Friday, February 27, 2015

ĐỘT QUỴ - TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO (STROKE) - Do LQT Biên Dịch


CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ

Các cơn đột quỵ mới hoặc tái phát ảnh hưởng đến 780 000 người Mỹ mỗi năm.  Tính trung bình, cứ 40 giây sẽ có một người Mỹ bị một cơn đột quỵ.  Mặc dù tuổi tác là yếu tố gây nguy cơ chính, nhưng những người đã từng bị một cơn đột quỵ sẽ có nhiều khả năng có từ hai yếu tố nguy cơ trở lên.

Tuổi Tác

Những người có nhiều nguy cơ bị đột quỵ nhất là những người cao tuổi, đặc biệt là những người bị cao huyết áp, ít vận động, quá cân, hút thuốc, hoặc có bệnh tiểu đường.  Cao tuổi cũng có tỉ lệ cao bị sa sút trí tuệ (dementia) hậu đột quỵ.  Tuy nhiên, những người trẻ tuổi cũng bị ảnh hưởng.  Khoảng 28% các nạn nhân bị đột quỵ nằm trong độ tuổi dưới 65.

Giới Tính

Trong đa số các nhóm tuổi ngoại trừ người cao tuổi, đột quỵ xảy ra phổ biến ở nam giới hơn so với phụ nữ.  Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong ở phụ nữ cao hơn so với nam giới, bao gồm tất cả các sắc dân.  Điều này một phần là do phụ nữ có xu hướng sống lâu hơn nam giới, và đột quỵ thường xảy ra ở những người cao tuổi.  Phụ nữ chiếm tỉ lệ khoảng 60% các trường hợp tử vong do đột quỵ.  Đối với các phụ nữ trẻ tuổi, thuốc tránh thai và việc mang thai có thể làm gia tăng nguy cơ đột quỵ.

Chủng Tộc và Sắc Dân

Tất cả các nhóm dân thiểu số, bao gồm Người Mỹ Da Đỏ, Người Mỹ gốc Nam Mỹ Châu, và Người Mỹ gốc Châu Phi, tất cả phải đối diện với nguy cơ đột quỵ và tử vong do đột quỵ cao hơn so với người Mỹ Da Trắng.  Những người Mỹ gốc Châu Phi có nguy cơ bị đột quỵ lần đầu tiên gấp hai lần so với người Mỹ Da Trắng.  Những khác biệt về nguy cơ giữa các sắc dân sẽ biến mất khi họ càng lớn tuổi.

Sự khác biệt lớn nhất về nguy cơ thường diễn ra ở những người thành niên trẻ tuổi.  Những người Mỹ thành niên trẻ tuổi gốc Châu Phi có nguy cơ bị đột quỵ gấp 2 đến 3 lần so với những người Mỹ Da Trắng cùng độ tuổi và có nguy cơ bị tử vong gấp 4 lần từ một cơn đột quỵ.  Họ cũng phải đối diện với nguy cơ bị tử vong do bệnh tim cao hơn.  Những người Mỹ gốc Châu Phi có tỉ lệ người béo phì, mắc bệnh tiểu đường, và cao huyết áp cao hơn so với các sắc dân khác.  Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng các yếu tố kinh tế xã hội cũng ảnh hưởng đến các khác biệt này.

Bệnh Sử Gia Đình

Một bản tiểu sử sức khỏe của gia đình về đột quỵ hoặc cơn thiếu máu cục bộ tạm thời (transient ischemic attack - TIA) là một yếu tố quan trọng gây nguy cơ bị đột quỵ.

Các Yếu Tố Về Lối Sống

Hút Thuốc.  Những người hút 1 bao thuốc lá mỗi ngày có nguy cơ bị đột quỵ gấp 2,5 lần so với những người không hút thuốc lá.  Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bị đột quỵ do xuất huyết và đột quỵ do thiếu máu cục bộ.  Nguy cơ bị đột quỵ có thể duy trì mức độ gia tăng trong suốt 14 năm sau khi bỏ hút thuốc lá, do đó hãy bỏ hút thuốc lá càng sớm càng tốt.

Chế Độ Ăn Uống.  Chế độ ăn uống không lành mạnh (giàu chất béo bão hòa và natri hay sodium) có thể góp phần gây ra bệnh tim, cao huyết áp, và béo phì, mà các chứng bệnh này đều là các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ.

Không Vận Động.  Thiếu vận động thể dục thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ bị béo phì, bệnh tiểu đường, và tuần hoàn máu không điều hòa, mà các tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.

Lạm Dụng Rượu Bia và Thuốc.  Lạm dụng rượu bia, bao gồm uống quá nhiều, sẽ làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.  Lạm dụng thuốc phiện, đặc biệt là côcain và methamphetamine (thuốc kích thích hệ thống trung ương thần kinh), là một yếu tố chính gây đột quỵ ở những người thành niên trẻ tuổi.  Các loại steroid tổng hợp kích thích tăng trưởng (anabolic steroids), được sử dụng để gia tăng cơ bắp và tăng lực, cũng làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.

Các Bệnh Tim Mạch

Bệnh tim và đột quỵ có mối liên hệ mật thiết vì nhiều lý do.  Những người bị một chứng bệnh tim hoặc bệnh về mạch máu (cao huyết áp, cao cholesterol, bệnh tim, bệnh tiểu đường hay đái tháo đường, bệnh động mạch ngoại biên) có nhiều nguy cơ phát triển các vấn đề liên quan.  Bệnh tim và bệnh về mạch máu làm tăng nguy cơ đột quỵ bao gồm:

Đã Từng Bị Đột Quỵ.  Có bệnh sử bị một cơn đột quỵ hoặc cơn thiếu máu cục bộ tạm thời sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ bị một cơn đột quỵ tiếp theo.  Những người đã từng bị ít nhất một cơn thiếu máu cục bộ tạm thời có khả năng gấp 10 lần bị đột quỵ so với những người chưa từng bị thiếu máu cục bộ tạm thời.

Đã Từng Bị Nhồi Máu Cơ Tim.  Những người đã từng bị một cơn nhồi máu cơ tim sẽ có nhiều nguy cơ bị đột quỵ.

Cao MáuCao máu (hypertension) góp phần gây ra 70% các cơn đột quỵ.  Những người bị cao huyết áp có nguy cơ gấp 10 lần so với nguy cơ bình thường bị đột quỵ, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của huyết áp cùng với sự hiện diện của các yếu tố nguy cơ khác.  Cao huyết áp cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng được gọi là tai biến não âm thầm (silent cerebral infarcts), hoặc tình trạng tắc nghẽn (blockage), trong các mạch máu ở não (các cơn đột quỵ nhẹ) mà có thể dự đoán cơn đột quỵ nghiêm trọng.  Việc kiểm soát huyết áp là điều cực kỳ quan trọng để phòng tránh cơn đột quỵ.

Hàm Lượng Cholesterol Có Hại Cho Sức Khỏe.  Hàm lượng cao cholesterol tổng cộng sẽ làm tăng nguy cơ phát triển chứng xơ vữa động mạch và bệnh tim.  Đối với chứng xơ vữa động mạch, các mảng chất béo chứa cholesterol sẽ tích lũy trong các động mạch tim.

Bệnh TimBệnh tim mạch vành (coronary artery disease), là kết quả sau cùng của chứng xơ vữa động mạch, sẽ làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.  Các loại thuốc kháng đông, được sử dụng trong việc điều trị bệnh tim để phá vỡ các huyết khối, có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ do xuất huyết.

Chứng Rung Tâm NhĩChứng rung tâm nhĩ (atrial fibrillation), một yếu tố nguy cơ chính gây đột quỵ, là một rối loạn về nhịp tim, trong đó tâm nhĩ (hai ngăn trên của tim) đập rất nhanh và không đúng nhịp.  Máu bị đọng lại thay vì được bơm ra ngoài, làm tăng nguy cơ hình thành các huyết khối (blood clot), mà chúng có thể tách ra và di chuyển lên não.  Khoảng 2 – 4% các bệnh nhân có chứng rung tâm nhĩ (mà không có bệnh sử bị cơn thiếu máu cục bộ tạm thời hoặc đột quỵ) sẽ bị một cơn đột quỵ do thiếu máu (ischemic stroke) trong vòng 1 năm.  Trong số những người có chứng rung tâm nhĩ, nguy cơ cao nhất thường xuất hiện ở những người trên 75 tuổi, với tình trạng suy tim hoặc lớn tim, bệnh tim mạch vành, có bệnh s bị nghẽn mạch, bệnh tiểu đường, hoặc các bất thường ở van tim.

Các Vấn Đề Về Cấu Trúc TimBệnh lớn tim (dilated cardiomyopathy hoặc enlarged heart), các rối loạn van tim, và các khuyết tật tim bẩm sinh chẳng hạn như hở lỗ bầu dục giữa tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải (patent foramen ovale: lỗ bầu dục không đóng lại sau khi trẻ em được sinh ra) và phình màng ngăn tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải (atrial septal aneurysm) là các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ.

Bệnh Động Mạch Cảnh và Bệnh Động Mạch Ngoại Biên.  Bệnh động mạch cảnh là một yếu tố nguy cơ nghiêm trọng gây đột quỵ.  Chứng xơ vữa động mạch có thể gây ra tình trạng tích tụ chất béo trong các động mạch cảnh ở cổ, mà có thể dẫn đến sự hình thành các huyết khối ngăn chặn lưu lượng máu và oxi đến não.  Những người bị bệnh động mạch ngoại biên, xảy ra khi chứng xơ vữa động mạch gây thu hẹp các mạch máu ở chân và cánh tay, có nhiều nguy cơ mắc bệnh động mạch cảnh, và do đó dẫn đến đột quỵ.


Hypertension is consistently high blood pressure of at least 140 (systolic)/90 (diastolic): Chứng cao máu là tình trạng cao huyết áp kéo dài với huyết áp ít nhất 140 (tâm thu)/90 (tâm trương).

Chứng cao máu là một rối loạn đặc thù bởi tình trạng cao huyết áp mãn tính.  Chứng bệnh này phải được theo dõi, điều trị, và được kiểm soát bằng thuốc, các thay đổi về lối sống, hoặc kết hợp cả hai.




Chronic high blood pressure (hypertension) left untreated can lead to: Tình trạng cao huyết áp mãn tính nếu không được chữa trị có thể dẫn đến:

Stroke: đột quỵ
Blood vessel damage (arteriosclerosis): Tổn thương mạch máu
Heart attack or heart failure: Nhồi máu cơ tim hoặc suy tim
Kidney failure: Suy Thận

Chứng cao máu là một rối loạn đặc thù bởi tình trạng cao huyết áp mãn tính.  Chứng bệnh này phải được theo dõi, điều trị, và được kiểm soát bằng thuốc, các thay đổi về lối sống, hoặc kết hợp cả hai.

Bệnh Tiểu Đường (Đái Tháo Đường)

Bệnh tim và đột quỵ là các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở những người bị bệnh tiểu đường (đái tháo đường).  Bệnh tiểu đường là yếu tố nguy cơ chính gây đột quỵ chỉ đứng sau tình trạng cao huyết áp.  Những người thành niên vừa được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường loại 2 (đái tháo đường loại 2) và các bệnh nhân dưới 55 tuổi bị bệnh tiểu đường là có nguy cơ cao nhất bị đột quỵ.  Những người Mỹ gốc Phi Châu với bệnh tiểu đường thậm chí có nhiều nguy cơ bị đột quỵ hơn ở tuổi trẻ hơn.  Bệnh tiểu đường là một yếu tố nguy cơ đặc biệt nghiêm trọng gây đột quỵ do thiếu máu cục bộ, có lẽ do các yếu tố nguy cơ đi kèm, chẳng hạn như béo phì và cao huyết áp.  Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) xem ra không làm tăng nguy cơ bị đột quỵ do xuất huyết.

Béo Phì và Hội Chứng Chuyển Hóa

Béo phì (obesity) có thể làm tăng nguy cơ bị cả hai dạng đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ do xuất huyết độc lập với các yếu tố nguy cơ khác, mà các nguy cơ này thường đi kèm với quá cân, bao gồm bệnh tiểu đường, cao huyết áp, và hàm lượng cholesterol có hại cho sức khỏe.  Cân nặng tập trung xung quanh vùng bụng (được gọi là hình trái táo) có mối liên hệ khá chặt chẽ với đột quỵ, cũng giống như với bệnh tim, khi so sánh với cân nặng được phân phối xung quanh vùng hông (hình trái lê).

Béo phì đặc biệt nguy hiểm khi chứng bệnh này là một phần của hội chứng chuyển hóa (metabolic syndrome).  Hội chứng này được chẩn đoán khi có 3 trong số các tình trạng sau đây xuất hiện: béo phì vùng bụng, hàm lượng cholesterol “tốt” HDL thấp, hàm lượng triglyceride cao, cao huyết áp, và kháng insulin.  Vì hội chứng chuyển hóa là một tình trạng bệnh tiền tiểu đường mà nó đặc biệt liên quan đến bệnh tim, những người với chứng bệnh này sẽ có nhiều nguy cơ bị đột quỵ ngay cả trước khi bệnh tiểu đường (đái tháo đường) phát triển.

Các Yếu Tố Nguy Cơ Khác

Chứng Đau Nửa Đầu.  Các nghiên cứu cho thấy rằng chứng đau nửa đầu (migraine) hoặc đau đầu nghiêm trọng có thể là một yếu tố nguy cơ gây đột quỵ ở cả nam giới và phụ nữ, đặc biệt trước tuổi 50.  Nhìn chung, khoảng 2 – 3% các cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ xảy ra ở những người có bệnh sử bị chứng đau nửa đầu.  Tuy nhiên, ở các bệnh nhân dưới 45 tuổi, khoảng 15% tất cả các cơn đột quỵ (và khoảng 30 – 60% các cơn đột quỵ ở các phụ nữ trẻ) có liên quan đến bệnh sử bị chứng đau nửa đầu, đặc biệt là chứng đau nửa đầu có dấu hiệu cảnh báo (migraine with aura).  Đối với các phụ nữ trẻ bị chứng đau nửa đầu, các yếu tố nguy cơ khác (như cao huyết áp, hút thuốc, và sử dụng thuốc tránh thai uống bằng miệng chứa estrogen) cũng có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.

Bệnh Tế Bào Hình Liềm.  Những người mắc bệnh tế bào hình liềm (sickle cell disease) có nhiều nguy cơ bị đột quỵ khi còn trẻ.

Mang Thai.  Mang thai có rất ít nguy cơ bị đột quỵ, đa số ở các phụ nữ mang thai liên quan đến tình trạng cao huyết áp.  Nguy cơ này xem ra tăng cao hơn ở giai đoạn sau khi sinh (postpartum), có lẽ do sự thay đổi đột ngột về tuần hoàn và hàm lượng hooc môn.

Các Loại Thuốc Kháng Viêm Không SteroidCác loại thuốc kháng viêm không steroid (nonsteroidal anti-inflammatory drugs – NSAIDs) như ibuprofen (Advil, Motrin) và diclofenac (Cataflam, Voltaren) có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, đặc biệt đối với các bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ khác gây đột quỵ.
















0 comments:

Post a Comment