Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

BỆNH SÁN LÁ PHỔI.

(PARAGONIMIASIS).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

CHỨNG BỆNH CHÂN MADURA

(MADURA FOOT).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

MỘT BỘ PHẬN NGỰC GIẢ BIẾN MẤT TRONG KHI TẬP MÔN THỂ DỤC PILATES.

(DISAPPEARANCE OF A BREAST PROSTHESIS DURING PILATES).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK).

MỘT VIÊN ĐẠN NẰM TRONG ĐẦU.

(A HEAD SHOT).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

TÌNH TRẠNG MÙ SAU KHI TIÊM MỠ

(BLINDNESS AFTER FAT INJECTION)

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

BỆNH GÚT CÓ SỎI.

(TOPHACEOUS GOUT).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

BỆNH PHÌNH TRƯỚNG XƯƠNG KHỚP

(HYPERTROPHIC PULMONARY OSTEOARTHROPATHY) .

Nguồn (Source): www.nejm.org

Monday, July 21, 2014

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN - Do LQT Biên Dịch



Một thanh niên 18 tuổi, trước đây khỏe mạnh, nhập viện với tiền sử bị ho, khạc đờm đỏ, xuống cân, và sốt trong 3 tháng; một khu vực nhỏ sưng lên đã phát triển ở thành ngực phía trước trong tuần trước đó.                









HỖ TRỢ TÀI CHÍNH


Xin kính chào quý đọc giả,




Trong thời gian vừa qua, chúng tôi rất cảm ơn về tình cảm yêu quý của tất cả quý đọc giả đối với những bài dịch về sức khỏe của chúng tôi, điều này đã khích lệ và tạo động lực cho chúng tôi tiếp tục tìm kiếm và biên soạn những tài liệu y học giá trị và chuyển thành những bài dịch thật sự ý nghĩa hơn đối với sức khỏe cộng đồng của chúng ta. 

Đầu tiên trang web được lập ra để giúp đỡ bạn bè, họ hàng, những người thân quen của tác giả trang web, giúp họ có được những kiến thức y học quý giá nâng cao sức khỏe của mình. Nhưng vì nghĩ rằng trang web có thể giúp được nhiều người Việt hơn nữa ở nhiều tỉnh thành của Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới nên fanpage www.facebook.com/Thamkhaoyhoc.org ra đời với mục đích trên.

Tuy nhiên, để giúp quản lý và duy trì website hoạt động một cách hiệu quả, chúng tôi kính xin sự hỗ trợ tài chính từ quý đọc giả, nhờ đó chúng tôi có thể tiếp tục mang đến cho quý đc giả và cộng động người Việt ở khắp năm châu những kiến thức y học bổ ích nhất.  Xin chung tay với chúng tôi để tiếp tục thực hiện hoài bão này. 

Như một câu nói của mẹ Têrêsa: “Bản thân tôi không thể thay đổi thế giới, nhưng tôi có thể ném một hòn đá trên mặt nước để tạo ra nhiều gợn sóng lăn tăn”.


Xin quý đọc giả bấm vào đây để hỗ trợ chúng tôi:




Xin chân thành cám ơn.

Friday, July 18, 2014

TIN TỨC Y HỌC - Do LQT Biên Dịch




CÁC SẢN PHẨM TRỊ MỤN TRỨNG CÁ SỬ DỤNG NGOÀI DA CÓ THỂ GÂY RA NHỮNG TÁC DỤNG PHỤ NGUY HIỂM

Một số phương pháp điều trị mụn trứng cá (acne), ở những trường hợp hiếm, có thể gây ra những phản ứng dị ứng nghiêm trọng mà có nguy cơ đe dọa đến tính mạng.

Cơ Quan Quản Lý Dược Phẩm và Thực Phẩm Hoa Kỳ (FDA) cảnh báo rằng việc sử dụng một số sản phẩm trị mụn trứng cá chứa các thành phần hoạt tính benzoyl peroxide hoặc axit salicylic có thể gây ra phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và có thể nguy hiểm đến tính mạng, hoặc bị tình trạng ngứa nghiêm trọng. Thành phần hoạt tính là thành phần làm cho thuốc có hiệu quả chống lại bệnh tật hoặc tình trạng bệnh lý nó được dùng để điều trị.


Các sản phẩm trị mụn trứng cá mà FDA đang cảnh báo là các loại được bán không cần toa bác sĩ (over-the-counter – OTC) và dùng ngoài da (topical). Những phản ứng dị ứng nghiêm trọng của các loại thuốc đó khác với các tình trạng ngứa ít gây hại được đề cập trong các nhãn sản phẩm, bao gồm bỏng (phỏng) rát, khô da, ngứa, bong tróc, mẩn đỏ, và sưng nhẹ khi thoa (bôi) sản phẩm.

Bác sĩ Mona Khurana, một quan chức y tế tại cơ quan FDA cho biết. “Hiện tại vẫn chưa có sự đề cập đến khả năng xuất hiện của các phản ứng dị ứng rất nghiêm trọng này trên nhãn sản phẩm.  Điều quan trọng là người tiêu dùng biết được các phản ứng này, và họ biết phải làm gì nếu chúng xảy ra”.

Người tiêu dùng có thể tìm hiểu xem một sản phẩm trị mụn trứng cá dùng ngoài da không cần toa bác sĩ có chứa benzoyl peroxide hoặc axit salicylic không bằng cách nhìn vào phần Các Thành Phần Hoạt Tính (Active Ingredients) của nhãn Các Dữ Liệu Thuốc (Drug Facts) trên bao bì sản phẩm.

FDA đã ban hành một Thông Tri An Toàn Dược Phẩm(Drug Safety Communication) để thông báo cho cả người tiêu dùng và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe về những mối nguy tiềm tàng của các sản phẩm này.

Những sản phẩm được quan tâm đã được tiếp thị dưới các tên thương hiệu khác nhau, chẳng hạn như Proactiv, Neutrogena, MaxClarity, Oxy, AMBI, Aveeno, và Clean & Clear. Các sản phẩm này được bán dưới dạng gel, kem dưỡng da, kem rửa mặt, dung dịch, miếng rửa mặt (cleansing pad), nước gia tăng độ ẩm da và làm khít lỗ chân lông (toner) và kem tẩy tế bào chết ở mặt (face scrub).

Từ năm 1969 đến ngày 28 tháng 1 năm 2013, cơ quan FDA đã nhận được 131 báo cáo từ cả người tiêu dùng và nhà sản xuất về các phản ứng dị ứng và phản ứng tăng mẫn cảm có hại liên quan đến các sản phẩm này. Khoảng 42% các phản ứng này xảy ra trong vòng vài phút đến 24 giờ sau khi sử dụng. Những người bị ảnh hưởng ở trong độ tuổi từ 11 – 78.

Các Loại Phản Ứng

Khoảng 40 phần trăm trong số các báo cáo này mô tả những triệu chứng dị ứng nghiêm trọng như hiện tượng thắt chặt ở cổ họng, khó thở, thở khò khè, huyết áp thấp, ngất xỉu hoặc ngã quỵ. Các trường hợp cá biệt như bị nổi mày đay, ngứa ở mặt hoặc cơ thể (ngay cả các bộ phận của cơ thể không được thoa thuốc), và tình trạng sưng mắt, mặt và môi cũng đã được báo cáo.

Dựa trên các thông tin được báo cáo, cơ quan FDA không thể xác định được các phản ứng này có bị kích hoạt bởi các thành phần hoạt tính, các thành phần không hoạt tính, hoặc kết hợp cả hai của các sản phẩm này không.

Mặc dù chưa thấy có báo cáo về các trường hợp tử vong, nhưng đã có 44% trường hợp phải nhập viện.

“Cơ quan FDA sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ và đánh giá vấn đề an toàn này”, bác sĩ Khurana nói. Cơ quan này cũng đang khuyến khích các nhà sản xuất sử dụng nhãn thuốc để tư vấn cho người tiêu dùng cách thức kiểm tra sự an toàn của sản phẩm trước khi sử dụng nó lần đầu tiên.

Ví dụ, bác sĩ Khurana đề nghị rằng những người mới sử dụng nên thoa (bôi) một lượng nhỏ sản phẩm lên một khu vực bị ảnh hưởng trong 3 ngày. Nếu không xảy ra tình trạng khó chịu, thì họ có thể làm theo các hướng dẫn sử dụng trên nhãn sản phẩm một cách bình thường.

Cần Làm Gì Nếu Xảy Ra Phản Ứng Gây Hại

Bà nói thêm rằng có một số biện pháp an toàn quan trọng để đối phó với phản ứng dị ứng, bao gồm:

-      Tránh sử dụng sản phẩm loại này nếu trước đây bạn đã từng có những phản ứng dị ứng hay tăng mẫn cảm.
-      Ngưng sử dụng sản phẩm loại này nếu bạn phát triển tình trạng nổi mày đay, ngứa trên mặt hay cơ thể.
-      Ngưng sử dụng sản phẩm loại này và đến khoa cấp cứu ngay nếu bạn bị tình trạng thắt chặt ở cổ họng hoặc sưng mắt, mặt, môi hay lưỡi; cảm thấy muốn ngất xỉu; hay khó thở.

Cơ quan FDA khuyến khích người tiêu dùng báo cáo bất kỳ các phản ứng gây hại hoặc các tác dụng phụ nào do sử dụng các sản phẩm này đến chương trình MedWatch của FDA. (Trở về đầu trang)



MỘT TRONG NĂM NGƯỜI BỊ BỆNH TIM NGƯNG QUAN HỆ TÌNH DỤC

Tình dục không thể xảy ra cho 1 phần 5 số người bị bệnh tim, theo thống kê mới được Hiệp Hội Tim Anh Quốc (British Heart Foundation – BHF) công bố.



Tạp chí Heart Matters của Hiệp Hội Tim Anh Quốc đã thăm dò trên 1500 người bị bệnh tim và đã phát hiện 32% quan hệ tình dục ít thường xuyên hơn, và 19% đã hoàn toàn ngưng quan hệ tình dục vì chứng bệnh tim của họ.  Một trong năm người được thăm dò ý kiến đã nói rằng họ lo lắng bị một cơn nhồi máu cơ tim (heart attack) hoặc tim ngừng đập (cardiac arrest) trong lúc quan hệ tình dục.

Trên 7 triệu người sống ở Liên Hiệp Vương Quốc Anh (UK) bị các chứng bệnh về tim và tuần hoàn máu.  Dựa trên các kết quả thăm dò này, Hiệp Hội Tim Anh Quốc ước tính rằng các vấn đề về tình dục có thể làm tổn hại đến đời sống của hơn 1 triệu người.

Đó không chỉ là các tác động thể chất gây tổn thương đến đời sống tình dục của nhiều người – 14% nói rằng họ đã mất cảm hứng đối với tình dục do tác động tinh thần của tình trạng bệnh tim của họ, và 5% nói rằng sợ hãi bị phẫu thuật đã làm cho họ cảm thấy tình dục không còn hấp dẫn nữa.

Martin Tailford 36 tuổi, đã bị một cơn nhồi máu cơ tim vào ngày Giáng Sinh năm 2011 và từ đó đã gặp khó khăn trong quan hệ tình dục với vợ ông ấy Louise, đã nói:

“Sau khi bị nhồi máu cơ tim thì tình dục không còn tự nhiên nữa, nó đòi hỏi phải kế hoạch chi tiết hơn.  Tôi không thể quan hệ tình dục một cách tự phát.  Tôi phải suy nghĩ cách ăn mặc thế nào để che bớt những vết sẹo và những vết bầm tím”.

“Tình dục không phải là những gì bạn dựa trên mối quan hệ, mà nó thực sự quan trọng.  Cơn nhồi máu cơ tim của tôi đã gây áp lực cho Louise, và tình trạng không thể gần gũi thể xác với cô ấy thực sự ảnh hưởng rất lớn đến hôn nhân của chúng tôi.  Tôi muốn khuyên những người có cùng hoàn cảnh như tôi nên tìm kiếm sự giúp đỡ càng sớm càng tốt, và đừng thất vọng nếu mọi thứ không như ý muốn vào lúc ban đầu.  Mọi thứ cần phải có thời gian”.

Nhưng cuộc khảo sát của Hiệp Hội Tim Anh Quốc đã tiết lộ rằng nhiều người không nhận được sự giúp đỡ này.  Ba mươi phần trăm số người không thảo luận vấn đề này với bất kỳ ai, bao gồm bác sĩ của họ.  Tám phần trăm muốn tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia nhưng không nhận được.

Hiệp Hội Tim Anh Quốc thúc giục các bệnh nhân bị tim nên nói chuyện một cách cởi mở về các vấn đề xung quanh đề tài tình dục, để có thể được cung cấp các biện pháp điều trị và hỗ trợ thích hợp.

Doireen Maddock, Y Tá Trưởng Khoa Tim tại Hiệp Hội Tim Anh Quốc, nói:

“Tình dục là một phần vô cùng quan trọng của đời sống, nhưng không được chú ý đến một cách đầy đủ trong các phòng tư vấn.  Chúng tôi đang nghe rất rõ từ những đọc giả của tạp chí Heart Matters rằng họ cần sự hỗ trợ và những thông tin tốt hơn về cách thức đối phó với những vấn đề ảnh hưởng đến đời sống tình dục của họ”. (Trở về đầu trang)


7 ĐIỀU BẠN PHẢI TUYỆT ĐỐI BIẾT TRƯỚC KHI ĐẾN BỆNH VIỆN

Nói một cách trung thực: Không ai đi đến bệnh viện để thư giãn. Khi bạn đến đó, cho dù là trường hợp cấp cứu hoặc đã có lịch hẹn, bạn sẽ có cảm giác bị choáng ngợp – đặc biệt là khi bạn đang lo lắng về một người thân yêu. Và một khi bạn đến nơi, tình hình dường như càng làm cho bạn cảm thấy căng thẳng hơn mà thôi.

Tuy nhiên, có một số cách để tránh được trạng thái hoảng loạn khi đến bệnh viện. Theo bác sĩ Jim Merlino, giám đốc chiến lược (chief experience officer) tại Bệnh Viện Cleveland (Cleveland Clinic), cách để giúp cho việc đến khám ở bệnh viện của bạn bớt căng thẳng chính là loại trừ những gì bạn chưa hiểu rõ.



“Chúng tôi dành nhiều thời gian, năng lượng và các nguồn lực để giáo dục cho bệnh nhân về căn bệnh của họ và cách thức điều trị, nhưng không ai nói về cảm giác khi trở thành một bệnh nhân. Chúng ta không có những cuộc thảo luận đó trong chương trình chăm sóc sức khỏe và chúng ta cần phải làm như vậy,” bác sĩ Merlino nói với tờ The Huffington Post.

Trải nghiệm của bạn tại bệnh viện sẽ phụ thuộc một phần vào những câu hỏi bạn đưa ra và những cuộc thảo luận mà bạn với tư cách một bệnh nhân hoặc thành viên gia đình khởi xướng. Bác sĩ Neil Calman, giáo sư khoa y học gia đình (family medicine) và sức khỏe cộng đồng (community health) tại Bệnh viện Mount Sinai(Mount Sinai Hospital) ở New York, cho biết điều quan trọng là phải nhớ vai trò của bạn trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân.

“Mọi người cho rằng vấn đề chăm sóc sức khỏe diễn ra một cách tự động và cho rằng chỉ có một cách để giải quyết mọi thứ bởi vì các bác sĩ rất độc đoán,” bác sĩ Calman nói với HuffPost. Ông ấy nói rằng chìa khóa là đặt câu hỏi về những chọn lựa điều trị và thảo luận về những vấn đề đang gặp phải.

Nếu bạn phải vào bệnh viện (với người thân hoặc vì bản thân), những lời khuyên này sẽ giúp bạn cảm thấy bình tĩnh và kiểm soát được mọi thứ. Dưới đây là bảy điều bạn nên biết trước khi đến bệnh viện.

Biết được cảm giác của người bệnh trước khi nhập viện.

Tại Bệnh Viện Cleveland, bác sĩ Merlino nói rằng điểm quan trọng nằm ở việc quản lý được những mong đợi của bệnh nhân một cách tốt nhất có thể - điều này bao gồm việc nói về cảm giác của người bệnh sẽ như thế nào. “Khi bạn dành thêm thời gian để thảo luận, bệnh nhân sẽ được chuẩn bị tốt hơn về môi trường này và không bị ngỡ ngàng”, bác sĩ Merlino giải thích. Cuộc trò chuyện đơn giản này có thể giúp loại bỏ được một số những cảm giác không chắc chắn đó.

Bác sĩ Merlino cũng đề nghị rằng nếu những nhân viên chăm sóc y tế không đề cập đến các câu hỏi của bạn, thì tốt hơn bạn nên hỏi ngay. Bạn là người hiểu rõ sức khỏe của mình nhất. Bạn phải cảm thấy thoải mái khi nói về mọi thứ - từ những người bạn sẽ tiếp xúc trong bệnh viện cho đến những người bạn có thể liên lạc và những gì bạn nên làm khi xuất viện. “Không nên dừng lại cho đến khi bạn hoàn toàn hiểu rõ về trải nghiệm này”, ông ấy nói.

Chuẩn bị những việc có thể trước khi bạn đến bệnh viện

Một số chiến lược có thể giúp bạn chuẩn bị ngay cả trước khi bạn có một lý do để đi đến bệnh viện. Bác sĩ Calman đề nghị nói chuyện với bác sĩ gia đình của bạn về hồ sơ y tế của bạn và giữ cho chúng được cập nhật, và dễ dàng tiếp cận. “Khi bạn thực sự bị bệnh thì đầu óc sẽ khó nhớ được tất cả những thứ này”, ông ấy nói, do vậy điều quan trọng là bạn nên làm những điều này trước khi xảy ra trường hợp cấp cứu.

Trước khi bạn đến một buổi hẹn đã được lên lịch trước, cũng phải nhớ kiểm tra thủ tục giấy tờ bạn có thể hoàn tất trước. Hầu hết các bệnh viện sẽ có sẵn những thông tin cho bệnh nhân trên trang web của họ. Theo trường Đại Học Y Khoa Chicago (University of Chicago Medicine), điều quan trọng là phải cố gắng nhớ ít nhất bốn thứ "phải-có", tùy thuộc vào trường hợp của bạn – thẻ an sinh xã hội (social security card), thẻ bảo hiểm (insurance card), một thẻ nhận dạng có hình ảnh (bằng lái xe hoặc thẻ căn cước) và một hình thức thanh toán phòng trường hợp có một số hạng mục không được bảo hiểm thanh toán. Nếu bạn đang chuẩn bị lên lịch cho một cuộc phẫu thuật, thì hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn trước để tìm hiểu xem có những thứ cần thiết nào khác bạn nên mang theo hoặc những cách thức để chuẩn bị.

Cách bố trí ở bệnh viện không khó hiểu như bạn nghĩ

Bác sĩ Merlino thừa nhận rằng việc quen thuộc với môi trường ở bệnh viện xem ra có thể hơi khó khăn – và thậm chí bao gồm việc tìm nơi đậu xe. Ở một nơi như là Bệnh Viện Cleveland (Cleveland Clinic), với một khuôn viên trải dài trên 176 mẫu anh và 46 tòa nhà, rất dễ để bạn vô tình đậu xe cách nơi bạn hẹn khoảng 3 tòa nhà. Nếu bạn có lịch hẹn hay phẫu thuật, trước khi đến bệnh viện, bạn cần phải chú ý hỏi trước nơi đậu xe gần nhất.

Trước khi bị hoảng loạn trong hội trường đông người, thì hãy nhìn vào bản đồ và tìm kiếm các dấu hiệu mà bạn có thể ghi nhớ dọc theo các bức tường - cho dù đó là một tác phẩm nghệ thuật, hoặc một cánh cửa đầy màu sắc. Nhiều bệnh viện đang bắt đầu tích hợp tiến trình tìm kiếm đường đi, hoặc một cách thức dễ dàng hơn để hướng dẫn các bệnh nhân đi đến nơi họ cần phải đến và vị trí nơi họ đang đứng. Những kỹ thuật tìm đường đi cũng bao gồm các bảng hiệu chỉ nơi đậu xe và đánh dấu các tòa nhà. Bằng cách chú ý đến một số dấu hiệu, bạn sẽ dễ dàng giảm bớt được những yếu tố gây căng thẳng khi bạn ở lại bệnh viện.

Biết khi nào làm lịch hẹn và khi nào đến khoa cấp cứu

“Bất kỳ lúc nào bệnh nhân cảm thấy cơn đau là một trường hợp khẩn cấp, thì đó là lúc gọi số 911 hay đi đến khoa cấp cứu”, bác sĩ Merlino nói. Điều quan trọng để nhớ là hiểu được ai có thể giúp bạn và ở đâu nếu bạn cần đến sau giờ làm việc. Bạn nhớ phải đặt những câu hỏi cho bác sĩ để bạn có thể hiểu rõ hơn.

“Thỉnh thoảng, phòng cấp cứu có thể cực kỳ hỗn loạn”, bác sĩ Calman nói. “Đôi khi người ta thường bị bỏ quên”.  Vì lý do đó, bạn nên hỏi xem khi nào mới đến lượt khám, khi đã chờ đợi khá lâu. “Mọi người phải trở nên ít e sợ hơn để trở thành đối tác bình đẳng với các nhân viên y tế”, ông ấy nói.

Có những ngày làm lịch hẹn cho cuộc phẫu thuật có thể tốt hơn những ngày khác.

Mặc dù có những đề nghị cho rằng có những ngày thích hợp nhất để làm lịch hẹn phẫu thuật, chẳng hạn như cuộc hẹn đầu tiên trong ngày, nhưng bác sĩ Merlino nói rằng không có chứng cứ thực tế nào cho thấy thời gian nào là tốt nhất – tất cả đều phụ thuộc vào những sự sắp xếp giữa bệnh nhân và bác sĩ phẫu thuật.

Tuy nhiên, các bệnh nhân nên lưu ý thời gian linh hoạt (block time) của bác sĩ phẫu thuật, đó là ngày mà các bác sĩ có thể làm chủ được lịch phẫu thuật của họ.  Bác sĩ Merlino giải thích rằng, mặc dù những ngày khác xem ra có thể thuận tiện hơn, nhưng các bệnh viện sử dụng các thời gian linh hoạt này nhằm mục đích quản lý tốt hơn tính hiệu quả của các phòng phẫu thuật.  Bác sĩ Merlino cũng nói rằng việc lên lịch hẹn trong thời gian linh hoạt giúp đảm bảo chắc chắc rằng bạn sẽ được thăm khám vào thời gian đó, khi so sánh với những ngày có nhiều khả năng bạn sẽ bị mất hẹn.

Theo tin từ US News, có thể có một số điểm thuận lợi khi tránh những cuộc phẫu thuật trong các tháng mùa hè, nhưng chỉ khi bạn có thể linh động để làm điều đó. Các bệnh viện giảng dạy (teaching hospital) thường bắt đầu tiếp nhận các thực tập sinh mới vào tháng 6 hay tháng 7, bởi vậy nên nói chuyện với bác sĩ của bạn về hình thức chăm sóc nào tốt nhất cho bạn.

Biết được bác sĩ của bạn đã làm việc trong bao lâu

Các bác sĩ đang ngày càng phải đối mặt với các triệu chứng bị kiệt sức và tinh thần mệt mỏi. Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Academic Medicine đã phát hiện rằng các sinh viên y khoa đang báo cáo tỷ lệ bị kiệt sức cao hơn một cách đáng kể so với những sinh viên cao học cùng khóa, và đa số được cho là bị kiệt quệ về cảm xúc. Để giúp các bác sĩ tránh khỏi tình trạng quá tải, các bệnh viện chẳng hạn như Cleveland Clinic đang đưa ra các chương trình nhằm giảm bớt vấn đề mệt mỏi tinh thần và thể chất cũng như nhiều chương trình và các bệnh viện đang làm việc cùng nhau để kiểm soát số giờ các bác sĩ có thể làm việc.

Nếu bạn lo lắng về trạng thái tinh thần và thể chất của bác sĩ, bác sĩ Merlino nói rằng bạn hoàn toàn có thể hỏi xem hôm nay bác sĩ đã làm việc được bao nhiêu giờ rồi. “Bệnh nhân có thể hỏi bác sĩ bất cứ câu hỏi gì. Ngoại trừ những vấn đề liên quan đến cá nhân, không có gì mà bệnh nhân không thể hỏi bác sĩ”, bác sĩ Merlino nói. “Các bác sĩ đang đối diện với những người ở tình huống tồi tệ nhất trong cuộc đời của họ.  Họ sợ hãi, lo âu và không chắc chắn. Nếu bác sĩ trở nên nổi giận, những bệnh nhân đó nên tìm một bác sĩ khác.”

Nhân viên bệnh viện luôn sẵn sàng để giúp bạn

Tất cả mọi người từ bác sĩ chịu trách nhiệm chính trong ca phẫu thuật đến các nhân viên bảo trì mang cho bạn những ly nước đá trong phòng chờ đều đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp bạn có được sự chăm sóc y tế cần thiết. Năm 2013 trên diễn đàn Huffington, chuyên gia tâm thần học (psychiatrist) Elana Miller đã kể lại chi tiết cuộc hành trình của bà với bệnh ung thư, bao gồm quá trình điều trị thật cảm động mà bà nhận được từ các bác sĩ cho đến các nhân viên bệnh viện. “Điều đáng yêu chính là khi mỗi nhân viên trong bệnh viện, từ y tá đến cách chăm sóc bệnh đến những người giám hộ, đối đãi với tôi thật tử tế và đầy tình yêu thương”, bà ấy đã viết.

Tất cả mọi người trong bệnh viện có thể giúp bạn bằng cách này hay cách khác, do đó hãy tận dụng lợi thế chuyên môn của họ. Bác sĩ Calman khuyến khích mang theo một cuốn sổ tay nhỏ để ghi chú khi ở lại bệnh viện.  Hãy ghi lại tên những người vào phòng nói chuyện với bạn, cho bạn uống thuốc và tên các loại thuốc được cho sử dụng. Đồng thời sử dụng cuốn sổ đó để viết xuống những câu hỏi. Có thể bạn sẽ quên hết mọi thứ khi bạn chỉ có một ít thời gian để nói chuyện với bác sĩ, và việc ghi xuống trước những suy nghĩ của bạn có thể sẽ giúp bạn nhớ lại được lúc cần đến. “Khi người ta yêu cầu những chọn lựa và tham gia vào những cuộc thảo luận… họ có thể đưa ra những quyết định được chuẩn bị đầy đủ về việc điều trị”, ông ấy nói. (Trở về đầu trang)



NỒNG ĐỘ THẤP VITAMIN D GẮN LIỀN VỚI NGUY CƠ TỬ VONG SỚM

Theo một phân tích mới đây cho biết, những người có nồng độ vitamin D trong máu thấp hơn mức bình thường sẽ có khả năng tử vong sớm hơn so với những người có nồng độ bình thường.

Những nghiên cứu trước đây đã nhận định rằng nồng độ thấp vitamin D có liên quan đến nguy cơ cao bị ung thư vú và các loại bệnh ung thư khác cũng như bệnh tim mạch vành (coronary heart disease).



Vẫn chưa có sự đồng thuận chung về mức vitamin D lý tưởng. Nhưng theo phân tích gần đây, các nhà khoa học đã thu thập dữ liệu từ 32 nghiên cứu và thấy rằng những người có nồng độ vitamin D trong máu dưới 9 nanogram trong một mililit gần như tăng gấp đôi nguy cơ tử vong sớm so với những người có nồng độ 50 hoặc cao hơn. Nồng độ trên 50 không tạo ra thêm lợi ích nào. Nghiên cứu trên đã được công bố trên Tạp Chí Sức Khỏe Công Cộng Hoa Kỳ (American Journal of Public Health).

Tất cả các nghiên cứu đều đã được điều chỉnh theo độ tuổi, và một số cho chỉ số BMI (Body Mass Index: chỉ số trọng lượng cơ thể), hoạt động thể chất, chủng tộc, hút thuốc lá hoặc các biến số khác. Có một nghiên cứu đã được điều chỉnh cho 17 nguy cơ khác, nhưng mối liên quan giữa nồng độ thấp vitamin D và tử vong sớm vẫn đứng vững.

Mọi người có nên sử dụng các loại thực phẩm chức năng để gia tăng nồng độ vitamin D trong máu của họ không?

Tác giả dẫn đầu nghiên cứu, Cedric F. Garland, một giáo sư về y tế dự phòng và gia đình tại Đại Học California, San Diego (University of California, San Diego), nói rằng việc sử dụng các thực phẩm chức năng vitamin D không tạo ra nhiều sự nguy hiểm, “miễn là chúng ta giữ cho nồng độ vitamin D trong máu dưới mức 200 nanogram/mililit”. (Trở về đầu trang)


PHỤ NỮ MỘT CHỒNG CÓ CẦN XÉT NGHIỆM PAP SMEARS KHÔNG?

Tại sao phụ nữ có cuộc sống một vợ một chồng với kết quả âm tính HPV vẫn cần thực hiện xét nghiệm sàng lọc bệnh ung thư cổ tử cung(Pap smears)?

Các xét nghiệm Pap smears hàng năm đã trở thành nền tảng cho sức khỏe phụ nữ trong ít nhất 60 năm nay, và được xem có thể giúp ngăn chặn hàng triệu ca tử vong do ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, vào năm 2012, Ủy Ban Dịch Vụ Phòng Tránh Hoa Kỳ (United States Preventive Services Task Force) đã đưa ra những đề xuất có tính quyết định tư vấn cho phụ nữ tiến hành xét nghiệm Pap smear ít thường xuyên hơn. Mục đích là để kiểm tra phụ nữ thường xuyên đủ để phát hiện những dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư cổ tử cung, nhưng cũng không quá thường xuyên để tránh cho các phụ nữ phải tiến hành những xét nghiệm xâm lấn (qua da) không cần thiết.



Với hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung có liên quan đến virut HPV (human papillomavirus) truyền qua đường tình dục, xem ra một người phụ nữ có cuộc sống một vợ một chồng đã kiểm tra âm tính với HPV sẽ không cần phải xét nghiệm Pap smears thường xuyên. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên rằng những phụ nữ này vẫn phải tiến hành xét nghiệm Pap smears theo đề xuất về tuổi tác và bệnh sử của họ.

Tại sao? Một lý do đó là nhiều trường hợp nhiễm trùng HPV sẽ tự khỏi mà không gây ra bất kỳ vấn đề nào, và có khả năng rằng một người phụ nữ có các kết quả xét nghiệm âm tính với HPV vẫn chứa một dạng virut HPV ở trạng thái không hoạt động. Mặc dù virut HPV dạng không hoạt động không tỏ ra là một nguy cơ sức khỏe tức thời hoặc truyền nhiễm cho người phối ngẫu, nhưng nó có thể hoạt động trở lại nếu hệ miễn dịch bị một loại virut khác hoặc một tình trạng bệnh lý làm cho suy yếu. Xét nghiệm Pap smears giúp phát hiện những thay đổi ở tế bào cổ tử cung mà những thay đổi này có thể phát sinh từ một trường hợp nhiễm HPV liên tục. Một xét nghiệm khác, được gọi là xét nghiệm HPV, chỉ phát hiện sự tồn tại của dạng virut đang hoạt động.

“Virut HPV không bao giờ rời khỏi cơ thể của bạn”, tiến sĩ Laura Corio, một bác sĩ sản khoa và là giáo sư giảng dạy tại Bệnh viện Mount Sinai ở New York cho biết. “Nó có thể xuất hiện vào những thời điểm khác nhau trong cuộc đời của bạn”.

Có một vấn đề phức tạp hơn trong mối quan hệ một vợ một chồng. Không phải bởi vì người phụ nữ tuân thủ chế độ một vợ một chồng mà người phối ngẫu của cô ta cũng luôn luôn tuân thủ như vậy.  Nam giới và phụ nữ trong những mối quan hệ nghiêm túc nhất đôi khi cũng đi “ăn vụng”, và nhiều người không bao giờ thừa nhận điều này, ngay cả với bác sĩ của họ. Các tỷ lệ không chung thủy ở các cặp đôi được phỏng đoán là khoảng từ 25% đến 70%. Một người tình mới của bất kỳ ai trong một mối quan hệ có thể là yếu tố nguy cơ để người phụ nữ bị nhiễm HPV .

Bởi vì khả năng chứa một dạng virut không hoạt động và tình trạng không chung thủy, cho nên các bác sĩ sẽ có sai lầm trong việc cảnh báo và do đó họ tiếp tục đề xuất các xét nghiệm Pap smear cho các phụ nữ có cuộc sống một vợ một chồng.

Theo những hướng dẫn hiện hành, phụ nữ nên được kiểm tra cứ mỗi ba năm một lần. Phụ nữ được khuyên bắt đầu tiến hành xét nghiệm Pap smear ở tuổi 21, bất kể kinh nghiệm tình dục của họ. Ủy Ban Dịch Vụ Phòng Tránh cũng khuyến cáo không nên tiến hành xét ​​nghiệm Pap smears cho phụ nữ trên 65 tuổi, miễn là trước đây họ đã được xét nghiệm trước đây và không có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung.

Phụ nữ trên tuổi 30 và không muốn kiểm tra Pap smears mỗi 3 năm một lần có thể chọn lựa xét nghiệm Pap smears mỗi 5 năm một lần cùng với xét nghiệm HPV. Những phụ nữ có các triệu chứng bất thường, kết quả xét nghiệm Pap smears bất thường hoặc có tiền sử bị loạn sản cổ tử cung (cervical dysplasia), ung thư cổ tử cung (cervical cancer), nhiễm HIV hoặc các chứng bệnh khác có nhiều khả năng nên được kiểm tra sàng lọc thường xuyên hơn. (Trở về đầu trang)



NHỒI MÁU CƠ TIM Ở TUỔI TRUNG NIÊN CÓ THỂ NGHIÊM TRỌNG HƠN Ở PHỤ NỮ

Những phụ nữ sống sót sau cơn nhồi máu cơ tim trước tuổi 55 có khuynh hướng đối mặt với nhiều biến chứng hơn so với đàn ông vào những tháng sau đó, nghiên cứu mới cho biết.

Một năm sau khi xảy ra cơn nhồi máu cơ tim, khả năng vận động thể chất ở phụ nữ sẽ kém hơn, chức năng thần kinh suy giảm nhiều hơn và chất lượng cuộc sống cũng thấp hơn so với những người đàn ông sống sót sau cơn nhồi máu cơ tim, theo kết quả của nghiên cứu này.



Các nhà nghiên cứu chỉ có thể suy đoán về những lý do cho các kết quả này, “nhưng chúng tôi chắc chắn tìm thấy rằng phụ nữ nói chung đã ở trong tình trạng sức khỏe kém hơn so với nam giới khi xảy ra cơn nhồi máu cơ tim”, theo lời Rachel Dreyer, người dẫn đầu cuộc nghiên cứu.

“Chúng tôi đang nói về những bệnh nhân tương đối trẻ, do đó phát hiện này thực sự gây phiền nhiễu và lo ngại”, theo lời Dreyer, một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ ngành tim mạch tại Đại Học Y Khoa Yale (Yale School of Medicine) ở New Haven, Connecticut.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét làm thế nào mà khoảng 3500 người Mỹ và Tây Ban Nha ở lứa tuổi trưởng thành, tuổi từ 55 trở xuống, đã sống sót được một năm sau cơn nhồi máu cơ tim đầu tiên từ năm 2008 đến năm 2012.

Nhìn chung, đại đa số những người tham gia nghiên cứu là người da trắng và hơn hai phần ba là phụ nữ. Nói chung, những người đàn ông và phụ nữ này có sự tương đồng về số lượng người hút thuốc hoặc huyết áp cao, các tác giả nghiên cứu cho biết.

Tuy nhiên, phụ nữ có nhiều khả năng bị bệnh tiểu đường hơn so với nam giới (39% so với 27%) tại thời điểm xảy ra cơn nhồi máu cơ tim. Phụ nữ cũng có nhiều nguy cơ bị bệnh béo phì hơn nam giới (51% so với 45%), gấp hai lần khả năng đã từng bị một cơn đột quỵ, và gấp ba lần khả năng bị bệnh phổi mãn tính. Phụ nữ cũng bị trầm cảm gấp 2 lần, theo kết quả tìm thấy của các nhà nghiên cứu.

Dreyer và các đồng nghiệp của cô đã lên kế hoạch để trình bày các phát hiện của họ hôm thứ Hai tại một cuộc hội thảo của Hiệp Hội Tim Hoa Kỳ (American Heart Association) ở Baltimore. Các kết quả này cần được xem là các phát hiện sơ bộ cho đến khi được công bố trên tạp chí y khoa.

Nghiên cứu này không bao gồm những bệnh nhân đã tử vong do nhồi máu cơ tim, do đó có thể đã thay đổi toàn bộ hình ảnh của cuộc sống sau cơn nhồi máu cơ tim, các tác giả lưu ý.

Những nhân tố khác bên cạnh tình trạng sức khỏe kém trước cơn nhồi máu cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong các kết quả nhồi máu cơ tim. Các yếu tố đó có thể bao gồm việc phụ nữ có ít cơ hội tiếp cận với chương trình chăm sóc sức khỏe (health care) và hỗ trợ xã hội (social support) hơn so với nam giới, đồng thời phải gánh chịu một khối lượng lớn công việc và những trách nhiệm gia đình, các nhà nghiên cứu lưu ý.

“Tôi có thể nói rằng phụ nữ có thể cần phải chú ý đến những chọn lựa về lối sống của họ”, Dreyer nói. “Quý vị phụ nữ nên trao đổi vấn đề đó với bác sĩ gia đình của mình.  Đây là những người phụ nữ đang ở giai đoạn lý tưởng trong cuộc đời của họ, do đó việc chú trọng đến sức khỏe cá nhân và biện pháp phòng ngừa là điều hết sức quan trọng.

Vấn đề là phải tìm cách ngăn chặn một cơn nhồi máu cơ tim xảy ra ngay lúc đầu. Nếu điều đó không thể, thì khả năng phục hồi sức khỏe phải được xem là mục tiêu, Dreyer nói.

Đây là những phát hiện “quan trọng”, theo lời bác sĩ Gregg Fonarow, giáo sư khoa tim mạch tại trường Đại học California, Los Angeles(University of California, LosAngeles), và là người phát ngôn của Hiệp hội Tim Mạch Hoa Kỳ.

“Mặc dù những phụ nữ trẻ ít có khả năng bị [nhồi máu cơ tim] hơn so với các nam giới trẻ, nhưng các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng những phụ nữ trẻ có nguy cơ bị [tử vong] khá cao”, ông nói.

“Các nghiên cứu trước đây [cũng] đã cho rằng phụ nữ, đặc biệt là các phụ nữ trẻ, ít có khả năng được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng cho [nhồi máu cơ tim] của họ”, Fonarow lưu ý.

“Những dữ liệu này gợi ý rằng, có thể có những hậu quả lâu dài về tình trạng sức khỏe của những phụ nữ trẻ”, ông nói thêm. Nghiên cứu này cũng nêu bật các lĩnh vực quan trọng cho những nỗ lực cải tiến chất lượng và nghiên cứu thêm, ông nói. (Trở về đầu trang)


QUÂN ĐỘI HOA KỲ SẼ PHÁT TRIỂN CÁC THIẾT BỊ GHÉP NÃO ĐỂ ĐIỀU TRỊ CHỨNG RỐI LOẠN CĂNG THẲNG HẬU CHẤN THƯƠNG

Có khoảng 2,8 triệu nam giới và phụ nữ phục vụ trong các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan, và người ta ước tính rằng lên đến 20 phần trăm các cá nhân đó sẽ phải mắc phải chứng rối loạn căng thẳng hậu chấn thương (post-traumatic stress disorder – PTSD) khi trở về nhà.

Theo số liệu thống kê nghiêm túc này, Cơ Quan Quốc Phòng Phụ Trách Các Dự Án Nghiên Cứu Cao Cấp (Defense Advanced Research Projects Agency - DARPA) đã bắt tay vào việc thực hiện một dự án 70 triệu đô la Mỹ trong vòng 5 năm để phát triển các thiết bị điện tử mà chúng có thể được cấy vào não để điều trị chứng rối loạn căng thẳng hậu chấn thương (PTSD) và các vấn đề tâm lý khác mà các nhân viên quân sự phải đối mặt. Các thiết bị mới này cùng lúc sẽ giám sát và kích thích các mạch thần kinh cụ thể để huấn luyện bộ não hoạt động một cách chính xác.

Các nhà khoa học tại trường Đại Học California, San Francisco (University of California, San Francisco - UCSF) và Bệnh Viện Đa Khoa Massachusetts (Massachusetts General Hospital) đang dẫn đầu nỗ lực này, đây là một phần trong sáng kiến về não mang tầm cỡ lớn hơn (larger BRAIN Initiative) của tổng thống Barack Obama.

Vận Dụng Khả Năng Thay Đổi Trong Các Kết Nối Thần Kinh

Đã có hơn 100 000 người trên thế giới sử dụng phương pháp kích thích não sâu để giảm nhẹ các cử động cơ bắp không tự nguyện liên quan đến bệnh Parkinson. Cơ quan DARPA sẽ bắt đầu dự án của mình bằng cách nghiên cứu những bệnh nhân đó nhằm ghi lại hành vi thần kinh. Nhiều người trong số những bệnh nhân này cũng bị chứng lo âu và trầm cảm, vì vậy các nhà nghiên cứu cũng hy vọng vẽ ra các mạch não cụ thể liên quan đến những căn bệnh này.

Sau đó, các nhà khoa học sẽ tạo ra các thiết bị ghép não điện tử để kích thích các tế bào bị hư hỏng – xuống tới một tế bào thần kinh - liên quan đến các rối loạn như PTSD và trầm cảm.

“Nếu như chúng ta có thể hiểu được làm thế nào mạch thần kinh này bị sai hỏng, thì nhờ đó có thể cung cấp cho chúng ta những manh mối quan trọng để chúng ta có thể đảo ngược lại điều đó”. Eddie Chang, một nhà khoa học khoa thần kinh USF, nói với NPR.

Dự án này xoay quanh khả năng thay đổi của não(plasticity). Bằng cách kích thích các tế bào não đang phóng điện không chính xác, não sẽ thích nghi và tự chỉnh sửa. Các thiết bị này sẽ ghi lại hoạt động, kích thích não, và tự động điều chỉnh khi các mạch thần kinh ở não được khôi phục.

Khống Chế Bệnh Tâm Thần

Trong vòng 5 năm tới, các nhà nghiên cứu sẽ cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể, và sẽ hoàn tất với việc đệ trình lên Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) để được chấp thuận. Mặc dù dự án của cơ quan DARPA đầu tiên sẽ tập trung vào các nhân viên quân sự, nhưng dự án này có tiềm năng sẽ giúp ích cho mọi người.

“Các công nghệ thần kinh (neutotechnology) chúng tôi sẽ tiến hành để phát triển… có thể đưa ra những phương thức mới cho cộng đồng y khoa để điều trị cho những bệnh nhân không đáp ứng với các liệu pháp khác, và kiến thức mới cho cộng đồng khoa học thần kinh để mở rộng sự hiểu biết về chức năng não,” giám đốc chương trình DARPA Justin Sanchez đã nói.

Trong khái niệm của nghệ sĩ này, một thiết bị điện tử thu nhỏ được đặt giữa hộp sọ và da đầu của bệnh nhân sẽ đóng vai trò của một giao diện giữa một loạt các điện cựcđược đặt ở các độ sâu khác nhau ở các vùng não khác nhau và một bác sĩ có thểxem lại (bằng phương pháp không dây) các dữ liệu thần kinh được ghi lại bởi các điện cực trao đổi thông tin với các thiết bị để chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.Hình ảnh ở hai bên cho thấy một mẫu của các thiết bị hiện có mà có thể phục vụ như nguồn cảm hứng hoặccác cơ sở cho các công nghệ SUBNETS. Cơ quan DARPA sẽ đánh giá nhiều mẫu thiết kế từ cả hai nhóm thiết kế trong suốt chương trình. (Hình ảnh của Bệnh viện Đa Khoa Massachusetts Draper Labs). (Trở về đầu trang)


7 CÁCH CHỮA ĐAU ĐẦU

Chúng ta đều biết rất rõ các dấu hiệu bị nhức đầu – hiện tượng đập mạnh trong đầu, áp lực, và cơn đau. Nhưng bởi vì có quá nhiều nguyên nhân gây đau đầu, do đó không có một phương pháp chữa trị đau đầu duy nhất nào áp dụng cho tất cả. Những cơn đau đầu thường gây khó chịu nhất, nhưng hầu như có thể tránh khỏi. May mắn thay, chúng tôi đã đúc kết được 7 phương pháp mang tính khoa học có thể giúp ngăn chặn cơn đau đầu mà không cần phải uống một viên thuốc nào.



Thưởng Thức Ly Cà Phê Của Bạn

Vâng, đúng vậy. Cà phê có thể là cách chữa trị cơn đau đầu như búa bổ. Nếu bạn là một trong những người không thể làm việc khi thiếu một tách cà phê vào sáng sớm, thì bạn sẽ có nhiều khả năng gặp phải tình trạng thiếu caffein dưới hình thức đau đầu. Một tách cà phê (cup of joe) có thể giúp ngăn chặn hoạt động của chất adenosine, một chất hóa học làm viêm các mạch máu gây ra tất cả những cơn đau đầu như búa bổ ngoài ý muốn.

Quan Hệ Tình Dục

Sự bào chữa tốt nhất cho trạng thái cực khoái (orgasm), đúng không? Một nghiên cứu gần đây được đăng trên tạp chí Cephalalgia cho thấy rằng quan hệ tình dục thực sự có thể giảm được cơn đau đầu. Thật đáng ngạc nhiên, có khoảng 43% số người cảm thấy bớt đau đầu sau khi quan hệ tình dục, trong khi đó, 18% cảm thấy khỏe hơn sau khi đạt được cơn cực khoái. Như vậy quan hệ tình dục đã làm gì với các cơn đau đầu? “Nó làm gia tăng hàm lượng oxytocin, đây là loại hooc môn mang đến sự khoái lạc, và là các chất endorphin trong não của bạn, endorphin là chất giảm đau tự nhiên”, theo lời Bác sĩ Saralyn Mark, tác giả cuốn sách Stellar Medicine: A Journey Through The Universe of Women's Health. Nghe có vẻ lý thú với chúng ta nhỉ!

Ăn Vặt

Lần tới, khi đầu của bạn bị đau như búa bổ, hãy tự hỏi xem, “Bạn có quên ăn không?” Mức đường huyết xuống thấp thường có thể gây nên một cơn nhức đầu, chưa kể đến nó có thể làm cho bạn cảm thấy choáng váng và chóng mặt, theo lời bác sĩ Mark. Mặc dù cách bảo vệ tốt nhất chính là ăn những bữa đều đặn trong ngày, nhưng chúng ta đều biết rằng lịch trình bận rộn thỉnh thoảng cũng có thể xảy ra. Nếu bạn gặp phải trường hợp này, ăn một ít đồ ăn nhẹ lành mạnh có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và cơn đau đầu.

Uống Một Ít Nước

Tìm một chai nước và uống từ từ. Một nghiên cứu trên Tạp Chí Dinh Dưỡng (The Journal of Nutrition) đã tìm thấy rằng ngay cả tình trạng mất nước nhẹ cũng có thể gây nên một cơn đau đầu nghiêm trọng. Uống nhiều nước có thể trục xuất cơn đau như búa bổ trong ít phút, đây là một phương pháp điều trị khá dễ dàng! Nếu bạn thấy rằng đó là một vấn đề diễn ra thường xuyên.

Ngồi Cuộn Tròn Trên Ghế với Một Tách Trà

Thứ đang nện trong đầu bạn có thể là cơn đau nhức căng đầu (tension headache) do áp lực quá lớn gây ra. Một nghiên cứu ở London đã tìm thấy rằng uống trà đen (black tea) có thể giúp giảm bớt hàm lượng cortisol (là loại hooc môn do áp lực). Nhưng bạn nên chọn trà gừng nếu cơn đau đầu của bạn đi kèm với tình trạng buồn nôn, bởi vì trà gừng được chứng minh có khả năng giúp làm dịu tình trạng khó chịu ở dạ dày. Bác sĩ Broner Susan, giám đốc y khoa tại Trung Tâm Nhức Đầu Manhattan (ManhattanHeadache Center).

Rời Khỏi Màn Hình Vi Tính

Có thể bạn cần phải tắt máy vi tính vì lý do này. Chứng đau nửa đầu (migraines) thường trở nên trầm trọng hơn bởi độ nhạy cảm ánh sáng khi ánh sáng đi qua võng mạc và vào trung tâm kiểm soát đau ở não, bác sĩ Broner nói. Điều đó có nghĩa là, ánh sáng của một căn phòng và của một máy tính bảng có thể làm cho cơn đau đầu của bạn càng trở nên trầm trọng hơn. Và nếu như vậy vẫn chưa đủ làm cho bạn phải tắt máy, thì một nghiên cứu đã tìm thấy rằng cầm điện thoại smartphone quá gần có thể gây áp lực lên đôi mắt của bạn và dẫn tới cơn đau đầu. Bởi vậy hãy tạm ngưng sử dụng các thiết bị kỹ thuật số đến khi cơn đau của bạn thuyên giảm.

Hãy Thư Giãn

Một cơn đau nhói ở đầu có thể do áp lực tích lũy ở cổ và vai gây ra. Cách chữa trị? Thực hiện các tư thế yoga giúp tịnh tâm và khôi phục trạng thái tinh thần. (Trở về đầu trang)



KHI BẠN KHÔNG THỂ VỨT BỎ: BẠN NÊN LÀM GÌ VỚI VIỆC TÍCH TRỮ

Nhiều người trong chúng ta gặp khó khăn khi chia tay với những thứ chúng ta sở hữu – ngay cả khi chúng ta không còn cần đến chúng. Tôi có một bộ sưu tập các thiệp chúc mừng mà tôi vẫn còn giữ lại từ khi còn nhỏ và có lẽ chẳng bao giờ nhìn đến chúng một lần nữa. Chồng tôi sở hữu một vài bộ quần áo mà chúng còn lớn tuổi hơn cuộc hôn nhân 17 năm của chúng tôi.




Tuy nhiên có một số người lưu giữ vật kỷ niệm của họ thật lâu, giữ gìn đến hàng thập kỷ các biên lai, báo chí, và cả những vật khác dường như là vô giá trị. Họ bị chứng rối loạn tích trữ đồ đạc (hoarding disorder) – một rối loạn tâm thần với đặc điểm là họ có nhu cầu thôi thúc thu thập và gìn giữ những món đồ, thậm chí khi họ không cần đến chúng nữa.  Đây là đề tài được đăng trong tạp chí The New England Journal of Medicine.

Ngay khi một “người tích trữ đồ đạc” vượt quá giới hạn và thực sự thích cất giữ đồ đạc thì có liên quan đến “mức độ họ cất giữ, và sự khó khăn vứt bỏ các thứ”, theo lời Bác sĩ Jessica Rasmussen, giảng viên tâm lý học tại trường Đại học Y Khoa Harvard (Harvard Medical School) và Hỗ Trợ Tâm Lý tại Bệnh Viện Đa Khoa Massachusetts liên kết Harvard.

Một loạt các chương trình truyền hình như Hoarders (những người tích trữ đồ đạc) và Hoarding (hành vi tích trữ đồ đạc): Buried Alive đã cho thấy một hình thức tích trữ đồ đạc cực đoan và hiếm thấy nhất – những ngôi nhà chất đầy từ sàn đến trần nhà với các thùng chứa đồ đạc, các loại sách, đồ trang trí lặt vặt, và rác rưởi tràn ngập chuột và sâu bọ. Nhiều người nghiện tích trữ có thể tích lũy nhiều đến mức họ làm cho không gian sống trở nên bừa bộn và nguy hiểm.

Tại Sao Nhiều Người Thích Tích Trữ Đồ Đạc

Khoảng chừng 2% đến 6% số người trưởng thành có chứng rối loạn tích trữ đồ đạc. Tình trạng này có khuynh hướng di truyền trong gia đình, mặc dù một loại “gen tích trữ đồ” cụ thể vẫn chưa được tìm thấy. Phụ nữ dường như thích tích trữ đồ đạc hơn nam giới, nhưng sự khác biệt giới tính về vấn đề này vẫn cần phải được chứng minh.

Người ta tích trữ đồ đạc vì nhiều lý do, theo lời Bác sĩ Gail Steketee, một nhà nghiên cứu về hành vi tích trữ hàng đầu và cũng là chủ nhiệm khoa kiêm giáo sư tại trường Đại Học Boston Khoa Công Tác Xã Hội(Boston University School of Social Work). Một lý do đó là sự ràng buộc về tình cảm với đồ đạc. “Có một vài sự gắn bó đặc biệt với một món đồ, hoặc một món đồ được xem là tượng trưng cho hình ảnh của một người theo một cách quan trọng nào đó”.  Ví dụ như một người phụ nữ tự xem mình là một đầu bếp có thể giữ lại mọi thứ liên quan đến nhà bếp đến mức nhà bếp của bà trở nên quá lộn xộn để sử dụng.

Trong những trường hợp khác, nhiều người cảm thấy có sự gắn bó về tình cảm với một số vật sở hữu – chẳng hạn như một cái vỏ sò mà họ tìm thấy trong chuyến đi chơi ngoài bãi biển lần đầu tiên. Họ sợ rằng nếu vứt bỏ món đồ này, họ sẽ mất đi ký ức hoặc những trải nghiệm về nó. Và có những người nhìn thấy mọi thứ đều hữu dụng, thậm chí có những món đồ mà nhiều người trong chúng ta thường xem như là các vật phế thải, chẳng hạn như cái đinh cũ hay sợi dây giày bị đứt.

Sự Nguy Hiểm Của Hành Vi Tích Trữ

Khi những đống hàng tích trữ tăng lên, bụi có thể đóng trên những đống hàng này, dẫn đến bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính (chronic obstructive pulmonary disease – COPD) và các vấn đề về hô hấp khác. Những đống hàng đó cũng có thể ngăn cản lối đi và cầu thang, làm cản trở sự di chuyển – đặc biệt đối với người cao tuổi di chuyển khó khăn. “Nếu một người có bệnh viêm khớp và gặp trở ngại trong việc đi lại trong nhà, thì họ có nhiều nguy cơ bị té ngã”, Bác sĩ Rasmussen nói. Tình trạng bừa bộn cũng có thể góp phần gây ra các tác hại về sức khỏe bao gồm sự xâm nhập của các loài sâu bọ và chuột cũng như nguy cơ hỏa hoạn.

Tích trữ đồ đạc cũng ảnh hưởng không tốt đến tình cảm của những thành viên trong gia đình và bạn bè. “Đôi khi người ta cảm thấy nản lòng với ý nghĩ, “Tại sao người thân của tôi không thể ném bỏ món đồ này đi?” Bác sĩ Rasmussen nói.

Thông thường, chính một thành viên trong gia đình cuối cùng phải gọi điện yêu cầu giúp đỡ, bởi vì người tích trữ đồ đạc không nhận ra vấn đề hoặc không cảm thấy thoải mái khi nói về chuyện đó. “Có nhiều người cảm thấy xấu hổ hoặc bối rối,” theo lời Bác sĩ Rasmussen. “Vẫn còn có rất nhiều những vấn đề không hay ho về việc đó.”

Trợ Giúp Những Người Thích Tích Trữ

Mặc dù các gia đình chán ngấy với việc tích trữ đồ có thể rất muốn sử dụng một thùng rác và bắt đầu dọn dẹp nhà cửa như trong các chương trình truyền hình tích trữ đồ đạc (hoarding TV shows), nhưng việc dọn dẹp toàn diện có thể làm cho người thích tích trữ đồ đạc bị tổn thương về tình cảm. Thay vào đó, các chuyên gia đề xuất phương pháp trị liệu hành vi nhận thức (cognitive behavioral therapy - CBT) để giúp những người này hiểu rõ hơn lý do tại sao họ tích trữ đồ đạc, và cải thiện các kỹ năng đưa ra quyết định, tổ chức, và giải quyết vấn đề. Trị liệu hành vi nhận thức (CBT) có  thể được thực hiện từng bệnh nhân với một chuyên gia trị liệu, hay trong bối cảnh một nhóm hội thảo.

Bác sĩ Steketee cho rằng tìm được một chuyên gia trị liệu hành vi tích trữ đồ đạc là điều rất hữu ích. Bạn có thể tìm được danh sách các chuyên gia trị liệu ở địa phương của bạn bằng cách truy cập trang International OCD Foundation’s website. Bác sĩ Steketee là đồng tác giả của cuốn sách, Burried in Treasures: Help for Compulsive Acquiring, Saving, and Hoarding (Bị Chôn Vùi Trong Các Kho Báu: Trợ Giúp cho Hành Vi Thu Thập, Tiết Kiệm, và Tích Trữ Theo sự Thôi Thúc), có thể giúp những người tích trữ đồ thoát ra khỏi tình trạng bừa bộn.

Trợ Giúp Những Người Tích Trữ Đồ Đạc

Ngay cả nhiều người trong chúng ta không phải là những người thích tích trữ đồ đạc cũng có thể lưu giữ một ít đồ đạc, Bác sĩ Rasmussen nói. Bà đề nghị nên dành ra thời gian mỗi ngày – khoảng 20 hoặc 30 phút – để thu vén và dọn dẹp đồ đạc của bạn.

Để đơn giản hóa quá trình, sắp xếp các món đồ thành một trong ba hạng mục: 


-      Tôi dứt khoát phải tiếp tục giữ món đồ này
-      Tôi dứt khoát phải vứt bỏ hoặc cho đi món đồ này
-      Tôi không chắc chắn

Sau đó tiếp tục như sau: “Nếu bạn có một đống đồ đạc cần giữ lại, thì mọi thứ nên có một chỗ của nó”, Bác sĩ Rasmussen nói. Tống khứ đống đồ đạc cần bỏ đi càng sớm càng tốt. Đối với đống đồ đạc còn lưỡng lự chưa biết nên giải quyết ra sao, bạn hãy tự hỏi một số câu hỏi đơn giản như sau :

-      Tôi có thực sự cần món đồ này không?
-      Liệu tôi sẽ sử dụng món đồ này không?
-      Tôi có thường xuyên sử dụng món đồ này không?
-      Liệu tôi có thể mua lại được món đồ này khi tôi cần nó không?

Một khi bạn có được một hệ thống tổ chức và có thể phân biệt được thứ bạn cần và thứ bạn muốn, thì bạn sẽ có thể lau dọn nhà cửa một cách dễ dàng hơn và sẽ không cảm thấy bị choáng ngợp, Bác sĩ Rasmussen nói. (Trở về đầu trang)



MỐI NGUY TIỀM TÀNG KHI UỐNG NHIỀU RƯỢU BIA

Những nguy cơ khi uống nhiều rượu bia không chỉ là cảm giác mệt mỏi vào ngày hôm sau.  Một nghiên cứu từ trường Đại Học Massachusetts đã tìm thấy rằng chỉ cần một đêm uống say cũng có thể làm tăng nguy cơ làm cho bạn bị bệnh nặng.

Trong nghiên cứu này, 11 người đàn ông và 14 người phụ nữ đã tiêu thụ các thức uống chứa chất cồn có khả năng làm tăng lượng cồn trong máu lên 0,08 g/L trong vòng 1 giờ.  Các nhà nghiên cứu đã thu thập các mẫu máu từ những tình nguyện viên cứ mỗi nửa tiếng đồng hồ trong vòng 4 giờ, và trở lại thu thập mẫu máu sau 24 giờ.  Khi các mẫu máu này được phân tích, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các dấu hiệu gia tăng số lượng độc tố endotoxin và chứng cứ nhiễm DNA của vi khuẩn, cho thấy các vi khuẩn đã di chuyển từ ruột vào máu.



Điều đó có nghĩa là gì?  Nói một cách ngắn gọn, khả năng bị buồn nôn chỉ là một phần rất nhỏ trong nỗi lo của bạn.  Thay vào đó, nguy cơ bị bệnh nặng mới là mối lo thực sự, thay vì chỉ là cảm giác mệt mỏi đơn thuần.  “Có nhiều chứng cứ cho thấy rằng uống rượu bia thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng “rò ruột – leaky gut”, theo lời của tiến sĩ Gyongyi Szabo, tác giả nghiên cứu và phó trưởng khoa khoa học lâm sàng và khoa học tịnh tiến (translational science: ngành khoa học đưa nghiên cứu vào ứng dụng) tại trường Đại Học Y Khoa Massachusetts (University of Massachusetts Medical School).  “Tình trạng rò ruột xảy ra khi các vi khuẩn từ ruột đi vào hệ tuần hoàn của cơ thể, làm cho các độc tố endotoxin của vi khuẩn di chuyển vào máu”.

Chính các độc tố endotoxin do tình trạng “rò ruột” làm cho bạn bị bệnh.  “Các độc tố endotoxin ảnh hưởng đến tất cả mọi người bằng cách gây viêm khắp cơ thể, bằng cách kích hoạt các tế bào miễn dịch tạo ra các chất có tên là cytokine”, tiến sĩ Szabo nói.  “Các chất cytokine này có thể gây sốt, đau nhức cơ, teo cơ và một loạt các hiệu ứng sinh học khác”.

Vì thế, lần sau khi ra ngoài, hãy nhớ đến ruột (và hệ miễn dịch) của bạn trước khi bắt đầu uống rượu bia – đừng uống quá nhiều.  “Uống nhiều rượu bia cũng tương tự như tiêu thụ rượu bia thường xuyên”, tiến sĩ Szabo nói. (Trở về đầu trang)


Nguồn (Sources):