Friday, February 27, 2015

BỆNH GÚT - BỆNH THỐNG PHONG (GOUT) - Do LQT Biên Dịch


THAY ĐỔI LỐI SỐNG

Bất cứ hoạt động nào đòi hỏi năng lượng trong cơ thể cũng làm tăng quá trình chuyển hóa chất purine, mà chất này sản sinh ra axit uric.  Tránh tình trạng bị stress và giữ gìn sức khỏe là rất quan trọng để ngăn ngừa các cơn bệnh gút tấn công.

Các Đề Xuất Về Chế Độ Ăn Uống

Bởi vì chế độ ăn uống chỉ ảnh hưởng rất ít đến hàm lượng axit uric, do đó trị liệu bằng chế độ ăn uống không đóng một vai trò quan trọng giúp ngăn ngừa bệnh gút.  Tuy nhiên, những người đã từng bị một cơn bệnh gút tấn công có thể có lợi khi giảm tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất purine, đặc biệt nếu họ thường ăn một số lượng đáng kể các loại thực phẩm này.

Mặc dù thịt và một số loại hải sản và động vật biển có vỏ (shellfish) thực sự sản sinh ra hàm lượng cao các chất purine trong máu, nhưng nghiên cứu cho thấy rằng không phải tất cả các loại thực phẩm giàu chất purine đều có liên quan đến bệnh gút.  Tiêu thụ một số lượng vừa phải các loại rau quả giàu chất purine (rau bina, bông cải hay súp lơ, các loại nấm, các loại cây họ đậu) xem ra không làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút.

Các sản phẩm được chế biến từ sữa (dairy product), đặc biệt là các sản phẩm ít chất béo (sữa chua ít chất béo và sữa không chất béo), có thể thực sự bảo vệ chống lại bệnh gút.  Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện rằng sử dụng 500 mg vitamin C mỗi ngày có thể làm giảm đáng kể hàm lượng axit uric.  Họ đang điều tra xem vitamin C có thể được sử dụng để ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh gút không.

Các Loại Thực Phẩm Nên Tránh:

-      Các loại nội tạng (gan, thận, ức, lá lách)
-      Thịt đỏ (thịt bò, thịt heo, thịt cừu non)
-      Các loại chiết xuất từ thịt (súp, súp thịt, nước xốt thịt)
-      Hải sản (cá trống - anchovy, cá mòi - sardine, cá trích - herring, trứng cáfish roe, cá tuna đóng hộp, tôm, tôm hùm, con điệpscallop, con traimussel)
-      Các sản phẩm lên men (bia và các loại bánh nướng lò)

Duy Trì Cân Nặng Khỏe Mạnh

Một chương trình giảm cân được giám sát có thể là phương pháp hiệu quả giúp làm giảm hàm lượng axit uric ở các bệnh nhân quá cân.  Mặt khác, chế độ ăn uống giúp giảm cân đột ngột (crash diet) là phản hiệu quả, bởi vì nó có thể làm tăng hàm lượng axit uric và có thể gây ra một cơn bệnh gút tấn công cấp tính.

Chất Lỏng Và Bia Rượu

Uống nhiều nước và các loại nước giải khát không có cồn sẽ giúp loại bỏ các tinh thể MSU ra khỏi cơ thể.

Nên tránh uống bia rượu, vì chúng sẽ kích thích quá trình chuyển hóa chất purine cũng như gia tăng quá trình sản sinh axit uric.  Nên tránh uống nhiều bia rượu, đặc biệt là bia hoặc các loại rượu mạnh.

Tránh Bị Tình Trạng Chấn Thương Khớp

Những người bị bệnh gút cũng nên tránh các hoạt động gây chấn thương khớp liên tục, chẳng hạn như mang giày quá chật.

Ngăn Ngừa Cơn Bệnh Tấn Công Trong Lúc Đi Du Lịch

Du lịch là một ví dụ của các hoạt động mà có thể làm tăng nguy cơ bị các cơn bệnh gút tấn công.  Du lịch không chỉ làm tăng nguy cơ bị stress, mà thói quen ăn uống còn có thể bị thay đổi.  Trước khi đi du lịch, các bệnh nhân nên tham khảo các biện pháp phòng tránh với bác sĩ của họ.  Bác sĩ có thể chỉ định (kê toa) sử dụng một viên prednisone ngay sau khi có dấu hiệu đầu tiên bị một cơn bệnh gút tấn công.  Thông thường, biện pháp này sẽ ngăn chặn cơn tấn công.

Hàm lượng cao axit uric có thể gây ra bệnh gút.  Chế độ ăn uống có các loại thực phẩm giàu chất purine có thể sẽ làm tăng hàm lượng axit uric trong cơ thể.  Do đó, chế độ ăn uống cho bệnh gút thường hạn chế các loại thực phẩm giàu chất purine.

Các Yếu Tố Cơ Bản Của Một Chế Độ Ăn Uống Cho Bệnh Gút

-      Nên tránh uống bia rượu, đặc biệt là bia.  Hạn chế tiêu thụ rượu bia khoảng 3 ly một tuần.
-      Uống từ 2 đến 3 lít chất lỏng mỗi ngày.  Uống chất lỏng đầy đủ sẽ giúp làm loãng nồng độ axit uric trong nước tiểu.  Tránh các loại thực phẩm giàu chất purine (xem bên dưới)
-      Tiêu thụ protein với số lượng vừa phải.  Hạn chế thịt, cá và thịt gia cầm khoảng 4 – 6 oz (113 – 170 g) mỗi ngày.  Cố gắng tiêu thụ các loại thực phẩm giàu protein có lượng purine thấp, chẳng hạn như các sản phẩm từ sữa có lượng chất béo thấp, đậu hũ, và trứng.
-      Hạn chế tiêu thụ chất béo bằng cách chọn các loại thịt nạt, các loại thực phẩm được nấu ít dầu và các loại thực phẩm được đóng gói.

Chế Độ Ăn Uống Cho Bệnh Gút: Tránh Các Loại Thực Phẩm Giàu Chất Purine

-      Ức, lá lách
-      Cá trống
-      Cá mòi
-      Gan
-      Thận bò
-      Óc
-      Các chất chiết xuất từ thịt
-      Cá trích
-      Cá mackerel (cá thu)
-      Sò điệp
-      Các loại thịt chim rừng
-      Nước xốt thịt

Tiêu Thụ Vừa Phải

Bao gồm các loại thực phẩm sau đây ở mức độ vừa phải vào chế độ ăn uống của bạn

-      Rau quả: măng tây, bông cải, rau bina, các loại nấm và đậu xanh
-      Các loại đậu lăng (lentil), đậu hà lan khô và các loại đậu (đậu nành,…)
-      Thịt bò, thịt heo, thịt gia cầm, cá và hải sản
-      Bột yến mạch (oatmeal), cám lúa mì (wheat bran) và hạt lúa mì (wheat germ)

Bên cạnh việc tránh các loại thực phẩm giàu chất purine, duy trì cân nặng khỏe mạnh cũng rất quan trọng cho các bệnh nhân bị gút.  Tình trạng béo phì có thể làm cho cơ thể gia tăng khả năng sản sinh axit uric.  Hãy tiến hành một chế độ ăn uống được cân bằng các chất dinh dưỡng để giảm bớt cân dư thừa.  Không nên theo một chế độ ăn uống giàu protein và có lượng carbohydrate thấp, vì nó có thể làm cho bệnh gút trầm trọng thêm.













0 comments:

Post a Comment