Saturday, February 28, 2015

TÌM HIỂU VỀ HỆ MIỄN DỊCH: CÁCH THỨC NÓ HOẠT ĐỘNG (UNDERSTANDING THE IMMUNE SYSTEM: HOW IT WORKS) - Do LQT Biên Dịch


TIẾN HÀNH MỘT PHẢN ỨNG (ĐÁP ỨNG) MIỄN DỊCH

Các tình trạng nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh ở người.  Chúng có thể biến thiên từ cảm lạnh thông thường đến các chứng bệnh gây suy nhược cơ thể như viêm gan mãn tính đến các chứng bệnh gây tử vong như SIDA (AIDS).  Các vi sinh vật gây bệnh (pathogens) muốn xâm nhập vào cơ thể thì trước tiên phải vượt qua được lớp bảo vệ bên ngoài của cơ thể, thông thường là da hoặc các tế bào lót các đường dẫn bên trong cơ thể.

Da tạo ra một rào chắn đáng kể chống lại các vi sinh vật tấn công.  Các vi sinh vật chỉ có thể xâm nhập vào cơ thể qua các vết cắt hoặc các vết trầy nhỏ.  Đường tiêu hóa và hô hấp (cả hai là các cổng truy nhập cho một số vi sinh vật) cũng có các mức độ bảo vệ riêng.  Các vi sinh vật đi vào mũi thường làm cho mũi tiết ra nhiều dịch nhầy hơn, và các cố gắng xâm nhập vào mũi hoặc phổi có thể gây ra tình trạng hắt hơi và phản ứng ho để đẩy các vi sinh vật xâm nhập ra khỏi đường hô hấp.  Bao tử chứa một loại axit mạnh có thể tiêu diệt nhiều loại vi sinh vật gây bệnh khi các vi sinh vật này được đưa vào cơ thể cùng với thực phẩm.

Lymphokines: Các hợp chất (không phải là kháng thể) do các tế bào T tiết ra để đáp ứng lại các kháng nguyên, và đóng vai trò (kích hoạt các đại thực bào) trong miễn dịch qua trung gian tế bào
T cell: Tế bào T
Antibodies: Các kháng thể
B cell: Tế bào B
Killer cell: Tế bào tiêu diệt
Complement: Protein bổ sung
Macrophage: Đại thực bào
Virus: Virut

Khi bị thách thức, hệ miễn dịch có nhiều vũ khí để chọn lựa.

Nếu các vi sinh vật vượt qua được các tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể, thì chúng vẫn phải tìm cách vượt qua các bức tường thành của đường tiêu hóa, hô hấp, đường tiết niệu và đường sinh dục để đến được các tế bào nằm bên dưới.  Các đường dẫn này được lót kín bằng các tế bào biểu mô, và các tế bào này được bao bọc bằng một lớp dịch nhầy, ngăn chặn một cách hiệu quả sự vận chuyển của nhiều sinh vật.  Các bề mặt niêm mạc cũng tiết ra một nhóm kháng thể đặc biệt có tên là IgA, mà trong nhiều trường hợp nó là loại kháng thể đầu tiên chạm trán với vi sinh vật xâm nhập.  Bên dưới lớp biểu mô, có một số tế bào, bao gồm đại thực bào, các tế bào B, và các tế bào T, nằm phục kích chờ các vi trùng có thể vượt qua được các rào chắn ở bề mặt.

Tiếp theo, những kẻ xâm nhập phải tránh được một loạt các tuyến phòng thủ thông thường, vì các tuyến phòng thủ này luôn sẵn sàng tấn công mà không cần chú ý đến các phần tử đánh dấu kháng nguyên cụ thể.  Các tế bào phòng thủ này bao gồm các thực bào tuần tra, các tế bào tiêu diệt tự nhiên, và các protein bổ sung.

Các vi sinh vật mà có thể vượt qua được các rào chắn thông thường thì sau đó sẽ phải chạm trán với các vũ khí đặc biệt được thiết kế để tiêu diệt chúng.  Các vũ khí đặc biệt, bao gồm các kháng thể và các tế bào T, được trang bị bằng các cấu trúc thụ thể đơn (singular receptor structures), mà nó cho phép các tế bào này gắn kết và tương tác với các mục tiêu được chọn lựa cho chúng.

Vi Khuẩn, Virut, và Ký Sinh Trùng

Các vi sinh vật gây bệnh phổ biến nhất là các vi khuẩn, virut, và ký sinh trùng.  Mỗi loại vi sinh vật này sử dụng một chiến thuật khác nhau để nhiễm vào cơ thể người, và do đó, mỗi loại này sẽ bị ngăn chặn bởi một bộ phận khác nhau của hệ miễn dịch.

Đa số vi khuẩn sống ở các khoảng không giữa các tế bào, do đó dễ bị các kháng thể tấn công.  Khi các kháng thể kết dính vào một vi khuẩn, chúng sẽ gửi đi các tín hiệu để các protein bổ sung và các thực bào kéo đến tiêu diệt các vi sinh vật bị kết dính này.  Một số vi khuẩn bị các thực bào tiêu thụ trực tiếp, do đó báo hiệu cho một số tế bào T đến tham gia tấn công.

Tất cả virut, cộng với một vài loại vi khuẩn và ký sinh trùng, phải xâm nhập vào các tế bào để tồn tại, do đó cần đến một phương pháp tiếp cận khác.  Các tế bào bị nhiễm sẽ sử dụng các phân tử MHC để đưa các vi sinh vật xâm nhập lên bề mặt của tế bào, vì thế bật đèn xanh cho các tế bào bạch huyết T độc hại tế bào (cytotoxic T lymphocytes) tiêu diệt tế bào bị nhiễm.  Các kháng thể cũng có thể có tác dụng hỗ trợ trong phản ứng miễn dịch, chúng gắn kết vào các virut tự do trước khi chúng có cơ hội xâm nhập vào tế bào.

Antibodies are triggered when a B cell encounters its matching antigen:  Các kháng thể bị kích thích khi một tế bào B chạm trán với kháng nguyên tương ứng với nó.

The B cell takes in the antigen and digests it:  Tế bào B tiếp nhận kháng nguyên này và tiêu hóa nó

Then it displays antigen fragments bound to its own distinctive MHC molecules: Sau đó tế bào B phô bày các mảnh kháng nguyên được gắn kết với các phân tử MHC đặc trưng của tế bào.

The combination of antigen fragment and MHC molecule attracts the help of a mature, matching T cell: Hợp chất của mảnh kháng nguyên và phân tử MHC gây thu hút sự hỗ trợ của một tế bào T trưởng thành tương ứng.

Lymphokines secreted by the T cell allow the B cell to multiply and mature into antibody-producing plasma cells: Lymphokines do tế bào T tiết ra cho phép tế bào B gia tăng số lượng và phát triển thành các tương bào sản sinh kháng thể.

Released into the bloodstream, antibodies lock onto matching antigens.  These antigen-antibody complexes are soon eliminated, either by the complement cascade or by the liver and the spleen: Được đưa vào máu, các kháng thể kết dính vào các kháng nguyên tương ứng.  Các hợp chất kháng nguyên-kháng thể này sẽ sớm bị loại bỏ, bằng chuỗi nối tiếp bổ sung hoặc được gan và lá lách loại bỏ.

T cells are mobilized: Các tế bào T được huy động

When they encounter a cell such as a macrophage or a B cell that has digested an antigen: Khi chúng chạm trán với một tế bào chẳng hạn như đại thực bào hoặc tế bào B mà nó đã tiêu hóa một kháng nguyên

And is displaying antigen fragments bound to its MHC molecules: Và phô bày các mảnh kháng nguyên được kết dính với các phân tử MHC của nó.

Lymphokines help the T cell to mature: Lymphokines hỗ trợ tế bào T đến khi trưởng thành

The T cell, alerted and activated, secretes lymphokines: Tế bào T, trong tình trạng được báo động và được kích hoạt, tiết ra lymphokines

Infected cells: Các tế bào bị nhiễm

Some lymphokines attract immune cells – fresh macrophages, granulocytes, and other lymphocytes – to  the site of infection.  Yet other lymphokines direct the recruits once they arrive on the scene: Một số lymphokines thu hút các tế bào miễn dịch – các đại thực bào mới, bạch cầu hạt, và các tế bào bạch huyết khác – đến khu vực bị nhiễm.  Ngoài ra, các lymphokine điều khiển các tân binh khi chúng tiến đến hiện trường. 

Some T cells become killer cells and track down body cells infected by viruses: Một số tế bào T trở thành tế bào tiêu diệt và tìm kiếm các tế bào trong cơ thể bị nhiễm virut.

Some lymphokines spur the growth of more T cells: Một số lymphokines kích thích sự tăng trưởng thêm số lượng các tế bào T.

Các ký sinh trùng thường sống bên trong hoặc bên ngoài các tế bào.  Các ký sinh trùng sống bên trong tế bào, chẳng hạn như sinh vật gây bệnh sốt rét, có thể kích thích các phản ứng của tế bào T.  Các ký sinh trùng sống bên ngoài tế bào thường có kích thước lớn hơn các vi khuẩn hoặc virut, và cần đến một cuộc tấn công vào hệ miễn dịch quy mô hơn.  Nhiễm trùng ký sinh thường kích thích một phản ứng viêm khi các bạch cầu ưa eosin, bạch cầu ưa bazơ, và các tế bào hạt đặc biệt ồ ạt kéo đến hiện trường, sau đó tiết ra các chất hóa học độc hại được dự trữ nhằm tiêu diệt kẻ xâm nhập.  Các kháng thể cũng góp phần vào cuộc tấn công này, chúng thu hút các tế bào hạt đến khu vực bị nhiễm.














0 comments:

Post a Comment