Bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường) loại 1 là một chứng bệnh mãn tính (suốt đời) mà nó xảy ra khi tuyến tụy không tiết ra đủ chất insulin để kiểm soát hàm lượng đường trong máu một cách hợp lý.
KIẾN THỨC TỔNG QUÁT
Hai dạng chủ yếu của bệnh tiểu đường là loại 1, trước đây được gọi là bệnh tiểu đường mellitus phụ thuộc insulin (insulin-dependent diabetes mellitus - IDDM) hoặc bệnh tiểu đường bắt đầu ở tuổi vị thành niên (juvenile-onset diabetes), và loại 2, trước đây được gọi là bệnh tiểu đường mellitus không lệ thuộc insulin (non-insulin-dependent diabetes mellitus – NIDDM) hoặc bệnh tiểu đường bắt đầu ở tuổi trưởng thành (maturity-onset diabetes).
Ghi Chú: Chữ “mellitus” bắt nguồn từ chữ Latin cổ mellītus, có nghĩa là “đá ong hay đá mật” (có nghĩa là được làm ngọt bằng mật ong, ngọt như mật ong). Chữ Latin này bắt đầu từ mell-, bắt nguồn từ mel, có nghĩa là “mật ong, sự ngọt ngào, điều dễ chịu”, và tiếp vị ngữ -ītus, có nghĩa giống như tiếp vị ngữ “-ite” trong tiếng Anh.
Insulin
Bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 cùng chia sẻ một đặc điểm trung tâm: hàm lượng đường trong máu gia tăng do tình trạng thiếu hụt insulin tuyệt đối và tương đối, insulin là một loại kích thích tố được tuyến tụy sản sinh. Insulin là chất điều tiết quan trọng cho sự chuyển hóa của cơ thể. Nó hoạt động theo cách thức sau:
- Trong bữa ăn và ngay sau bữa ăn, quá trình tiêu hóa sẽ phân nhỏ carbohydrate thành các phân tử đường (và glucose nằm trong số đó) và protein thành axit amin.
- Ngay sau bữa ăn, glucose và axit amin được hấp thụ trực tiếp vào máu, và hàm lượng glucose trong máu sẽ gia tăng đột ngột. (Hàm lượng glucose sau bữa ăn được gọi là hàm lượng sau bữa ăn – postprandial levels)
- Tình trạng gia tăng hàm lượng glucose trong máu báo hiệu cho các tế bào quan trọng trong tuyến tụy, gọi là tế bào beta, tiết ra insulin, sau đó chảy vào máu. Trong vòng 20 phút sau bữa ăn, insulin sẽ đạt đến mức cao nhất.
- Insulin giúp cho glucose và axit amin đi vào các tế bào trong cơ thể, đặc biệt là các tế bào cơ và gan. Ở đây, insulin và các hooc môn khác chỉ đạo các chất dinh dưỡng này sẽ bị đốt cháy thành năng lượng hoặc sẽ được lưu trữ lại cho việc sử dụng sau này. (Nên lưu ý rằng bộ não và hệ thống thần kinh không lệ thuộc vào insulin; các bộ phận này điều tiết các nhu cầu về glucose của chúng thông qua các cơ chế khác).
- Khi mức insulin lên cao, gan sẽ ngưng sản xuất glucose và lưu trữ insulin theo các dạng khác cho đến khi cơ thể lại cần đến nó.
- Khi mức glucose trong máu đạt đến mức cao nhất, tuyến tụy sẽ giảm bớt việc sản xuất insulin.
- Khoảng 2 – 4 giờ sau bữa ăn cả hai mức glucose và insulin trong máu đều xuống thấp, tuy nhiên mức insulin cao hơn một chút. Mức glucose trong máu như vậy được xem là nồng độ glucose trong máu lúc đói (fasting blood glucose concentrations)
Tuyến tụy được cư trú phía sau gan và bao tử. Ngoài việc tiết ra các men tiêu hóa, tuyến tụy còn tiết ra các hooc môn, insulin và glucagon vào máu. Việc tiết ra insulin vào máu làm hạ thấp mức glucose trong máu (đường đơn giản từ máu) bằng cách gia tăng số lượng glucose đi vào các tế bào của cơ thể, ở đó glucose được chuyển hóa. Nếu mức glucose trong máu xuống quá thấp, tuyến tụy sẽ tiết ra glucagon để kích thích gan tiết ra glucose.
Bệnh Tiểu Đường Loại 1
Đối với bệnh tiểu đường loại 1, sự tiến triển của căn bệnh này tỏ ra nghiêm trọng hơn so với bệnh tiểu đường loại 2, và thường bắt đầu ở thời niên thiếu:
- Các tế bào beta ở tuyến tụy sản sinh ra insulin bị phá hủy dần dần. Cho đến cuối cùng thì insulin bị thiếu hụt hoàn toàn.
- Nếu không có insulin để vận chuyển glucose vào các tế bào, thì mức glucose trong máu trở nên cao quá mức bình thường, là một tình trạng được biết đến như tăng đường huyết (hyperglycemia).
- Bởi vì cơ thể không thể sử dụng được lượng đường này, do đó nó sẽ đi vào nước tiểu và được thải ra ngoài.
- Đuối sức, giảm cân, đói cồn cào và khát là kết quả của tình trạng “chết đói trong sự sung túc”.
- Bệnh nhân trở nên lệ thuộc vào việc sử dụng insulin để duy trì sự sống.
Bệnh Tiểu Đường Loại 2
Bệnh tiểu đường loại 2 là một dạng bệnh tiểu đường phổ biến nhất, gây ra 90% các trường hợp bệnh. Khoảng 20 triệu người Hoa Kỳ mắc phải bệnh tiểu đường loại 2 và một nửa số họ không biết rằng họ bị mắc phải bệnh này. Người ta vẫn chưa hiểu rõ các cơ chế bệnh của bệnh tiểu đường loại 2, nhưng một số chuyên gia cho rằng nó có thể bao gồm ba giai đoạn ở đa số bệnh nhân:
- Giai đoạn đầu tiên của bệnh tiểu đường loại 2 là tình trạng kháng insulin. Mặc dù insulin thường có thể kết nối với các thụ thể (receptors – Các cấu trúc phân tử hoặc các vị trí trên bề mặt hoặc bên trong của một tế bào kết nối với các chất như kích thích tố, kháng nguyên, các loại thuốc, hoặc các chất dẫn truyền thần kinh) trên các tế bào cơ và gan, nhưng một số cơ chế ngăn chặn insulin vận chuyển glucose (đường huyết) vào các tế bào này mà ở đó glucose có thể được sử dụng. Đa số bệnh nhân mắc phải bệnh tiểu đường loại 2 sản sinh các số lượng insulin khác nhau, ngay cả ở mức bình thường hoặc cao, và vào lúc bắt đầu, số lượng này thường đủ để vượt qua tình trạng kháng insulin như vậy.
- Theo thời gian, tuyến tụy sẽ không còn khả năng sản sinh đủ insulin để vượt qua tình trạng kháng insulin. Đối với bệnh tiểu đường loại 2, hiệu ứng ban đầu của giai đoạn này thường là sự gia tăng hàm lượng đường trong máu ngay sau bữa ăn (được gọi là tăng đường huyết sau bữa ăn - postprandial hyperglycemia). Hiệu ứng này được xem là có tính hủy hoại đặc biệt đến cơ thể.
- Sau cùng, chu kỳ hàm lượng glucose gia tăng càng làm suy yếu và phá hủy các tế bào beta, do đó làm ngưng toàn bộ quá trình sản xuất insulin và gây ra bệnh tiểu đường phát triển toàn diện. Điều này được thể hiện qua tình trạng tăng đường huyết lúc đói (fasting hyperglycemia), trong đó hàm lượng glucose tăng cao sẽ xuất hiện thường xuyên.
Bệnh Tiểu Đường Bắt Đầu vào Tuổi Trưởng Thành ở Thanh Niên. Bệnh Tiểu Đường Bắt Đầu vào Tuổi Trưởng Thành ở Thanh Niên (Maturity-onset diabetes in youth – MODY) là một dạng di truyền hiếm của bệnh tiểu đường loại 2 mà nó chỉ phát triển ở các thiếu niên da trắng. Nó gây ra 2 – 5% các trường hợp bệnh loại 2.
Bệnh Tiểu Đường Khi Mang Thai. Khoảng 5% các phụ nữ mang thai phát triển một dạng bệnh tiểu đường loại 2 ở kỳ sản phụ thứ 3 (third trimester) được gọi là bệnh tiểu đường khi mang thai (gestational diabetes). Bệnh tiểu đường khi mang thai thường là tạm thời.
0 comments:
Post a Comment