Saturday, February 28, 2015

VIÊM THẤP KHỚP - VIÊM KHỚP DẠNG THẤP (RHEUMATOID ARTHRITIS) - Do LQT Biên Dịch


CÁC NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh viêm thấp (bệnh phong thấp) khớp vẫn chưa được xác định rõ.  Viêm thấp khớp (bệnh phong thấp) thường xảy ra do một số các yếu tố tạo nên, bao gồm một phản ứng miễn dịch bất thường, nhạy cảm về di truyền, và một số kích thích về môi trường và sinh học, chẳng hạn như nhiễm khuẩn hoặc các thay đổi về hooc môn.

Phản Ứng Miễn Dịch và Quá Trình Viêm

Phản Ứng Bình Thường Của Hệ Miễn Dịch.  Quá trình viêm là một sản phẩm phụ của các hoạt động của hệ miễn dịch của cơ thể, có tác dụng chống lại nhiễm trùng và chữa lành các vết thương và các chấn thương:
  • Khi tình trạng chấn thương hoặc nhiễm trùng xảy ra, các bạch cầu được huy động để loại bỏ các protein lạ ra khỏi cơ thể, chẳng hạn như một virut.
  • Các khối tế bào máu tập hợp tại nơi bị chấn thương hoặc bị nhiễm sẽ sản sinh các tố chất để chữa lành các vết thương, đông tụ máu, và chống lại các tình trạng nhiễm trùng.
  • Trong quá trình này, khu vực xung quanh trở nên viêm và một mô khỏe nào đó bị chấn thương.  Hệ miễn dịch sau đó được triệu tập để chữa lành các vết thương bằng cách đông kín bất cứ mạch máu nào bị chảy và tạo ra các miếng vá giống như chất xơ xung quanh mô tế bào này.
  • Trong các điều kiện bình thường, hệ miễn dịch có các tố chất chuyên biệt khác có tác dụng kiểm soát và hạn chế quá trình viêm này.
Các Yếu Tố Chống Nhiễm Trùng.  Hai thành phần quan trọng của hệ miễn dịch đóng vai trò gây viêm liên quan đến bệnh viêm thấp khớp (bệnh phong thấp) là các tế bào B và các tế bào T, cả hai loại tế bào này thuộc về một gia đình các tế bào miễn dịch được gọi là các tế bào bạch huyết.

Nếu tế bào T nhận ra một kháng nguyên “không thuộc cơ thể”, nó sẽ sản sinh các chất hóa học (cytokines) có tác dụng kích thích các tế bào B tăng sản và tiết ra nhiều protein miễn dịch (kháng thể).  Các kháng thể này tuần hoàn khắp nơi trong máu, gắn kết với các phần tử lạ và tạo ra tình trạng viêm để loại bỏ kẻ xâm nhập ra khỏi cơ thể.

Vì các lý do vẫn chưa hoàn toàn biết rõ căn nguyên, cả hai loại tế bào T và B trở nên quá hoạt tính ở những bệnh nhân mắc bệnh viêm thấp khớp.

Antibody: Kháng thể
Antigen: Kháng nguyên
Red blood cell: Hồng cầu (tế bào máu đỏ)

Kháng nguyên là một chất có tác dụng kích thích sự hình thành các kháng thể bởi vì hệ miễn dịch xác định kháng nguyên này là một mối đe dọa.

Kháng nguyên là một chất có thể kích thích phản ứng miễn dịch.  Các kháng nguyên điển hình là những chất thường không được tìm thấy trong cơ thể.

Các Yếu Tố Di Truyền

Các yếu tố di truyền có thể góp phần gây ra bệnh viêm thấp khớp (bệnh phong thấp) bằng cách gia tăng khả năng dễ bị mắc bệnh hoặc làm xấu đi quá trình bệnh, nhưng rõ ràng không phải là các yếu tố quan trọng duy nhất.  Yếu tố di truyền chính được xác định có liên quan đến bệnh viêm thấp khớp là kháng nguyên bạch cầu người (human leukocyte antigen – HLA).

Một số dạng di truyền của kháng nguyên bạch cầu HLA người gọi là các gen tương ứng HLA-DRB1 và HLA-DR4 được xem là mặt gắn kết (epitope) dự phần gây bệnh viêm thấp khớp (bệnh phong thấp) bởi vì chúng có liên quan đến bệnh viêm thấp khớp.  Các yếu tố di truyền này không gây ra bệnh viêm thấp khớp, nhưng chúng có thể làm cho chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn sau khi chứng bệnh bắt đầu phát triển.  Các biến đổi gen trong khu vực HLA cũng có thể dự đoán được phản ứng đối với thuốc etanercept và loại thuốc chống thấp khớp methotrexate

Rheumatoid arthritis (late stage): Bệnh viêm thấp khớp (giai đoạn cuối)
Boutonniere deformity of thumb: Tình trạng biến dạng Boutonniere ở ngón tay cái
Ulnar deviation of metacarpophalangeal joints: Tình trạng các khớp đốt bàn tay bị bẻ cong về phía ngón út
Swan-neck deformity of finger: Tình trạng biến dạng “cổ Thiên Nga” ở các ngón tay.

Ảnh hưởng của bệnh viêm thấp khớp có thể phát triển đến mức độ bị tàn tật.  Tình trạng biến dạng đặc thù đối với bệnh viêm thấp khớp giai đoạn cuối chẳng hạn như tình trạng các xương bàn tay bị bẻ cong, hoặc tình trạng biến dạng “cổ Thiên Nga” ở các ngón tay xảy ra là do các cơ và gân (dây chằng) ở một bên khớp có thể mạnh hơn các cơ và gân ở phía bên kia, do đó làm cho xương bị lệch ra khỏi vị trí bình thường.

Các Yếu Tố Môi Trường

Nhiễm Trùng.  Mặc dù nhiều loại vi khuẩn và virut đã được nghiên cứu, nhưng chưa có một loại sinh vật nào được chứng minh là nguyên nhân chính kích thích phản ứng tự miễn dịch và tình trạng viêm gây tổn thương kéo theo.  Hàm lượng kháng thể cao hơn bình thường mà chúng tác dụng với các vi khuẩn E. coli thông thường cư trú trong ruột xuất hiện trong hoạt dịch của những người bị viêm thấp khớp.  Một số nhà nghiên cứu cho rằng chúng có thể kích thích hệ miễn dịch kéo dài tình trạng viêm thấp khớp sau khi chứng bệnh này bị châm ngòi bởi các nhiễm trùng ban đầu khác.  Các yếu tố tiềm tàng khác bao gồm vi khuẩn gram-âm, virut parvovirus B19, các loại virut retrovirus, vi khuẩn mycobacteria, và virut Epstein-Barr.



0 comments:

Post a Comment