PHẪU THUẬT VÀ CÁC TIẾN TRÌNH XÂM LẤN
Bác sĩ nên cung cấp cho bệnh nhân các thông tin đáng tin cậy về việc trị liệu bằng thuốc cho chứng đau vùng thắt lưng và các chọn lựa tự chăm sóc trước khi thảo luận việc thực hiện phẫu thuật. Bệnh nhân nên hỏi bác sĩ về chứng cứ có lợi khi thực hiện phẫu thuật hoặc các trị liệu (không cần phẫu thuật) khác trong từng trường hợp riêng biệt của họ. Bệnh nhân cũng nên hỏi về hệ quả dài hạn của phương pháp trị liệu được đề xuất. Các cải thiện, nếu có, kéo dài trong bao lâu? Một điều nữa cần xem xét khi phẫu thuật là một chọn lựa, đó là toàn bộ tính chất an toàn của tiến trình được đề xuất, so sánh giữa các lợi ích ngắn hạn tiềm có khả năng và các lợi ích lâu dài.
Thông thường, bệnh nhân nên thử tất cả các trị liệu không cần phẫu thuật trước khi quyết định chọn lựa phẫu thuật. Các lý do phổ biến nhất để tiến hành phẫu thuật cho tình trạng đau vùng thắt lưng là thoát vị đĩa đệm và chứng hẹp cột sống. Đa số các bệnh nhân bị đau lưng sẽ không cần đến các trị liệu mang tính tấn công hoặc phẫu thuật.
Tuy nhiên, khi thích hợp, phẫu thuật có thể mang lại sự thuyên giảm đáng kể. Có nhiều phương pháp tiếp cận và nhiều tiến trình đang hiện hành hoặc đang được điều tra. Tuy nhiên, chỉ có một vài nghiên cứu có giá trị đang xác định xem phẫu thuật nào là tốt nhất, hoặc xác định xem có một tiến trình nào tốt hơn trị liệu không cần phẫu thuật.
Cũng nên lưu ý rằng phẫu thuật không phải lúc nào cũng cải thiện được kết quả, trong một số trường hợp, nó có thể làm cho kết quả xấu đi. Tuy nhiên, phẫu thuật có thể là một phương pháp tiếp cận hết sức hiệu quả cho một số bệnh nhân mà chứng đau lưng nghiêm trọng của họ khi được trị liệu bằng các phương pháp truyền thống không mang lại hiệu quả.
Thủ Thuật Cắt Bỏ Đĩa Đệm Đốt Sống
Thủ Thuật Cắt Bỏ Đĩa Đệm Đốt Sống (diskectomy) là một phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm mang bệnh. Tiến trình này giúp giảm bớt áp lực lên cột sống. Tiến trình này đã được thực hiện trong 40 năm qua, và hiện đang có các kỹ thuật ít xâm lấn (invasive - nội phẫu) được phát triển. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu đã được thực hiện để xác định tính hiệu quả thực sự của tiến trình này. Đối với các ứng viên thích hợp, tiến trình này tạo ra sự thuyên giảm nhanh hơn so với các trị liệu không phẫu thuật khác, nhưng các lợi ích lâu dài (trên 5 năm) vẫn chưa chắc chắn.
Thủ thuật cắt bỏ đĩa đệm đốt sống được khuyến khích thực hiện khi một đĩa đệm bị thoát vị, gây ra một trong các tình trạng sau:
- Đau hoặc tê chân nghiêm trọng hoặc kéo dài, làm cho người bệnh cảm thấy khó khăn trong việc thực hiện các công việc hàng ngày.
- Các cơ ở vùng chân dưới hoặc vùng mông bị đuối sức
- Mất khả năng kiểm soát việc đi tiêu và đi tiểu.
Đa số những người bệnh khác mắc chứng đau vùng thắt lưng hoặc đau vùng cổ, bị tình trạng tê, hoặc thậm chí đuối sức nhẹ thường không cần đến phẫu thuật khi được điều trị lần đầu tiên. Thông thường, có nhiều triệu chứng đau vùng thắt lưng do thoát vị đĩa đệm gây ra sẽ thuyên giảm hoặc biến mất theo thời gian, mà không cần đến phẫu thuật.
Lumbar vertebra: Đốt sống thắt lưng
Herniated part of disk is removed: Phần thoát vị của đĩa đệm bị cắt bỏ
Khi phần thạch mềm ở trung tâm của đĩa đệm đốt sống bị dồn qua phần bị suy yếu của một đĩa đệm, thì tình trạng này được gọi là bị trượt đĩa. Đa số những tình trạng trượt đĩa (thoát vị đĩa đệm) thường xảy ra ở vùng thắt lưng của cột sống. Thoát vị đĩa đệm là một trong các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đau vùng thắt lưng. Điểm quan trọng của việc điều trị là đầu tiên phải nghỉ ngơi cộng với việc sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm, theo sau là trị liệu vật lý. Nếu cơn đau và các triệu chứng vẫn tiếp tục, thì có thể sẽ cần đến phẫu thuật cắt bỏ phần bị thoát vị của đĩa đệm.
Vi PhẫuThuật Cắt Bỏ Đĩa Đệm Đốt Sống. Vi Phẫu Thuật Cắt Bỏ Đĩa Đệm Đốt Sống (microdiskectomy) là tiến trình phẫu thuật tiêu chuẩn hiện hành. Tiến trình này được thực hiện thông qua một vết mổ nhỏ (khoảng 1 – 1-1/2 inch). Các cơ ở lưng được nâng lên và được di chuyển ra khỏi cột sống. Sau khi xác định và di chuyển đầu dây thần kinh, bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bỏ mô đĩa đệm bị tổn thương ở bên dưới. Tiến trình này không làm thay đổi bất cứ cấu trúc nào hỗ trợ cho cột sống, bao gồm các khớp, dây chằng, và các cơ.
Các tiến trình khác ít xâm lấn hơn cũng được sử dụng, bao gồm thủ thuật cắt bỏ đĩa đệm nội soi (endoscopicdiskectomy), thủ thuật cắt bỏ đĩa đệm qua da (percutaneous diskectomy - PAD), và thủ thuật cắt bỏ đĩa đệm dùng tia laze (laserdiskectomy). Tuy nhiên, lợi ích lâu dài của các tiến trình này vẫn chưa được biết đến. Hiện chưa có chứng cứ cho rằng các tiến trình này tỏ ra hiệu quả bằng tiến trình vi thủ thuật cắt bỏ đĩa đệm tiêu chuẩn
Các Biến Chứng và Triển Vọng. Đa số bệnh nhân sẽ được thuyên giảm cơn đau và có thể di chuyển dễ dàng hơn sau khi thực hiện vi phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm đốt sống. Tình trạng tê và cảm giác bị châm nhẹ trong da (ngứa ran) của bệnh nhân sẽ được cải thiện hoặc biến mất. Cơn đau, tình trạng tê, hoặc đuối sức có thể KHÔNG được cải thiện hoặc mất đi nếu đĩa đệm gây hủy hoại dây thần kinh của bệnh nhân trước khi phẫu thuật.
Mô sẹo (thẹo) là một vấn đề tiềm tàng, vì nó có thể gây ra đau thắt lưng kéo dài sau đó. Các biến chứng khác của tiến trình phẫu thuật cột sống có thể bao gồm hủy hoại dây thần kinh và cơ, nhiễm trùng, và nhu cầu thực hiện thêm một cuộc phẫu thuật khác.
Các bệnh nhân thường đứng dậy và đi bộ ngay sau khi làm phẫu thuật đĩa đệm. Tuy nhiên, phải cần 4 đến 6 tuần để có thể hồi phục hoàn toàn. Tập thể dục nhẹ có thể được khuyến khích đầu tiên. Bắt đầu tập thể dục với cường độ cao trong vòng 4 – 6 tuần sau khi tiếp nhận phẫu thuật đĩa đệm lần đầu tiên xem ra giúp ích rất nhiều cho việc gia tăng tốc độ hồi phục. Thông thường, trị liệu vật lý ít khi cần đến hoặc hoàn toàn không cần đến.
Thủ Thuật Cắt Bỏ Cung Sau Đốt Sống (Mở Ống Sống)
Thủ Thuật Cắt Bỏ Cung Sau Đốt Sống (Laminectomy) là một loại phẫu thuật cắt bỏ phiến xương (hai phiến xương nhỏ cấu tạo nên một đốt sống), hoặc xương tạo gai ở lưng. Thủ Thuật Cắt Bỏ Cung Sau Đốt Sống mở rộng ống cột sống để cho các dây thần kinh ở cột sống hoặc tủy sống có thêm khoảng trống. Thủ thuật này thường được thực hiện kết hợp với thủ thuật cắt bỏ đĩa đệm đốt sống, thủ thuật nới rộng miệng ống cột sống, và thủ thuật nối đốt sống.
Thủ Thuật Cắt Bỏ Cung Sau Đốt Sống thường được tiến hành để điều trị chứng hẹp cột sống. Bạn và bác sĩ của bạn có thể quyết định khi nào bạn cần phải phẫu thuật cho trường hợp của bạn. Các triệu chứng của chứng hẹp cột sống thường trở xấu theo thời gian, nhưng điều này có thể xảy ra rất chậm. Khi các triệu chứng của bạn trở nên càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và việc làm của bạn, thì bạn có thể cần phải được phẫu thuật.
Thủ Thuật Cắt Bỏ Cung Sau Đốt Sống cho chứng hẹp cột sống thường sẽ có tác dụng thuyên giảm hoàn toàn hay phần nào các triệu chứng đối với nhiều bệnh nhân, nhưng thủ thuật này không luôn luôn thành công.
Các vấn đề về cột sống sau này có thể xảy ra cho tất cả các bệnh nhân sau khi thực hiện phẫu thuật cột sống. Nếu bạn đã từng tiếp nhận thủ thuật nối đốt sống (spinal fusion) và thủ thuật cắt bỏ cung sau đốt sống (laminectomy), thì phần cột sống bên trên và bên dưới chỗ nối sẽ có khả năng có vấn đề trong tương lai. Nếu bạn đã từng tiếp nhận từ 2 loại phẫu thuật lưng trở lên (chẳng hạn như thủ thuật cắt bỏ cung sau đốt sống và thủ thuật nối đốt sống), bạn có thể sẽ có nhiều khả năng gặp phải các vấn đề về lưng sau này.
Spinal cord: Tủy sống
Vertebral body: Thân đốt sống
Intervertebral disc: Đĩa đệm đốt sống
Cột sống được cấu tạo bởi các đốt sống mà chúng được tách riêng bởi các đĩa đệm.
Herniated disc: Đĩa đệm bị thoát vị
Spinal cord compression: Tủy sống bị chèn ép
Chứng đau cột sống vùng thắt lưng thường do các đĩa đệm đốt sống bị thoát vị, sự phát triển bất thường của các mỏm xương ở phần thân đốt sống (chồi xương), mà tình trạng này chèn ép các dây thần kinh cột sống, chấn thương, và do tình trạng thu hẹp ống cột sống bao quanh tủy sống gây ra.
Các triệu chứng của các chứng đau cột sống vùng thắt lưng bao gồm:
- cơn đau lan tỏa từ lưng đến vùng mông hoặc bắp đùi sau
- cơn đau làm ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày
- tình trạng đuối sức ở chân hoặc bàn chân
- tình trạng tê ở chân, bàn chân, hoặc các ngón chân
- mất khả năng kiểm soát việc đi tiểu
Quá trình phẫu thuật được thực hiện khi bệnh nhân đang ngủ mê và không có cảm giác đau (gây mê toàn phần). Một vết mổ được rạch trên phần thắt lưng, ngay chính giữa.
Removal of lamina: Thực hiện cắt bỏ phiến (một mảng mỏng hay một lớp mô mỏng)
Removal of disc: Thực hiện cắt bỏ đĩa đệm đốt sống
Vertebrae: Các đốt sống
Spinal cord: Tủy sống
Cung xương bao bọc tủy sống (phiến) được cắt bỏ (thủ thuật cắt bỏ cung sau đốt sống) và lớp mô mà gây áp lực lên dây thần kinh hay tủy sống cũng được cắt bỏ. Lỗ hở cho dây thần kinh đi qua có thể được mở rộng để tránh gây thêm áp lực lên dây thần kinh. Thỉnh thoảng, một miếng xương (xương ghép), bộ khung nhân tạo, hoặc hệ thống ốc vít hổ trợ có thể được dùng để tăng cường cho khu vực được phẫu thuật.
Pedicle screws are added to give strength to fusing vertebrae: Hệ thống ốc vít được gắn vào để tăng cường cho các đốt sống được kết nối.
Pedicle screw: Hệ thống ốc vít hỗ trợ
Pedicle screw placement: Lắp đặt hệ thống ốc vít hỗ trợ
Removed intervertebral disc: Đĩa đệm đốt sống được cắt bỏ
Các bệnh nhân thường cần đến trị liệu vật lý để hoàn thiện tính cơ động của cột sống sau khi phẫu thuật cột sống vùng thắt lưng. Các kết quả thay đổi tùy theo chứng bệnh được điều trị.
Một số tình trạng tái phát của chứng đau lưng và đau thần kinh tọa xảy ra ở khoảng 1 phần 2 đến 2 phần 3 số bệnh nhân sau khi tiến hành phẫu thuật. Các tiến trình giảm thiểu xâm lấn (nội phẫu) khác nhau đang được điều tra xem xét. Đối với chứng hẹp cột sống, phương pháp tiếp cận truyền thống là thủ thuật cắt bỏ cung sau đốt sống và cắt bỏ một phần khớp mặt (facet joint). Đang có tranh cãi về sự cần thiết của tiến trình nối đốt sống đi kèm với các tiến trình này. Chỉ có một số ít thử nghiệm ngẫu nhiên đã so sánh tiến trình này với trị liệu không cần đến phẫu thuật. Các kết quả của các thử nghiệm này cho thấy rằng trị liệu bằng phẫu thuật vẫn tốt hơn, ít nhất là trong khoảng 2 năm đầu sau khi phẫu thuật.
Thủ Thuật Nối Đốt Sống
Thủ thuật nối đốt sống (spinal fusion) là một tiến trình phẫu thuật nối các đốt sống mà các đốt sống này gây ra các vấn đề đau lưng cho bạn. Nối đốt sống có nghĩa là 2 mẫu xương được kết dính vĩnh viễn với nhau, do đó chúng không thể dịch chuyển khỏi nhau.
Thủ thuật nối đốt sống thường được thực hiện kết hợp với các tiến trình phẫu thuật cột sống khác, chẳng hạn như thủ thuật cắt bỏ đĩa đệm đốt sống (diskectomy), thủ thuật cắt bỏ cung sau đốt sống (laminectomy), hoặc thủ thuật nới rộng miệng ống cột sống (foraminotomy). Thủ thuật này được thực hiện để ngăn ngừa sự chuyển động ở bất cứ khu vực nào đó ở cột sống.
Phương pháp nối đốt sống được thực hiện cho các trường hợp sau:
- Chứng hẹp cột sống
- Thương tổn hoặc nứt (gãy) xương ở cột sống
- Cột sống bị suy yếu và không ổn định do nhiễm trùng hoặc do các khối u gây ra
- Trượt đốt sống (Spondylolisthesis), là tình trạng một đốt sống trượt về phía trước bên trên một đột sống khác
- Các tình trạng bị uốn cong bất thường, chẳng hạn như trong trường hợp của chứng vẹo cột sống (scoliosis) hoặc gù lưng (kyphosis)
Bác sĩ giải phẫu sẽ dùng một bộ phận ghép (chẳng hạn như xương) để giữ (hoặc nối) các đốt xương lại với nhau một cách vĩnh viễn. Có một vài phương pháp khác nhau để nối các đốt sống với nhau:
- Các mảnh vật liệu ghép xương có thể được đặt lên phần lưng của cột sống
- Vật liệu ghép xương có thể được chèn giữa các đốt sống
- Những bộ khung đặc biệt có thể được đặt vào giữa các đốt sống. Những bộ khung này có chứa vật liệu ghép xương.
Bác sĩ giải phẫu có thể lấy bộ phận ghép từ những chỗ khác nhau:
- Từ một bộ phận khác trong cơ thể bạn (thường là xung quanh xương chậu của bạn). Tiến trình này được gọi là ghép tự thân (autograft). Bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện một vết cắt nhỏ ở hông của bạn và lấy ra một bộ phận xương nào đó từ vành sau của khung chậu.
- Từ một ngân hàng xương, trong một tiến trình gọi là ghép cùng loài (allograft).
- Một loại xương tổng hợp cũng có thể được sử dụng, nhưng vẫn chưa được phổ biến.
Các đốt sống thường cũng được điều chỉnh lại với nhau bằng ốc vít, dĩa, hoặc bộ khung. Các thiết bị này được sử dụng để giữ cho các đốt sống không di chuyển cho đến khi các bộ phận xương ghép hoàn toàn được lành lại.
Các vấn đề về cột sống trong tương lai có thể xảy ra cho tất cả các bệnh nhân sau khi thực hiện phẫu thuật cột sống. Sau khi thực hiện thủ thuật nối đốt sống (spinal fusion), thì khu vực được nối với nhau có thể không dịch chuyển được nữa. Do đó, phần cột sống nằm trên và dưới chỗ nối sẽ có nhiều khả năng bị đè nén khi cột sống di chuyển, và vì thế tạo ra các vấn đề sau này. Ngoài ra, nếu bạn đã từng tiếp nhận 2 loại phẫu thuật lưng trở lên (chẳng hạn như thủ thuật cắt bỏ cung sau đốt sống và thủ thuật nối đốt sống), bạn có thể sẽ có nhiều khả năng gặp phải các vấn đề về lưng trong tương lai.
Vertebral body: Thân đốt sống
Intervertebral disc: Đĩa đệm đốt sống
Spinal cord: Tủy sống
Đốt sống là các loại xương cấu tạo nên cột sống, và cột sống bao quanh bảo vệ tủy sống. Các đĩa đệm là những mô mềm nằm giữa các đốt sống và có tác dụng làm những miếng đệm giữa các đốt sống, đồng thời chúng có tác dụng hấp thu năng lượng khi cột sống uốn cong, kéo giãn, và xoay. Các dây thần kinh tủy di chuyển ra ngoài cột sống giữa mỗi đốt sống.
Intervertebral disc herniation: Đĩa gian khớp thoát vị
Scoliosis of the spine: Tình trạng vẹo cột sống.
Thủ thuật nối đốt sống được khuyến khích thực hiện cho:
- Tình trạng uốn cong bất thường của cột sống: (vẹo cột sống hoặc gù lưng)
- Tổn thương đến các đốt sống
- Tình trạng nhô ra của đĩa đệm giữa các đốt sống (trượt đĩa, thoát vị thạch đệm)
- Tình trạng cột sống suy yếu và không ổn định do nhiễm trùng hoặc các khối u gây ra
Posterior cervical incision: Vết rạch sau cổ
Anterior cervical incision: Vết rạch trước cổ
Posterior lumber incision: Vết rạch sau thắt lưng
Anterior lumbar incision: Vết rạch trước thắt lưng
Các vết rạch khác nhau được thực hiện tùy thuộc vào khu vực được điều trị. Hướng tiếp cận có thể được thực hiện từ phía trước (anterior), từ phía sau (posterior), hoặc cả hai hướng. Bác sĩ giải phẫu sẽ nghiên cứu hình chụp X quang của bệnh nhân để xác định hướng tiếp cận nào tốt nhất.
Harrington rods: Các thanh Harrington (thanh sắt không bị rỉ sét được cấy ghép vào cột sống để điều trị cung cột sống bên và cung mặt vòng cột sống, hoặc chứng vẹo cột sống).
Thủ thuật nối đốt sống dẫn đến tình trạng suy giảm tính cơ động của cột sống. Trị liệu vật lý thường cần thiết sau khi phẫu thuật nhằm hoàn chỉnh tính cơ động.
Hiện có một số kỹ thuật nối đốt sống được hỗ trợ bằng video. Các kỹ thuật mới này ít xâm lấn (qua da) hơn so với các phương pháp tiếp cận phẫu thuật “mở” tiêu chuẩn sử dụng các vết rạch lớn. Tuy nhiên, cho đến nay, các tiến trình mới hơn này có tỉ lệ gây biến chứng cao hơn so với các phương pháp “mở”, và một số trung tâm y tế đã loại bỏ các kỹ thuật này.
Các Tiến Trình Phẫu Thuật Khác
Phẫu Thuật Tạo Hình Cột Sống Qua Da. Phẫu thuật tạo hình cột sống qua da (percutaneous vertebroplasty) đòi hỏi việc tiêm một chất thay thế xương giống xi măng vào các đốt sống bị nứt (gãy) do đè nén. Tiến trình này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của tia X và đèn nội soi. Kỹ thuật này cho thấy rất hữu hiệu trong việc ổn định cột sống và giảm đau ở các bệnh nhân bị nứt (gãy) do đè nén cột sống gây ra bởi chứng loãng xương hoặc ung thư.
Cảnh báo: Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cảnh báo người tiêu dùng rằng chất xi măng thay thế xương polymethylmethacrylate, được sử dụng trong phẫu thuật tạo hình cột sống, có thể bị rò rỉ. Tình trạng rò rỉ như thế có thể gây tổn hại đến các mô mềm và dây thần kinh. Điều hết sức quan trọng là bệnh nhân nên đảm bảo rằng bác sĩ có nhiều kinh nghiệm sẽ thực hiện phẫu thuật tạo hình cột sống.
Thủ Thuật Chỉnh Gù Lưng Qua Da (percutaneous kyphoplasty). Bác sĩ tiêm xi măng xương vào khoảng trống bao quanh đốt sống bị nứt. (Thủ thuật tạo hình đốt sống tiêm xi măng trực tiếp vào đốt sống). Thủ thuật chỉnh gù lưng được sử dụng để ổn định cột sống và cố gắng điều chỉnh chiều cao cột sống trở lại giống như bình thường. Thủ thuật chỉnh gù lưng chỉ nên được thực hiện khi việc nghỉ ngơi trên giường, sử dụng thuốc, và trị liệu vật lý không làm giảm được cơn đau lưng. Các bệnh nhân bị nứt xương nghiêm trọng hoặc nhiễm trùng cột sống thì không nên thực hiện thủ thuật chỉnh gù lưng.
Thủ Thuật Thay Thế Đĩa Đệm Nhân Tạo (artificial disk replacement). Thủ thuật thay thế toàn bộ đĩa đệm là một tiến trình đang được điều tra xem xét cho một số bệnh nhân bị tổn thương đĩa đệm nghiêm trọng. Tiến trình này được thực hiện thay thế cho phẫu thuật nối đốt sống, nhưng vẫn không cho thấy tính ưu việc so với phẫu thuật nối đốt sống. Kỹ thuật này sẽ cấy các đĩa đệm nhân tạo (ProDisc, Link, SB Charite) bao gồm hai đĩa kim loại và một lõi mềm. Phẫu thuật này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng tiến trình soi ổ bụng giảm thiểu xâm lấn (minimally invasive laparoscopic procedure), nghĩa là được thực hiện qua một vết cắt rất nhỏ sử dụng các dụng cụ và thiết bị nhìn thu nhỏ. Một thiết bị đệm nhân tạo được gọi là hạt nhân đĩa nhân tạo (prosthetic disk nucleus – PDN) chỉ thay thế phần lõi trong dạng thạch (thạch đệm) bên trong khoảng liên sống (intervertebral space: khoảng giữa các đốt sống), thay vì toàn bộ đĩa đệm. Một lợi ích quan trọng của các đĩa nhân tạo này là chúng cho phép cột sống chuyển động linh hoạt hơn, và do đó ngăn ngừa được tình trạng thoái hóa phần bên trên và bên dưới vị trí được giải phẫu (một biến chứng thường thấy của thủ thuật nối đốt sống). Lợi ích này vẫn chưa được kiểm chứng trong các nghiên cứu lớn.
Trị Liệu Nhiệt Điện Nội Đĩa. Trị liệu nhiệt điện nội đĩa (Intradiscal electrothermal treatment - IDET) sử dụng điện để sưởi nóng một đĩa đệm bị đau nhức. Nhiệt lượng được áp dụng trong 15 phút. Cơn đau có thể tạm thời cảm thấy trầm trọng hơn, nhưng sau khi lành lại, đĩa đệm sẽ co lại và trở nên mất nhạy cảm đối với sự đau nhức. Tuy nhiên, việc lành lại mất khoảng vài tuần. Có một số nghiên cứu đã báo cáo tính hiệu quả của tiến trình này, trong khi đó, có nhiều nghiên cứu cho rằng chứng cứ để hỗ trợ cho việc sử dụng tiến trình này chưa đủ sức thuyết phục.
0 comments:
Post a Comment