Bệnh suyễn là một rối loạn tạo ra tình trạng sưng và thu hẹp các đường dẫn khí (khí quản) ở phổi, dẫn đến chứng thở khò khè, khó thở, thắt ngực, và ho.
KIẾN THỨC TỔNG QUÁT
Chữ asthma (bệnh suyễn) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ có nghĩa là thở gấp (panting). Một cách cơ bản, bệnh suyễn là một tình trạng viêm phổi và làm cho bệnh nhân bị khó thở. Khi một người làm động tác hít vào, không khí sẽ đi qua các cấu trúc sau:
- Không khí đi vào phổi, rồi thổi qua các đường hô hấp có đường kính nhỏ hơn được gọi là phế quản (bronchus: cuống phổi), và sau đó đến các tiểu phế quản (bronchiole: nhánh cuống phổi). Phổi chứa hàng triệu các đường dẫn khí (khí quản) này.
- Tất cả các tiểu phế quản đều dẫn đến các phế nang (alveoli), là các túi cực nhỏ, ở đó diễn ra quá trình trao đổi khí oxi và đioxit cacbon CO2.
Primary bronchus: Phế quản chính
Secondary bronchus: Phế quản thứ hai
Alveoli: Các phế nang
Terminal bronchiole: Phế quản cùng
Bronchiole: Tiểu phế quản
Tertiary bronchus: Phế quản thứ ba
Các bộ phận chính của phổi bao gồm phế quản, tiểu phế quản, và phế nang. Phế nang là các túi cực nhỏ được lót bên trong bằng các mạch máu, là nơi diễn ra quá trình trao đổi khí oxi và đioxit cacbon CO2.
Bệnh suyễn là một chứng bệnh mãn tính, trong đó các đường dẫn khí (khí quản) này thực hiện các biến đổi khi bị các chất gây dị ứng hoặc các yếu tố môi trường khác kích thích. Các biến đổi như thế có khả năng là hai đáp ứng chuyên biệt:
- Phản ứng quá mức bình thường (còn được gọi là hyperresponsiveness)
- Phản ứng viêm (inflammatory response)
Các phản ứng này ở đường dẫn khí sẽ gây ra ho, thở khò khè (wheezing), khó thở (dyspnea), đây là các triệu chứng điển hình của bệnh suyễn.
Phản Ứng Quá Mức Bình Thường
Trong phản ứng quá mức bình thường (hyperreactive response), các cơ trơn trong các đường dẫn khí (khí quản) của phổi nén lại hoặc thu hẹp hết mức để đáp ứng lại các chất gây dị ứng hoặc các chất gây khó chịu khác bị hít vào. Khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng hoặc các chất gây khó chịu, các đường dẫn khí (khí quản) của mỗi người phản ứng lại bằng cách thu hẹp, nhưng một phản ứng quá mức bình thường đặc biệt xảy ra ở những người mắc bệnh suyễn:
- Khi những người KHÔNG bị bệnh suyễn hít thở sâu, thì các đường dẫn khí (khí quản) thư giãn và mở ra để giúp phổi loại bỏ các chất gây khó chịu.
- Khi những người bị bệnh suyễn cố gắng hít thở sâu, các đường dẫn khí (airways: các khí quản) của họ không thư giãn được nhưng thu hẹp lại, làm cho bệnh nhân phải thở gấp. Các cơ trơn ở các đường dẫn khí (khí quản) của những người bị bệnh suyễn có thể bị trục trặc, có lẽ thiếu mất một chất hóa học quan trọng làm cho các cơ không thư giãn được. Do đó, khi cơn suyễn bộc phát, các đường dẫn khí (khí quản) thu hẹp lại, làm cho bệnh nhân khó thở.
Phản Ứng Viêm
Theo sau giai đoạn phản ứng quá mức bình thường là phản ứng viêm (inflammatory response), thường góp phần gây ra bệnh suyễn theo cách thức sau đây:
- Để đáp ứng lại các chất gây dị ứng (allergen) hoặc các yếu tố môi trường khác, hệ miễn dịch truyền các tế bào máu trắng và các yếu tố miễn dịch khác đến các đường dẫn khí (khí quản).
- Các yếu tố này được gọi là yếu tố viêm (inflammatory factor), làm cho các đường dẫn khí (khí quản) sưng lên, chứa đầy chất lỏng, và sản sinh một loại dịch nhầy kết dính và đậm đặc.
- Sự kết hợp các yếu tố này dẫn đến tình trạng thở khò kè, khó thở, mất khả năng thở ra bình thường, và ho có đờm.
Normal bronchiole: Tiểu phế quản bình thường
Asthmatic bronchiole: Tiểu phế quản bị bệnh suyễn
Khi cơn suyễn bộc phát, các cơ trơn cư trú trong các tiểu phế quản của phổi thu hẹp lại và làm giảm lưu lượng khí trong các đường dẫn khí (khí quản). Tình trạng viêm hoặc tiết ra dịch nhầy quá mức có thể làm giảm thêm lưu lượng khí.
Tình trạng viêm có khả năng xảy ra ở phổi của tất cả bệnh nhân bị suyễn, ngay cả ở các trường hợp nhẹ, và nó đóng vai trò quan trọng gây ra các dạng bệnh suyễn.
0 comments:
Post a Comment