Friday, February 27, 2015

CHỨNG THIẾU MÁU (ANEMIA) - Do LQT Biên Dịch


CÁC NGUYÊN NHÂN

Chứng Thiếu Máu Do Thiếu Hụt Chất Sắt

Chứng thiếu máu do thiếu chất sắt xảy ra khi cơ thể thiếu khoáng chất sắt để sản sinh hemoglobin cần thiết để tạo ra các tế bào máu đỏ.  Thông thường, có 3 giai đoạn thiếu chất sắt dẫn đến thiếu máu:

-      Thứ nhất, có một sự thiếu hụt nguồn cung cấp chất sắt, điều này sẽ gây ra tình trạng dùng hết chất sắt được dự trữ trong tủy xương.  Giai đoạn này thường không xuất hiện các triệu chứng.
-      Thứ hai, tình trạng thiếu hụt chất sắt sẽ phát sinh và bắt đầu ảnh hưởng đến quá trình sản sinh hemoglobin.  (Các kết quả xét nghiệm sẽ cho thấy hàm lượng hemoglobin và tỷ lệ thể tích hồng cầu (hematocrit) xuống thấp).
-      Quá trình sản sinh hemoglobin giảm xuống tới mức gây ra chứng thiếu máu.

Đa số chất sắt được sử dụng trong cơ thể có thể tái sinh từ máu và được tái sử dụng.  Tuy nhiên, tình trạng thiếu chất sắt có thể xảy ra do một số tình trạng sức khỏe.

Tiêu Thụ Không Đủ Chất Sắt.  Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ cung cấp đủ lượng chất sắt.  Thông thường, đa số chúng ta chỉ cần 1 mg chất sắt, và phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt cần đến 2 mg chất sắt mỗi ngày.  Điều này có nghĩa là thiếu chất sắt trong chế độ ăn uống không phải là một nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng thiếu máu do không đủ chất sắt, ngoại trừ ở trẻ sơ sinh.  Thật vậy, đa số những người trưởng thành ở Hoa Kỳ có thể tiêu thụ quá nhiều chất sắt trong bữa ăn của họ.  Đa số chất sắt trong các hồng cầu được tái sinh và tái sử dụng.  Chế độ ăn uống có ít chất sắt là nguyên nhân gây ra thiếu máu chỉ ở những người đang có nguy cơ bị tình trạng thiếu chất sắt.  Các trẻ em nếu không dùng các loại thực phẩm dạng lỏng được tăng cường chất sắt hoặc là ngũ cốc giàu chất sắt có thể sẽ bị thiếu máu.

Mất máu.  Trường hợp thiếu hụt chất sắt thường xảy ra nhất từ tình trạng nội xuất huyết do các chứng bệnh nghiêm trọng khác gây ra.  Các chứng bệnh này bao gồm:

-      Lở loét bao tử, có thể do vi khuẩn H. pylori gây ra, hoặc các loại thuốc kháng viêm không steroid như aspirin, ibuprofen, và naproxen.  Những người sử dụng dài hạn các loại thuốc này có một số dấu hiệu bị xuất huyết đường tiêu hóa, mặc dù đây là một trường hợp rất hiếm có thể gây ra chứng thiếu máu.
-      Loét tá tràng
-      Bệnh trĩ
-      Các bướu thịt ở kết tràng
-      Ung thư kết tràng, ung thư bao tử, và ung thư thực quản
-      Xuất huyết quá nhiều và kỳ kinh nguyệt kéo dài bất thường (menorrhagiachứng rong kinh) là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra thiếu máu ở những phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt.
-      Xuất huyết do tình trạng giãn tĩnh mạch ở thực quản, thường xuất hiện ở những người nghiện rượu.

Suy Giảm Khả Năng Hấp Thụ Sắt.  Suy giảm khả năng hấp thụ chất sắt gây ra bởi:

-      Một số chứng bệnh về đường ruột (bệnh viêm ruột, tổn thương niêm mạc ruộtceliac disease).
-      Các tiến trình phẫu thuật, đặc biệt các tiến trình cắt bỏ các phần của bao tử và ruột non, có thể làm suy yếu khả năng hấp thụ chất sắt của bao tử hoặc ruột.  (Các chứng bệnh này cũng thường làm suy yếu khả năng hấp thụ axit folic).
-      Chứng dị thực (thèm ăn những thứ không phải là thực phẩm như đá lạnh, tinh bột, phấn, tro, hoặc đất sét) là một nguyên nhân có thể gây ra tình trạng thiếu chất sắt.  Bên cạnh đó, dị thực (đặc biệt là thèm đá lạnh) cũng có thể là một triệu chứng, thay vì là nguyên nhân, của chứng thiếu máu.
-      Một số tình trạng nhiễm trùng đường ruột, chẳng hạn như giun móc và các động vật ký sinh khác.

Cecum portion of large intestine: Đoạn manh tràng của ruột già
Inflammatory bowel desease (IBD): Bệnh viêm ruột
Ileum portion of small intestine: Đoạn ruột hồi của ruột già

Bệnh Crohn, còn được gọi là viêm ruột non khu vực, là một chứng viêm đường ruột.  Nó phổ biến nhất ở ruột hồi và đoạn dưới của ruột non, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất cứ khu vực nào ở đường ruột.  Viêm loét đại tràng (ulcerative colitis) là một tình trạng viêm tương tự ở kết tràng, hoặc ruột già.  Hai chứng bệnh này cùng với các chứng bệnh viêm đường ruột IBD có liên quan đến nguy cơ gia tăng bị ung thư trực tràng và kết tràng (colorectal cancer).

Các Nguyên Nhân Do Di Truyền.  Có một số người bị thiếu chất sắt bẩm sinh.  Một vài trường hợp cũng do sự đột biến gen Nramp2, gen này điều khiển chức năng hoạt động của một loại protein chịu trách nhiệm cho việc vận chuyển chất sắt đến các tế bào.

Chứng Thiếu Máu Do Bệnh Mãn Tính

Chứng thiếu máu do bệnh mãn tính (anemia of chronic disease - ACD), còn được gọi là chứng thiếu máu do viêm mãn tính (anemia of chronic inflammation - ACI), là một chứng bệnh phổ biến liên quan đến một số các chứng bệnh viêm mãn tính.  Nó có thể rất nghiêm trọng và đòi hỏi được truyền máu.

Quá Trình Viêm và Chứng Thiếu Máu Do Bệnh Mãn Tính.  Người ta vẫn chưa hoàn toàn biết rõ căn nguyên của chứng bệnh này.  Đối với tình trạng thiếu máu do bệnh mãn tính, chất sắt không được tái sinh từ các tế bào máu một cách hiệu quả, và khả năng tồn tại của các hồng cầu bị giảm xuống.  Ngoài ra, phản ứng với kích thích tố (hormone) erythroppoietin bị suy giảm, đây là loại kích thích tố có chức năng kích thích tủy xương để làm tăng quá trình sản sinh các tế bào máu đỏ.  (Thật vậy, chức năng hoạt động không bình thường và hàm lượng thấp kích thích tố erythropoietin có thể là yếu tố quan trọng nhất đối với chứng thiếu máu do bệnh mãn tính, và dẫn đến tình trạng suy yếu khả năng vận dụng chất sắt).

Các Chứng Bệnh Liên Quan Đến Chứng Thiếu Máu Do Bệnh Mãn Tính và Quá Trình Viêm.  Các chứng bệnh mãn tính có liên quan đến quá trình này bao gồm:

-      Một số Bệnh Ung Thư.  Bao gồm các u lym phô ác tính và bệnh Hodgkin.
-      Các Chứng Bệnh Tự Miễn Dịch.  Bao gồm chứng viêm thấp khớp (rheumatoid arthritis), luput ban đỏ toàn thân (systemic lupus erythematosus), bệnh viêm đường ruột, và chứng đau nhức đa cơ (polymyalgia rheumatica - thường đau cứng ở cổ, vai, và hông).
-      Nhiễm Trùng Dài Hạn.  Bao gồm nhiễm trùng đường tiết niệu (urinary tract infections) mãn tính hoặc tái phát, và viêm tủy xương (osteomyelitis).
-      Viêm Gan C.  Bệnh xơ gan liên quan đến bệnh viêm gan C có thể làm giảm khả năng sản sinh các tế bào máu đỏ.  Xuất huyết đường tiêu hóa cũng góp phần gây ra tình trạng mất máu.
-      Suy Tim.  Nhiều bệnh nhân với chứng suy tim cũng bị chứng thiếu máu.  Chứng thiếu máu tạo ra nguy cơ tử vong cao hơn ở các bệnh nhân bị suy tim.  Tuy nhiên, người ta vẫn chưa rõ chứng thiếu máu có thực sự gây ra hoặc làm trầm trọng chứng suy tim không.  Nghiên cứu mới đây cho thấy rằng đó có thể là một dấu hiệu của chứng suy tim.  Tình trạng thiếu chất sắt của chứng suy tim có thể là do một số yếu tố gây ra.  Nó có thể do thiếu dinh dưỡng trong chế độ ăn uống của một người hoặc do cơ thể không có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm.  Chứng suy tim cũng có thể gây ra tình trạng ứ chất lỏng (chứng phùedema).  Chứng phù này tạo ra thể tích huyết tương cao hơn, như vậy có thể pha loãng các tế bào máu đỏ và gây ra chứng thiếu máu.
-      Bệnh Thận Mãn Tính.  Kích thích tố erythropoietin (EPO) được sản sinh ở thận và kích thích tủy xương sản xuất các tế bào máu đỏ.  Thận bị bệnh sẽ không tiết ra đủ số lượng kích thích tố erythropoietin, chứng thiếu máu có thể thường dẫn đến tình trạng bệnh thận ở giai đoạn cuối.  Bệnh thận mãn tính là một biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường.
-      Bệnh SIDA (AIDS).  Quá trình viêm liên quan đến bệnh SIDA (AIDS) có thể gây hại đến hàm lượng kích thích tố erythropoietin, do đó ảnh hưởng xấu đến khả năng sản sinh hồng cầu.
-      Chứng thiếu máu ở các bệnh nhân bị bệnh nghiêm trọng.  Có thể có những điểm giống nhau giữa bệnh thiếu máu mãn tính và bệnh thiếu máu nghiêm trọng ở các bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt (intensive care).  Nguyên nhân gây ra chứng thiếu máu ở các bệnh nhân mang bệnh trầm trọng này cũng có thể là do các phản ứng viêm mà các phản ứng này gây ra tình trạng suy giảm trong phản ứng đối với kích thích tố erythropoietin.

Không phải tất cả các chứng bệnh mãn tính đều có liên quan đến quá trình viêm và chứng thiếu máu.  Ví dụ, cao huyết áp là một chứng bệnh mãn tính, nhưng nó không ảnh hưởng đến các tế bào máu đỏ.

Chứng Thiếu Máu Có Liên Quan Đến Các Phương Pháp Điều Trị.  Chứng thiếu máu có thể là kết quả của các phương pháp trị liệu của các chứng bệnh khác.  Ví dụ, chứng thiếu máu là một tác dụng phụ phổ biến của các phương pháp điều trị ung thư.  Phương pháp hóa trị và xạ trị có thể làm suy giảm khả năng sản sinh hồng cầu của tủy xương và góp phần tạo ra tình trạng mệt lả mà nhiều bệnh nhân gặp phải trong thời gian trị liệu ung thư.  Các bệnh nhân viêm gan C thường tiếp nhận trị liệu phối hợp bằng thuốc ribavirininterferon, thuốc ribavirin có thể gây ra chứng thiếu máu.  Bệnh viêm gan C cũng ảnh hưởng đến nhiều bệnh nhân bị nhiễm HIV hoặc bị bệnh SIDA (AIDS).  Ngoài thuốc ribavirin, các bệnh nhân bị nhiễm HIV hoặc bị SIDA (AIDS) có thể phát triển chứng thiếu máu do trị liệu kháng virut hoạt tính cao (highly active anti-retroviral therapy - HAART) và đặc biệt là do sử dụng thuốc AZT.

Các loại thuốc khác làm gia tăng nguy cơ mắc phải chứng thiếu máu là một số loại thuốc kháng sinh, một số loại thuốc chống co giật (phenytoin), các loại thuốc ức chế miễn dịch (methotrexate, azathioprine), các loại thuốc chống loạn nhịp tim (procainamide, quinidine), và các loại thuốc kháng đông (aspirin, warfarin, clopidogrel, heparin).

Chứng Thiếu Máu Có Hồng Cầu Khổng Lồ

Chứng thiếu máu này là hệ quả của tình trạng thiếu hụt vitamin B axit folic hoặc vitamin B12 (còn được gọi là cobalamin), hoặc cả hai.  Tình trạng này sẽ sản sinh các tế bào máu đỏ khổng lồ (megaloblasts), và như thế các tế bào máu đỏ này sẽ có tuổi thọ ngắn hơn.  Các chứng bệnh về thần kinh cũng có liên quan đến tình trạng thiếu các vitamin này.  Một số chứng bệnh có thể gây ra tình trạng thiếu các vitamin này.


Tấm hình này cho thấy các tế bào máu đỏ có kích thước rất lớn, và được tìm thấy ở chứng thiếu máu có hồng cầu khổng lồ (megaloblastic anemia).  Chứng bệnh này có thể xảy ra khi xuất hiện tình trạng thiếu hụt vitamin B12 hoặc axit folic








Các Nguyên Nhân Gây Ra Tình Trạng Thiếu Hụt Vitamin B12.  Các trường hợp gây ra tình trạng thiếu hụt vitamin B12 bao gồm:

-      Tình trạng thiếu hụt vitamin B12 từ chế độ ăn uống là rất hiếm, vì gan lưu trữ một nguồn cung cấp vitamin B12 cho 3 năm.  Tình trạng thiếu hụt này thường không xảy ra ngay cả ở những người nghiện rượu, những người ăn chay, hoặc ở những người thiếu dinh dưỡng bị suy thận hoặc ung thư.  Tuy nhiên, vì các sản phẩm từ động vật là nguồn cung cấp chính vitamin B12, do đó những người ăn chay nghiêm túc (khổ hạnh) có thể phải cần đến các loại thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, hoặc các chọn lựa thực phẩm thích hợp có chứa đầy đủ số lượng vitamin này.
-      Chứng thiếu máu tăng sắc nghiêm trọng.  Chứng thiếu máu này là một chứng bệnh tự miễn dịch, trong đó các kháng thể bị đánh lừa chuyển sang tấn công các tế bào ở bao tử (stomach).  Điều này làm suy yếu khả năng sản sinh yếu tố bên trong (intrinsic factor – IF – một hợp chất do niêm mạc bao tử sản sinh), đây là một hợp chất rất quan trọng cho việc hấp thụ vitamin B12.  Khoảng 1% những người trên 60 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh thiếu máu tăng sắc nghiêm trọng (pernicious anemia), và phụ nữ có nhiều nguy cơ mắc bệnh này hơn đàn ông.
-      Các biến chứng từ tiến trình phẫu thuật ruột và bao tử.  Các phẫu thuật như bắc cầu bao tử (stomach bypass) hoặc nẹp bao tử, trong đó bao tử sẽ bị cắt bỏ từng phần hoặc toàn bộ, như vậy sẽ có 15 – 30% cơ hội gây ra tình trạng thiếu hụt vitamin B12. 
-      Sự tăng trưởng quá nhanh của các vi khuẩn ở ruột.
-      Bệnh sprue nhiệt đới (một chứng bệnh mất khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng ở các vùng khí hậu nhiệt đới).


Food sources of vitamin B12: Các nguồn thực phẩm chứa vitamin B12
Eggs, meat, poultry, shellfish, milk and milk products: Trứng, thịt, thịt gia cầm, các động vật có vỏ dưới nước, sữa và các sản phẩm từ sữa.

Cơ thể con người dự trữ vitamin B12 trong vài năm, vì thế tình trạng thiếu hụt loại vitamin này là rất hiếm.  Tuy nhiên, những người ăn chay khổ hạnh và không tiêu thụ trứng hoặc các sản phẩm từ sữa có thể phải cần đến các loại thực phẩm chức năng có chứa vitamin B12.


Các Nguyên Nhân Gây Ra Tình Trạng Thiếu Hụt Axit Folic.  Cơ thể chỉ lưu trữ khoảng 100 lần số lượng axit folic đòi hỏi mỗi ngày và nguồn cung cấp này có thể cạn kiệt trong vòng 3 tháng nếu chế độ ăn uống thiếu axit folic.

-      Chế độ ăn uống không lành mạnh đi đôi với tình trạng nghiện rượu là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra thiếu hụt axit folic.  Tình trạng lạm dụng rượu không chỉ góp phần gây ra thiếu dinh dưỡng mà còn gây ra các thay đổi về hóa học mà có thể làm cho mức axit folic xuống thấp.
-      Bất kỳ chứng bệnh nào gây rối loạn ruột non và làm suy yếu khả năng hấp thụ của nó cũng có thể tạo ra tình trạng thiếu hụt.  Các rối loạn bao gồm bệnh viêm đường ruột hoặc bệnh sprue (nhạy cảm với protein gluten)
-      Các chứng bệnh do ký sinh trùng gây ra như bệnh nhiễm sinh vật đơn bào giardia (giardiasis – đặc trưng bởi tình trạng vọp bẻ vùng bụng, tiêu chảy, buồn nôn)
-      Hội chứng đường ruột tạm thời
-      Tình trạng thiếu hụt có thể gia tăng do nhu cầu đòi hỏi axit folic cao do các trường hợp như ung thư, mang thai, bệnh vẩy nến nghiêm trọng, tăng năng tuyến giáp nghiêm trọng, và thiếu máu do mất hồng cầu trầm trọng (hemolytic anemia) gây ra
-      Một số loại thuốc, bao gồm phenytoin, methotrexate, trimethoprim, và triamterene, cũng có thể ngăn cản khả năng hấp thụ axit folic.


Gluten, a substance in wheat and other grains, may be found in a variety of foods including breads, cakes, cereals, pasta, commercial dairy products and alcoholic beverages: Gluten, một chất có trong lúa mì và các loại hạt ngũ cốc khác, có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm bao gồm bánh mì, bánh ngọt, ngũ cốc, nui, các sản phẩm sữa công nghiệp và các thức uống có cồn

Bệnh sprue là một trường hợp viêm do tình trạng không dung nạp protein gluten gây ra, gluten là một chất được tìm thấy trong lúa mì và các loại hạt ngũ cốc khác.  Tình trạng mất khả năng tiêu hóa và xử lý các chất này có thể dẫn đến tình trạng viêm ruột, thiếu hụt vitamin do mất khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng, và các bất thường của đường ruột.  Protein gluten có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, đặc biệt các loại thực phẩm được chế biến và các loại thực phẩm đút lò.  Các loại bánh mì, bánh ngọt, thức ăn tráng miệng sử dụng các chất làm tăng độ đậm đặc, các thức uống có cồn (ngoại trừ rượu), ngũ cốc và nui đều có thể chứa protein gluten.



CÁC CHỨNG THIẾU MÁU ÍT PHỔ BIẾN

Dạng Thiếu Máu
Mô Tả và Chẩn Đoán

Các Nguyên Nhân và Các Yếu Tố Gây Nguy Cơ

Các Phương Pháp Điều Trị

Chứng Thiếu Máu Không Tái Sinh (Aplastic Anemia)

Tủy xương mất khả năng sản sinh tất cả các loại tế bào máu.  Các triệu chứng, bên cạnh chứng thiếu máu bình thường, còn bao gồm xuất huyết trong màng nhầy và da, viêm nướu răng, nguy cơ cao bị nhiễm trùng, khó thở.

Trong số 50% các trường hợp thì nguyên nhân vẫn chưa rõ.  Các nguyên nhân được biết đến bao gồm các chứng bệnh di truyền (chứng thiếu máu Fanconi), các loại virut (HIV, viêm gan siêu vi, Epstein-Barr), các chứng bệnh tự miễn dịch (luput, viêm thấp khớp), các loại thuốc (valproic acid, tacrolimus, azathioprine), hoặc các chất hóa học (benzen, các loại thuốc trừ sâu).



Truyền máu, các loại thuốc kháng sinh, cấy tủy xương hoặc tế bào gốc, các loại thuốc ức chế miễn dịch.

Bệnh Thiếu Máu Địa Trung Hải (xuất hiện chủ yếu ở những người có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải)

Bệnh di truyền về máu do sai sót trong mức độ sản sinh hemoglobin gây ra.  Có 2 dạng, bệnh thiếu máu Địa Trung Hải phụ, và bệnh thiếu máu Địa Trung Hải chính (bệnh thiếu máu Cooley, bệnh thiếu máu Địa Trung Hải beta).  Bệnh Địa Trung Hải phụ thường phổ biến và nhẹ hơn, tuổi thọ của bệnh nhân cũng bình thường.

Bệnh thiếu máu Địa Trung Hải chính có thể sẽ nghiêm trọng, nhưng rất hiếm thấy.

Ảnh hưởng đến đàn ông và phụ nữ ngang bằng.  Phổ biến nhất ở những người có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải, đặc biệt là người Ý và Hy Lạp.  Cả hai dạng bệnh thiếu máu Địa Trung Hải đều được tìm thấy ở khu vực kéo dài từ Bắc Phi và miền nam Châu Âu đến Thái Lan, bao gồm Iran, Irắc, Indonesia, và miền nam Trung Quốc.

Bệnh thiếu máu Địa Trung Hải chính thường phổ biến ở các gia đình có người lấy nhau trong họ gần.


Các phương pháp truyền máu, để cung cấp đầy đủ hồng cầu nhằm giảm nhẹ chứng thiếu máu và tránh được tình trạng chất sắt bị quá tải, là các biện pháp tiếp cận thông thường đối với bệnh thiếu máu Địa Trung Hải chính.  Đang có các nghiên cứu để tìm ra các phương pháp thay thế cho việc truyền máu.  Các thuốc tương tự hydroxyurea, 5-azacytidine, erythropoietin, hoặc butyrate có thể có lợi cho một số bệnh nhân.  Đối với một số dạng bệnh thiếu máu Địa Trung Hải thì có thể cần đến phương pháp cấy tủy xương.



Chứng thiếu máu do mất hồng cầu nghiêm trọng: phát triển sau khi sinh

Chứng thiếu máu do hồng cầu bị tiêu diệt.  Việc chẩn đoán cần được xem xét khi số lượng hồng cầu được sản sinh gia tăng.


Dạng bệnh chính là chứng thiếu máu mất hồng cầu tự miễn dịch (autoimmune hemolytic anemia), trong đó các kháng thể được sản sinh bởi hệ thống miễn dịch sẽ hủy hoại các tế bào máu đỏ.  Chưa biết nguyên nhân hoặc có liên quan đến các chứng rối loạn như luput ban đỏ toàn thân (systemic lupus erythematosus), u lym phô ác tính, thiếu máu hemoglobin niệu kịch phát ban đêm (paroxysmal nocturnal hemoglobinuria).  Các nguyên nhân khác là tiếp xúc nhiều với một số kim loại hoặc chất hóa học (chì, đồng, benzen, naptalin), rắn cắn hoặc côn trùng cắn, bệnh sốt rét, truyền máu, các biến chứng hậu phẫu thuật, và các loại thuốc như methyldopa (trị cao huyết áp).  Ở các trẻ sơ sinh, nhóm máu không phù hợp giữa mẹ và con hoặc nhiễm trùng trong tử cung.



Các loại thuốc corticosteroid điều trị thiếu máu mất hồng cầu tự miễn dịch.  Truyền máu có lợi cho nhiều trường hợp.  Có thể sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch cũng như thủ thuật cắt bỏ lá lách.  Thuốc eculizumab (Soliris) được chấp thuận để điều trị chứng thiếu máu hemoglobin niệu kịch phát ban đêm.


Chứng Thiếu Máu Mất Hồng Cầu: Di Truyền

Chứng thiếu máu mất hồng cầu (hemolysis) do các tế bào máu đỏ có hình khối cầu gây ra, các tế bào này khó di chuyển qua lá lách.


Các dị chứng bẩm sinh bao gồm dị khuyết màng (membrane defect), các bất thường của hemoglobin, và thiếu hụt men xúc tác.  Đậu fava có thể kích thích tạo ra các biến chứng.  Đàn ông có nhiều khả năng mắc phải và có mức độ nghiêm trọng cao hơn phụ nữ.


Các phương pháp truyền máu có thể cần thiết cho một số dạng bệnh thiếu máu mất hồng cầu.  Một số thử nghiệm sử dụng kháng thể immune globulin.  Thủ thuật cắt bỏ lá lách (splenectomy) hoặc cấy tủy xương có thể giúp ích cho một số bệnh nhân.



Chứng Thiếu Máu Nguyên Bào Sắt

Nhóm các chứng thiếu máu do tình trạng tủy xương mất khả năng sản sinh các tế bào máu đỏ bình thường gây ra.  Hàm lượng sắt từ trung bình đến cao, nhưng chất sắt  không thể dùng để tạo hemoglobin.  Bên cạnh các triệu chứng thường của chứng thiếu máu còn có các triệu chứng như vàng da, gan và lá lách sưng to, sốt, nhức đầu, mất khẩu vị, nôn mửa, và nhức chân.  Các triệu chứng có thể ở mức độ nhẹ.  Thường xuất hiện ở trẻ em.  Nhiễm trùng, chấn thương, và mang thai cũng kích thích tạo ra các triệu chứng.



Di truyền hoặc phát triển sau khi sinh do sử dụng nhiều rượu bia, một số loại thuốc, bao gồm chloramphenicol, hoặc các chứng rối loạn khác, bao gồm một số bệnh ung thư và viêm thấp khớp.  Thường thấy ở người cao tuổi.


Deferoxamine (Desferal) được dùng để thải chất sắt.  Hiệu quả gia tăng khi thêm ascorbate vào chế độ sử dụng thuốc.  Axit folic và pyridoxine được sử dụng, nhưng tính hiệu quả vẫn chưa rõ.


Chứng Thiếu Máu Tế Bào Hình Liềm

Căn bệnh nghiêm trọng, có thể gây tử vong, di truyền.  Hồng cầu có hình liềm, kém độ linh hoạt, mất khả năng di chuyển qua các mạch máu.  Tuổi thọ thấp của hồng cầu gây ra chứng thiếu máu.  Bên cạnh các triệu chứng của bệnh thiếu máu còn có các triệu chứng như, đau khớp và đau xương, nhiễm trùng, và tình trạng suy tim có thể xảy ra.



Chứng bệnh và đặc tính di truyền xảy ra chủ yếu ở những người gốc Châu Phi và những người có nguồn gốc từ Ấn Độ và vùng Địa Trung Hải.


Các biện pháp phòng chống tránh tái phát và kiểm soát cơn đau nhức.  Bao gồm đưa thêm chất lỏng vào cơ thể, sử dụng thuốc hydroxyurea, thuốc kháng viêm không steroid và thuốc giảm đau.  Cấy tủy xương



Chứng thiếu máu tế bào hình liềm là một chứng rối loạn do di truyền, trong đó phân tử hemoglobin không bình thường (sắc tố màu đỏ bên trong các hồng cầu) được sản sinh.  Phân tử hemoglobin không bình thường làm cho các hồng cầu có hình liềm, giống như hình dạng của các hồng cầu trong hình chụp từ kính hiển vi này.








0 comments:

Post a Comment