có thể định hướng và xác định biên độ của bất kỳ chuyển động xoay vòng nào của đầu. Các ống này được tổ chức thành các cặp có chức năng hoạt động, bằng cách này cả hai thành viên của một cặp nằm trong cùng một mặt phẳng. Bất cứ chuyển động xoay vòng nào trong mặt phẳng đó đều làm kích thích 1 thành viên và ức chế thành viên còn lại của một cặp.
Các cơ quan sỏi thính giác bao gồm thông nang ở tai trong (utricle) và tiểu nang của khoang tiền đình (saccule). Thông nang cảm nhận chuyển động ở mặt phẳng ngang (ví dụ: chuyển động tới lui, chuyển động trái phải, hoặc kết hợp cả hai chuyển động này). Còn tiểu nang cảm nhận các chuyển động ở mặt phẳng theo hướng thẳng đứng (ví dụ: chuyển động lên xuống).
Utricle: Thông nang ở tai trong
Saccule: Tiểu nang ở khoang tiền đình
Cochlea: Ốc tai
Ampullae: Nang ở ống bán nguyệt
Cupula: Cấu trúc hình chén
Semicircular canal: Ống hình bán nguyệt
Anterior canal: Ống trước
Lateral canal: Ống bên
Posterior canal: Ống sau
Các rối loạn tiền đình thường được chẩn đoán nhiều nhất bao gồm chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (benign paroxysmal positional vertigo - BPPV), viêm thần kinh tiền đình (vestibular neuritis hoặc labyrinthitis), bệnh Ménière, phù tích dịch nội bạch huyết thứ phát(secondary endolymphatic hydrops), lỗ rò ngoại dịch (perilymph fistula). Các rối loạn tiền đình cũng bao gồm nứt ống trên (superior canal dehiscence), u dây thần kinh thính giác (acoustic neuroma), tổn thương tai do thuốc hoặc chất hóa học (ototoxicity), phì đại cống tiền đình(enlarged vestibular aqueduct), và ảo giác chuyển động (mal de débarquement). Các vấn đề khác liên quan đến suy giảm chức năng tiền đình bao gồm chứng đau nửa đầu liên quan đến chóng mặt và các biến chứng từ các rối loạn tự miễn dịch cũng như các tình trạng dị ứng.
Tỷ Lệ Bệnh Lưu Hành và Tỷ Lệ Mắc Bệnh
Bởi vì có những khó khăn trong việc chẩn đoán và báo cáo chính xác các rối loạn tiền đình, cho nên các thống kê đánh giá mức độ phổ biến, tần suất xảy ra, và các tác động xã hội thay đổi rất lớn. Hơn nữa, các con số thống kê thấp nhất phản ánh rằng các rối loạn tiền đình xảy ra thường xuyên và có thể ảnh hưởng đến mọi nhóm tuổi.
Một nghiên cứu lớn mới đây về dịch tễ học ước tính rằng có khoảng 35% số người thành niên tuổi từ 40 trở lên ở Hoa Kỳ - khoảng 69 triệu người Mỹ - gặp phải một số dạng suy giảm chức năng tiền đình. Theo Viện Quốc Gia Hoa Kỳ về Điếc và Các Rối Loạn Trao Đổi Thông Tin Khác (National Institute on Deafness and Other Communication Disorders - NIDCD), có thêm khoảng 4% (8 triệu) người thành niên ở Hoa Kỳ báo cáo bị một rối loạn thăng bằng mãn tính, trong khi đó có thêm 1,1% (2,4 triệu) người báo cáo chỉ bị chứng chóng mặt mãn tính. Tám mươi phần trăm số người có độ tuổi từ 65 trở lên gặp phải tình trạng chóng mặt, và chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV), một dạng rối loạn tiền đình phổ biến nhất, là nguyên nhân gây ra 50% số trường hợp bị choáng váng ở người cao tuổi. Nhìn chung, chứng chóng mặt (vertigo) do một dạng rối loạn tiền đình là nguyên nhân gây ra khoảng 1 phần 3 trong toàn bộ các triệu chứng choáng váng và chóng mặt được báo cáo cho các chuyên gia y tế.
Các triệu chứng choáng váng mãn tính hoặc mất thăng bằng có thể có một tác động rất lớn đến khả năng thực hiện một hoặc nhiều hoạt động hàng ngày chẳng hạn như tắm, mặc quần áo, hoặc chỉ đơn giản đi quanh nhà của người tàn tật, ảnh hưởng đến 11,5% số người thành niên bị choáng váng mãn tính và 33,4% số người thành niên bị mất thăng bằng thường xuyên. Tác động mạnh mẽ của tình trạng choáng váng đến lĩnh vực kinh tế và xã hội đã được đánh giá quá thấp.
Các rối loạn tiền đình không chỉ ảnh hưởng đến người thành niên, mà chúng còn ảnh hưởng đến trẻ em. Đã từng được xem là rất hiếm xảy ra, các rối loạn tiền đình ở trẻ em đang được các bác sĩ đặc biệt chú ý như một vấn đề đã bị xem nhẹ. Bên cạnh vấn đề suy giảm khả năng phát triển kỹ năng kiểm soát chuyển động (motor development) và sự thăng bằng của cơ thể, rối loạn tiền đình có thể làm giảm khả năng nhìn chăm chú, do đó hạn chế kỹ năng học đọc của trẻ em. Mặc dù các rối loạn tiền đình ở trẻ em đã được chú ý đến, nhưng hiện nay trẻ em thường không được kiểm tra để phát hiện các tình trạng bệnh này, và kết quả là trẻ em thường không được điều trị cho các triệu chứng.
Nguồn bổ sung:
0 comments:
Post a Comment