CÁC NGUYÊN NHÂN
Phản Ứng Tự Miễn Dịch
Bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường) loại 1 thường là một dạng bệnh tự miễn dịch tăng dần mức nghiêm trọng, trong đó các tế bào beta có tác dụng sản sinh insulin bị phá hủy dần dần bởi hệ thống miễn dịch của chính cơ thể đó. Người ta vẫn chưa rõ nguyên nhân gì đã làm khởi động một loạt các vấn đề miễn dịch này, nhưng có chứng cứ cho rằng có liên quan đến cả hai vấn đề về bẩm chất di truyền và yếu tố môi trường, chẳng hạn như nhiễm virut.
Blood vessel: Mạch máu
Acinus: Chùm nang
Islets of Langerhans containing Beta cells: Cụm tế bào nội tiết tuyến tụy (đảo tụy Langerhans) chứa các tế bào Beta.
Cụm các tế bào nội tiết (Đảo tụy Langerhans - Islets of Langerhans) chứa các tế bào beta và được cư trú bên trong tuyến tụy. Các tế bào beta sản sinh insulin mà chất này cần thiết cho quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể.
Một số yếu tố được xem là quan trọng trong quá trình này:
- Các tế bào máu trắng được gọi là lympho bào T sản sinh các chất miễn dịch gọi là cytokine, chúng tấn công và dần dần phá hủy các tế bào beta của tuyến tụy. Các chất cytokine quan trọng là interleukin-1beta, tumor necrosis factor-alpha, và interferon-gamma.
- Các protein đặc biệt cũng quan trọng đối với quá trình này. Chúng bao gồm glutamic acid decarboxylase (GAD), insulin, và các kháng nguyên cụm tế bào (islet cell antigens). Các protein này có tác dụng như các tự kháng nguyên (autoantigen). Đó là, chúng kích thích quá trình tự tấn công của các tự kháng thể (autoantibody) lên các tế bào beta của chính cơ thể đó.
Sự tiến triển từ giai đoạn đầu tiên, được gọi là tình trạng viêm đảo tụy (insulitis – sự tấn công đảo tụy Langerhans của các tế bào lympho mà chúng tạo ra phản ứng viêm hoặc tự miễn dịch và dẫn đến sự phá hủy của các tế bào beta ở tuyến tụy), trở thành bệnh tiểu đường phát triển toàn diện mất khoảng 7 năm hoặc lâu hơn. Một cách đáng tiếc rằng, vào thời điểm bệnh nhân phát hiện có điều không ổn và đến khám bác sĩ với các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 1, thì khoảng 80 – 90% các tế bào beta đã bị phá hủy.
Hơn một nửa số bệnh nhân bị viêm đảo tụy không phát triển bệnh tiểu đường. Các nhà nghiên cứu đang quan tâm đặc biệt đến việc khám phá ra các yếu tố mà có thể ngăn ngừa chứng bệnh này.
Các Bất Thường Về Di Truyền
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy ít nhất 18 vị trí gen, được đánh dấu là IDDM1 - IDDM18, mà các vị trí này có liên quan đến bệnh tiểu đường loại 1. Vị trí IDDM1 chứa gen HLA, gen này có tác dụng mã hóa các protein được gọi là nhóm tương hợp mô chính (major histocompatibility complex). Các gen ở vị trí này ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch. Các tiến bộ mới đây trong lĩnh vực nghiên cứu về di truyền đang xác định các thành phần di truyền của bệnh tiểu đường loại 1. Các nhiễm sắc thể và gen khác đang tiếp tục được nhận diện.
Tuy nhiên, tỉ lệ bị di truyền căn bệnh này chỉ ở khoảng 10% nếu một thành viên trong gia đình (cha, mẹ, anh, chị, em, con cái) mắc bệnh tiểu đường, và ngay cả đối với anh chị em sinh đôi, thì một trong hai anh chị em sinh đôi này chỉ có tỉ lệ 33% mắc bệnh tiểu đường loại 1 nếu người kia bị mắc phải bệnh này. Trẻ em có nhiều khả năng bị di truyền chứng bệnh này từ người cha bị bệnh tiểu đường loại 1 hơn là từ người mẹ bị mắc phải bệnh này.
Các yếu tố di truyền không thể hoàn toàn giải thích được sự phát triển của bệnh tiểu đường. Trong hơn 30 năm qua, đã có một sự gia tăng đáng kể về tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 1 được báo cáo ở một số nước Châu Âu, và tỉ lệ này hầu như tăng gấp 3 lần ở các vùng Đông Bắc Hoa Kỳ. Nếu các yếu tố di truyền là nguyên nhân duy nhất gây ra bệnh tiểu đường loại 1, thì phải cần đến 400 năm để gia tăng số lượng các trường hợp bệnh.
Các Loại Virut
Một số nhà nghiên cứu tin rằng một hoặc nhiều loại nhiễm trùng có thể là nguyên nhân gây ra chứng bệnh này ở những cá nhân dễ mắc bệnh do di truyền. Các nhà nghiên cứu đưa ra trường hợp sau đây:
- Một tình trạng nhiễm trùng đưa vào cơ thể một loại protein của virut mà protein này giống một loại protein của tế bào beta.
- Các tế bào T và các kháng thể bị đánh lừa do sự giống nhau này nên chúng sẽ tấn công protein của tế bào beta cũng như virut.
Trong số các virut đang được điều tra là các virut trong ruột (enteric viruses), mà các virut này tấn công đường ruột. Coxsackieviruses là một nhóm các virut trong ruột có tác dụng đặc biệt. Các trận dịch bộc phát virut Coxsackie, cũng như quai bị và bệnh sởi Đức (rubella) bẩm sinh, có liên quan đến các trường hợp mắc bệnh tiểu đường loại 1.
Bệnh Tiểu Đường Là Kết Quả Của Các Tình Trạng Khác
Các trường hợp gây tổn thương hay hủy hoại tuyến tụy, chẳng hạn như viêm tuyến tụy, phẫu thuật tuyến tụy, hoặc một số chất hóa học công nghiệp có thể gây ra bệnh tiểu đường (đái tháo đường). Một số loại thuốc cũng có thể gây ra bệnh tiểu đường tạm thời, bao gồm nhóm thuốc corticosteroids, nhóm thuốc chặn beta, và phenytoin. Các rối loạn di truyền dạng hiếm [hội chứng Klinefelter, chứng co giật Huntington (Huntington's chorea), hội chứng Wolfram, bệnh chậm phát triển trí tuệ (leprechaunism), hội chứng Rabson-Mendenhall, bệnh tiểu đường teo mô mỡ (lipoatrophic diabetes), và các chứng bệnh khác] và các rối loạn về kích thích tố (hormone) [bệnh to cực chi (acromegaly), hội chứng Cushing, khối u tế bào chromaffin (pheochromocytoma), tăng năng tuyến giáp (hyperthyroidism), khối u somatostatin tế bào nội tiết (somatostatinoma), khối u vỏ tuyến thượng thận (aldosteronoma)] cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường).
0 comments:
Post a Comment