ĐIỀU TRỊ
Điều Trị Bệnh Viêm Gan A
Viêm gan A thường tự khỏi và không cần phải điều trị. Bệnh nhân nên cố gắng nghỉ ngơi nhiều và tránh uống rượu cho đến khi hoàn toàn bình phục.
Điều Trị Bệnh Viêm Gan B
Không có loại thuốc nào có thể điều trị cho bệnh viêm gan B cấp tính. Các bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân nghỉ ngơi trên giường thật nhiều, uống nhiều chất lỏng, và có chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
Mặc dù không có phương thuốc nào để trị khỏi bệnh viêm gan B mãn tính, nhưng có nhiều loại thuốc kháng virut có thể trị liệu cho bệnh này. Không phải tất cả các bệnh nhân bị bệnh viêm gan B mãn tính đều cần phải dùng thuốc. Bệnh nhân nên được bác sĩ nội khoa hoặc bác sĩ chuyên môn (bác sĩ về đường ruột, bác sĩ về gan, hoặc bác sĩ về bệnh truyền nhiễm) tư vấn, các bác sĩ này có kinh nghiệm điều trị bệnh viêm gan B.
Bệnh nhân bị viêm gan B mãn tính nên được theo dõi thường xuyên để xem xét các dấu hiệu tiến triển của bệnh, hủy hoại gan, hoặc ung thư gan. Một điều cũng quan trọng là, bệnh nhân bị viêm gan B mãn tính nên tránh uống rượu bia, vì nó có thể làm tăng tình trạng hủy hoại gan. Bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ trước khi uống bất cứ loại thuốc không theo toa (over-the-counter medication) hoặc loại thuốc theo toa (prescription medication) hoặc các loại thảo dược (herbal supplement) nào. Một số loại thuốc (chẳng hạn như dùng liều cao thuốc acetaminophen) và các sản phẩm chức năng (kava) có thể làm tăng nguy cơ hủy hoại gan.
Nếu căn bệnh này tiến triển thành tình trạng suy gan, ghép gan có thể là một lựa chọn. Tuy nhiên, điều này không hiệu quả. Đối với các bệnh nhân bị viêm gan B, virut này thường tái xuất hiện trong lá gan mới được ghép. Tuy nhiên, việc tiêm kháng thể viêm gan B Ig (HepaGam B) có thể giảm bớt nguy cơ tái nhiễm sau khi ghép gan.
Điều Trị Bệnh Viêm Gan C
Trị liệu bằng thuốc kháng virut được dùng để điều trị cả hai dạng viêm gan C cấp tính và mãn tính. Đa số những người bị nhiễm virut viêm gan C sẽ phát triển thành dạng bệnh viêm gan C mãn tính. Cách điều trị thông thường cho bệnh viêm gan C mãn tính là trị liệu phối hợp dùng hai loại thuốc kháng virut, pegylated interferon và ribavirin. Các loại thuốc khác cũng có thể được sử dụng. Các bác sĩ thường sẽ khuyến khích việc điều trị bằng thuốc trừ khi có các yếu tố chống chỉ định đối với cách điều trị đó. (Xem phần “Các ứng viên được điều trị bằng thuốc interferon” trong mục SỬ DỤNG THUỐC).
Các bệnh nhân bị bệnh viêm gan C mãn tính nên được xét nghiệm kiểu gen để xác định phương pháp tiếp cận trị liệu. Viêm gan C có 6 kiểu gen (genotype) và bệnh nhân có các phản ứng khác nhau đối với thuốc tùy thuộc vào kiểu gen của họ. Ví dụ, các bệnh nhân có kiểu gen 2 hoặc 3 dễ điều trị gấp 3 lần so với các bệnh nhân có kiểu gen 1. Thời gian điều trị được đề xuất cũng tùy thuộc vào kiểu gen. Các bệnh nhân có kiểu gen 2 hoặc 3 thường có thời gian điều trị là 24 tuần trong khi đó các bệnh nhân có kiểu gen 1 được đề xuất điều trị trong khoảng thời gian là 48 tuần.
Các bệnh nhân được xem là khỏi hẳn nếu họ không còn dấu hiệu nào của virut viêm gan C khi được xét nghiệm trong 2 năm. Đối với đa số bệnh nhân được điều trị hiệu quả, thì mật độ virut trong máu sẽ mãi mãi không thể phát hiện. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể bị nhiễm trở lại sau khi được điều trị bằng thuốc.
Các bệnh nhân, phát triển thành bệnh xơ gan hoặc ung thư gan sau khi nhiễm bệnh viêm gan C mãn tính, có thể được ghép gan. Một cách đáng tiếc là, viêm gan C thường tái phát sau khi ghép gan, và có thể dẫn đến bệnh xơ gan đối với lá gan mới ở ít nhất 25% số bệnh nhân sau khi được ghép gan 5 năm. Tình trạng tái ghép gan cho các bệnh nhân bị tái phát bệnh viêm gan C là một vấn đề đang được tranh cãi.
Các bệnh nhân bị viêm gan C mãn tính nên tránh uống rượu bia vì như vậy có thể làm tăng tốc quá trình xơ gan và dẫn đến giai đoạn cuối của bệnh gan. Bệnh nhân cũng nên kiểm tra với bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc không theo toa và theo toa, hoặc các loại thảo dược. Một điều cũng quan trọng là các bệnh nhân bị nhiễm virut viêm gan C cần phải được xét nghiệm HIV, vì các bệnh nhân nhiễm cả hai loại virut HIV và virut viêm gan C sẽ phát triển bệnh gan nhanh hơn những người chỉ nhiễm virut viêm gan C.
Thảo Dược và Bệnh Gan
Các thảo dược phổ biến để chữa bệnh viêm gan bao gồm gừng, glycyrrhizin (một hợp chất có trong cam thảo), catechin (tìm thấy trong trà xanh), và chất silymarin (được tìm thấy trong cây kế sữa). Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy rằng các loại thảo dược này giúp ích cho việc chữa trị bệnh viêm gan hoặc các loại bệnh gan khác.
Cây kế sữa (milk thistle) được nghiên cứu nhiều nhất trong số các dược thảo này, và các bằng chứng về tác dụng của nó không được thống nhất. Một số nghiên cứu cho thấy rằng cây kế sữa có thể giúp cải thiện nồng độ men gan. Tuy nhiên, có các bài phê bình nghiêm khắc gần đây đã tìm thấy rằng loại dược thảo này không làm giảm bớt tỷ lệ tử vong từ bệnh gan do viêm gan B hoặc C gây ra.
Các bệnh nhân bị viêm gan nên lưu ý rằng một vài loại thảo dược có thể gây hủy hoại gan. Đặc biệt là, kava (một loại dược thảo được dùng để làm dịu đi sự lo lắng và căng thẳng) có thể nguy hiểm cho những người bị bệnh gan mãn tính. Các loại dược thảo khác có liên quan đến tình trạng hủy hoại gan bao gồm cây chaparral, nấm kombucha, cây tầm gửi (mistletoe), cây bạc hà hăng (pennyroyal), và một số cây thuốc bắc (Chinese herb).
Cấy Ghép Gan
Cấy ghép gan (liver transplantation) có thể được chỉ định cho các bệnh nhân bị xơ gan nghiêm trọng hoặc các bệnh nhân bị ung thư gan mà chưa lan ra các bộ phận khác ngoài gan.
Tỉ lệ sống sót 5 năm hiện nay sau khi cấy ghép là 55 – 80% tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau. Các bệnh nhân báo cáo rằng chất lượng cuộc sống và chức năng tâm lý đã được cải thiện sau khi cấy ghép gan.
Bệnh nhân nên xem xét các trung tâm y tế đã từng thực hiện trên 50 ca cấy ghép mỗi năm, cũng như có được các kết quả trên trung bình. Một cách đáng tiếc, có rất nhiều người đang cần cấy ghép mà số lượng gan được hiến thì không đủ.
0 comments:
Post a Comment