Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

BỆNH SÁN LÁ PHỔI.

(PARAGONIMIASIS).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

CHỨNG BỆNH CHÂN MADURA

(MADURA FOOT).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

MỘT BỘ PHẬN NGỰC GIẢ BIẾN MẤT TRONG KHI TẬP MÔN THỂ DỤC PILATES.

(DISAPPEARANCE OF A BREAST PROSTHESIS DURING PILATES).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK).

MỘT VIÊN ĐẠN NẰM TRONG ĐẦU.

(A HEAD SHOT).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

TÌNH TRẠNG MÙ SAU KHI TIÊM MỠ

(BLINDNESS AFTER FAT INJECTION)

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

BỆNH GÚT CÓ SỎI.

(TOPHACEOUS GOUT).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

BỆNH PHÌNH TRƯỚNG XƯƠNG KHỚP

(HYPERTROPHIC PULMONARY OSTEOARTHROPATHY) .

Nguồn (Source): www.nejm.org

Monday, February 29, 2016

TÂM LÝ HỌC - Do LQT Biên Dịch



Quên tên của một người là một hiện tượng khá phổ biến.  Cấu trúc của bộ nhớ giúp giải thích lý do tại sao bạn thường có thể nhận ra gương mặt của một người và thậm chí đưa ra các chi tiết khác, chẳng hạn như nơi chốn và bằng cách nào hai người gặp nhau, nhưng vẫn không nhớ được tên của người đó.          
      




Wednesday, February 24, 2016

CÁC HƯỚNG DẪN HỮU ÍCH CHO CHA MẸ (POSITIVE PARENTING TIPS) - Do LQT Biên Dịch



Cách sử dụng phần mục lục: Nếu quý vị muốn xem trang tiếng anh, xin bấm vào dòng chữ tiếng Anh.  Nếu quý vị muốn xem trang tiếng Việt, xin bấm vào dòng chữ tiếng Việt.

Lưu ý: Các kiến thức y học dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, không nên được sử dụng trong các trường hợp cấp cứu, chẩn đoán, hoặc điều trị cho các trường hợp bệnh.  Các trường hợp bệnh nên được chẩn đoán và điều trị bởi bác sĩ y khoa có giấy phép hành nghề.  Hãy gọi cho số điện thoại khẩn cấp ở địa phương (chẳng hạn như 911) cho tất cả các trường hợp cấp cứu y tế.



I.             INFANTS (0 – 1 YEAR)

II.           TODDLERS (1 – 2 YEARS)
CÁC TRẺ MỚI BIẾT ĐI (1 – 2 TUỔI)

III.          TODDLERS (2 – 3 YEARS)
CÁC TRẺ MỚI BIẾT ĐI (2 – 3 TUỔI)

IV.         PRESCHOOLERS (3 – 5 YEARS)
CÁC TRẺ HỌC MẪU GIÁO (3 – 5 TUỔI)

V.          MIDDLE CHILDHOOD (6- 8 YEARS)
CÁC TRẺ GIỮA THỜI THƠ ẤU (6 – 8 TUỔI)

VI.         MIDDLE CHILDHOOD (9 – 11 YEARS)
CÁC TRẺ GIỮA THỜI THƠ ẤU (9 – 11 TUỔI)

VII.       YOUNG TEENS (12 – 14 YEARS)
CÁC TRẺ ĐẦU THIẾU NIÊN (12 – 14 TUỔI)

VIII.     TEENAGERS (15 – 17 YEARS)
CÁC TRẺ THIẾU NIÊN (15 – 17 TUỔI)




CÁC HƯỚNG DẪN HỮU ÍCH CHO CHA MẸ (POSITIVE PARENTING TIPS) - Do LQT Biên Dịch


TRẺ SƠ SINH (0 – 1 tuổi)

Các Dấu Mốc Phát Triển

Các kỹ năng, chẳng hạn như bước đi đầu tiên, mỉm cười lần đầu tiên, và cái vẫy chào “tạm biệt”, được gọi là những dấu mốc phát triển.  Các dấu mốc phát triển là những kỹ năng mà đa số trẻ có thể làm ở một độ tuổi nào đó.  Trẻ em đạt đến những dấu mốc trong cách chơi đùa, học, nói, cư xử, và di chuyển (chẳng hạn như bò, đi, hoặc nhảy).


Trong năm đầu tiên, các trẻ sơ sinh sẽ học cách tập trung thị giác, sờ nắm, khám phá, và tìm hiểu mọi thứ xung quanh chúng.  Sự phát triển về nhận thức hoặc não bộ ám chỉ đến quá trình học hỏi của bộ nhớ, học ngôn ngữ, suy nghĩ, và lý luận.  Học ngôn ngữ không chỉ đơn giản là tạo ra các âm thanh (“babble”) hoặc nói “ma-ma” và “ba-ba”.  Lắng nghe, hiểu, và biết tên của người và vật là một phần của quá trình phát triển về ngôn ngữ.  Trong suốt giai đoạn này, các trẻ cũng phát triển những mối dây yêu thương và sự tin tưởng đối với cha mẹ của chúng và những người khác như một phần của sự phát triển về mặt cảm xúc và xã hội.  Cách thức cha mẹ ôm ấp, âu yếm, và chơi giỡn với con cái của họ sẽ tạo nên nền tảng cho sự tương tác của các trẻ với họ và những người khác.

Các Hướng Dẫn Hữu Ích

Sau đây là những điều mà bạn, với vai trò của người làm cha mẹ, có thể thực hiện để giúp cho con trẻ của bạn trong thời kỳ này:

-      Nói chuyện với con trẻ của bạn.  Cháu sẽ cảm thấy giọng nói của bạn rất êm tai.
-      Hãy trả lời khi con trẻ của bạn tạo ra các âm thanh bằng cách lặp lại các âm thanh này và nói mấy câu.  Điều này sẽ giúp con trẻ của bạn học cách sử dụng ngôn ngữ.
-      Đọc sách cho con trẻ của bạn nghe.  Điều này sẽ giúp cháu phát triển và hiểu được ngôn ngữ cũng như các âm thanh.
-      Hát và chơi nhạc cho con trẻ của bạn nghe.  Điều này sẽ giúp cháu bé phát sinh tình yêu với âm nhạc và sẽ giúp não của cháu phát triển.
-      Thỉnh thoảng hãy khen con trẻ của bạn và luôn quan tâm đến cháu bằng sự yêu thương.
-      Dành ra thời gian ôm ấp và âu yếm con trẻ của bạn.  Điều này sẽ giúp cháu cảm thấy được quan tâm và cảm thấy được an toàn.
-      Chơi với con trẻ của bạn khi cháu thức giấc và đang thư giãn.  Quan sát con trẻ của bạn một cách kỹ lưỡng để phát hiện các dấu hiệu cháu bị mệt hoặc bắt đầu cảm thấy khó chịu trong người để cháu có thể ngừng chơi giỡn với bạn
-      Phân tán sự tập trung của con trẻ bằng các món đồ chơi và đưa cháu về những khu vực an toàn khi cháu bắt đầu biết di chuyển và chạm vào các vật mà cháu không nên chạm vào.
-      Hãy chú ý đến sức khỏe thể chất, tâm lý, và cảm xúc của bạn.  Làm cha mẹ có thể là một công việc rất vất vả!  Khi bạn cảm thấy sức khỏe và tinh thần ở trạng thái tốt nhất thì bạn sẽ là một người cha/mẹ hạnh phúc, và yêu thương con trẻ của bạn.

Ưu Tiên Vấn Đề An Toàn Cho Trẻ Em

Khi một đứa trẻ trở thành một thành viên của gia đình, thì đây là lúc bạn phải làm cho ngôi nhà của bạn trở thành một nơi an toàn.  Hãy tìm xung quanh xem có vật gì có thể gây nguy hiểm cho con trẻ của bạn không.  Làm cha mẹ, thì trách nhiệm của bạn là phải tạo nên một căn nhà an toàn cho con trẻ của mình.  Một vấn đề cũng không kém phần quan trọng là bạn phải tiến hành những bước cần thiết để đảm bảo rằng bạn đã có sự chuẩn bị về mặt tinh thần và tình cảm cho đứa con mới sinh của mình.  Sau đây là một số hướng dẫn để giữ an toàn cho con trẻ của bạn:

-      Đừng bao giờ lắc trẻ sơ sinh! Các trẻ sơ sinh có các cơ ở cổ rất yếu, các nhóm cơ này chưa thể chống đỡ cho cổ của cháu.  Nếu bạn lắc cháu bé, bạn có thể làm tổn thương não của cháu hoặc thậm chí làm cho cháu bị tử vong.
-      Phải nhớ luôn luôn đặt trẻ sơ sinh ngủ ở tư thế mặt hướng lên (nằm ngửa) để tránh bị hội chứng trẻ sơ sinh tử vong đột ngột (sudden infant death syndrome – SIDS).
-      Bảo vệ con trẻ và gia đình bạn để không bị hít phải khói thuốc lá.  Không cho phép bất kỳ ai hút thuốc lá trong nhà của bạn.
-      Đặt con trẻ của bạn ngồi hướng mặt về phía sau ở hàng ghế sau khi chở cháu trên xe hơi.  Đây là đề xuất của Ủy Ban An Toàn Đường Cao Tốc Quốc Gia Hoa Kỳ (National Highway Traffic Safety Administration).
-      Tránh để con trẻ của bạn bị nghẹt thở bằng cách cắt (nghiền) nhỏ thức ăn của cháu bé.  Ngoài ra, đừng để cháu chơi với những loại đồ chơi nhỏ và những vật khác mà cháu có thể dễ dàng nuốt vào.
-      Đừng cho phép con trẻ của bạn chơi với bất kỳ thứ gì có thể bao (che) kín mặt của cháu bé.
-      Đừng bao giờ cầm nước hoặc thực phẩm nóng gần với con trẻ trong khi bạn đang bế (bồng) cháu.
-      Tiêm chủng là yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn cho con trẻ.  Bởi vì các trẻ có thể mắc phải các chứng bệnh nghiêm trọng, cho nên điều quan trọng là con trẻ của bạn phải được tiêm chủng đúng loại vắcxin và đúng thời điểm.  Hãy nói chuyện với bác sĩ của cháu bé để đảm bảo rằng con trẻ của bạn được cập nhật các chương trình tiêm chủng.

Cơ Thể Khỏe Mạnh

-      Sữa mẹ đáp ứng tất cả những nhu cầu của trẻ sơ sinh trong khoảng 6 tháng đầu sau khi sinh.  Từ 6 đến 12 tháng tuổi, con trẻ của bạn sẽ nhận biết các mùi vị và kết cấu mới của các thực phẩm cứng lành mạnh, nhưng sữa mẹ vẫn là một nguồn dinh dưỡng quan trọng.
-      Cho con trẻ của bạn ăn từ từ và một cách kiên nhẫn, khuyến khích con trẻ của bạn thử những vị mới nhưng đừng ép cháu, và quan sát một cách kỹ lưỡng để xem cháu còn đói không.
-      Bú sữa mẹ là một cách nuôi trẻ tự nhiên, nhưng phương pháp này có thể gặp khó khăn.  Nếu bạn cần sự giúp đỡ, bạn có thể gọi cho đường dây National Breastfeeding Helpline tại số 1-800-994-9662 hoặc tìm kiếm sự trợ giúp trên mạng tại http://www.womenshealth.gov/breastfeeding .  Bạn cũng có thể gọi cho chương trình WIC tại địa phương để xem bạn có hội đủ tiêu chuẩn để được trợ giúp cho trẻ bú sữa mẹ bởi các chuyên gia sức khỏe không.  Hoặc vào trang http://gotwww.net/ilca để tìm kiếm một chuyên gia tư vấn cho trẻ bú sữa mẹ có giấy phép hành nghề ở cộng đồng của bạn.
-      Giúp cho trẻ luôn hoạt động.  Cháu bé có thể không có khả năng chạy hoặc chơi giỡn như những cháu lớn hơn, nhưng có nhiều thứ cháu có thể làm để vận động tay chân suốt ngày.  Chơi giỡn ở sàn nhà giúp con trẻ của bạn trở nên khỏe mạnh, học hỏi, và khám phá.
-      Cố gắng đừng để con trẻ của bạn ngồi trên xích đu(swing), xe đẩy(stroller), ghế nảy (bouncer seat), và xe tập đứng (baby saucer) quá lâu.
-      Hạn chế tối thiểu thời gian xem truyền hình.  Đối với các trẻ dưới 2 tuổi, Hiệp Hội Nhi Khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics – AAP) đề xuất rằng tốt nhất là không để các cháu xem bất cứ màn hình gì.

Lịch Tiêm Chủng (Dành Cho Các Chuyên Gia Y Tế)

Vắcxin
Lúc mới sinh
1 tháng
2 tháng
4 tháng
6 tháng
9 mos
12 tháng
15 tháng
Liều thứ nhất
Liều thứ 2
Tiêm chủng bổ sung
Liều thứ 3


Liều thứ nhất
Liều thứ 2
Xem chú thích 2





Liều thứ nhất
Liều thứ 2
Liều thứ 3
Tiêm chủng bổ sung
Liều thứ 4










Liều thứ nhất
Liều thứ 2
Xem chú thích 5
Tiêm chủng bổ sung
Liều 3 và 4, xem chú thích 5


Liều thứ nhất
Liều thứ 2
Liều thứ 3
Tiêm chủng bổ sung
Liều thứ 4










Liều thứ nhất
Liều thứ 2
Liều thứ 3




Tiêm chủng hằng năm (chỉ có IIV) 1 hoặc 2 liều





Xem chú thích 9
Liều thứ nhất






Liều thứ nhất






2 liều, xem chú thích 11










Xem chú thích 13


CHÚ THÍCH: 2, 5, 8, 9, 11, 13

2. Các vắcxin Rotavirus.  (Tuổi tối thiểu: 6 tuần cho cả RV1 [Rotarix] và RV5 [RotaTeq])

Tiêm chủng định kỳ:

Tiêm các đợt vắcxin RV cho tất cả các trẻ sơ sinh như sau:

1.   Nếu Rotarix được sử dụng, tiêm 2 liều lúc trẻ được 2 và 4 tháng tuổi.
2.   Nếu RotaTeq được sử dụng, tiêm 3 liều lúc trẻ được 2, 4, và 6 tháng.
3.   Nếu bất kỳ liều nào trong các đợt tiêm chủng là RotaTeq hoặc sản phẩm vắcxin không rõ ràng ở bất kỳ liều nào trong các đợt tiêm chủng, thì trẻ cần được tiêm tổng cộng 3 liều RV.

Tiêm chủng bổ sung:

-      Tuổi tối đa cho liều đầu tiên trong các đợt tiêm này là 14 tuần 6 ngày; việc tiêm chủng không được tiến hành cho các trẻ sơ sinh được 15 tuần 0 ngày hoặc lớn hơn.
-      Tuổi tối đa cho liều cuối cùng trong các đợt tiêm chủng này là 8 tháng 0 ngày.

5. Vắcxin tiếp hợp phòng chống Haemophilus influenzae loại b (Hib conjugate vaccine).  (Tuổi tối thiểu: 6 tuần cho PRP-T [ACTHIB, DTaP-IPV/Hib (Pentacel) và Hib-MenCY (MenHibrix)], PRP-OMP [PedvaxHIB hoặc COMVAX], 12 tháng cho PRP-T [Hiberix])


Tiêm chủng định kỳ:

-      Tiêm các đợt chính vắcxin Hib 2 hoặc 3 liều và một liều tăng cường (liều thứ 3 hoặc 4 tùy theo vắcxin được sử dụng trong các đợt tiêm chính) ở độ tuổi từ 12 đến 15 tháng tuổi để hoàn tất các đợt tiêm vắcxin Hib đầy đủ.
-      Các đợt tiêm chủng chính với vắcxin ActHIB, MenHibrix, hoặc Pentacel bao gồm 3 liều và phải được tiêm chủng cho các trẻ được 2, 4, và 6 tháng tuổi.  Các đợt tiêm chính với vắcxin PedvaxHib hoặc COMVAX bao gồm 2 liều và phải được tiêm chủng cho các trẻ được 2 và 4 tháng tuổi; một liều ở 6 tháng tuổi không được chỉ định.
-      Một liều tăng cường (booster dose: liều thứ 3 hoặc thứ 4 tùy thuộc vào loại vắcxin được sử dụng trong các đợt tiêm chính) của bất kỳ loại vắcxin Hib nào phải được tiêm chủng cho các trẻ từ 12 – 15 tháng tuổi.  Một ngoại lệ là vắcxin Hiberix.  Hiberix chỉ được sử dụng cho liều tăng cường (liều cuối cùng) ở trẻ em từ 12 tháng đến 4 tuổi mà những trẻ này đã tiếp nhận ít nhất 1 liều vắcxin chứa Hib.
-      Đối với những đề xuất về việc sử dụng MenHibrix ở các bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh viêm màng não khuẩn cầu (meningococcal disease), hãy tham khảo các chú thích về vắcxin khuẩn cầu.

Tiêm chủng bổ sung:

-      Nếu liều thứ nhất được tiêm ở độ tuổi từ 12 đến 14 tháng tuổi, thì hãy tiêm liều thứ hai (liều cuối) ở tuần thứ 8 sau khi tiêm liều thứ nhất, bất kể là loại vắcxin Hib nào được sử dụng trong các đợt tiêm chính.
-      Nếu cả hai liều là vắcxin PRP-OMP (PedvaxHIB hoặc COMVAX), và đã được tiêm trước ngày sinh nhật 1 tuổi, thì liều thứ 3 (và cuối cùng) phải được tiêm vào thời điểm từ 12 đến 59 tháng tuổi và ít nhất là 8 tuần sau khi tiêm liều thứ hai.
-      Nếu liều đầu tiên được tiêm vào thời điểm từ 7 đến 11 tháng tuổi, hãy tiêm liều thứ hai ít nhất 4 tuần sau đó, và liều thứ 3 (và liều cuối cùng) vào thời điểm từ 12 đến 15 tháng tuổi hoặc 8 tuần sau khi tiêm liều thứ 2.
-      Nếu liều đầu tiên được tiêm trước ngày sinh nhật đầu tiên và liều thứ hai được tiêm vào thời điểm chưa đến 15 tháng, thì liều thứ 3 (liều cuối cùng) phải được tiêm vào 8 tuần sau đó.
-      Đối với những trẻ em chưa được tiêm chủng ở độ tuổi từ 15 tháng trở lên, thì chỉ tiêm 1 liều duy nhất.

Tiêm chủng cho những người với các tình trạng bệnh có nguy cơ cao:

-      Trẻ em tuổi từ 12 đến 59 tháng có nguy cơ cao mắc bệnh Hib (Haemophilus influenzae type b disease), bao gồm những trẻ tiếp nhận hóa trị và những trẻ thiếu lá lách và thiếu chức năng của lá lách (anatomic or functional asplenia) (bao gồm bệnh tế bào hình liềm), nhiễm HIV, thiếu hụt immunoglobulin, hoặc thiếu hụt thành phần protein hệ thống bổ sung bẩm sinh(early component complement deficiency), những trẻ này chưa tiếp nhận hoặc chỉ mới tiếp nhận một liều vắcxin Hib trước 12 tháng tuổi, nên tiếp nhận thêm 2 liều vắcxin Hib, mỗi liều cách nhau 8 tuần; những trẻ em đã tiếp nhận từ 2 liều vắcxin Hib trở lên trước 12 tháng tuổi, nên tiếp nhận thêm 1 liều nữa.
-      Đối với những bệnh nhân chưa đến 5 tuổi đang tiến hành hóa trị hoặc xạ trị và đã tiếp nhận một liều vắcxin Hib trong vòng 14 ngày sau khi bắt đầu trị liệu hoặc trong thời gian trị liệu, thì hãy lặp lại liều này ít nhất là 3 tháng sau khi hoàn tất trị liệu.
-      Những người tiếp nhận cấy ghép tế bào gốc sinh huyết(hematopoietic stem cell transplant - HSCT) phải được tái tiêm chủng với một chế độ 3 liều vắcxin Hib bắt đầu từ 6 đến 12 tháng sau khi cấy ghép thành công, bất kể kỷ lục tiêm chủng; các liều phải được tiêm cách nhau ít nhất là 4 tuần.
-      Một liều đơn vắcxin chứa Hib phải được tiêm cho những trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên (15 tháng tuổi trở lên) chưa được chủng ngừa và sẽ tiến hành thủ thuật cắt bỏ lá lách theo chọn lựa (elective splenectomy); nếu có thể, vắcxin phải được tiêm ít nhất 14 ngày trước khi tiến hành thủ thuật.
-      Vắcxin Hib không được đề xuất tiến hành định kỳ cho các bệnh nhân từ 5 tuổi trở lên.  Tuy nhiên, 1 liều vắc xin Hib phải được tiêm cho những cá nhân chưa được chủng ngừa*từ 5 tuổi trở lên thiếu lá lách hoặc thiếu chức năng của lá lách (bao gồm bệnh tế bào hình liềm) và những người chưa được tiêm chủng từ 5 đến 18 tuổi đã bị nhiễm HIV.

*Những bệnh nhân vẫn chưa tiếp nhận các đợt tiêm chính và liều tăng cường hoặc ít nhất 1 liều vắcxin Hib sau 14 tháng tuổi được xem là chưa được chủng ngừa.

8. Vắcxin bệnh sởi, bệnh quai bị, bệnh sởi Đức (Measles, mumps, and rubella [MMR] vaccine).  (Tuổi tối thiểu: 12 tháng cho việc tiêm chủng định kỳ).

Tiêm chủng định kỳ:

-      Tiêm các đợt 2 liều vắcxin MMR vào thời điểm từ 12 – 15 tháng và 4 – 6 tuổi.  Liều thứ 2 có thể được tiêm trước 4 tuổi, với điều kiện là ít nhất 4 tuần sau khi tiêm liều thứ nhất.
-      Tiêm một liều vắcxin MMR cho các trẻ sơ sinh từ 6 đến 11 tháng tuổi trước khi rời Hoa Kỳ để đi du lịch nước ngoài.  Những trẻ này phải được tái tiêm chủng với 2 liều vắc xin MMR, liều thứ nhất vào thời điểm 12 đến 15 tháng tuổi (12 tháng tuổi nếu đứa trẻ này đang ở trong khu vực có nguy cơ bệnh cao), và liều thứ hai ít nhất 4 tuần sau đó.
-      Tiêm 2 liều vắcxin MMR cho những trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên trước khi rời Hoa Kỳ để đi du lịch nước ngoài.  Liều thứ nhất phải được tiêm khi trẻ được 12 tháng tuổi hoặc sau 12 tháng tuổi và liều thứ 2 ít nhất 4 tuần sau đó.

Tiêm chủng bổ sung:

-      Đảm bảo rằng tất cả các trẻ em ở tuổi đi học và trẻ vị thành niên phải được tiêm 2 liều vắcxin MMR; khoảng cách tối thiểu giữa 2 liều này là 4 tuần.

9. Vắcxin thủy đậu (VAR).  (Tuổi tối thiểu: 12 tháng)

Tiêm chủng định kỳ:

-      Tiêm 2 liều vắcxin thủy đậu vào thời điểm từ 12 – 15 tháng tuổi và 4 – 6 tuổi.  Liều thứ 2 có thể được tiêm trước 4 tuổi, miễn là 2 liều cách nhau ít nhất 3 tháng.  Nếu liều thứ 2 được tiêm cách liều thứ nhất ít nhất là 4 tuần, thì nó có thể được xem là có hiệu quả.

Tiêm chủng bổ sung:

-      Đảm bảo rằng tất cả những trẻ tuổi từ 7 – 18 và không có chứng cứ miễn dịch phải được tiêm 2 liều vắcxin thủy đậu.  Đối với các trẻ từ 7 – 12 tuổi, khoảng cách tối thiểu giữa các liều được đề xuất là 3 tháng (nếu 2 liều cách nhau ít nhất 4 tuần, thì nó được xem là có hiệu quả); đối với các cá nhân từ 13 tuổi trở lên, thì khoảng cách tối thiểu giữa các liều là 4 tuần.

11. Vắcxin viêm gan A.  (Tuổi tối thiểu: 12 tháng)

Tiêm chủng định kỳ:

-      Bắt đầu đợt tiêm 2 liều vắcxin viêm gan A vào thời điểm 12 đến 23 tháng tuổi; khoảng cách giữa 2 liều này là 6 – 18 tháng.
-      Các trẻ đã tiếp nhập 1 liều vắcxin viêm gan A trước 24 tháng tuổi phải tiếp nhận liều thứ hai từ 6 đến 18 tháng sau khi tiêm liều thứ nhất.
-      Đối với các cá nhân từ 2 tuổi trở lên mà vẫn chưa tiếp nhận các đợt tiêm chủng vắcxin viêm gan A, thì 2 liều vắcxin viêm gan A cách nhau 6 – 18 tháng có thể được tiêm nếu mong muốn được miễn nhiễm virut viêm gan A.

Tiêm chủng bổ sung:

-      Khoảng cách tối thiểu giữa hai liều tiêm là 6 tháng.

Các cộng đồng đặc biệt:

-      Tiêm 2 liều vắcxin viêm gan A cách nhau ít nhất 6 tháng cho các cá nhân trước đây chưa được tiêm chủng và sống ở những khu vực mà các chương trình tiêm chủng dành cho các trẻ lớn hơn, hoặc những cá nhân có nguy cơ cao bị nhiễm trùng.  Ở đây bao gồm những người đi đến hoặc làm việc ở những quốc gia mức độ nhiễm trùng cao hoặc trung bình mang tính địa phương; đàn ông quan hệ tình dục với đàn ông; những người sử dụng kim tiêm và các loại thuốc không tiêm bị cấm; những người làm việc với các động vật linh trưởng (primates) bị nhiễm virut viêm gan A (HAV) hoặc làm việc với virut viêm gan A trong phòng thí nghiệm; những người bị các rối loạn yếu tố đông máu(clotting-factor disorder); những người bị bệnh gan mãn tính; và những người tiếp xúc gần (ví dụ: những người trong gia đình hoặc giữ trẻ hộ) với trẻ được nhận nuôi ở nước ngoài trong 60 ngày đầu tiên sau khi đến Hoa Kỳ từ một quốc gia có mức độ nhiễm trùng cao hoặc trung bình.  Liều đầu tiên phải được tiêm ngay sau khi lên kế hoạch nhận con nuôi, một cách lý tưởng là 2 hoặc vài tuần trước khi trẻ được nhận nuôi đến Hoa Kỳ.

13. Vắcxin tiếp hợp khuẩn cầu viêm màng não.  (Tuổi tối thiểu: 6 tuần cho Hib-MenCY [MenHibrix], 9 tháng cho MenACWY-D [Menactra], 2 tháng cho MenACWY-CRM [Menveo])

Tiêm chủng định kỳ:

-      Tiêm một liều đơn vắcxin Menactra hoặc Menveo vào lúc trẻ được 11 đến 12 tuổi, với liều tăng cường vào lúc trẻ được 16 tuổi.
-      Các trẻ vị thành niên từ 11 – 18 tuổi bị nhiễm HIV phải được tiếp nhận 2 liều chính vắcxin Menactra hoặc Menveo, với các liều cách nhau ít nhất 8 tuần.
-      Đối với các trẻ từ 2 tháng đến 18 tuổi với các tình trạng bệnh lý có nguy cơ cao.  Xem phần tiêm chủng cho những người có các tình trạng bệnh có nguy cơ cao bên dưới.

Tiêm chủng bổ sung:

-      Tiêm vắcxin Menactra hoặc Menveo cho các trẻ từ 13 – 18 tuổi nếu trước đó chưa được tiêm chủng.
-      Nếu liều đầu tiên được tiêm ở tuổi 13 – 15, một liều tăng cường phải được tiêm ở tuổi 16 – 18, đồng thời các liều cách nhau ít nhất là 8 tuần
-      Nếu liều thứ nhất được tiêm ở tuổi 16 hoặc lớn hơn, thì không cần đến liều tăng cường.

Tiêm chủng cho những người với các tình trạng bệnh có nguy cơ cao và những người có nhiều nguy cơ mắc bệnh:

Các trẻ thiếu lá lách hoặc mất chức năng của lá lách (bao gồm bệnh tế bào hình liềm):

Menveo

-      Các trẻ bắt đầu tiêm chủng khi được 8 tuần đến 6 tháng: Tiêm các liều khi trẻ được 2, 4, 6, và 12 tháng tuổi.
-      Các trẻ chưa được tiêm chủng từ 7 – 23 tháng : Tiêm 2 liều, với liều thứ 2 cách liều thứ nhất ít nhất 12 tuần và sau ngày sinh nhật đầu tiên.
-      Các trẻ 24 tháng và lớn hơn vẫn chưa tiếp nhận một đợt tiêm chủng hoàn chỉnh: Tiêm 2 liều chính cách nhau ít nhất 8 tuần.

MenHibrix

-      Trẻ em từ 6 tuần đến 18 tháng: Tiêm các liều khi các trẻ được 2, 4, 6, và 12 đến 15 tháng tuổi.
-      Nếu liều vắcxin MenHibrix đầu tiên được tiêm khi trẻ được 12 tháng tuổi hoặc sau 12 tháng tuổi, thì tổng cộng 2 liều phải được tiêm cách nhau ít nhất 8 tuần để bảo vệ chống lại bệnh khuẩn cầu màng não nhóm huyết thanh C và Y (serogroups C and Y meningococcal disease)

Menactra

-      Các trẻ 24 tháng và lớn hơn vẫn chưa tiếp nhận một đợt tiêm chủng hoàn chỉnh: Tiêm 2 liều chính cách nhau ít nhất 8 tuần.  Nếu vắcxin Menactra được tiêm cho một đứa trẻ bị thiếu lá lách (bao gồm bệnh tế bào hình liềm), thì đừng tiêm vắcxin Menactra cho đến khi trẻ được 2 tuổi và ít nhất 4 tuần sau khi hoàn tất tất cả các liều PCV13.

Các trẻ với hội chứng thiếu hụt thành phần hệ thống bổ sung (complement component deficiency) mãn tính:

Menveo

-      Các trẻ bắt đầu tiêm chủng khi được 8 tuần đến 6 tháng: Tiêm các liều khi các trẻ được 2, 4, 6 và 12 tháng tuổi.
-      Các trẻ từ 7 đến 23 tháng chưa được tiêm chủng: Tiêm 2 liều, mỗi liều cách nhau ít nhất 12 tuần và sau ngày sinh nhật đầu tiên.
-      Các trẻ từ 24 tháng trở lên và chưa tiếp nhận một đợt tiêm chủng hoàn chỉnh: Tiêm 2 liều chính, mỗi liều cách nhau ít nhất 8 tuần.

MenHibrix

-      Các trẻ từ 6 tuần đến 18 tháng: Tiêm các liều khi các trẻ được 2, 4, 6, và 12 đến 15 tháng tuổi.
-      Nếu liều vắcxin MenHibrix đầu tiên được tiêm khi các trẻ được 12 tháng tuổi hoặc sau 12 tháng tuổi, thì phải tiêm tổng cộng 2 liều, mỗi liều cách nhau ít nhất 8 tuần để chống lại bệnh khuẩn cầu não nhóm huyết thanh C và Y.

Menactra

-      Các trẻ từ 9 đến 23 tháng: Tiêm 2 liều chính, mỗi liều cách nhau ít nhất 12 tuần.
-      Các trẻ từ 24 tháng trở lên và chưa tiếp nhận một đợt tiêm chủng hoàn chỉnh: Tiêm 2 liều chính, mỗi liều cách nhau ít nhất 8 tuần.

Đối với các trẻ đi du lịch hoặc sống ở các quốc gia ở đó bệnh khuẩn cầu não có tỷ lệ mắc bệnh cao hoặc có dịch, bao gồm các quốc gia ở vành đai viêm màng não Châu Phi (African meningitis belt), hãy sử dụng công thức phù hợp với độ tuổi và các liều Menactra or Menveo để bảo vệ chống lại bệnh khuẩn cầu não nhóm huyết thanh A và W.  Vắcxin MenHibrix được tiếp nhận trước đó vẫn chưa đủ cho các trẻ đi du lịch đến vành đai viêm màng não Châu Phi bởi vì nó không chứa nhóm huyết thanh A hoặc W.

Đối với các trẻ có nguy cơ trong một đợt bùng phát ở cộng đồng do một nhóm huyết thanh của vắcxin, hãy tiêm hoặc hoàn tất các liều phù hợp gồm MenHibrix, Menactra, hoặc Menveo.

Đối với các liều tăng cường ở những cá nhân có các tình trạng bệnh lý có nguy cơ cao, hãy tham khảo MMWR 2013;62(RR02):1-22

Đối với những đề xuất bổ sung cho những cá nhân này, và các thông tin đầy đủ về việc sử dụng các vắcxin khuẩn cầu não (meningococcal vaccine), bao gồm nguyên tắc hướng dẫn liên quan đến việc tiêm chủng cho những cá nhân có nguy cơ gia tăng bị nhiễm trùng, hãy tham khảo MMWR March 22, 2013;62(RR02):1-22[10 pages].



XEM PHẦN TIẾP THEO