ĐIỀU TRỊ
Insulin cần thiết cho việc kiểm soát nghiêm ngặt hàm lượng glucose trong máu đối với bệnh tiểu đường loại 1. Việc kiểm soát chặt chẽ glucose trong máu là phương cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng đối với bệnh tiểu đường loại 1, bao gồm các biến chứng ảnh hưởng đến thận, mắt, các mạng lưới sợi thần kinh, và các mạch máu. Tập trung mọi nỗ lực để điều trị bằng insulin khi mới bắt đầu thậm chí có thể giúp duy trì sự tiết ra lượng insulin còn lại (residual insulin secretion) trong vòng ít nhất 2 năm.
Tuy nhiên, có một số vấn đề đáng chú ý đối với phương pháp điều trị insulin nghiêm ngặt:
- Có nguy cơ cao hơn bị hạ đường trong máu (hypoglycemia).
- Nhiều bệnh nhân gặp phải tình trạng tăng cân từ việc sử dụng insulin, mà có thể có ảnh hưởng không tốt lên áp suất máu và hàm lượng cholesterol. Điều quan trọng là phải biết quản lý các yếu tố gây nguy cơ mắc bệnh tim, mà các nguy cơ này có thể phát triển do trị liệu bằng insulin.
Một kế hoạch ăn kiêng để bù đắp cho việc sử dụng insulin và tiêu thụ các thực phẩm lành mạnh là hết sức quan trọng. Cấy ghép tuyến tụy có thể sau đó được đề xuất cho các bệnh nhân không thể kiểm soát được hàm lượng glucose mà không thường xuyên bị những cơn hạ glucose trong máu nghiêm trọng.
Các Chế Độ Trị Liệu Insulin Nghiêm Ngặt
Mục tiêu cho phương pháp trị liệu insulin nghiêm ngặt là duy trì hàm lượng glucose trong máu càng gần với mức bình thường càng tốt.
Các chỉ tiêu hàm lượng glucose cho các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường) | ||
Mức Bình Thường | Các Chỉ Tiêu | |
Hàm lượng glucose trước các bữa ăn | Thấp hơn 110 mg/dL (hoặc 6,1 mmol/L) | 90 - 130 mg/dL (hoặc 5 – 7,2 mmol/L) cho người thành niên 100 - 180 mg/dL cho trẻ em dưới 6 tuổi 90 - 180 mg/dL cho trẻ em từ 6 – 12 tuổi 90 - 130 mg/dL cho trẻ em từ 13 – 19 tuổi |
Hàm lượng glucose trong máu vào giờ đi ngủ | Thấp hơn 120 mg/dL (6,6 mmol/L) | 110 - 150 mg/dL (or 6,1 – 8,3 mmol/L) cho người thành niên 110 - 200 mg/dL cho trẻ em dưới 6 tuổi 100 - 186 mg/dL cho trẻ em từ 6 – 12 tuổi 90 - 150 mg/dL cho trẻ em từ 13 – 19 tuổi |
Hàm lượng Glycosylated hemoglobin (HbA1c) | 4 - 6% | Thấp hơn 7% |
Nguồn: Standards of Medical Care In Diabetes -- .2008, American Diabetes Association |
Trị liệu insulin tiêu chuẩn thường bao gồm việc tiêm insulin 1 hoặc 2 lần mỗi ngày, kiểm tra đường trong máu mỗi ngày 1 lần, và khám bác sĩ 3 tháng một lần. Tuy nhiên, để kiểm soát glucose trong máu một cách nghiêm ngặt thì đòi hỏi đến việc quản lý bệnh kỹ lưỡng. Chế độ điều trị là khá phức tạp mặc dù đã có nhiều dạng insulin mới hơn làm cho chế độ trị liệu càng dễ dàng hơn.
Có 2 yếu tố trong việc sử dụng insulin linh động và một số cách thức truyền insulin:
- Sử dụng insulin cơ bản. Thành phần cơ bản của việc điều trị cố gắng cung cấp một số lượng ổn định insulin nền trong ngày. Hàm lượng insulin cơ bản duy trì lượng glucose cần thiết trong máu một cách đều đặn. Dạng kết hợp insulin có tác dụng dài hạn (glargine) hiện nay đáp ứng được mức độ hoạt động ổn định nhất của insulin, nhưng các dạng insulin có tác dụng vừa và dài hạn khác có thể có lợi khi sử dụng một ngày 2 lần. Dạng insulin có tác dụng ngắn hạn sử dụng một dụng cụ bơm truyền liên tục đang chứng tỏ là một cách thức rất hiệu quả trong việc cung cấp lượng insulin cơ bản.
- Sử dụng insulin trong bữa ăn. Các bữa ăn cần có sự tăng cường hàm lượng insulin (một liều lượng) để điều chỉnh sự tăng lên đột ngột mức glucose sau bữa ăn.
Để kiểm soát được mức insulin, bệnh nhân cũng cần phải thực hiện thêm các bước khác:
- Bệnh nhân nên thực hiện việc đo glucose trong máu mỗi ngày 4 lần hoặc nhiều hơn.
- Các bệnh nhân nên phối hợp hài hòa việc sử dụng insulin với số lượng calo tiêu thụ. Nói chung, họ nên ăn mỗi ngày 3 bữa với khoảng thời gian đều đặn. Các thực phẩm ăn qua loa cũng thường rất cần thiết.
- Các nhu cầu về insulin thay đổi tùy theo những lúc không cần dinh dưỡng trong ngày, bao gồm thể dục và ngủ. Mọi người đều có nhiều nguy cơ bị hạ đường trong máu trong lúc tập thể dục. Một số bệnh nhân gặp phải tình trạng mức glucose trong máu lên cao đột ngột vào buổi sáng – được gọi là “hiện tượng lúc mờ sáng”.
- Bệnh nhân cũng cần duy trì một kế hoạch ăn uống cẩn thận, đồng thời nên gặp bác sĩ, y tá, và các chuyên gia dinh dưỡng (dietitians) mỗi tháng một lần.
Bởi vì trẻ em có nguy cơ cao hơn bị tình trạng hạ glucose trong máu, do đó các chuyên gia đề xuất rằng nên sử dụng phương pháp trị liệu insulin nghiêm ngặt hết sức cẩn thận ở trẻ em dưới 13 tuổi và hoàn toàn không được sử dụng phương pháp trị liệu này ở các trẻ còn quá nhỏ.
Các Loại Insulin
Insulin không thể uống bằng miệng bởi vì các dịch tiêu hóa trong cơ thể sẽ tiêu hủy insulin. Việc tiêm insulin dưới da để đảm bảo rằng insulin được hấp thụ dần dần bởi cơ thể để có được tác dụng dài hạn. Việc tiêm insulin định giờ và thường xuyên tùy thuộc vào một số yếu tố:
- Thời gian tác dụng của insulin. Insulin tồn tại ở một vài dạng, bao gồm: tác dụng tiêu chuẩn, vừa, dài hạn, và tác dụng nhanh.
- Số lượng và loại thực phẩm được tiêu thụ. Việc tiêu thụ thực phẩm làm cho mức glucose trong máu gia tăng. Rượu bia làm giảm mức glucose.
- Mức độ vận động cơ thể. Tập thể dục giúp giảm bớt mức glucose.
Insulin Có Tác Dụng Nhanh. Insulin lispro (Humalog) và insulin aspart (Novo Rapid, Novolog) làm giảm đường trong máu rất nhanh, thường là khoảng 5 phút sau khi được tiêm vào. Insulin đạt đến mức cao nhất vào khoảng 4 giờ và tiếp tục có tác dụng thêm 4 giờ nữa. Tác dụng nhanh này giúp giảm bớt nguy cơ bị các tình trạng hạ glucose trong máu sau khi ăn (postprandial hypoglycemia). Thời điểm lý tưởng để tiêm loại insulin này là khoảng 15 phút trước bữa ăn, nhưng nó cũng có thể được tiêm ngay sau bữa ăn (nhưng trong vòng 30 phút). Các loại insulin có tác dụng nhanh có thể đặc biệt có lợi cho những bữa ăn giàu chất carbohydrates.
Insulin Tiêu Chuẩn. Insulin tiêu chuẩn bắt đầu có tác dụng 30 phút sau khi tiêm, và đạt được mức cao nhất vào khoảng 2 – 4 giờ, và kéo dài khoảng 6 giờ. Insulin tiêu chuẩn có thể được sử dụng trước bữa ăn và có thể tốt hơn cho những bữa ăn giàu chất béo.
Insulin Có Tác Dụng Vừa. Insulin NPH (neutral protamine Hagedorn) là một dạng tiêu chuẩn tác dụng vừa. Nó có tác dụng trong vòng 2 – 4 giờ, đạt mức cao nhất sau 4 – 12 giờ, và kéo dài lên đến 18 giờ. Lente (insulin zinc) là một loại insulin khác có tác dụng vừa, đạt mức cao nhất từ 4 – 12 giờ và kéo dài đến 18 giờ.
Insulin Có Tác Dụng Dài Hạn (insulin nhân tạo – untralente). Các loại insulin có tác dụng dài hạn, chẳng hạn như insulin glargine (Lantus) được tiết ra một cách chậm chạp. Insulin glargine phù hợp với insulin tự nhiên và duy trì mức hoạt động ổn định trong hơn 24 giờ. Các nghiên cứu cho thấy rằng loại insulin này ít tạo ra nguy cơ bị tình trạng giảm glucose trong máu và tăng cân hơn so với loại NPH. Nó có tỉ lệ bị đau nhức ở khu vực được tiêm cao hơn so với loại NPH. Loại insulin ultralente đạt mức cao nhất trong 10 giờ và kéo dài đến 20 giờ nhưng thay đổi đáng kể về tác dụng theo thời gian.
Các Dạng Kết Hợp. Chế độ điều trị thường bao gồm việc kết hợp các loại insulin có tác dụng ngắn hạn và các loại insulin có tác dụng dài hạn để giúp làm cho phù hợp với chu kỳ tự nhiên. Ví dụ, một phương pháp điều trị ở các bệnh nhân đang nỗ lực kiểm soát mức glucose thực hiện 3 mũi tiêm insulin, bao gồm kết hợp sử dụng insulin tiêu chuẩn và NPH vào giờ ăn tối. Một phương pháp điều trị khác thực hiện 4 mũi tiêm, bao gồm dạng tác dụng nhanh vào giờ ăn tối và NPH vào giờ đi ngủ, điều này có thể ít tạo ra nguy cơ bị tình trạng hạ đường trong máu vào ban đêm hơn so với chế độ sử dụng 3 mũi tiêm.
Các Loại Bút Insulin. Các loại bút insulin (insulin pens), bên trong là các ống chứa (cartridges) insulin, đã xuất hiện trên thị trường vài lần. Cho đến gần đây, các loại bút này trở nên khá phức tạp và khó sử dụng. Các loại bút mới hơn có chứa sẵn insulin (Humulin Pen, Humalog) dùng một lần và cho phép bệnh nhân chọn số lượng chính xác.
Two types of modern, pre-filled insulin syringes (“insulin pen”): Hai loại bút hiện đại và có chứa sẵn insulin
Insulin Hít Vào. Vào năm 2006, cơ quan FDA của Hoa Kỳ đã phê chuẩn dạng insulin không tiêm đầu tiên. Exubera là một dạng insulin được hít vào. Mặc dù Exubera được nghĩ rằng sẽ là một dạng thay thế có sức thu hút thay vì sử dụng dạng insulin tiêm, nhưng nhiều bệnh nhân cảm thấy rằng dụng cụ hít vào này cồng kềnh và bất tiện. Vào năm 2008, nhãn chỉ dẫn sử dụng Exubera được thêm vào lời cảnh báo đã có nhiều trường hợp bị ung thư phổi được báo cáo ở các bệnh nhân sử dụng sản phẩm này. Do vấn đề an toàn và lợi nhuận thấp, nhà sản xuất thuốc đã tuyên bố có kế hoạch thu hồi Exubera. Các công ty khá cũng đã ngưng việc tiến hành sản xuất các loại insulin hít vào của họ.
Các Dụng Cụ Bơm Insulin.
Các Dụng Cụ Bơm Insulin. Một dụng cụ bơm insulin có thể cải thiện được sự kiểm soát glucose trong máu và tạo ra cuộc sống khỏe mạnh mà ít bị các tình trạng giảm glucose trong máu hơn so với phương pháp tiêm nhiều mũi insulin. Các dụng cụ bơm này điều chỉnh “hiện tượng lúc mờ sáng” (hàm lượng glucose trong máu gia tăng đột ngột vào buổi sáng) và giúp hạ giảm lượng đường một cách nhanh chóng trong một số tình huống, chẳng hạn như tập thể dục. Có nhiều thương hiệu (nhãn hiệu) khác nhau được bán trên thị trường.
Dụng cụ bơm thông thường có kích cỡ của một máy nhắn tin và có một màn hình kỹ thuật số. Một số máy bơm được đeo bên ngoài và được lập trình để truyền insulin qua một ống truyền qua da hoặc ở vùng bụng. Các máy bơm này thường dùng loại insulin có tác dụng nhanh, là loại dễ dự đoán nhất. Chúng có tác dụng truyền liên tục những số lượng nhỏ insulin (tỉ lệ căn bản) và liều lượng cao hơn (một liều lượng lớn) khi ăn.
Có nhiều người thành niên, vị thành niên, và trẻ em ở tuổi đi học sử dụng các loại dụng cụ bơm insulin. Một nghiên cứu năm 2006 phát hiện rằng ngay cả các trẻ rất nhỏ (tuổi từ 2 – 7) cũng có thể sử dụng một cách hiệu quả các dụng cụ bơm insulin và phát hiện rằng các dụng cụ bơm này giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn phương pháp tiêm insulin mỗi ngày 2 lần.
Dosage instructions are entered into the pump’s small computer and the appropriate amount of insulin is then injected into the body in a calculated, controlled manner: Những chỉ dẫn về liều lượng được nhập vào trong một máy vi tính nhỏ của dụng cụ bơm, và số lượng insulin thích hợp sau đó được tiêm vào trong cơ thể dưới sự tính toán và kiểm soát chặt chẽ.
Insulin pump: Dụng cụ bơm insulin
Ống truyền ở phần cuối của dụng cụ bơm insulin được đưa vào lớp mỡ ở bụng của người mắc bệnh tiểu đường thông qua một kim tiêm. Những chỉ dẫn về liều lượng được nhập vào trong một máy vi tính nhỏ của dụng cụ bơm, và số lượng insulin thích hợp sau đó được tiêm vào trong cơ thể dưới sự tính toán và kiểm soát chặt chẽ.
Việc học cách sử dụng dụng cụ bơm có thể tương đối phức tạp, tuy nhiên sau một thời gian đa số bệnh nhân nhận thấy rằng các dụng cụ bơm này khá dễ sử dụng. Để cho việc kiểm soát được hữu hiệu, các bệnh nhân và các bậc phụ huynh phải trải qua sự huấn luyện. Bệnh nhân và bác sĩ phải xác định liều lượng insulin được sử dụng, dụng cụ bơm sẽ không tự động định lượng. Điều này đòi hỏi cần có một thời gian học cách sử dụng ban đầu, bao gồm việc hiểu được những nhu cầu về insulin trong ngày và trong các tình huống khác nhau, và có kiến thức về cách tính lượng carbohydrate. Việc đo máu thường xuyên là rất quan trọng, đặc biệt trong suốt thời gian học cách sử dụng.
Các dụng cụ bơm insulin sẽ tốn kém hơn so với các mũi tiêm insulin và đôi khi gặp phải một vài trục trặc và biến chứng, chẳng hạn như dụng cụ bị tắc nghẽn hoặc bị ngứa ở vùng da được tiêm thuốc. Mặc dù có các báo cáo ban đầu về nguy cơ cao hơn bị nhiễm toan xeton khi dùng các dụng cụ bơm, nhưng các nghiên cứu mới đây đã không tìm thấy nguy cơ cao hơn nào.
Các Loại Thuốc Bổ Sung cho Tình Trạng Tăng Glucose Trong Máu
Pramlintide (Symlin) là một loại thuốc tiêm mới mà nó có thể giúp kiểm soát tình trạng tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn (postprandial hyperglycemia). Pramlintide được tiêm trước bữa ăn và có thể giúp hạ hàm lượng đường trong máu trong 3 giờ sau bữa ăn. Pramlintide được sử dụng bổ sung với insulin đối với các bệnh nhân sử dụng insulin thường xuyên nhưng vẫn cần đến sự kiểm soát chặt chẽ hơn lượng đường trong máu. Cơ quan FDA đã chấp thuận loại thuốc này vào năm 2005 để sử dụng cho những người thành niên mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường) loại 1 và loại 2. Pramlintide và insulin là hai loại thuốc duy nhất được chấp thuận để điều trị cho bệnh tiểu đường (đái tháo đường) loại 1.
Pramlintide là một dạng amylin tổng hợp, amylin là một kích thích tố có mối quan hệ với insulin. Các tác dụng phụ có thể bao gồm buồn nôn, ói mửa, đau vùng bụng, nhức đầu, mệt mỏi, và chóng mặt. Các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường (đái tháo đường) loại 1 có nhiều nguy cơ bị giảm nghiêm trọng hàm lượng đường trong máu (hypoglycemia) và có thể xảy ra trong vòng 3 giờ sau khi tiêm pramlintide. Không nên sử dụng loại thuốc này nếu các bệnh nhân không xác định được khi nào lượng đường trong máu của họ xuống thấp hoặc gặp tình trạng bao tử tiêu hóa chậm (gastroparesis – liệt nhẹ bao tử).
0 comments:
Post a Comment