Saturday, February 28, 2015

TÌM HIỂU VỀ HỆ MIỄN DỊCH: CÁCH THỨC NÓ HOẠT ĐỘNG (UNDERSTANDING THE IMMUNE SYSTEM: HOW IT WORKS) - Do LQT Biên Dịch


CÁC RỐI LOẠN CỦA HỆ MIỄN DỊCH

Các chứng bệnh về dị ứng

Các dạng bệnh phổ biến nhất về dị ứng xảy ra khi hệ miễn dịch đáp ứng lại một báo động giả.  Đối với cá nhân bị dị ứng, một chất thường không gây hại như phấn cỏ hoặc bụi nhà dễ bị hiểu lầm là một mối đe dọa và sẽ bị tấn công.

Các trường hợp dị ứng, chẳng hạn như dị ứng phấn hoa, có liên quan đến kháng thể có tên là IgE.  Giống như các kháng thể khác, mỗi kháng thể IgE đều có chức năng chuyên biệt; có kháng thể thì chống lại phấn cây sồi, còn kháng thể khác thì chống lại cỏ phấn hương.

Các Chứng Bệnh Tự Miễn Dịch

Thỉnh thoảng các bộ phận có chức năng nhận diện của hệ miễn dịch ngưng hoạt động, do đó cơ thể bắt đầu sản sinh ra các tế bào T, và các kháng thể chuyển sang tấn công các tế bào và các bộ phận của chính cơ thể đó.  Các tế bào T và các tự kháng thể bị định hướng sai sẽ gây ra nhiều chứng bệnh.  Ví dụ, các tế bào T khi tấn công vào các tế bào tuyến tụy sẽ gây ra bệnh tiểu đường, trong khi đó một loại kháng thể có tên là yếu tố thấp khớp (rheumatoid factor – yếu tố dạng thấp) thường được tìm thấy ở những người bị viêm thấp khớp (viêm khớp dạng thấp).  Những người bị chứng luput ban đỏ hệ thống (systemic lupus erythematosus - SLE) có các kháng thể tấn công nhiều loại tế bào và các thành phần tế bào của chính cơ thể họ.

Ragweed pollen: Phấn hoa của cỏ phấn hương
B cell: Tế bào B
The first time the allergy-prone person runs across an allergen such as ragweed: Người dễ bị dị ứng lần đầu tiên tiếp xúc với một chất gây dị ứng như cỏ phấn hương.

IgE: kháng thể IgE
Plasma cell: Tương bào
He or she makes large amounts of ragweed IgE antibody: Người này sẽ tạo ra một số lượng lớn các kháng thể IgE chống lại cỏ phấn hương.

Mast cell: Dưỡng bào
These IgE molecules attach themselves to mast cells: Các phân tử IgE này kết dính với dưỡng bào.

Chemicals: Các chất hóa học
The second time that person has a brush with ragweed:  Lần thứ hai người này tiếp xúc nhẹ với cỏ phấn hương.
The IgE-primed mast cell will release its powerful chemicals:  Dưỡng bào được trang bị bằng IgE sẽ tiết ra các chất hóa học có tác dụng mạnh.

Symptoms: Các triệu chứng
And the person will suffer the wheezing and/or sneezing, runny nose, watery eyes, and itching of allergy: Và người này sẽ bị khó thở và/hoặc hắt hơi, chảy nước mũi, chảy nước mắt, và bị ngứa do dị ứng.


Pancreas: Tuyến tụy
Mature T cell: Tế bào T trưởng thành
Beta cell: Tế bào beta

Misguided T cells can attack insulin-producing cells of the pancreas, contributing to diabetes: Các tế bào T bị định hướng sai có thể tấn công các tế bào sản sinh insulin của tuyến tụy, gây ra bệnh tiểu đường.



Không ai biết được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh tự miễn dịch (autoimmune disease), nhưng có khả năng liên quan đến nhiều yếu tố.  Bao gồm các yếu tố về môi trường, chẳng hạn như virut, một số loại thuốc, và ánh sáng mặt trời, tất cả các yếu tố này có thể làm tổn thương hoặc làm thay đổi các tế bào bình thường trong cơ thể.  Các hooc môn bị nghi ngờ đóng một vai trò gây bệnh, vì đa số các chứng bệnh tự miễn dịch thường thấy ở phụ nữ hơn ở đàn ông.  Tính di truyền xem ra cũng rất quan trọng.  Nhiều người bị bệnh tự miễn dịch có các loại phân tử đánh dấu “thuộc cơ thể” đặc trưng.

Các Chứng Bệnh Do Hợp Chất Miễn Dịch

Các hợp chất miễn dịch là những tập hợp các kháng nguyên và các kháng thể ăn khớp với nhau.  Thông thường, các hợp chất miễn dịch bị loại ra khỏi máu rất nhanh.  Tuy nhiên, thỉnh thoảng chúng vẫn tiếp tục tuần hoàn và sau đó bị giữ lại trong các mô thận, phổi, da, khớp, hoặc mạch máu.  Ở đó chúng tạo ra các phản ứng với protein bổ sung và dẫn đến tình trạng viêm và tổn thương mô.

Các hợp chất miễn dịch gây ra sự tổn hại trong nhiều chứng bệnh.  Bao gồm bệnh sốt rét và bệnh viêm gan do virut, cũng như nhiều chứng bệnh tự miễn dịch.

Large complex: Hợp chất lớn
Endothelial cell: Tế bào màng trong
Glomerular basement membrane of kidney: Màng nền tiểu cầu thận
Small complex: Hợp chất nhỏ

Các hợp chất kháng nguyên-kháng thể có thể bị giữ lại thận và các bộ phận khác, do đó có thể hủy hoại các cơ quan này.




Các Rối Loạn Suy Giảm Miễn Dịch

Khi hệ miễn dịch mất đi một hoặc nhiều thành phần của nó, thì sẽ dẫn đến một chứng rối loạn suy giảm miễn dịch.  Các rối loạn suy giảm miễn dịch (immune deficiency disorders) có thể là do di truyền, mắc phải do nhiễm trùng, hoặc xuất hiện do tác dụng phụ của các loại thuốc gây ra, chẳng hạn như các loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh nhân ung thư hoặc những người được cấy ghép các bộ phận cơ thể.

Các tình trạng suy giảm miễn dịch tạm thời có thể phát triển thông qua các bệnh nhiễm virut thông thường, bao gồm bệnh cúm, bệnh lây nhiễm tăng bạch cầu đơn nhân (infectious mononucleosis), và bệnh sởi.  Các phản ứng miễn dịch cũng có thể bị ức chế bởi các tiến trình truyền máu, phẫu thuật, tình trạng thiếu dinh dưỡng, hút thuốc, và căng thẳng tinh thần (stress).

Một số trẻ em được sinh ra có hệ miễn dịch hoạt động yếu kém.  Một số có hệ thống tế bào B bị lỗi và do đó không sản sinh được các kháng thể.  Các trẻ khác (tuyến ức không hình thành hoặc có kích thước nhỏ và không bình thường) thiếu mất các tế bào T.  Rất hiếm khi các trẻ sơ sinh thiếu mất toàn bộ các bộ phận phòng thủ miễn dịch quan trọng.  Tình trạng ngày được gọi là bệnh suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng (severe combined immunodeficiency disease – SCID).

SIDA (AIDS) là một rối loạn suy giảm miễn dịch do virut HIV gây ra, virut này lây nhiễm vào các tế bào miễn dịch.  Virut HIV có thể phá hủy hoặc làm tê liệt các tế bào T quan trọng, lót đường cho một loạt các rối loạn suy giảm miễn dịch.  Virut HIV cũng có thể ẩn mình một khoảng thời gian dài trong các tế bào miễn dịch.  Khi các hệ thống phòng thủ miễn dịch bị suy yếu, bệnh nhân SIDA (AIDS) sẽ bị ảnh hưởng bởi các chứng bệnh nhiễm trùng gây chết người và bởi các chứng bệnh ung thư hiếm.

Virus components: Các thành phần của virut
Virus DNA: ADN của virut
T cell: Tế bào T
New virus: Virut mới
Cell DNA: ADN của tế bào
New AIDS virut budding from T cell: Virut mới gây bệnh SIDA (AIDS) phát triển từ tế bào T

Virut gây bệnh SIDA (AIDS) giành quyền kiểm soát cơ cấu vận hành các tế bào T bị nhiễm, sử dụng cơ cấu này để sản sinh nhiều virut mới.






Là một chứng bệnh truyền nhiễm, bệnh SIDA (AIDS) bị lây nhiễm do quan hệ tình dục, virut được truyền từ mẹ sang thai nhi trong khi mang thai, hoặc bị nhiễm trùng máu trực tiếp.  Vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh SIDA (AIDS), tuy nhiên các loại thuốc kháng virut mới được bào chế có thể làm chậm tiến trình phát triển của chứng bệnh này, ít nhất được một khoảng thời gian.  Các nhà nghiên cứu cũng đang thử nghiệm các vắcxin phòng chống HIV trong các nghiên cứu lâm sàn.

Các Chứng Bệnh Ung Thư Của Hệ Miễn Dịch

Các tế bào của hệ miễn dịch, cũng giống như các tế bào khác, cũng có thể phát triển một cách không kiểm soát được, dẫn đến bệnh ung thư.  Bệnh bạch cầu do tình trạng gia tăng số lượng bạch cầu (leukocyte) gây ra.  Sự tăng trưởng không kiểm soát được của các tương bào sản sinh kháng thể có thể dẫn đến chứng bệnh đa u tủy (multiple myeloma).  Các chứng bệnh ung thư của các bộ phận bạch huyết, có tên là u lym phô ác tính, bao gồm bệnh Hodgkin.















0 comments:

Post a Comment