Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

BỆNH SÁN LÁ PHỔI.

(PARAGONIMIASIS).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

CHỨNG BỆNH CHÂN MADURA

(MADURA FOOT).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

MỘT BỘ PHẬN NGỰC GIẢ BIẾN MẤT TRONG KHI TẬP MÔN THỂ DỤC PILATES.

(DISAPPEARANCE OF A BREAST PROSTHESIS DURING PILATES).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK).

MỘT VIÊN ĐẠN NẰM TRONG ĐẦU.

(A HEAD SHOT).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

TÌNH TRẠNG MÙ SAU KHI TIÊM MỠ

(BLINDNESS AFTER FAT INJECTION)

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

BỆNH GÚT CÓ SỎI.

(TOPHACEOUS GOUT).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

BỆNH PHÌNH TRƯỚNG XƯƠNG KHỚP

(HYPERTROPHIC PULMONARY OSTEOARTHROPATHY) .

Nguồn (Source): www.nejm.org

Friday, October 16, 2015

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN - Do LQT Biên Dịch





NHIỄM GIUN ĐŨA Ở DẠ DÀY

Một phụ nữ 30 tuổi, có sức khỏe bình thường, xuất hiện tại khoa cấp cứu với tình trạng bị đau vùng bụng trên bên phải càng lúc càng trở xấu, tình trạng này phát sinh cách đây khoảng 10 ngày.  Cô báo cáo rằng tình trạng đau không lan tỏa nhưng trở nên trầm trọng hơn khi hít sâu vào.

Kiểm tra các hệ thống cơ thể cho thấy bệnh nhân bị ho ngứa họng, giảm khẩu vị, và mệt mỏi toàn thân.  Bệnh nhân báo cáo rằng cô không có bất kỳ triệu chứng nào khác.  Khi kiểm tra tổng quát, bệnh nhân được phát hiện có những tiếng thở bị thu ngắn ở trường phổi bên phải và bị đau khi chạm vào ở vùng bụng trên bên phải.  Các kết quả xét nghiệm máu định kỳ không có gì nổi bật.  Các hình chụp CT quanh trục (CT axial image) ở ngực và bụng cho thấy giun hiện diện ở dạ dày bị căng phồng, 3 bướu nhỏ có màu tối sẫm ở gan cũng là các chứng cứ, phát hiện này phù hợp với các u nang mật (biliary cyst).


Bệnh nhân đã được điều trị bằng mebendazole và đã xổ giun đũa Ascaris lumbricoides trong phân.  Sau đó 2 tháng, khi được kiểm tra đánh giá, bệnh nhân không còn xuất hiện các triệu chứng, phân của bệnh nhân được kiểm tra âm tính với các ký sinh trùng. 

Các bệnh nhân bị nhiễm giun đũa thường không xuất hiện triệu chứng.  Khi các bệnh nhân đến khám bác sĩ, các dấu hiệu bị nhiễm giun đũa thông thường bao gồm ho, sốt, khó chịu ở vùng bụng, và tăng bạch cầu ưa eosin.  Tuy nhiên, giống như trường hợp của bệnh nhân này, biểu hiện của các bệnh nhân bị nhiễm giun đũa có thể không tuân theo mô hình này, và việc chẩn đoán có thể được tiến hành bằng hình chụp. (Trở về đầu trang)


Bác sĩ Joana Sotto Mayor
Bác sĩ Sofia Esperança
Hospital de Braga, Braga, Bồ Đào Nha




HỘI CHỨNG OSLER-WEBER-RENDU

Một phụ nữ 58 tuổi xuất hiện với tiền sử 6 tuần bị chảy máu đỏ tươi từng cơn từ trực tràng, cũng như bị mệt mỏi và khó thở (dyspnea) nghiêm trọng.  Bệnh sử của bà bao gồm các đợt tái phát chảy máu cam (epistaxis) tự phát từ lúc còn nhỏ, nhưng bà chưa bao giờ được kiểm tra đánh giá đầy đủ.

Kết quả kiểm tra tổng quát tiết lộ bệnh nhân bị giãn mao mạch nông (telangiectasias) ở niêm mạc môi (Hình A) và các nếp gấp móng tay (Hình B).  Ngoài ra, mẹ của bệnh nhân được báo cáo thường xuyên bị chảy máu cam và bị các thương tổn ở da tương tự.  Các kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị chứng thiếu máu do thiếu chất sắt nghiêm trọng (hemoglobin: 8,1 g/dL; dung tích hồng cầu trung bình [mean corpuscular volume]: 72 fl), và nội soi đường tiêu hóa dưới cho thấy bị dị dạng động tĩnh mạch(arteriovenous malformation) và giãn mao mạch nông ở kết tràng (Hình C).  Kiểm tra X-quang không tiết lộ bất kỳ hiện tượng dị dạng mạch não hoặc mạch phổi nào.


Trên cơ sở của các phát hiện này, bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng bị chứng giãn mao mạch nông xuất huyết di truyền (hereditary hemorrhagic telangiectasia - HHT), hoặc còn gọi là hội chứng Osler–Weber–Rendu (Osler–Weber–Rendu syndrome), theo các tiêu chuẩn Curaçao (Curaçao critiria: được thiết lập vào năm 1999 bởi Ủy Ban Cố Vấn Khoa Học của Tổ Chức HHT Quốc Tế, 4 tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng bao gồm: chảy máu cam, giãn mao mạch nông, các thương tổn nội tạng, tiền sử gia đình).  Xét nghiệm di truyền đã được tiến hành, và các kết quả dương tính với hiện tượng đột biến gen endoglin (ENG gene: gen này viết mã cho một protein liên màng nhị trùng, đây là một glycoprotein quan trọng của nội mô mạch[vascular endothelium]); phát hiện này đã chứng thực kết quả chẩn đoán phân tử (molecular diagnosis: phương pháp được sử dụng để phân tích các chất đánh dấu sinh học ở bộ gen và hệ protein) ở bệnh nhân này và mẹ của bệnh nhân. (Trở về đầu trang)  


Tiến sĩ, bác sĩ Luis M. Pérez-Belmonte
Hospital Universitario Virgen de la Victoria, Malaga, Spain
Tiến sĩ, bác sĩ Elisabeth Gomez-Moyano
Hospital Regional Universitario de Malaga, Malaga, Spain





BỆNH ĐẶC XƯƠNG VÀ CHỨNG BIẾN DẠNG Erlenmeyer-Flask

Một bé trai 8 tuổi xuất hiện với triệu chứng đau cấp tính mới bùng phát ở chân phải.  Các hình chụp X-quang cho thấy một chỗ gãy (nứt) không làm dịch chuyển xương (non displaced fracture) (Hình A) và tình trạng to thân dưới xương đùi (undertubulation) – một chứng bệnh được biết đến với tên gọi chứng biến dạng Erlenmeyer-flask (Hình B).


Cháu bé này có tiền sử bị u nguyên bào thần kinh(neuroblastoma), chứng bệnh này đã được chẩn đoán khi cháu bé mới được 6 tháng tuổi; căn bệnh đã tiến triển sau khi trị liệu hóa học tiêu chuẩn nhưng đã dịu bớt trong suốt 5 năm trước khi xuất hiện triệu chứng đau chân này, sau khi điều trị bằng cyclophosphamide và tiêm bisphosphonate mỗi tháng.  Trị liệu bisphosphonate đã được ngưng lại sau 18 tháng vì lo ngại bị đặc xương khi kiểm tra hình chụp X-quang định kỳ.

Các kết quả xét nghiệm, chụp hình, và kiểm tra di truyền không tiết lộ bất kỳ sự di truyền hoặc nguyên nhân phổ biến nào gây ra bệnh xương, bao gồm các rối loạn tủy xương nguyên phát, các bệnh chuyển hóa xương, và các chứng loạn sản (dysplasia) khác.  Sự so sánh giữa xương bị đặc và xương bình thường (Hình B) cho thấy một khoảng thời gian hình thành và tái hấp thụ xương (bone turnover) theo sau bởi quá trình xương tăng trưởng được cải thiện.  Phát hiện này phù hợp với việc sử dụng bisphosphonate hơn là do di truyền.

Bệnh nhân vẫn còn nguy cơ bị gãy xương ở những khu vực nằm giữa xương bị đặc và xương bình thường.  Bệnh nhân được đề nghị tránh chơi các môn thể thao và tiếp tục được theo dõi mỗi năm; 18 tháng sau, cháu bé đã không có các triệu chứng mới hay bị gãy (nứt) xương. (Trở về đầu trang)


Andras Heczey, M.D.
Chrystal Louis, M.D., M.P.H. 
Baylor College of Medicine, Houston, TX




MỘT TRẺ NAM BỊ TIỂU MÁU ĐẠI THỂ

Một trẻ nam 8 tuổi, trước đây khỏe mạnh, xuất hiện với tình trạng tiểu máu đại thể giai đoạn cuối (termimal gross hematuria) tái phát diễn ra trong 2 tuần.  Hai năm trước đây, sau khi cậu bé bơi gần một đập tưới (irrigation dam) ở Ghana, thì đã phát triển tình trạng tiểu máu đại thể giai đoạn cuối không gây đau, và sau đó tình trạng này đã chấm dứt.


Phân tích nước tiểu (urinalysis) cho thấy bị tiểu máu vi thể (microscopic hematuria) với số lượng hồng cầu trên 250/mm3 (phạm vi bình thường: 0 – 5).  Kiểm tra nước tiểu bằng kính hiển vi cho thấy các trứng có hình bầu dục (chiều dài khoảng 110 - 170 μm và chiều ngang khoảng 50 - 70 μm) với cột sống ở phần cuối và vỏ trong suốt, đây là đặc điểm của loài sán lá Schistosoma haematobiumMiracidia, loài ấu trùng phù du (chiều dài khoảng 200 μm) thường được tìm thấy trong môi trường nước (ví dụ như sông, hồ), cũng được phát hiện (xem video).

S. haematobium là sinh vật đặc thù trong các môi trường nước ngọt ở nhiều khu vực cận Sahara, Châu Phi, và tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra sau khi bơi trong môi trường nước này.  Bệnh sán lá Schistosoma đường tiết niệu (urinary schistosomiasis) xuất hiện sau khi các sán lá trưởng thành sống trong bàng quang và cụm tĩnh mạch vùng chậu phóng thích trứng.  Trứng đi qua thành bàng quang và các niệu quản, gây ra u hạt (granuloma) và các u xơ nhỏ (fibrotic nodule), từ đó dẫn đến tình trạng tiểu máu (hematuria) và viêm mãn tính.

Nếu không được điều trị, bệnh sán lá Schistosoma có thể gây tắc nghẽn niệu quản, nhiễm trùng đường tiết niệu thứ phát, ung thư biểu mô tế bào vảy (squamous-cell carcinoma) bàng quang, và cuối cùng dẫn đến suy thận (renal failure).

Bệnh nhân này đã được điều trị bằng thuốc praziquantel, và sau 8 tuần theo dõi, tình trạng tiểu máu đã chấm dứt và trứng của ấu trùng miracidia cũng bị loại trừ. (Trở về đầu trang)


Lakshmi Ganapathi, M.B., B.S.
Michael Somers, M.D.
Boston Children’s Hospital, Boston, MA





PHÌ ĐẠI ĐỘNG MẠCH THÔNG TRƯỚC

Một người đàn ông 55 tuổi xuất hiện với tiền sử 3 năm bị suy giảm thị lực gắn liền với những thay đổi về cá tính.  Chị gái của ông đã qua đời sau khi bị vỡ mạch phình ở não(intracerebral aneurysmal rupture).

Kết quả kiểm tra cho thấy bệnh nhân có thị lực kém ở mắt phải đi kèm với tình trạng thu hẹp thị trường (visual field defect), cũng như bị suy giảm chức năng nhận thức thần kinh (impaired neurocognition).  Chụp CT mạch não (Hình A) và MRI não cho thấy một chỗ phình ở động mạch thông trước (anterior communicating artery) khoảng 7 cm, phần nào bị nghẽn và vôi hóa, với khu vực xung quanh bị sưng phù (Hình B).


Phẫu thuật cắt bỏ cục nghẽn (thrombectomy) và điều chỉnh chỗ phình mạch đã được tiến hành để giảm bớt nguy cơ vỡ mạch phình cũng như để giảm bớt hiệu ứng khối (mass effect: hiệu ứng của một khối đang phát triển, dẫn đến các tác động bệnh lý thứ phát bằng cách đẩy hoặc dời chỗ mô lân cận).  Bệnh nhân đã hồi phục sau khi được phẫu thuật và tình trạng suy giảm chức năng nhận thức thần kinh và thị giác đã được cải thiện, sau đó ông đã có thể đi làm trở lại.  Sau hai năm, tình trạng sức khỏe của ông vẫn được ổn định, và hình chụp CT hoãn tăng cho thấy túi phình mạch đã xẹp xuống (Hình C).

Các trường hợp phì đại mạch (>2,5 cm) chỉ đại diện cho một tỷ lệ nhỏ các trường hợp phình mạch não, nhưng lại gắn liền với tỷ lệ vỡ mạch khá cao nếu không được điều trị.  Khoảng 20% số bệnh nhân bị phì đại mạch có mối liên hệ trực tiếp với tình trạng phình mạch não. (Trở về đầu trang)


Nirav J. Patel, M.D.
Aristotelis Filippidis, M.D., Ph.D. 
Boston Medical Center, Boston, MA





NHÌN CHẰM CHẰM KIỂU BÓNG BÀN

Một người đàn ông 55 tuổi bị xơ gan do uống rượu bia được phát hiện bị bất tỉnh tại nhà.  Cơ chế tuần hoàn máu của ông vẫn ổn định nhưng tỏ ra vô tri giác và đáp ứng lại các kích thích độc hại một cách tối thiểu.


Kiểm tra cho thấy tình trạng lệch mắt tiếp hợp, theo chiều ngang, chậm và tự phát, thay đổi cứ mỗi 2 đến 4 giây từ bên này sang bên kia.  Mắt chuyển động nhịp nhàng, liên tục và không bị gián đoạn.  Phản xạ đồng tử vẫn được duy trì.  Bệnh nhân cũng bị đơ cứng cả 4 chi, chứng giật rung ở các chi dưới, và các dấu hiệu phản xạ Babinski (Babinski sign: ngón cái cong lên còn các ngón khác xòe rộng ra) ở hai bên.  Chụp MRI não cho thấy những thay đổi bệnh vi mạch mãn tính (chronic microangiopathic change), không có sự tương quan với các kết quả ghi điện não.  Amoniac trong huyết tương tăng lên mức 359 μmol/L (611 μg/dL; phạm vi bình thường, 12 đến 48 μmol/L [20 đến 82 μg/dL]).

“Hiện tượng nhìn chằm chằm kiểu bóng bàn – Ping-pong gaze” được báo cáo trong các trạng thái hôn mê không thể hồi phục gắn liền với các thương tổn cấu trúc não lan rộng, chẳng hạn như nhồi máu bán cầu não (hemisphere infarct) hai bên và xuất huyết đường giữa tiểu não (midline cerebellar hemorrhage).  Trong trường hợp này, kiểu hình chuyển động thần kinh mắt được nhìn thấy dưới hiện tượng có thể hồi phục tạm thời ở bệnh nhân bị bệnh não do gan (hepatic encephalopathy) ở giai đoạn nghiêm trọng.

Sau 48 giờ điều trị bằng lactulose, hàm lượng amoniac trong huyết tương của bệnh nhân đã xuống mức 28 μmol/L (48 μg/dL), hiện tượng nhìn chằm chằm kiểu bóng bàn và bệnh não do gan đã thuyên giảm.  Bệnh nhân đã được xuất viện với tình trạng tâm thần bình thường 1 tuần sau khi được đưa vào bệnh viện. (Trở về đầu trang)


Bác sĩ y khoa Muthiah Vaduganathan
Bác sĩ y khoa Jacob H. Johnson
Bệnh Viện Đa Khoa Massachusetts, Boston, MA



PHẢN ỨNG DA DO XẠ TRỊ VÀ XƠ HÓA GIỐNG GỖ

Một người phụ nữ 77 tuổi đã từng tiến hành thủ thuật cắt bỏ vú (mastectomy) và hóa trị ung thư ở vú bên trái cách đây 35 năm, với các phản ứng phụ không đáng kể, xuất hiện với một vết tăng sắc tố hình vuông (hyperpigmented square) ở phần lưng dưới (lower back).  Một khối u ung thư nguyên phát ở vú bên phải đã phát triển với các khối di căn xương lan rộng cách đây 11 năm, và bệnh nhân này đã được điều trị với nhiều chế độ hóa trị và xạ trị giảm triệu chứng đau (palliative radiation therapy) cho một khối di căn ở cột sống thắt lưng (lumbar-spine metastasis).  Bà đã được cho sử dụng fluorouracil uống bằng miệng 18 tháng sau đó, và kết quả là bệnh nhân này đã phát sinh ban đỏ nghiêm trọng (severe erythema), tróc vảy da ẩm (moist desquamation: do tiếp xúc với phóng xạ), cũng như lở loét da ở lưng dưới.


Kiểm tra lâm sàng 3 năm sau cho thấy bệnh nhân xuất hiện một vùng da tăng sắc tố hình vuông không triệu chứng, với kết cấu giống gỗ (woody texture), mà nó được xem có liên quan đến trường phóng xạ (radiation field).  Mặc dù phát hiện này hiếm khi xảy ra sau khi điều trị bằng fluorouracil, nhưng nó phù hợp với hiện tượng dị ứng da nghiêm trọng do xạ trị (radiation recall: xảy ra khi một số loại thuốc hóa trị được cho sử dụng trong thời gian xạ trị hoặc ngay sau khi xạ trị), trong đó các bệnh nhân tiến hành hóa trị có các di chứng (sequela) do trị liệu phóng xạ nhiều tháng hoặc nhiều năm sau lần điều trị ban đầu.  Người ta vẫn chưa rõ cơ chế của phản ứng da nghiêm trọng do xạ trị nhưng nó có thể do những thay đổi trong quá trình hình thành mạch (vascularization), các tế bào gốc biểu mô bị suy giảm chức năng, hoặc quá trình sửa chữa ADN (DNA) bị rối loạn.  Rồi sau đó, bệnh nhân này đã tiếp nhận trị liệu phóng xạ cho thành ngực bên trái và các khối di căn ở vú bên phải mà không xảy ra các tác dụng độc hại đáng kể nào ở da.  Sau đó, bà đã tiếp nhận thêm trị liệu, với kết quả là bệnh nhân này đã không phát sinh các hiện tượng xơ hóa giống gỗ (woody fibrosis). (Trở về đầu trang)


Colin E. Champ, M.D.
Ryan P. Smith, M.D.
University of Pittsburgh Medical Center, Pittsburgh, PA




HỘI CHỨNG ISAACS CẬN UNG THƯ

Một người đàn ông 70 tuổi mắc bệnh động mạch vành(coronary artery disease), bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (chronic obstructive pulmonary disease), và có tiền sử 20 năm hút thuốc lá (mỗi ngày hút 40 điếu), đến khám bác sĩ chuyên khoa thần kinh (neurologist) với tiền sử 2 tháng bị giật cơ (muscle twitching) và vọp bẻ, chảy mồ hôi nhiều, và xuống 10 kg.


Kết quả kiểm tra tổng quát cho thấy bị rung cơ (myokymia) và giật cơ(fasciculation).  Hiện tượng rung cơ càng trở xấu khi tập thể dục và tiếp tục xảy ra trong lúc ngủ.  Không có dấu hiệu bị nhược cơ, cứng cơ, teo cơ, hoặc thư giãn cơ bị trì hoãn sau khi co cơ.  Phép ghi điện đồ cơ bằng kim (needle electromyography) cho thấy các đợt phóng điện rung cơ (myokymic discharge) và phóng điện thần kinh vận động (neuromyotonic discharge).  Xét nghiệm huyết thanh tìm kiếm kháng thể chống lại protein kênh kali (potassium channel protein) có kết quả dương tính (396 pmol/L; giá trị bình thường, <85).  Trên cơ sở của các phát hiện lâm sàng, ghi điện đồ cơ, và huyết thanh, bệnh nhân đã được chẩn đoán bị hội chứng Isaacs (neuromyotonia hoặc Isaacs syndrome).  Đối với tình trạng bệnh lý này, sự kích thích quá mức của các sợi trục thần kinh ngoại vi sẽ dẫn đến sự kích hoạt liên tục các sợi cơ.

Điều trị bằng thuốc carbamazepine đã được tiến hành nhưng không hiệu quả trong việc kiểm soát các triệu chứng.  Bởi vì hội chứng Isaacs có thể là cận ung thư (paraneoplastic) và với tiền sử hút thuốc lá và sự xuống cân đáng kể của bệnh nhân, cho nên đánh giá chẩn đoán bệnh ung thư đã được tiến hành.  Cuối cùng, sinh thiết hạch bạch huyết bị sưng trên xương đòn đã cho thấy bệnh nhân bị ung thư phổi tiểu bào di căn.  Bệnh nhân này đã qua đời sau đó 3 tháng do các biến chứng của hóa trị. (Trở về đầu trang)


Bác sĩ, Tiến sĩ y khoa Efthimios Dardiotis
Bác sĩ y khoa Styliani Ralli, M.D.
University Hospital of Larissa, Larissa, Hy Lạp





VIÊM NẮP THANH QUẢN

Một người phụ nữ 65 tuổi, trước đó có sức khỏe tốt, xuất hiện ở khoa cấp cứu với tiền sử 7 ngày bị đau cổ họng (throat pain), khó nuốt, tiếng nói bị nghẹt (muffled voice), và những cơn sốt tưởng tượng (subjective fever).  Lúc xuất hiện ở bệnh viện, bà đã hết bị sốt và ổn định về huyết động lực học (hemodynamics) với mức bão hòa oxy bình thường (huyết áp: 140/86 mm Hg; mức bão hòa oxy: 98% khi bệnh nhân đang hít thở không khí của môi trường xung quanh).

Kết quả kiểm tra tổng quát tiết lộ hiện tượng mẫn cảm nhẹ khi chạm vào  và sưng ở trước cổ, nhưng không có hiện tượng sưng hạch ở cổ (cervical lymphadenopathy) hoặc chảy nước bọt nhiều (drooling hoặc sialorrhea hoặc ptyalism).  Chụp X-quang mô mềm bên ở cổ cho thấy “dấu hiệu ngón cáithumb sign” (Hình A, mũi tên), biểu thị nắp thanh quản bị sưng, có tính gợi ý bị viêm nắp thanh quản(epiglottitis).  Chụp CT cổ tiết lộ tình trạng sưng to và phù nắp thanh quản (Hình B, mũi tên), đáy lưỡi, và amidan lưỡi (lingual tonsil).   Soi thanh quản gián tiếp (indirect laryngoscopy) cho thấy bị ban đỏ (erythema), viêm nắp thanh quản và đáy lưỡi, với hiện tượng phì đại nghiêm trọng ở amidan lưỡi và có đờm dãi(phlegm) ở cổ họng.


Ceftriaxone (thuộc nhóm kháng sinh cephalosporin) và dexamethasone (một loại corticosteroid) đã được cho sử dụng, bởi vì có nguy cơ bị suy giảm hô hấp.  Bệnh nhân này đã được theo dõi cẩn thận ở bệnh viện trong 48 giờ.  Các mẫu cấy máu có kết quả âm tính.  Các triệu chứng của bệnh nhân đã được cải thiện, và trong vòng 3 ngày sau khi xuất hiện tại bệnh viện, bà đã có thể ăn bằng miệng.  Bệnh nhân này đã được cho xuất viện để hoàn tất thêm một tuần trị liệu kháng vi sinh vật bằng thuốc cefuroxime (thuộc nhóm kháng sinh cephalosporin). (Trở về đầu trang)


Bác sĩ y khoa Venkata Angirekula
Bác sĩ y khoa Ashrit Multani
Sinai Hospital of Baltimore, Baltimore, MD, Hoa Kỳ




BỆNH ZONA LAN RỘNG

Một người đàn ông 57 tuổi có sức khỏe tốt, xuất hiện tại khoa cấp cứu với tình trạng đau ở mặt bên trái, cảm giác nóng rát ở lưỡi, và phát ban mụn nước sần (vesiculopapular rash) lan rộng ở ngực, lưng, và hai bên của các chi.  Ông báo cáo có tiền sử 2 ngày bị đau mặt cô lập và có các thương tổn trước tai (preauricular lesion), vì thế bác sĩ gia đình đã kê đơn cho ông sử dụng thuốc valacyclovir ngày hôm trước vì cho rằng bị bệnh zona (herpes zoster: bệnh giời leo, bệnh giời bò) ở dây thần kinh sinh ba (trigeminal nerve).  Bệnh nhân báo cáo đã từng bị bệnh thủy đậu (chickenpox) lúc còn nhỏ.


Kiểm tra tổng quát cho thấy nhiều chỗ bị nổi mụn nước dọc theo khu vực da có dây thần kinh sinh ba, bao gồm phần bên trái của lưỡi và hàm, với các mụn nước tương tự như ở phần thân (torso).  Bệnh nhân này không bị liệt mặt (facial paralysis) hoặc không có các triệu chứng bệnh thần kinh khác, và ông báo cáo không bị chóng mặt cũng như không bị đau tai hoặc đau mắt.  Không có các thương tổn ở ống tai (ear canal: ống thính ngoài) hoặc các thương tổn ở giác mạc, khi được quan sát với fluorescein.  Hình chụp X-quang ngực và các kết quả kiểm tra chức năng gan nằm trong phạm vi bình thường.  Vì lo ngại bị bệnh zona lan rộng (disseminated zoster), bệnh nhân đã được điều trị bằng thuốc acyclovir truyền vào tĩnh mạch.

Các thương tổn đã được cải thiện trong vòng 24 giờ.  Các mẫu xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (polymerase-chain-reaction assay) - được thu thập từ các thương tổn ở hàm, lưỡi, và ngực -  có kết quả dương tính với virut varicella-zoster.  Xét nghiệm kháng thể HIV1 và HIV2 có kết quả âm tính; không có xét nghiệm tình trạng suy giảm miễn dịch nào khác được tiến hành.  Bệnh nhân này đã được chỉ định sử dụng 2 tuần thuốc valacyclovir uống bằng miệng. (Trở về đầu trang)


Rachelle M. Beste, M.D.
M. Fernanda Bellolio, M.D.
Mayo Clinic, Rochester, MN


Nguồn(Sources):

Wednesday, October 14, 2015

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN - Do LQT Biên Dịch



Một phụ nữ 30 tuổi, có sức khỏe bình thường, xuất hiện tại khoa cấp cứu với tình trạng bị đau vùng bụng trên bên phải càng lúc càng trở xấu, tình trạng này phát sinh cách đây khoảng 10 ngày.  Cô báo cáo rằng tình trạng đau không lan tỏa nhưng trở nên trầm trọng hơn khi hít sâu vào.