CÁC TRIỆU CHỨNG
Các triệu chứng phổ biến của bệnh động mạch vành (coronary artery disease – CAD) bao gồm đau thắt ngực, khó thở (đặc biệt trong lúc vận động), và tim đập nhanh. Thỉnh thoảng, những người mắc bệnh động mạch vành có một vài triệu chứng hoặc không có triệu chứng nào cho đến khi họ bị nhồi máu cơ tim hoặc bị suy tim.
Đau Thắt Ngực
Đau thắt ngực là triệu chứng chính của bệnh động mạch vành, trong các trường hợp nghiêm trọng, nó cũng là triệu chứng chính của cơn nhồi máu cơ tim. Bệnh nhân thường cảm thấy đau ngực và xảy ra do bị tình trạng thiếu máu cục bộ ở thành tim (myocardial ischemia). Tình trạng này xảy ra khi cơ tim không nhận đủ máu cần thiết cho một mức độ làm việc nhất định. Đau thắt ngực thường được xem là một trong hai tình trạng sau:
Đau thắt ngực là triệu chứng chính của bệnh động mạch vành, trong các trường hợp nghiêm trọng, nó cũng là triệu chứng chính của cơn nhồi máu cơ tim. Bệnh nhân thường cảm thấy đau ngực và xảy ra do bị tình trạng thiếu máu cục bộ ở thành tim (myocardial ischemia). Tình trạng này xảy ra khi cơ tim không nhận đủ máu cần thiết cho một mức độ làm việc nhất định. Đau thắt ngực thường được xem là một trong hai tình trạng sau:
Không đủ máu lưu thông đến cơ tim do tình trạng thu hẹp của động mạch vành có thể gây ra chứng đau thắt ngực (đau ngực).
Plaque in coronary artery: Mảng vữa trong động mạch vành.
Đau Thắt Ngực là một loại hình đau nhức ở ngực đặc biệt gây ra bởi lượng máu không đủ lưu thông qua các mạch máu (mạch vành) của cơ tim (myocardium).
Đau Thắt Ngực là một loại hình đau nhức ở ngực đặc biệt gây ra bởi lượng máu không đủ lưu thông qua các mạch máu (mạch vành) của cơ tim (myocardium).
- Đau Thắt Ngực Ổn định (có thể dự đoán)
- Đau Thắt Ngực Không Ổn Định (ít có thể dự đoán hơn và là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn)
Cường độ cơn đau nhức không luôn luôn liên quan đến mức độ nghiêm trọng của căn bệnh. Một số người có thể cảm thấy đau nghiến do chứng thiếu máu cục bộ nhẹ, trong khi những người khác có thể chỉ cảm thấy khó chịu nhẹ do chứng thiếu máu cục bộ nghiêm trọng.
Bản thân chứng Đau Thắt Ngực không phải là một chứng bệnh. Nhiều bằng chứng cho thấy rằng cơn đau thắt ngực bắt đầu chưa đến 48 tiếng trước khi bị nhồi máu cơ tim là có thể tránh khỏi, có lẽ bằng cách tạo điều kiện cho tim chống lại sự hủy hoại từ cơn nhồi tim này. Đau Thắt Ngực có thể xảy ra bằng nhiều hình thức và có thể nhẹ, vừa phải, hoặc nghiêm trọng.
Không đủ lượng máu lưu thông đến cơ tim do động mạch vành bị thu hẹp có thể gây ra đau ngực
Plaque in coronary artery: Mảng vữa trong động mạch vành.
Đau Thắt Ngực Ổn Định và Đau Ngực
Đau Thắt Ngực Ổn Định. Đau Thắt Ngực Ổn Định (stable angina) là một cơn đau ngực có thể dự đoán được. Mặc dù ít nghiêm trọng hơn đau thắt ngực không ổn định, nhưng nó có thể rất đau nhức hoặc rất khó chịu. Nó có thể được thuyên giảm bằng cách nghỉ ngơi và được điều trị hợp lý (điển hình là dùng thuốc nitroglycerin). Bất cứ trường hợp nào làm gia tăng nhu cầu về oxy có thể gây ra cơn đau thắt ngực. Một số yếu tố điển hình bao gồm:
- Tập thể dục
- Thời tiết lạnh
- Quá xúc động
- Ăn nhiều
Cơn đau ngực có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày, nhưng đa số xảy ra trong khoảng thời gian giữa 6 giờ sáng đến trưa.
Các triệu chứng đặc biệt có khả năng cho thấy bị chứng đau thắt ngực, bao gồm:
- Cơn đau thắt ngực và cảm giác khó chịu của chứng đau ngực được bệnh nhân diễn tả tiêu biểu như cảm giác no hay đau nhói dây thần kinh, cảm giác bị nén chặt, áp lực, nặng nề, nghẹt thở, hoặc cảm giác bị kẹp chặt. Hiếm có trường hợp được diễn tả có cảm giác đau nhói như bị dao đâm hoặc bị phỏng. Thay đổi tư thế hoặc hít thở không ảnh hưởng gì đến cơn đau.
- Một cơn đau ngực tiêu biểu kéo dài vài phút. Nếu cơn đau chỉ thoáng qua hoặc kéo dài nhiều giờ, thì có khả năng đó không phải là chứng đau thắt ngực (angina).
- Cơn đau thường xuất hiện ở bên dưới xương ngực. Nó thường lan tỏa đến cổ, quai hàm, hoặc là vai bên trái và cánh tay. Ít phổ biến hơn, các bệnh nhân báo cáo các triệu chứng lan tỏa đến cánh tay phải hoặc lưng, hoặc thậm chí lan tỏa đến phần bụng phía trên.
- Chứng đau thắt ngực ổn định (stable angina) thường được thuyên giảm bằng cách nghỉ ngơi hoặc ngậm dưới lưỡi thuốc nitroglycerin.
Lưu ý: Sublingual, có nghĩa đen là “bên dưới lưỡi” từ tiếng La Tinh, muốn nói đến cách đưa thuốc vào cơ thể và bằng phương pháp đó thuốc được khuếch tán vào máu qua các mô dưới lưỡi.
Khi một chất hóa học tiếp xúc với màng nhầy niêm mạc (mucous membrane) dưới lưỡi, hoặc niêm mạc miệng (buccal mucosa), nó khuếch tán qua màng nhầy đó. Bởi vì mô liên kết (connective tissue) bên dưới biểu mô chứa vô số các mao mạch, cho nên chất hóa học này sau đó khuếch tán vào các mao mạch và đi vào sự tuần hoàn của các tĩnh mạch. Ngược lại, các chất được hấp thụ vào ruột phải qua quá trình chuyển hóa trước tiên ở gan trước khi đi vào quá trình tuần hoàn chung của cơ thể.
Các triệu chứng khác có thể cho thấy bị đau thắt ngực hoặc đi kèm với cơn đau hoặc áp lực ở ngực, bao gồm:
- Khó thở
- Buồn nôn, nôn mửa, và chảy mồ hôi lạnh
- Cảm giác khó tiêu hoặc ợ chua (ợ nóng)
- Cảm giác mệt mỏi không giải thích được sau khi hoạt động (thường thấy ở phụ nữ hơn)
- Chóng mặt và đầu có cảm giác lâng lâng
- Tim đập nhanh
Chứng Đau Thắt Ngực Không Ổn Định và Các Triệu Chứng Nhồi Máu Cơ Tim Tiềm Ẩn
Chứng đau thắt ngực không ổn định là một tình trạng nghiêm trọng hơn nhiều và thường là trạng thái trung chuyển giữa chứng đau thắt ngực ổn định và nhồi máu cơ tim, trong đó một động mạch đưa máu về tim hoàn toàn bị tắc nghẽn. Bệnh nhân thường được chẩn đoán bị chứng đau thắt ngực không ổn định khi xuất hiện một hoặc một số tình trạng như sau:
- Cơn đau nhức làm đánh thức bệnh nhân hoặc xảy ra trong khi đang nghỉ ngơi.
- Bệnh nhân chưa từng bị đau thắt ngực sẽ bị cơn đau dữ dội hoặc vừa phải trong khi vận động nhẹ (đi bộ hai khu phố hoặc leo vài bậc thang).
- Đau thắt ngực ổn định phát triển mức độ nghiêm trọng và thường xuyên trong một chu kỳ 2 tháng, và việc sử dụng thuốc ít có hiệu quả trong việc làm thuyên giảm cơn đau.
- Tình trạng ngất xỉu.
Chứng đau thắt ngực không ổn định (unstable angina) hiện nay thường được đề cập đến là một phần của một tình trạng gọi là hội chứng động mạch vành cấp tính (acute coronary syndrome – ACS). ACS cũng bao gồm những người mắc phải chứng gọi là NSTEMI (nhồi máu cơ tim non ST-segment elevation)— còn được gọi là nhồi máu cơ tim non-Q wave. Đối với chứng NSTEMI, xét nghiệm máu cho thấy chứng nhồi máu cơ tim đang phát triển. Các tình trạng này ít nghiêm trọng hơn những cơn nhồi máu cơ tim nhưng có thể phát triển thành những cơn bộc phát hoàn chỉnh nếu không được điều trị nghiêm túc.
Các bác sĩ sử dụng một số yếu tố để giúp phán đoán ra bệnh nhân nào bị chứng đau thắt ngực không ổn định hoặc hội chứng mạch vành cấp tính có nguy cơ nhiều nhất phát triển thành nhồi máu cơ tim.
Đầu tiên, các bệnh nhân được phân loại theo bệnh sử mắc bệnh tim hoặc có nguy cơ bị bệnh tim (như bệnh tiểu đường, bệnh cao huyết áp, và bệnh động mạch ngoại biên) hoặc các chứng bệnh phức tạp khác (như bệnh phổi và suy tim). Bác sĩ cũng đánh giá mức độ nghiêm trọng của chứng đau thắt ngực. Các yếu tố khác gây ra nhiều nguy cơ mắc bệnh ACS bao gồm:
- 65 tuổi hoặc hơn
- Có bằng chứng bị chấn thương mô cơ tim nghiêm trọng
- Có tiền sử bị chứng đau ngực mãn tính nghiêm trọng
- Có những âm thanh phát ra ở phổi không bình thường gọi là tiếng ran (âm thanh của sự sủi bọt hoặc tiếng răng rắc) khi khám bệnh
- Đoạn ST bị sai lệch trên điện tâm đồ
- Nhịp tim đập thật chậm hoặc thật nhanh
- Huyết áp rất thấp
CHÚ Ý: Đoạn ST đại diện cho khoảnh khắc khi tâm thất khử phân cực (depolarized). Nó là điểm đẳng điện.
Nhồi máu cơ tim. Một cơn nhồi máu cơ tim hoàn chỉnh xảy ra gây tổn thương nghiêm trọng cho tim, tình trạng này sẽ ngăn chặn khí oxy.
Những người bị bệnh tim phổ biến và bị bất cứ cơn đau ngực hoặc gặp phải các triệu chứng khác được trình bày ở trên mà không thuyên giảm sau khi uống thuốc thì nên gọi 911. Mức độ đau nhức và các triệu chứng đặc biệt trước cơn nhồi máu cơ tim thay đổi khác nhau ở từng cá nhân. Các triệu chứng có thể xuất hiện đột ngột, từng bước, hoặc gián đoạn. Một số nghiên cứu cho thấy rằng hầu như một nửa số bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim không xuất hiện triệu chứng chính là đau ngực. Bệnh nhân có nhiều khả năng nhất xuất hiện các triệu chứng không điển hình là phụ nữ và những người khá lớn tuổi (mặc dù họ cũng có thể chắc chắn có các triệu chứng nhồi máu cơ tim cổ điển).
Các triệu chứng ít có khả năng cho thấy bị Đau Thắt Ngực hoặc Nhồi máu cơ tim. Các triệu chứng sau đây ít có khả năng là dấu hiệu của bệnh động mạch vành:
- Đau Thắt Ngực Không Ổn Định (ít có thể dự đoán hơn và là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn)
Cường độ cơn đau nhức không luôn luôn liên quan đến mức độ nghiêm trọng của căn bệnh. Một số người có thể cảm thấy đau nghiến do chứng thiếu máu cục bộ nhẹ, trong khi những người khác có thể chỉ cảm thấy khó chịu nhẹ do chứng thiếu máu cục bộ nghiêm trọng.
Bản thân chứng Đau Thắt Ngực không phải là một chứng bệnh. Nhiều bằng chứng cho thấy rằng cơn đau thắt ngực bắt đầu chưa đến 48 tiếng trước khi bị nhồi máu cơ tim là có thể tránh khỏi, có lẽ bằng cách tạo điều kiện cho tim chống lại sự hủy hoại từ cơn nhồi tim này. Đau Thắt Ngực có thể xảy ra bằng nhiều hình thức và có thể nhẹ, vừa phải, hoặc nghiêm trọng.
Không đủ lượng máu lưu thông đến cơ tim do động mạch vành bị thu hẹp có thể gây ra đau ngực
Plaque in coronary artery: Mảng vữa trong động mạch vành.
Đau Thắt Ngực Ổn Định và Đau Ngực
Đau Thắt Ngực Ổn Định. Đau Thắt Ngực Ổn Định (stable angina) là một cơn đau ngực có thể dự đoán được. Mặc dù ít nghiêm trọng hơn đau thắt ngực không ổn định, nhưng nó có thể rất đau nhức hoặc rất khó chịu. Nó có thể được thuyên giảm bằng cách nghỉ ngơi và được điều trị hợp lý (điển hình là dùng thuốc nitroglycerin). Bất cứ trường hợp nào làm gia tăng nhu cầu về oxy có thể gây ra cơn đau thắt ngực. Một số yếu tố điển hình bao gồm:
- Tập thể dục
- Thời tiết lạnh
- Quá xúc động
- Ăn nhiều
Cơn đau ngực có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày, nhưng đa số xảy ra trong khoảng thời gian giữa 6 giờ sáng đến trưa.
Các triệu chứng đặc biệt có khả năng cho thấy bị chứng đau thắt ngực, bao gồm:
- Cơn đau thắt ngực và cảm giác khó chịu của chứng đau ngực được bệnh nhân diễn tả tiêu biểu như cảm giác no hay đau nhói dây thần kinh, cảm giác bị nén chặt, áp lực, nặng nề, nghẹt thở, hoặc cảm giác bị kẹp chặt. Hiếm có trường hợp được diễn tả có cảm giác đau nhói như bị dao đâm hoặc bị phỏng. Thay đổi tư thế hoặc hít thở không ảnh hưởng gì đến cơn đau.
- Một cơn đau ngực tiêu biểu kéo dài vài phút. Nếu cơn đau chỉ thoáng qua hoặc kéo dài nhiều giờ, thì có khả năng đó không phải là chứng đau thắt ngực (angina).
- Cơn đau thường xuất hiện ở bên dưới xương ngực. Nó thường lan tỏa đến cổ, quai hàm, hoặc là vai bên trái và cánh tay. Ít phổ biến hơn, các bệnh nhân báo cáo các triệu chứng lan tỏa đến cánh tay phải hoặc lưng, hoặc thậm chí lan tỏa đến phần bụng phía trên.
- Chứng đau thắt ngực ổn định (stable angina) thường được thuyên giảm bằng cách nghỉ ngơi hoặc ngậm dưới lưỡi thuốc nitroglycerin.
Lưu ý: Sublingual, có nghĩa đen là “bên dưới lưỡi” từ tiếng La Tinh, muốn nói đến cách đưa thuốc vào cơ thể và bằng phương pháp đó thuốc được khuếch tán vào máu qua các mô dưới lưỡi.
Khi một chất hóa học tiếp xúc với màng nhầy niêm mạc (mucous membrane) dưới lưỡi, hoặc niêm mạc miệng (buccal mucosa), nó khuếch tán qua màng nhầy đó. Bởi vì mô liên kết (connective tissue) bên dưới biểu mô chứa vô số các mao mạch, cho nên chất hóa học này sau đó khuếch tán vào các mao mạch và đi vào sự tuần hoàn của các tĩnh mạch. Ngược lại, các chất được hấp thụ vào ruột phải qua quá trình chuyển hóa trước tiên ở gan trước khi đi vào quá trình tuần hoàn chung của cơ thể.
Các triệu chứng khác có thể cho thấy bị đau thắt ngực hoặc đi kèm với cơn đau hoặc áp lực ở ngực, bao gồm:
- Khó thở
- Buồn nôn, nôn mửa, và chảy mồ hôi lạnh
- Cảm giác khó tiêu hoặc ợ chua (ợ nóng)
- Cảm giác mệt mỏi không giải thích được sau khi hoạt động (thường thấy ở phụ nữ hơn)
- Chóng mặt và đầu có cảm giác lâng lâng
- Tim đập nhanh
Chứng Đau Thắt Ngực Không Ổn Định và Các Triệu Chứng Nhồi Máu Cơ Tim Tiềm Ẩn
Chứng đau thắt ngực không ổn định là một tình trạng nghiêm trọng hơn nhiều và thường là trạng thái trung chuyển giữa chứng đau thắt ngực ổn định và nhồi máu cơ tim, trong đó một động mạch đưa máu về tim hoàn toàn bị tắc nghẽn. Bệnh nhân thường được chẩn đoán bị chứng đau thắt ngực không ổn định khi xuất hiện một hoặc một số tình trạng như sau:
- Cơn đau nhức làm đánh thức bệnh nhân hoặc xảy ra trong khi đang nghỉ ngơi.
- Bệnh nhân chưa từng bị đau thắt ngực sẽ bị cơn đau dữ dội hoặc vừa phải trong khi vận động nhẹ (đi bộ hai khu phố hoặc leo vài bậc thang).
- Đau thắt ngực ổn định phát triển mức độ nghiêm trọng và thường xuyên trong một chu kỳ 2 tháng, và việc sử dụng thuốc ít có hiệu quả trong việc làm thuyên giảm cơn đau.
- Tình trạng ngất xỉu.
Chứng đau thắt ngực không ổn định (unstable angina) hiện nay thường được đề cập đến là một phần của một tình trạng gọi là hội chứng động mạch vành cấp tính (acute coronary syndrome – ACS). ACS cũng bao gồm những người mắc phải chứng gọi là NSTEMI (nhồi máu cơ tim non ST-segment elevation)— còn được gọi là nhồi máu cơ tim non-Q wave. Đối với chứng NSTEMI, xét nghiệm máu cho thấy chứng nhồi máu cơ tim đang phát triển. Các tình trạng này ít nghiêm trọng hơn những cơn nhồi máu cơ tim nhưng có thể phát triển thành những cơn bộc phát hoàn chỉnh nếu không được điều trị nghiêm túc.
Các bác sĩ sử dụng một số yếu tố để giúp phán đoán ra bệnh nhân nào bị chứng đau thắt ngực không ổn định hoặc hội chứng mạch vành cấp tính có nguy cơ nhiều nhất phát triển thành nhồi máu cơ tim.
Đầu tiên, các bệnh nhân được phân loại theo bệnh sử mắc bệnh tim hoặc có nguy cơ bị bệnh tim (như bệnh tiểu đường, bệnh cao huyết áp, và bệnh động mạch ngoại biên) hoặc các chứng bệnh phức tạp khác (như bệnh phổi và suy tim). Bác sĩ cũng đánh giá mức độ nghiêm trọng của chứng đau thắt ngực. Các yếu tố khác gây ra nhiều nguy cơ mắc bệnh ACS bao gồm:
- 65 tuổi hoặc hơn
- Có bằng chứng bị chấn thương mô cơ tim nghiêm trọng
- Có tiền sử bị chứng đau ngực mãn tính nghiêm trọng
- Có những âm thanh phát ra ở phổi không bình thường gọi là tiếng ran (âm thanh của sự sủi bọt hoặc tiếng răng rắc) khi khám bệnh
- Đoạn ST bị sai lệch trên điện tâm đồ
- Nhịp tim đập thật chậm hoặc thật nhanh
- Huyết áp rất thấp
CHÚ Ý: Đoạn ST đại diện cho khoảnh khắc khi tâm thất khử phân cực (depolarized). Nó là điểm đẳng điện.
Nhồi máu cơ tim. Một cơn nhồi máu cơ tim hoàn chỉnh xảy ra gây tổn thương nghiêm trọng cho tim, tình trạng này sẽ ngăn chặn khí oxy.
Những người bị bệnh tim phổ biến và bị bất cứ cơn đau ngực hoặc gặp phải các triệu chứng khác được trình bày ở trên mà không thuyên giảm sau khi uống thuốc thì nên gọi 911. Mức độ đau nhức và các triệu chứng đặc biệt trước cơn nhồi máu cơ tim thay đổi khác nhau ở từng cá nhân. Các triệu chứng có thể xuất hiện đột ngột, từng bước, hoặc gián đoạn. Một số nghiên cứu cho thấy rằng hầu như một nửa số bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim không xuất hiện triệu chứng chính là đau ngực. Bệnh nhân có nhiều khả năng nhất xuất hiện các triệu chứng không điển hình là phụ nữ và những người khá lớn tuổi (mặc dù họ cũng có thể chắc chắn có các triệu chứng nhồi máu cơ tim cổ điển).
Các triệu chứng ít có khả năng cho thấy bị Đau Thắt Ngực hoặc Nhồi máu cơ tim. Các triệu chứng sau đây ít có khả năng là dấu hiệu của bệnh động mạch vành:
- Khi hít thở hoặc khi ho cảm thấy bị đau nhói
- Cảm giác đau chủ yếu hoặc chỉ ở phần giữa hoặc dưới bụng
- Cơn đau có thể được xác định bằng đầu ngón tay
- Cơn đau có thể tái xuất hiện bằng cách di chuyển hoặc nhấn vào thành ngực hoặc cánh tay
- Cơn đau đều đặn và kéo dài nhiều giờ (mặc dù không nên chờ lâu nếu nghi ngờ bị nhồi máu cơ tim)
- Cơn đau rất ngắn ngủi và chỉ kéo dài vài giây
- Cơn đau lan truyền đến chân
Tuy nhiên, sự hiện diện của các triệu chứng này không luôn luôn loại trừ được tình trạng bệnh tim nghiêm trọng.
Các Loại Đau Thắt Ngực Khác
Chứng Đau Thắt Ngực Prinzmetal. Một loại đau thắt ngực thứ ba, được gọi là chứng đau ngực biến thể hay chứng đau ngực Prinzmetal, do một động mạch vành bị co thắt đột ngột gây ra. Chứng đau ngực này hầu như luôn luôn xảy ra khi bệnh nhân đang nghỉ ngơi. Khoảng 2 phần 3 số bệnh nhân mắc phải chứng này bị chứng xơ vữa động mạch ở ít nhất một mạch máu chính. Nhịp tim đập bất thường là phổ biến, nhưng cơn đau thường được thuyên giảm ngay lập tức khi được điều trị cơ bản.
Chứng Thiếu Máu Cục Bộ Âm Thầm. Một số người mắc bệnh động mạch vành nghiêm trọng thường không bị đau thắt ngực. Tình trạng này được gọi là chứng thiếu máu cục bộ âm thầm, mà một số nhà chuyên môn quy cho bộ não hoạt động bất thường gây ra cơn đau tim. Đây là một tình trạng nguy hiểm vì bệnh nhân không có các dấu hiệu cảnh báo là bị bệnh tim. Một số nghiên cứu cho thấy rằng những người bị chứng thiếu máu cục bộ âm thầm có tỉ lệ bị biến chứng và tử vong cao hơn những người bị đau thắt ngực. (Cơn đau thắt ngực có thể thật sự bảo vệ quả tim bằng cách chuẩn bị cho quả tim trước một cơn nhồi máu cơ tim xảy ra.)
Hội Chứng X. Hội Chứng X là một tình trạng xảy ra khi bệnh nhân bị cơn đau thắt ngực không điển hình. Điện tâm đồ của bệnh nhân có dấu hiệu không bình thường khi kiểm tra về stress, nhưng chúng không cho thấy dấu hiệu nào bị tắc nghẽn động mạch. Hội chứng này thường xảy ra ở phụ nữ. Mặc dù người ta chưa rõ nguyên nhân nào gây ra tình trạng này, nhưng các kiểm tra về hình chụp cho thấy rằng Hội Chứng X cũng có thể do chứng thiếu máu cục bộ và chứng đau thắt ngực gây ra.
Các Nguyên Nhân Khác của Triệu Chứng Đau Ngực và Khó Chịu
Đau Ngực là một triệu chứng rất phổ biến trong phòng cấp cứu, nhưng các chứng bệnh tim chỉ chiếm khoảng 10 – 33% các trường hợp cấp cứu.
Các nguyên nhân khác của triệu chứng đau ngực và khó chịu bao gồm:
- Các vấn đề ảnh hưởng đến xương sườn và cơ ngực bao gồm cơ bị chấn thương, nứt xương, viêm khớp, cơ bị co thắt, và nhiễm trùng
- Những cơn bồn chồn lo lắng
- Các vấn đề về bao tử và đường ruột (những cơn đau do sỏi mật, loét bao tử, thoát vị khe thực quản, chứng ợ chua)
- Bệnh suyễn
- Động mạch chủ bị rách
- Phổi bị xẹp (xì hơi)
- Tim bị viêm sưng nghiêm trọng
- Máu kết khối ở động (tĩnh) mạch phổi (pulmonary embolism)
- Sự hoạt động mạnh của tuyến giáp (tăng năng tuyến giáp)
- Thiếu máu
- Viêm mạch (một nhóm các rối loạn gây ra viêm sưng các mạch máu)
Phải làm gì khi các triệu chứng xảy ra
Các cá nhân gặp phải các triệu chứng của cơn nhồi máu cơ tim nên thực hiện các biện pháp sau:
- Đối với các bệnh nhân bị chứng đau thắt ngực, hãy dùng một liều nitroglycerin bằng viên ngậm dưới lưỡi hoặc dạng xịt khi các triệu chứng mới xuất hiện. Cứ 5 phút thì uống từ 1 cho đến 3 liều hoặc cho đến khi nào cơn đau thuyên giảm.
- Gọi 911 hoặc điện thoại cấp cứu địa phương. Đây là hành động đầu tiên nên làm nếu bệnh nhân bị chứng đau thắt ngực vẫn tiếp tục cảm thấy đau ngực sau khi đã dùng 3 liều thuốc nitroglycerin. Tuy nhiên, chỉ có 20% các ca nhồi máu cơ tim xảy ra ở các bệnh nhân bị đau thắt ngực dài hạn. Do đó, bất cứ ai bị bệnh tim hoặc có nguy cơ bị bệnh tim mà mắc phải các triệu chứng của nhồi máu cơ tim thì nên liên lạc với các dịch vụ cấp cứu.
- Bệnh nhân nên nhai một viên thuốc aspirin (250-500mg) và đảm bảo rằng các nhân viên cấp cứu được biết điều này để không được cho dùng thêm liều nào nữa.
- Bệnh nhân bị đau ngực nên đến ngay phòng cấp cứu lân cận, và nên đi bằng xe cứu thương. Bệnh nhân không nên tự lái xe đến phòng cấp cứu.
Pain radiating down left arm might signal a heart attack: Cơn đau lan tỏa xuống cánh tay trái có thể báo hiệu một cơn nhồi máu cơ tim.
Các triệu chứng của cơn nhồi máu cơ tim có thể xảy ra bao gồm đau ngực đồng thời cơn đau lan tỏa xuống vai và cánh tay.
Các dấu hiệu cảnh báo ban đầu của cơn nhồi máu cơ tim:
- Áp lực ở vùng trung tâm của ngực
- Đau ở vai, cổ và cánh tay
- Khó chịu ở ngực với cảm giác uể oải, toát mồ hồi hoặc buồn nôn
Các triệu chứng của một cơn nhồi máu cơ tim có thể thay đổi rất lớn, từ cảm giác đau nghiến kinh điển “voi đè trên ngực”, tới cảm giác buồn nôn và ợ chua mà thường lầm lẫn với tình trạng khó tiêu. Ở một số bệnh nhân, các triệu chứng này có thể chỉ là cảm giác mệt mỏi đột ngột hoặc cảm giác ngột ngạt nặng trĩu.
0 comments:
Post a Comment