ĐIỀU TRỊ
Hướng Tổng Quát Trong Điều Trị và Quản Lý Bệnh Suyễn
Mặc dù việc sử dụng thuốc đóng một vai trò quan trọng trong cách quản lý bệnh suyễn, nhưng việc chăm sóc hợp lý cho bệnh suyễn cần thêm các bước sau:
- Xác định và phòng tránh các chất gây dị ứng cũng như các yếu tố kích thích bệnh suyễn
- Tuân theo các trị liệu bằng thuốc một cách hợp lý
- Theo dõi tại nhà do bệnh nhân hoặc gia đình
- Bệnh nhân và bác sĩ nên trao đổi thông tin đầy đủ
- Cần có sự hỗ trợ về tâm lý
- Điều trị bệnh suyễn trong mọi môi trường (trường học, nơi làm việc, thể dục)
Mức độ nghiêm trọng của bệnh suyễn được phân loại thành 4 nhóm: Từng Cơn, Dai Dẳng Nhẹ, Dai Dẳng Vừa Phải, và Dai Dẳng Nghiêm Trọng. Sáu thành phần đặc biệt của mức độ nghiêm trọng được sử dụng để phân loại bệnh nhân. Các thành phần này bao gồm:
- Mức độ thường xuyên của triệu chứng, dưới 2 ngày mỗi tuần cho đến suốt ngày
- Thức giấc nửa đêm, từ không lần nào cho đến mỗi đêm
- Sử dụng các loại thuốc beta2-agonist tác dụng nhanh để kiểm soát các triệu chứng, từ 2 hoặc vài ngày mỗi tuần cho đến vài lần mỗi ngày
- Ảnh hưởng đến họat động bình thường, từ không cho đến mức bị giới hạn nghiêm trọng
- Chức năng phổi được xác định bởi số đo dung tích cố gắng thở ra (forced expiratory volume – FEV1) và tỉ lệ FEV1/FVC, được xác định bởi xét nghiệm phổi tại phòng khám bác sĩ
- Số lần chứng bệnh trở nên trầm trọng đòi hỏi sử dụng các loại thuốc corticosteroid uống bằng miệng, từ không cho đến 2 lần hoặc hơn trong 6 tháng vừa qua
Sự Khác Biệt Giữa Phương Pháp Điều Trị Các Triệu Chứng Và Việc Kiểm Soát Chứng Bệnh
Bệnh nhân có thể hạ giảm đáng kể mức độ thường xuyên và mức độ nghiêm trọng của các cơn suyễn bằng cách tìm hiểu sự khác biệt giữa việc đối phó các cơn suyễn và việc kiểm soát chứng bệnh theo thời gian.
Có hai nhóm thuốc điều trị bệnh suyễn:
- Thuốc Có Tác Dụng Nhanh (Rescue Medication). Các loại thuốc có chức năng mở rộng các đường dẫn khí (thuốc giãn phế quản, hoặc thuốc hít bằng mũi) được sử dụng để hạ giảm các cơn suyễn nhẹ hoặc nghiêm trọng. Các loại thuốc này thường là các loại beta-adrenergic agonist tác dụng nhanh (beta2-agonist). Các loại thuốc khác được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt bao gồm corticosteroid uống bằng miệng và các loại thuốc chặn acetylcholine (anticholinergic drug). Các loại thuốc beta2-agonist và thuốc chặn acetylcholine không có tác dụng đến quá trình bệnh. Chúng chỉ có lợi trong việc điều trị các triệu chứng.
- Thuốc Kiểm Soát Dài Hạn (Long-Term Control Medication). Chỉ đơn giản đối phó với các triệu chứng của bệnh suyễn mà không kiểm soát phản ứng viêm gây hủy họai là một sai lầm nghiêm trọng và phổ biến. Đối với những người thành niên và trẻ em trên 5 tuổi có bệnh suyễn dai dẳng từ vừa phải đến nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đề xuất các loại thuốc corticosteroid hít, thỉnh thoảng kết hợp với các thuốc beta2-agonist có tác dụng dài hạn.
Các bệnh nhân có thể hạ giảm đáng kể tính thường xuyên và mức độ nghiêm trọng của các cơn suyễn bằng cách tìm hiểu sự khác biệt giữa cách đối phó các cơn bệnh suyễn và cách kiểm soát chứng bệnh này theo thời gian. Một cách đáng tiếc là, nhiều bệnh nhân không hiểu được sự khác biệt giữa các loại thuốc có tác dụng hạ giảm tạm thời và các loại thuốc được sử dụng để kiểm soát triệu chứng dài hạn. Nhiều bệnh nhân có bệnh suyễn ở mức vừa phải hoặc nghiêm trọng đã lạm dụng các loại thuốc có tác dụng ngắn hạn và sử dụng không đầy đủ các loại thuốc corticosteroid. Lạm dụng các loại thuốc giãn phế quản có thể có những hậu quả nghiêm trọng; không sử dụng các loại thuốc corticosteroid có thể dẫn đến tình trạng hủy hoại phổi vĩnh viễn.
Đây là các dấu hiệu của bệnh suyễn được kiểm soát chặt chẽ:
- Các triệu chứng của bệnh suyễn xảy ra 1 tuần 2 lần hoặc ít hơn
- Thuốc giãn phế quản có tác dụng nhanh được sử dụng 1 tuần 2 lần hoặc ít hơn
- Các triệu chứng không đánh thức bệnh nhân vào nửa đêm hoặc sáng sớm
- Các triệu chứng không ảnh hưởng đến việc làm, việc học, hoặc các hoạt động thể dục
- Lưu lượng tối đa có các số đo bình thường hoặc số đo tốt nhất của bệnh nhân
- Cả bác sĩ và bệnh nhân đều đánh giá bệnh suyễn được kiểm soát tốt
Các Bước Điều Trị Bệnh Suyễn
Một phương pháp tiếp cận từng bước được đề xuất cho việc điều trị bệnh suyễn. Các loại thuốc và liều lượng sẽ được tăng lên và giảm xuống khi cần thiết. Tùy thuộc vào mức độ bệnh suyễn nghiêm trọng và tuổi tác của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đề xuất cụ thể việc sử dụng các loại thuốc kiểm soát dài hạn và loại nào sẽ được chỉ định. Giáo dục bệnh nhân, các biện pháp kiểm soát môi trường, và việc quản lý các chứng bệnh khác cũng là các bước quan trọng. Bác sĩ có thể sẽ thường điều chỉnh các đề xuất này tùy theo từng bệnh nhân.
Trong việc lựa chọn liệu pháp điều trị, bác sĩ cũng phải xem xét nguy cơ bệnh nhân trở bệnh trầm trọng hơn. Các yếu tố có thể góp phần tạo ra tình trạng này bao gồm cha mẹ có tiền sử bệnh suyễn, viêm da do bẩm chất di truyền, và nhạy cảm với các chất gây dị ứng hoặc thực phẩm. Các bệnh nhân nên được bác sĩ kiểm tra lại trong vòng 2 – 6 tuần để xem xét các phản ứng.
Các điểm quan trọng trong những đề xuất cho bệnh nhân thành niên bao gồm:
- Các loại thuốc corticosteroid hít được ưa chuộng sử dụng cho liệu pháp kiểm soát lâu dài. Các loại thuốc beta2-agonist có tác dụng dài hạn và các loại thuốc ức chế leukotriene (leukotriene antagonist) là các trị liệu bổ sung được sử dụng kết hợp với các loại thuốc corticosteroid hít.
- Nên tránh hoặc quản lý các yếu tố môi trường gây bệnh.
Các Dụng Cụ Dùng Cho Các Loại Thuốc Hít
Đa số các loại thuốc trị bệnh suyễn được dùng với ống hít. Trong bệnh viện, hoặc khi bệnh nhân không thể sử dụng ống hít, bác sĩ sẽ cho sử dụng máy truyền thuốc dưới dạng sương vào phổi (nebulizer). Máy này phun ra sương để bệnh nhân hít vào. Hai loại dụng cụ hít cơ bản là ống hít đo liều lượng (metered-dose inhaler – MDI) và ống hít bột khô (dry powder inhaler – DPI).
Ống Hít Đo Liều Lượng. Dụng cụ tiêu chuẩn dùng cho các loại thuốc trị suyễn là ống hít đo liều lượng (metered-dose inhaler – MDI). Dụng cụ này cho phép liều lượng chính xác được truyền trực tiếp vào phổi. Tuy nhiên, các dụng cụ này thay đổi khả năng truyền thuốc. Thông thường, các ống hít đo liều lượng sẽ tiếp tục phun ra chất tạo khí nén sau khi hết thuốc. Bệnh nhân nên kiểm tra và vứt bỏ dụng cụ này khi sử dụng hết liều lượng cuối cùng.
Các ống chứa (spacer) sử dụng với ống hít đo liều lượng để truyền thuốc dễ dàng và hiệu quả hơn, đồng thời có thể giảm các tác dụng phụ.
Ống chứa giữ “hơi sương” của thuốc giữa bạn và ống hít, để bạn có thể hít vào chậm và hoàn toàn. Kết quả là, thuốc đi vào đường dẫn khí của bạn nhiều hơn.
Đầu tiên, đặt miệng ống hít thật chặt vào trong miệng hình bầu dục ở đầu ống chứa (spacer).
Giữ ống chứa và ống hít với nhau, rồi lắc đều, ít nhất 4 đến 5 lần.
Đưa ống chứa vào miệng của bạn, và ngậm chặt môi vào miệng ống.
Giữ cho cơ thể ở tư thế thẳng đứng và hướng cặp mắt ra phía trước. Thở ra.
Xịt một hơi thuốc vào ống chứa, và lập tức hít vào chậm trong 3 – 5 giây, hít vào một hơi thật sâu.
Lấy ống chứa ra khỏi miệng của bạn. Nín thở khoảng 10 giây (nếu có thể). Sau đó thở ra chậm.
Nếu bác sĩ chỉ định bạn hít trên một hơi thuốc, hãy lặp lại tiến trình này.
Các loại thuốc sử dụng ống hít phải được dùng thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ, và bệnh nhân phải được hướng dẫn sử dụng một cách cẩn thận để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Một số bệnh nhân giữ ống hít quá gần miệng, hoặc thậm chí đưa luôn vào miệng. Các bệnh nhân khác có thể thở ra quá mạnh trước khi hít vào. Ống chứa (spacer) có thể giúp bệnh nhân đảm bảo rằng họ sử dụng đúng liều lượng.
Ống hít đo liều lượng (metered-dose inhaler - MDI) truyền một số lượng thuốc dưới dạng hơi sương. Hình thức này giúp bệnh nhân có thể hít thuốc vào, thay vì sử dụng thuốc dạng viên.
Các ống hít thường được sử dụng để chữa trị bệnh suyễn, bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính (chronic obstructive pulmonary disease – COPD), và các bệnh đường hô hấp khác.
Tháo nắp và lắc mạnh ống hít.
Thở ra hoàn toàn.
Giữ ống hít cách miệng khoảng 1 – 2 inch (2,54 – 5,08 cm) (chiều rộng của hai ngón tay)
Bắt đầu hít vào chậm bằng miệng, sau đó ấn một lần vào ống hít. Hít vào chậm, càng sâu càng tốt.
Từ từ đếm đến 10 trong khi bạn đang nín thở (nếu có thể). Động tác này giúp cho thuốc đi vào sâu trong phổi.
Nếu bác sĩ chỉ định hít vào từ 2 hơi thuốc trở lên, hãy lặp lại tiến trình này, bắt đầu với bước 2. Đối với thuốc hít vào có tác dụng nhanh (beta-agonist), hãy chờ 1 phút giữa những lần hít vào. Đối với các loại thuốc khác, bệnh nhân không cần thiết phải chờ giữa những lần hít thuốc vào.
Hãy xúc miệng sau khi hít thuốc để giúp giảm bớt các tác dụng phụ không mong muốn.
Dụng Cụ Hít Bột Khô. Các dụng cụ hít bột khô (dry powder inhaler – DPI) truyền trực tiếp các loại thuốc beta2-agonist hoặc corticosteroid dưới dạng bột vào phổi. Một số bệnh nhân cho rằng các dụng cụ hít bột khô này dễ sử dụng hơn các ống hít đo liều lượng. Độ ẩm hoặc nhiệt độ quá cao có thể ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các dụng cụ hít này, do đó bệnh nhân không nên bảo quản chúng ở những nơi ẩm thấp (các ngăn tủ trong phòng tắm) hoặc những nơi có nhiệt độ cao (ngăn để găng tay trong xe vào những tháng mùa hè)
Bột thuốc khô có thể gây sâu răng, do đó, trẻ em được khuyên là phải xúc miệng ngay sau khi dùng dụng cụ hít bột khô và chải răng mỗi ngày hai lần, dùng kem đánh răng có chất fluoride.
Giám Sát
Các bệnh nhân tự quản lý bệnh suyễn với các số đo lưu lượng khí tối đa và điều chỉnh các loại thuốc khi cần thiết sẽ ít phải nhập viện và khám bác sĩ đột xuất, đồng thời họ thường có chất lượng cuộc sống tốt hơn những người chỉ phụ thuộc vào những lần (thỉnh thoảng) khám bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu để kiểm soát các triệu chứng. Các bác sĩ đề xuất rằng các bệnh nhân bị bệnh suyễn nhẹ cũng phải giám sát chứng bệnh của họ.
Peak flow meter: Dụng cụ đo lưu lượng tối đa
Người mắc bệnh suyễn thường dùng dụng cụ đo lưu lượng tối đa để xác định số lượng khí họ có thể đẩy ra từ phổi. Nếu các đường dẫn khí bị thu hẹp hoặc bị tắc nghẽn do bệnh suyễn gây ra, thì các số đo lưu lượng tối đa sẽ hạ xuống vì bạn không thể thổi khí ra khỏi phổi một cách hợp lý. Bạn có thể dùng dụng cụ đo lưu lượng tối đa để giám sát bệnh suyễn theo thời gian và để giúp xác định tính hiệu quả của các loại thuốc bạn đang sử dụng.
Thông thường, việc giám sát bao gồm các bước sau:
- Dụng cụ đo lưu lượng tối đa (peak flow meter) là một dụng cụ tiêu chuẩn để đo tỉ lệ lưu lượng thở ra tối đa (peak expiratory flow rate – PEFR)
- Các bệnh nhân có bệnh suyễn nghiêm trọng nên đo tỉ lệ lưu lượng thở ra tối đa (peak expiratory flow rate – PEFR) 2 hoặc 3 lần mỗi ngày. Chỉ tiêu chung nên đạt được về mức chênh lệch số đo là thấp hơn 20% (lý tưởng là 10%) giữa các số đo vào buổi sáng và buổi chiều tối. Đối với bệnh suyễn từ nhẹ đến vừa phải, đo một lần vào mỗi buổi sáng thường là đủ, nhưng bệnh nhân nên kiểm tra với bác sĩ.
- Điều quan trọng là dùng dụng cụ đo cùng thời gian mỗi ngày, đứng hoặc ngồi cùng tư thế để có được số đo chính xác.
- Bệnh nhân nên lưu trữ số đo lưu lượng tối đa hiện tại để giúp phát hiện tình trạng chứng bệnh trở xấu.
- Họ cũng nên ghi lại các cơn suyễn, sự tiếp xúc với các chất gây dị ứng hoặc các yếu tố môi trường, và các loại thuốc đã và đang sử dụng.
- Sau khoảng 2 tháng, bệnh nhân và bác sĩ có thể dùng các dữ liệu được ghi lại để sử dụng thuốc một cách hiệu quả, và để xác định các vấn đề trước khi chúng trở nên nghiêm trọng.
Điều Trị Bệnh Suyễn Trong Thời Gian Mang Thai
Các hướng dẫn từ Chương Trình Ngăn Ngừa và Giáo Dục Bệnh Suyễn Quốc Gia Hoa Kỳ (National Asthma Education and Prevention Program - NAEPP) nhấn mạnh rằng đa số các loại thuốc trị bệnh suyễn thường an toàn cho các phụ nữ mang thai. Các hướng dẫn đề xuất rằng phụ nữ mang thai có bệnh suyễn nên luôn mang theo thuốc albuterol. Các loại thuốc corticosteroid hít nên được sử dụng cho bệnh suyễn dai dẳng. Các bệnh nhân với bệnh suyễn dai dẳng không có hiệu quả đối với các loại thuốc corticosteroid hít có thể cần đến liều lượng cao hoặc bổ sung một loại thuốc beta-agonist tác dụng dài hạn trong chế độ thuốc của họ. Đối với bệnh suyễn nghiêm trọng, bệnh nhân có thể cần đến các loại thuốc corticosteroid uống bằng miệng. Chương trình NAEPP lưu ý rằng, mặc dù vẫn chưa rõ các loại thuốc corticosteroid uống bằng miệng có an toàn cho phụ nữ mang thai không, nhưng bệnh suyễn, nếu không được kiểm soát chặt chẽ, sẽ tạo ra nguy cơ rất lớn cho các bà mẹ và thai nhi.
Các Loại Thuốc Điều Trị và Ngăn Ngừa Bệnh Suyễn | ||||
Tác Dụng của Thuốc | Nhóm thuốc | Tên Chung (generic name) | Thương Hiệu | Dạng Sử Dụng |
Các loại thuốc có tác dụng nhanh (kiểm soát các cơn suyễn cấp tính) | Các loại thuốc Beta2-Agonist tác dụng nhanh | Proventil, Ventolin, AccuNeb | Ống hít, máy phun thuốc | |
Các loại thuốc hạ giảm dài hạn (ngăn ngừa các cơn suyễn và kiểm soát các triệu chứng mãn tính) | Thuốc chặn acetylcholine | Xopenex | Máy phun thuốc | |
Alupent | Ống hít | |||
MaxAir | Ống hít | |||
Combivent | Ống hít | |||
Atrovent | Ống hít | |||
Thuốc corticosteroid hệ thống | Spiriva | Ống hít | ||
Cortisone | Cortone | Viên | ||
Decadron | Viên | |||
Cortef | Viên | |||
Medrol | Viên | |||
Prednisolone | Orapred, Prelone | Sirô | ||
Nhiều tên khác nhau | Viên | |||
Aristocort | Viên | |||
Thuốc Corticosteroid hít bằng mũi | QVAR | Ống hít | ||
Thuốc Beta2-Agonist tác dụng dài hạn | Pulmicort | Ống hít, Máy phun thuốc | ||
Symbicort | Ống hít | |||
Alvesco | Ống hít | |||
AeroBid | Ống hít | |||
Flovent | Ống hít | |||
Advair | Ống hít | |||
Asmanex | Ống hít | |||
Azmacort | Ống hít | |||
Foradil | Ống hít | |||
Lưu ý: Vào năm 2008, hội đồng tư vấn FDA đã biểu quyết cấm lưu hành thuốc Foradil và Serevent. | Serevent | Ống hít | ||
Kháng viêm | Intal | Máy phun thuốc | ||
Thuốc ức chế | Xolair | Tiêm | ||
Thuốc ức chế Leukotriene | Singulair | Viên | ||
Methylxanthine | Accolate | Viên | ||
Uniphyl, Quibron, Theo-24 | Viên, sirô |
0 comments:
Post a Comment