CHẨN ĐOÁN
Kiểm Tra Những Người Khỏe Mạnh Để Phát Hiện Ung Thư Phổi
Các bác sĩ vẫn chưa chắc chắn rằng những người không xuất hiện các dấu hiệu hoặc các triệu chứng của bệnh ung thư phổi có nên đi kiểm tra xét nghiệm để phát hiện căn bệnh này không. Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc kiểm tra phát hiện bệnh ung thư phổi có thể giúp cứu sống được nhiều bệnh nhân bằng cách phát hiện bệnh ung thư sớm, nhờ đó căn bệnh này có thể được điều trị một cách thành công hơn. Nhưng các nghiên cứu khác lại tìm thấy rằng việc kiểm tra phát hiện bệnh ung thư phổi thường chỉ ra các tình trạng bệnh lành tính và đòi hỏi các phương pháp xâm lấn (qua da), do đó tạo cho bệnh nhân những rủi ro không cần thiết.
Việc kiểm tra phát hiện bệnh ung thư phổi đang gây tranh cãi trong cộng đồng các bác sĩ. Các nghiên cứu đang được tiến hành để xác định các hình thức kiểm tra có thể có lợi và đối tượng nào sẽ có lợi khi được kiểm tra ung thư phổi. Vào thời điểm này, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn lo ngại về nguy cơ bị bệnh ung thư phổi. Nhờ đó, bạn và bác sĩ của bạn có thể đưa ra các chiến lược để giúp giảm bớt nguy cơ và xác định xem các kiểm tra xét nghiệm có thích hợp cho bạn không.
Nếu ung thư phổi bị nghi ngờ từ kết quả kiểm tra bằng hình chụp, một mẫu mô của phổi phải được xét nghiệm bằng kính hiển vi để tìm kiếm các tế bào ung thư. Được gọi là sinh thiết (biopsy), tiến trình này có thể được tiến hành theo nhiều cách. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ đưa kim qua da vào đến phổi để lấy một mẫu mô nhỏ; tiến trình này thường được gọi là sinh thiết kim(needle biopsy).
Trong các trường hợp khác, kiểm tra sinh thiết có thể được thực hiện trong tiến trình soi phế quản (bronchoscopy). Để tiến hành soi phế quản, bác sĩ sẽ đưa một ống nhỏ qua miệng hoặc mũi rồi đi xuống phổi. Ống này, có gắn đèn ở đầu ống, cho phép bác sĩ nhìn bên trong phổi đồng thời lấy một mẫu mô nhỏ.
Khi một người được chẩn đoán bị ung thư phổi, thì việc nhìn vào các tế bào sinh thiết bằng kính hiển vi cũng có thể giúp các bác sĩ xác định dạng ung thư phổi. Điều quan trọng là phải biết dạng ung thư cụ thể vì thông tin này sẽ giúp bác sĩ đề xuất phương pháp điều trị tốt nhất.
Các Kiểm Tra Tại Phòng Thí Nghiệm
- Các bệnh nhân với một rối loạn bị nghi ngờ liên quan đến sự hiện diện của ung thư nên tiếp nhận các xét nghiệm máu, nước tiểu, và dịch não tủy (cerebrospinal fluid – CSF) toàn diện.
- Phép đếm máu toàn diện (complete blood count – CBC) có thể giúp phát hiện chứng thiếu máu. Tình trạng thiếu máu này có thể là kết quả của một trong số các dạng ung thư khác nhau, hoặc nó có thể là kết quả của các tình trạng bệnh lý lành tính khác. Độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate – ESR) thường gia tăng ở các bệnh nhân bị ung thư và ở những người bị các bệnh nhiễm trùng. Xét nghiệm các bạch cầu bằng kính hiển vi tỏ ra có lợi cho việc chẩn đoán bệnh bạch cầu (leukemia) hoặc các rối loạn liên quan đến u lym phô (lymphoma-related disorder). Hội chứng tăng bạch cầu ái toan (hypereosinophilia) thường được phát hiện ở những bệnh nhân bị u lym phô Hodgkin (Hodgkin lymphoma). Phép đếm tiểu huyết cầu (platelet count) phải được tiến hành ở các bệnh nhân bị hội chứng đông máu rải rác nội mạch (disseminated intravascular coagulation – DIC).
- Các men (enzyme) của máu có thể bị biến đổi, thậm chí ở những người khỏe mạnh hoặc những người có các chứng bệnh lành tính. Tăng alanine aminotransferase (ALT), aspartate aminotransferase (AST), LDH, và alkaline phosphatase (ALP) trong huyết tương thường được phát hiện ở những bệnh nhân bị các khối u ác tính trong hệ tiêu hóa cũng như ở các bệnh nhân bị các thương tổn ở xương hoặc cơ. Xét nghiệm điện di protein (protein electrophoresis) trong máu và dịch não tủy (CSF) có thể cho thấy những biến đổi về hàm lượng albumin và gia tăng hàm lượng beta-globulin cũng như gamma-globulin. Mức gamma-globulin luôn luôn gia tăng ở các bệnh nhân bị các rối loạn tự miễn dịch (autoimmune disorder), cho dù là khối u ung thư hay không phải. Các băng immunoglobulin (oligoclonal band) thường được phát hiện trong xét nghiệm điện di dịch não tủy(CSF electrophoresis).
- Các yếu tố báo hiệu khối u (tumor marker) tỏ ra rất có lợi cho việc chẩn đoán các dạng bệnh ung thư không có triệu chứng (clinically silent hoặc asymptomatic), nhưng đa số các chất báo hiệu này không ứng dụng cho việc xác định nguồn gốc của bệnh ung thư. Ví dụ, CEA (carcinoembryonic antigen: kháng nguyên phôi bào ung thư) gia tăng ở các bệnh nhân với các khối u ở ngực, phổi, và đường tiêu hóa, cũng như ở các bệnh nhân nghiện hút thuốc lá. Mặt khác, kháng nguyên tế bào tuyến tiền liệt (prostate-specific antigen – PSA: một protein được các tế bào của tuyến tiền liệt sản sinh) chỉ gia tăng ở các bệnh nhân bị các rối loạn ở tuyến tiền liệt, cho dù là lành tính (bao gồm các chứng bệnh viêm) hoặc ác tính. Kiểm tra tỷ lệ PSA tự do/tổng cộng (free/total PSA) sẽ giúp đảm bảo tính chính xác của kết quả chẩn đoán.
- Nhiều bệnh nhân với các rối loạn cận ung thư (paraneoplastic disorder) có thể có các chất tự kháng thể (autoantibody) chống lại một số tổ chức mô trong cơ thể. Chứng cứ về các chất tự kháng thể này tỏ ra rất quan trọng để xác thực kết quả chẩn đoán của một hội chứng cận ung thư và phân biệt nó với các dạng không ung thư. Đa số các chất tự kháng thể phổ biến được hướng dẫn để chống lại các cấu trúc của hệ thần kinh. Lưu ý rằng, có 2 hệ thống đặt tên cho các kháng thể ung thư thần kinh trong ứng dụng hiện hành: một hệ thống đặt tên các kháng thể bằng 2 chữ cái đầu tiên trong tên họ của bệnh nhân mà từ bệnh nhân này chất kháng thể được khám phá đầu tiên, trong khi đó hệ thống thứ hai đặt tên các kháng thể dựa vào sự phân phối mô của chúng. Các kháng thể này được kiểm tra bằng phương pháp nhuộm huỳnh quang miễn dịch (immunofluorescence) gián tiếp.
▫ Anti-Hu (trước đây được gọi là ANNA-1 [antineuronal nuclear antibody 1]) là một chất tự kháng thể được tìm thấy trong huyết thanh của bệnh nhân với bệnh thần kinh cảm giác bán cấp cận ung thư và/hoặc bệnh viêm não và dây cột sống (encephalomyelitis).
▫ Anti-Ri (trước đây được gọi là ANNA-2 [antineuronal nuclear antibody 2]) có thể hiện diện trong các bệnh nhân bị hội chứng lác rung giật mắt/giật rung cơ (opsoclonus/myoclonus syndrome).
▫ Các kháng thể được điều khiển chống lại amphiphysin (một protein túi ở khớp thần kinh) được tìm thấy trong huyết thanh của các bệnh nhân bị dạng cận ung thư của hội chứng cứng cơ cột sống và chi dưới (stiff man syndrome).
▫ Anti-Ta (antineuronal antibodies Ma1 và Ma2) là các thành viên của một nhóm các protein chỉ điểm não hoặc chỉ điểm tinh hoàn mới nhưng mở rộng. Trong khi Ma1 vẫn chưa được tìm thấy có liên đến bất kỳ dạng khối u nào, thì Ma2 xem ra có liên quan chặt chẽ với bệnh ung thư tinh hoàn.
▫ Kháng thể tế bào anti-Yo hoặc anti-Purkinje 1 (APCA-1) được tìm thấy ở các bệnh nhân bị bệnh thoái hóa não cận ung thư.
Các Kiểm Tra Tạo Hình
- Bất kỳ kiểm tra bằng hình chụp nào cũng có thể có lợi cho việc phát hiện khối u nguyên phát ở các bệnh nhân bị các rối loạn cận ung thư.
- Phương pháp chụp CT và MRI toàn bộ cơ thể cho phép việc phát hiện vị trí và mức độ phát triển của khối u nguyên phát tiềm ẩn cũng như tình trạng di căn của khối u này, nếu xuất hiện.
- Phương pháp xạ hình nhấp nháy (scintigraphy) có thể có lợi cho các bệnh nhân bị các rối loạn nội tiết liên quan đến khối u sản sinh hooc môn (hormone-producing tumor).
- Phương pháp chụp positron cắt lớp (PET) và phương pháp xạ hình SPECT (single-photon emission computed tomography – SPECT) có thể được tiến hành để đánh giá các bệnh nhân bị các rối loạn thần kinh. Các phương pháp kiểm tra này giúp xác định sự khác biệt giữa các rối loạn thần kinh cận ung thư và các rối loạn thần kinh không cận ung thư.
Các Tiến Trình
- Nội soi(endoscopy) tỏ ra có lợi trong việc phát hiện các khối u ở cấu trúc phân nhánh của phổi (respiratory tree) và các khối u ở đường tiêu hóa, và tiến trình này cũng cho phép các chuyên gia thu thập được các mẫu sinh thiết.
- Tiến trình sinh thiết da cho việc chẩn đoán mô bệnh học tỏ ra cần thiết ở các bệnh nhân bị các nốt viêm sần ở mặt, để xác định sự khác biệt giữa các thương tổn lành tính và các thương tổn ác tính.
UNG THƯ PHỔI KHÔNG TIỂU BÀO
Các Kiểm Tra Chẩn Đoán
Chụp X-Quang Ngực. Trong một số ít trường hợp, chụp X-quang ngực (chest x-ray) định kỳ sẽ tiết lộ các dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư phổi. Tuy nhiên, thông thường các dấu hiệu của bệnh ung thư phổi đang tồn tại, chẳng hạn như ho, đau ngực, và máu trong đờm, sẽ cần đến việc chụp X-quang ngực. Nếu dạng ung thư phổi không-tiểu bào (non-small cell lung cancer) hiện diện, thì hình chụp X-quang ngực có thể hiển thị các thương tổn (mô bị hủy hoại hoặc có dấu hiệu khác thường) ở trung tâm của phổi, các khoang được hình thành bởi khối u tế bào có vảy, hoặc hình thể giống dây buộc của các tế bào lan đến phổi. Tuy nhiên, vào thời điểm bệnh ung thư phổi được chẩn đoán bằng các hình chụp X-quang, thì nó đã lan đi khá xa đến nỗi không thể chữa khỏi bằng phẫu thuật. Có bốn nghiên cứu quan trọng đã không tìm thấy được khả năng sống sót khi phát hiện sớm từ hình chụp X-quang ngực và kiểm tra đờm. Do đó, sử dụng phương pháp chụp X-quang để kiểm tra thường xuyên để phát hiện bệnh ung thư phổi là không được khuyến khích.
Chụp CT. Chụp CT (computed tomography – CT), đặc biệt phương pháp có tên chụp CT xoắn ốc liều lượng thấp (low-dose spiral CT hoặc helical CT), tỏ ra hiệu quả hơn chụp X-quang để phát hiện ung thư ở các bệnh nhân nghi ngờ bị ung thư phổi. Đây là một phương pháp chụp tiêu chuẩn để xác định khả năng và vị trí bệnh ung thư di căn. Các bác sĩ giải phẫu cũng sử dụng phương pháp chụp CT để phân tích đánh giá tình trạng của bệnh nhân trước khi phẫu thuật phổi.
During a computerized tomography (CT) scan, a thin x-ray beam rotates around an area of the body, generating a 3-D image of the inernal structures: Trong quá trình chụp CT, một tia X quang mỏng xoay quanh một khu vực cơ thể, tạo ra một hình ảnh 3 chiều của cấu trúc bên trong cơ thể
CT là chữ viết tắt của kỹ thuật chụp cắt lớp sử dụng kỹ thuật vi tính (computerized tomography). Trong tiến trình này, một tia X quang mỏng xoay quanh một khu vực của cơ thể để khu vực này được nhìn thấy. Bằng việc sử dụng một quy trình toán học khá phức tạp gọi là thuật giải hay angorit, máy vi tính có thể tạo ra hình ảnh 3 chiều của một phần cơ thể. Kỹ thuật chụp CT rất chi tiết và cung cấp thông tin chính xác cho bác sĩ.
Việc sử dụng phương pháp chụp CT xoắn ốc (helical CT) để kiểm tra lúc ban đầu vẫn còn đang được tranh cãi.
Sectional view through chest seen from below: Nhìn qua ngực từ dưới lên theo mặt cắt
Bronchial cancer (white areas) in the lung (black area): Ung thư phế quản (khu vực màu trắng) trong phổi (khu vực màu đen).
Hình chụp CT ngực này cho thấy hình mặt cắt của một người bị ung thư phế quản. Hai khu vực có màu tối là phổi. Các khu vực có màu sáng bên trong phổi là chỗ bị ung thư.
Chứng cứ cho đến nay vẫn chưa chứng minh được khả năng sống sót khi sử dụng phương pháp chụp CT để kiểm tra những người không có triệu chứng. Nhiều chuyên gia chống lại việc sử dụng kiểm tra bằng hình chụp tràn lan để kiểm tra ung thư phổi. Ví dụ, một số chứng cứ cho thấy rằng các tế bào ung thư phổi trong trường hợp bị ung thư phổi không tiểu bào thường lan đi rất nhanh ở mức độ hiển vi (trước khi một khối u được hình thành). Nếu điều này là đúng, thì khối u ung thư sẽ có nhiều khả năng đã di căn một thời gian dài trước khi nó được nhìn thấy trên hình chụp CT. Ngoài ra, một số nghiên cứu đã không tìm thấy mối tương quan giữa kích thước khối u vào thời điểm được chẩn đoán và thời gian sống sót.
Cũng nên lưu ý rằng khoảng 98% những khu vực bị nghi ngờ trên hình chụp CT hóa ra lại là các khối u lành tính. Ngay cả sau khi tái kiểm tra, nhiều hình chụp sẽ cho thấy những khu vực bị nghi ngờ là lành tính nhưng sẽ cần đến các tiến trình sinh thiết xâm lấn (qua da) với chi phí cao. Trong các trường hợp này, bệnh nhân gặp nhiều rủi ro do các xét nghiệm hơn là do bản thân căn bệnh này. Tuy nhiên, kinh nghiệm lâu năm về phương pháp chụp CT có thể cho phép các chuyên gia xác định chuẩn xác hơn những khu vực bất thường nào có nhiều khả năng là lành tính.
Những cá nhân có nguy cơ cao và vẫn quan tâm đến việc kiểm tra sớm bằng phương pháp chụp CT nên yêu cầu bác sĩ về các thử nghiệm lâm sàn có sẵn.
Các Kiểm Tra Tạo Hình Khác Cho Các Giai Đoạn và Giám Sát Ung Thư
Chụp CT là một tiến trình tạo hình tiêu chuẩn để xác định khả năng và vị trí khối u ung thư di căn. Tuy nhiên, các kiểm tra bằng hình chụp khác cũng có thể có lợi cho việc xác định mức độ bệnh trong các giai đoạn khác nhau và giúp giám sát bệnh ung thư phổi.
Chụp Positron Cắt Lớp. Chụp positron cắt lớp (positron emission tomography – PET) hay còn gọi là chụp PET, đặc biệt, một kỹ thuật có tên là FDG-PET có thể chẩn đoán các khối u phổi có kích thước nhỏ khoảng 1 cm với độ chính xác rất cao. PET tỏ ra hiệu quả nhất khi được sử dụng với kỹ thuật chụp CT.
PET là một kỹ thuật tạo hình thích hợp cho việc xác định giai đoạn bệnh của các bệnh nhân nghi ngờ bị ung thư phổi giai đoạn đầu sau khi thực hiện các kiểm tra khác. Các bệnh nhân này được xem là những ứng viên thích hợp cho phẫu thuật giúp chữa khỏi bệnh. Việc tiến hành chụp PET cho nhóm này đã được chứng minh có khả năng ngăn chặn các tiến trình phẫu thuật không cần thiết bằng cách xác định sớm tình trạng di căn không được phát hiện ở những nơi khác trong cơ thể.
Với phương pháp tạo hình này, đầu tiên bệnh nhân được tiêm một dung dịch nước đường có tính phóng xạ được pha chế đặc biệt (formulated radioactive liquid sugar – FDG), rồi sau đó quan sát bằng một loại máy ghi lại năng lượng thoát ra từ các tế bào hấp thụ liều lượng cao FDG, chẳng hạn như các tế bào ung thư phổi.
Chụp MRI. Phương pháp chụp MRI (magnetic resonance imaging), một tiến trình tạo hình sử dụng năng lượng sóng vô tuyến (radio wave energy), thường được sử dụng thay thế cho phương pháp chụp CT để định vị các khối u não và xương, mà các khối u này đã lan đi từ phổi.
Các Tiến Trình Sinh Thiết
Các tiến trình sinh thiết mô phổi xem ra cần thiết để chứng thực bệnh ung thư phổi. Điều này đòi hỏi các tiến trình xâm lấm (qua da), có thể là lấy mẫu (chọc hút) bằng kim (needle aspiration) cho đến phẫu thuật ngực.
Phương Pháp Lấy Mẫu (Chọc Hút) Bằng Kim (Needle Aspiration). Thỉnh thoảng, một mẫu sinh thiết được thu thập bằng cách đưa kim nhỏ vào giữa các xương sườn, và sử dụng phương pháp chụp CT, siêu âm, hoặc soi hình quang (fluoroscopy). Các phương pháp cụ thể bao gồm lấy mẫu (chọc hút) bằng kim qua khoang ngực hoặc qua phế quản (transbronchial needle aspiration – TBNA hoặc transthoracic needle aspiration – TTNA) hoặc lấy mẫu (chọc hút) bằng kim được hướng dẫn bằng siêu âm nội soi (endoscopic ultrasound-guided needle aspiration – EUS-NA). Việc sử dụng các phương pháp này phụ thuộc vào diện tích của khu vực có thể được quan sát bằng các phương pháp tạo hình ít xâm lấn (qua da). Có khoảng 5 – 10% nguy cơ bị xuất huyết hoặc phổi bị xẹp khi sử dụng phương pháp lấy mẫu (chọc hút) bằng kim.
Phương Pháp Soi Ngực. Phương pháp nội soi ngực (thoracoscopy) thường tỏ ra rất hiệu quả trong việc chẩn đoán ung thư ở các khu vực bên ngoài của phổi, hoặc trong những khu vực ở màng phổi. Đây là một tiến trình phẫu thuật sử dụng một ống sợi quang để thăm dò khu vực đó. Tiến trình này đòi hỏi gây mê. Bác sĩ giải phẫu sẽ đưa các dụng cụ phẫu thuật và một ống sợi quang qua một vết rạch nhỏ ở ngực. Ống này có gắn một máy ảnh, cho phép bác sĩ giải phẫu nhìn vào ngực của bệnh nhân trên một màn hình video.
Phép Soi Phế Quản. Phép soi phế quản (bronchoscopy) có thể giúp xác định vị trí ung thư phát triển ở các khu vực trung tâm và các đường dẫn khí chính của phổi (thường là ung thư phổi tiểu bào). Tiến trình này được thực hiện như sau:
- Bệnh nhân được truyền thuốc tê, oxy, và thuốc giảm đau.
- Bác sĩ sẽ đưa một ống soi phế quản – một ống rỗng, dẻo, thường gắn đèn sợi quang – vào trong đường hô hấp dưới, qua mũi hoặc miệng.
- Ống này có chức năng giống như ống viễn vọng trong cơ thể, cho phép bác sĩ quan sát khí quản và các đường dẫn khí chính. Trong một tiến trình có tên là phép soi phế quản huỳnh quang (fluorescence bronchoscopy), bác sĩ sẽ tiêm vào cơ thể bệnh nhân một loại thuốc tạo cho mô ung thư có màu đỏ khi tiếp xúc với ánh sáng laze từ ống soi phế quản.
- Bác sĩ giải phẫu sẽ lấy các mẫu mô cho tiến trình sinh thiết, kết hợp các kỹ thuật bao gồm cắt mô, chải, và một quá trình rửa được gọi là phép rửa túi khí phế quản(bronchoalveolar lavage - BAL). Phép rửa này bao gồm việc tiêm nước muối (saline) qua ống soi phế quản vào trong phổi rồi ngay lập tức hút dung dịch này trở lại qua một ống rỗng của ống soi phế quản. Sau đó, dung dịch này được phân tích ở phòng thí nghiệm. Cả hai kỹ thuật chải và rửa có thể rất có lợi cho tiến trình này.
Phép soi phế quản thường là rất an toàn, nhưng các biến chứng vẫn có thể xảy ra. Các biến chứng này bao gồm:
- Các phản ứng dị ứng với các loại thuốc giảm đau hoặc thuốc gây mê
- Các cơn suyễn tấn công ở những bệnh nhân có nguy cơ
- Xuất huyết
Bệnh nhân có thể lên cơn sốt sau khi thực hiện tiến trình này.
A bronchoscope is used to view the airways and check for any abnormalities: Ống soi phế quản được dùng để quan sát các đường dẫn khí và kiểm tra những khu vực có dấu hiệu bất thường.
Phép soi phế quản là một phương pháp phẫu thuật để quan sát phần bên trong của các đường dẫn khí. Sử dụng các dụng cụ sợi quang dẻo tinh vi, các bác sĩ giải phẫu có thể khám phá khí quản, phế quản thân chính, và một số phế quản nhỏ. Ở trẻ em, tiến trình này có thể được sử dụng để lấy các vật thể lạ ra sau khi đã hít vào. Ở người thành niên, tiến trình này được sử dụng nhiều nhất để lấy mẫu ở những nơi bị nghi ngờ tổn thương và để nuôi cấy các khu vực cụ thể trong phổi.
Bronchoscope: Ống soi phế quản
Trachea: Khí quản
Left primary bronchus: Phế quản chính bên trái
Unusual tissue sampled for biopsy: Mô bất thường được lấy mẫu cho tiến trình sinh thiết
Sinh thiết phế quản hoặc phổi (các mẫu mô được lấy ra để chẩn đoán hoặc loại trừ bệnh) có thể được thực hiện bằng cách sử dụng ống soi phế quản dẻo, một dụng cụ có gắn đèn và máy hình, được đưa vào cơ thể qua mũi hoặc miệng. Khi một khu vực bị nghi ngờ được nhìn thấy, một dụng cụ được đưa qua ống soi phế quản để lấy mẫu cho tiến trình phân tích.
Phép Soi Trung Thất. Phép soi trung thất (mediastinoscopy) sử dụng một ống được đưa vào giữa các lá phổi để định vị các khu vực thích hợp cho tiến trình sinh thiết. Phép soi này được thực hiện nếu như bác sĩ nghi ngờ rằng ung thư đã di căn đến các hạch bạch huyết lân cận nhưng vẫn chưa lan đến các khu vực khác của cơ thể.
Các Kiểm Tra Xét Nghiệm
Phân Tích Đờm Phát Hiện Sự Hiện Diện của Các Tế Bào Ung Thư. Tiến trình phân tích đờm từ cơn ho được thực hiện như một kiểm tra sàng lọc cho bệnh ung thư, thường được tiến hành kết hợp với chụp X-quang phổi. Phương pháp này không giảm bớt được tỷ lệ tử vong. Những cải thiện gần đây trong kỹ thuật sàng lọc này đang được nghiên cứu.
Phương pháp phân tích đờm cũng được sử dụng để chẩn đoán bệnh ung thư phổi ở những người có các dấu hiệu bị ung thư phổi. Tuy nhiên, kết quả không chính xác 100%. Nếu kết quả phân tích đờm không cho thấy các tế bào ung thư, thì các kiểm tra khác sẽ được tiến hành.
Các Dấu Hiệu Sinh Học. Các dấu hiệu sinh học (biologic marker hoặc biomarker) là những chất được các khối u phóng thích với số lượng lớn và cho thấy sự hiện diện của các dạng ung thư cụ thể. Các dấu hiệu sinh học có thể được phát hiện trong đờm, máu, và các mẫu mô. Chúng có thể bao gồm:
- Men (enzyme)
- Kích thích tố (hormone)
- Các hợp chất axit amin
- Các kháng nguyên (được xác định bằng các kháng thể chuyên tìm kiếm các kháng nguyên này)
- Các yếu tố tăng trưởng
- Các chất hóa học khác
Một số các dấu hiệu sinh học này được đánh giá riêng lẻ hoặc kết hợp như các phương pháp sàng lọc hoặc như các dấu hiệu tiềm tàng cho nguy cơ phát triển bệnh.
Các Kiểm Tra Khác
Như một phần của tiến trình kiểm tra ban đầu của bác sĩ, các bệnh nhân có thể được kiểm tra chức năng phổi để đánh giá sức khỏe và dung tích phổi. Bác sĩ cũng có thể tiến hành ghi lại tiền sử bệnh tim và phổi, vì các cơ quan này thường xuất hiện các biến chứng sau phẫu thuật điều trị ung thư phổi.
UNG THƯ PHỔI TIỂU BÀO
Các Kiểm Tra và Xét Nghiệm
Bác sĩ của bạn sẽ tiến hành khám tổng quát và đặt các câu hỏi về tiền sử bệnh của bạn. Bạn sẽ được hỏi xem có hút thuốc lá không, và nếu có, thì bạn đã hút bao nhiêu và trong bao lâu.
Khi dùng ống nghe để lắng nghe ở khu vực ngực của bạn, thỉnh thoảng bác sĩ có thể nghe được chất dịch xung quanh phổi hoặc những khu vực phổi bị xẹp. Mỗi phát hiện này có thể (nhưng không phải luôn luôn) cho thấy bị ung thư.
Ung thư phổi tiểu bào thường di căn đến các khu vực khác của cơ thể vào thời điểm được chẩn đoán mắc bệnh.
Các kiểm tra có thể được thực hiện, bao gồm:
- Chụp lướt xương (bone scan)
- Chụp X-quang
- Phép thử đếm máu toàn diện (complete blood count – CBC)
- Chụp CT
- Các kiểm tra chức năng gan
- Chụp MRI
- Chụp positron cắt lớp (PET scan)
- Kiểm tra đờm (tế bào học, tìm kiếm các tế bào ung thư)
- Chọc dò thành ngực (thoracentesis: hút dịch từ khoang ngực xung quanh phổi)
Trong đa số trường hợp, bác sĩ của bạn có thể cần lấy một mẫu mô từ phổi hoặc các khu vực khác để kiểm tra bằng kính hiển vi. Tiến trình này được gọi là sinh thiết. Có một số cách để thực hiện một tiến trình sinh thiết:
- Soi phế quản phối hợp với sinh thiết
- Chụp CT – sinh thiết phổi bằng kim
- Siêu âm nội soi thực quản (endoscopic esophageal ultrasound – EUS) với sinh thiết
- Soi trung thất với sinh thiết
- Sinh thiết mở phổi
- Sinh thiết màng phổi
- Nội soi khoang ngực được hỗ trợ bằng video
Thông thường, nếu kết quả sinh thiết cho thấy bị ung thư, thì bác sĩ tiến hành thêm nhiều kiểm tra bằng hình chụp để xác định giai đoạn của bệnh ung thư. (Giai đoạn ở đây có nghĩa là kích cỡ của khối u và mức độ di căn). Ung thư phổi tiểu bào được phân loại là:
- Giới hạn (ung thư chỉ giới hạn ở ngực và có thể được điều trị bằng trị liệu phóng xạ)
- Lan rộng (ung thư đã di căn ra ngoài vùng ngực)