Wednesday, October 31, 2012
GIÁC QUAN THỨ 6 CÓ TỒN TẠI KHÔNG? (IS THERE A SIXTH SENSE?) - Do LQT Biên Dịch
Bạn đã từng có một linh cảm, bản năng, hoặc trực giác bao giờ chưa? Nhà nghiên cứu tâm lý học, tiến sĩ Dean Radin cho rằng, các linh cảm thực sự có thể đoán trước được tương lai. Tuy nhiên, tiến sĩ Ray Hyman của Trường Đại Học Oregon (University of Oregon) không tin chắc rằng điều này có thể đúng.
Alex, một giáo sư phụ tá ở trường đại học, đang lau một khẩu súng lục ổ quay 6 viên đạn bắn tự động để chuẩn bị cho một chuyến đi săn trong tháng đó. Đối với khẩu súng này, khi bóp cò thì búa súng sẽ đập vào viên đạn và nổ súng, ổ đạn sẽ quay, và búa súng sẽ rơi vào ổ đạn kế tiếp, tất cả xảy ra theo một chuyển động rất đồng bộ. Để đảm bảo an toàn, Alex thường cho 5 viên đạn vào ổ đạn của khẩu súng lục này, và búa súng nằm ở ổ đạn trống thứ 6.
Trước khi lau chùi súng, ông ấy đã lấy 5 viên đạn ra. Sau khi lau sạch súng, ông ấy bắt đầu lắp đạn vào ổ quay. Khi lắp đến viên đạn thứ 5 và là viên đạn cuối cùng, ông ấy đột nhiên có một cảm giác sợ hãi (do bản năng). Chắn chắn đã có vấn đề gì đó đối với viên đạn này.
Alex buồn bực về cảm giác kỳ lạ này bởi vì trước đây ông chưa bao giờ có tâm trạng như vậy. Ông ấy quyết định tin tưởng vào linh cảm của bản thân, do đó ông lấy viên đạn thứ 5 ra và cất đi, sau đó ông vẫn đặt búa súng vào ổ đạn thứ 6 như bình thường. Ổ đạn kế bên nó, vẫn thường được lắp viên đạn thứ năm, bây giờ cũng bị bỏ trống.
Hai tuần sau đó, Alex đang ở nhà nghỉ dành cho người đi săn cùng với vợ sắp cưới và cha mẹ của ông. Tối hôm đó, bỗng nhiên cha mẹ ông tranh cãi dữ dội. Alex cố gắng can ngăn họ, nhưng cha của ông, trong một cơn giận không kiềm chế được, đã chụp lấy khẩu súng của Alex đang nằm trong ngăn kéo, liền chĩa vào mẹ của Alex.
Alex cố gắng can thiệp bằng cách đứng vào trước khẩu súng để che chắn cho mẹ ông, nhưng đã quá trễ, cha ông đã bóp cò súng. Trong một giây kinh hoàng, Alex biết rằng ông sắp bị bắn ở một cự ly khoảng một cánh tay. Thay vì một cái chết bất ngờ khủng khiếp sẽ xảy ra, khẩu súng chỉ phát ra một tiếng “click”. Khẩu súng đã quay vào ổ đạn bỏ trống, ổ đạn này đáng lẽ đã chứa viên đạn thứ 6 nếu Alex không cất nó đi hai tuần trước đây.
Alex có thực sự đoán được tương lai không, hay đây chỉ là một sự trùng hợp lạ thường? Có một vài lối giải thích hợp lý cho lý do tại sao “các linh cảm trực giác” thỉnh thoảng xuất hiện. Cách giải thích đầu tiên là, trên khía cạnh tiềm thức, chúng ta luôn luôn suy nghĩ và đi đến kết luận, nhưng các kết luận này chỉ được xem là những linh cảm đối với trí óc tỉnh táo của chúng ta. Cách giải thích thứ hai là, chúng ta thu thập các manh mối từ ngôn ngữ của cơ thể (body language), các âm thanh trong tiềm thức hoặc sự ảo tưởng bên ngoài mà bản thân chúng ta không ý thức được. Cách giải thích thứ ba là, mỗi khi chúng ta nhớ đến một sự trùng hợp gây kinh ngạc, chúng ta sẽ quên đi tất cả những lúc chúng ta có một linh cảm không đúng. Một khả năng thứ tư là, chúng ta cải biến trí nhớ để phù hợp với bản thân, tạo ra một mối liên kết mà có thể nó chưa từng tồn tại. Và cứ tiếp tục như thế. Các lối giải thích không sáng tạo loại này có lẽ phù hợp cho các linh cảm trực giác. Nhưng lý giải này không thể giải thích được tất cả các trường hợp.
Như trong trường hợp linh cảm của Alex, một loạt các phân tích chi tiết được ghi lại cẩn thận đưa ra khả năng là một số khả năng trực giác bắt nguồn từ giác quan thứ sáu đích thực. Nhưng để xác nhận rằng những câu chuyện đó diễn biến đúng như thế, chúng ta phải nhờ đến các xét nghiệm được kiểm soát trong phòng thí nghiệm.
Trong một nghiên cứu có quy mô nhỏ và trong 3 thử nghiệm theo dõi, tôi đã quan sát và thấy rằng, nhiều người phản ứng lại những điều không tốt một cách vô thức, ngay cả trước khi điều đó xảy ra. Hãy lấy ví dụ trường hợp của một biên tập viên nổi tiếng của một tạp chí có tiếng. Khi bà ấy đặt câu hỏi: “Có giác quan thứ sáu không?”, thì tôi không thể trả lời trực tiếp được. Tôi hỏi xem bà ấy có muốn tham gia vào một cuộc thí nghiệm sử dụng các hình ảnh được chọn lựa ngẫu nhiên bằng máy vi tính, và bà ấy đã đồng ý.
Tôi yêu cầu bà ấy ngồi trước một màn hình trống. Tôi nói cho bà ấy biết rằng bà ấy sắp nhìn thấy một loạt các hình ảnh sử dụng kỹ thuật số. Một số hình sẽ yên tĩnh như mặt hồ nước, còn những hình ảnh khác sẽ gây cảm xúc, chẳng hạn như một con nhện khổng lồ. Tôi gắn các điện cực vào hai ngón tay trái của bà ấy để đo các biến đổi nhỏ trong điện trở của da. Ở ngón thứ 3, tôi cài một điện cực để theo dõi lưu lượng máu. Tôi yêu cầu bà ấy bấm vào con chuột khi nào bà ấy đã sẵn sàng, rồi sau đó nhìn vào các hình ảnh.
Tôi rời khỏi phòng để cho bà ấy được thư giãn, và sau đó bà ấy đã bấm vào chuột. Trong 5 giây, màn hình vẫn không có gì, rồi sau đó máy vi tính (máy điện toán) đã chọn lựa một cách ngẫu nhiên một hình ảnh trong số các hình ảnh – một số hình ảnh êm ả, và một số hình ảnh mang tính kích thích. Hình ảnh này được hiểu thị trong 3 giây, và trở lại màn hình trống trong 8 giây. Cuối cùng, một dòng chữ xuất hiện thông báo rằng bà ấy có thể bắt đầu làm thử nghiệm kế tiếp bất cứ lúc nào.
Bà ấy lập lại trình tự này 40 lần. Khi kết thúc cuộc thí nghiệm, tôi đã phân tích các dữ liệu được ghi lại bằng các điện cực và vẽ hai đồ thị tổng kết. Mỗi đồ thị thể hiện các thay đổi trung bình trong điện trở của da và lưu lượng máu trước đó, trong lúc nhìn và sau khi nhìn thấy các hình ảnh êm ả hoặc gây kích thích. Điều bà ấy lập tức lưu ý là sau khi bà nhìn thấy các hình ảnh gây xúc động, cả điện trở da và lưu lượng máu ở ngón tay thay đổi một cách đáng kể. Và sau khi bà nhìn thấy những hình ảnh êm ả, các hoạt động của cơ thể hầu như không thay đổi chút nào.
Bà ấy nói rằng, “tôi bị xúc động khi thấy hình ảnh gây kích thích, và tôi trở nên yên tịnh khi tôi nhìn thấy hình ảnh êm ả. Điều này có liên quan gì đến giác quan thứ sáu?”
Tôi hướng sự chú ý của bà ấy đến phần đồ thị hiển thị các phản ứng của bà ấy trước khi máy vi tính (máy điện toán) chọn lựa các hình ảnh. Tôi nói “chỗ lồi lên này cho thấy rằng cơ thể của bà phản ứng khi nhìn thấy các hình ảnh gây xúc động trước khi máy vi tính (máy điện toán) chọn các hình ảnh này”, chỉ vào dòng khác tôi nói tiếp “đường thẳng này cho thấy rằng cơ thể của bà không có phản ứng gì trước khi các hình ảnh êm ả xuất hiện. Bà có nhìn thấy không? Cơ thể của bà phản ứng lại cảm xúc sẽ xảy ra trước khi máy vi tính (máy điện toán) chọn lựa một cách ngẫu nhiên một hình ảnh gây xúc động hoặc một hình ảnh êm ả”.
Sau khi đã hiểu rõ hoàn toàn, tôi nói thêm, “bây giờ chúng ta có thể chứng minh trong phòng thí nghiệm ở một mức độ nào đó những điều chúng ta đã biết từ lâu: Nhiều người thực sự có một cảm giác kỳ lạ trước khi điều xấu xảy ra. Cơ thể sẽ cảnh báo cho chúng ta về sự nguy hiểm cho dù đầu óc tỉnh táo của chúng ta không nhận được thông điệp này”.
Cơ thể của nhà biên tập viên này cho thấy các dấu hiệu được gọi là linh cảm báo trước (presentiment), một dạng vô thức của nhận thức tâm linh (psi perception). Psi là một thuật ngữ trung tính dành cho các trải nghiệm tâm linh, và mặc dù nó giống như nguồn cung cấp ý tưởng cho các tập phim truyền hình X-Files, nhưng các nhà khoa học trên khắp giới đã và đang nghiên cứu đề tài này trong phòng thí nghiệm trong hơn một thế kỷ qua. Chứng cứ khoa học hiện nay tỏ ra rõ ràng hơn đối với những trải nghiệm được báo cáo một cách phổ biến, chẳng hạn như thần giao cách cảm (telepathy), lên đồng (clairvoyance), và khả năng nhận biết trước (precognition). Các nghiên cứu cho thấy rằng, chúng ta có cách thu thập thông tin mà không cần đến các giác quan thông thường. Giác quan thứ 6 và các thuật ngữ tương tự, chẳng hạn như khả năng nhìn thứ hai và nhận thức ngoại cảm (extrasensory perception – ESP), đều ám chỉ đến các trải nghiệm về nhận thức vượt quá các giới hạn về không gian và thời gian.
Trong nỗ lực phát triển thêm các phát hiện này, tôi nhận thấy rằng chúng ta phải đào sâu hơn những điều được khám phá ở khía cạnh ý thức. Mặc dù nhận thức ngoại cảm và nhận thức tâm linh thường ám chỉ các trải nghiệm tâm linh trong ý thức, nhưng tôi luôn luôn nghĩ rằng, yêu cầu người khác kể lại bằng ý thức các ấn tượng tâm linh huyền ảo là một phát súng trong đêm tối. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta bỏ qua các cơ chế phòng thủ tâm lý có chức năng gạn lọc các nhận thức và kiểm duyệt cảm nhận ý thức? Chúng ta có tìm thấy các trải nghiệm tâm linh mà người khác không để ý đến chăng?
Một số ít các đồng nghiệp đã lót đường cho loại điều tra này. Vào giữa những năm 1960, nhà tâm lý học Charles Tart, Tiến sĩ của trường Đại Học California tại Davis, đã đo độ dẫn điện ở da, thể tích máu, nhịp tim, và các báo cáo bằng miệng giữa hai người; được gọi là cặp người gửi và người nhận (sender-receiver pair). Ông ấy, với vai trò là người gửi, tiếp nhận các cơn điện giật ngẫu nhiên để kiểm tra xem những người nhận ở xa có thể phát hiện được các cơn điện giật này không. Ông Tart đã phát hiện rằng, mặc dù họ không cảm nhận được bất cứ sự bất thường nào, nhưng chức năng sinh học của những người nhận ở xa đã ghi lại các phản ứng quan trọng đối với các cơn điện giật mà ông ấy gặp phải.
Trong các thử nghiệm độc lập khác, kỹ sư Douglas Dean ở trường Newark Khoa Công Trình; nhà tâm lý học, Tiến sĩ Jean Barry ở Pháp; và nhà tâm lý học, Tiến sĩ Erlendur Haraldsson tại Trường Đại Học Utrecht (University of Utrecht), tất cả các chuyên gia này đã quan sát các thay đổi quan trọng ở thể tích máu trong ngón tay của người nhận, khi người gửi ở cách xa hàng ngàn dặm, truyền trực tiếp các tư duy cảm xúc về phía họ. Tạp chí Science cũng đã đăng tải một nghiên cứu của hai nhà sinh lý học, họ báo cáo đã tìm ra được các mối liên kết quan trọng trong các sóng điện não giữa hai trẻ song sinh được cách ly. Các nghiên cứu loại này có tên là Mục Tiêu Định Hướng Tinh Thần Từ Xa trên Các Hệ Thống Đang Sinh Sống (Distant Mental Intention on Living Systems - DMILS).
Ý tưởng nghiên cứu các linh cảm thuộc trực giác nảy ra trong tôi vào đầu những năm 1990, lúc đó tôi còn đang là một nghiên cứu sinh ở khoa tâm lý học của Trường Đại Học Edinburgh (University of Edinburgh) ở Scotland. Vào thời điểm đó tôi đang điều tra “cảm giác bị người khác nhìn chằm chằm vào”. Trong phòng thí nghiệm, tôi đã cách ly hai người, cho họ vào hai phòng cách nhau khoảng 100 feet (khoảng 30,5 m). Sau đó, tôi giám sát hoạt động điện ở da của người thứ nhất trong lúc người thứ hai nhìn chằm chằm vào người thứ nhất qua một hệ thống video một chiều truyền trực tiếp đến người nhận (one-way closed-circuit video system). Mặc dù người bị nhìn chằm chằm vào có thể không biết khi nào người nhìn sẽ thực hiện điều đó, vì cả hai người được cách ly ở hai phòng khác nhau và hành động nhìn này chỉ xảy ra ở những thời điểm không nhất định, nhưng tôi đã quan sát thấy các thay đổi nhỏ ở điện trở trên da của người bị nhìn chằm chằm vào qua hệ thống truyền hình mạch kín.
Khi suy nghĩ về kết quả này, tôi đã nhận thấy rằng (vì các lý do tương đối) mối liên hệ “không nội bộ” vượt không gian này kéo theo một mối liên hệ vượt thời gian. Nếu chúng ta đang nhìn thấy một hiệu ứng không gian tách biệt thực sự giữa người với người, thì chúng ta cũng sẽ thấy được hiệu ứng thời gian cách biệt bên trong một người. Tôi gọi hiệu ứng này là “linh cảm báo trước” (presentiment), vì thuật ngữ này ám chỉ một phản ứng đối với một sự kiện gây cảm xúc trong tương lai.
Ngay sau đó, tôi đã khám phá ra rằng thậm chí đối những người khó tin nhất cũng sẽ phần nào chấp nhận các linh cảm do trực giác (intuitive hunches). Đó là bởi vì hầu như mọi người đều đã từng có linh cảm ít nhất là một lần.
Bản thân tôi cũng khó tin các kết quả của các thử nghiệm mà tôi thực hiện trên nhà biên tập tạp chí và những người khác. Nhưng tôi không tìm thấy được bất cứ sai sót nào về cách thiết kế nghiên cứu hoặc quá trình phân tích các kết quả. Sau đó vài tháng, Tiến sĩ Dick Bierman, một giáo sư của Trường Đại Học Amsterdam (University of Amsterdam) biết đến các nghiên cứu của tôi, và ông cũng không thể nào tin được các kết quả này. Do đó, ông đã lặp lại thử nghiệm này trong phòng thí nghiệm của ông và cũng tìm thấy các kết quả tương tự. Sau đó, hai sinh viên của nhà tâm lý học, tiến sĩ Robert Morris của Trường Đại Học Edinburgh (University of Edinburgh), cũng đã lặp lại nghiên cứu này, và một lần nữa cũng tìm thấy các kết quả tương tự. Hiện nay, có nhiều thí nghiệm lặp lại nghiên cứu này được thực hiện trong một số phòng thí nghiệm khác.
Các thí nghiệm của chúng tôi có chứng minh được sự tồn tại của giác quan thứ sáu không? Vẫn chưa. Những dữ liệu chúng tôi có được chỉ là các báo cáo có kết quả giống nhau của 3 phòng thí nghiệm độc lập với hơn 200 người tham gia. Để kiểm tra các nghiên cứu này cần phải có thêm nhiều thí nghiệm có các kết quả tương tự. Tuy nhiên, các nghiên cứu của chúng tôi, kết hợp với các kết quả của nhiều loại xét nghiệm khác của nhiều nhà điều tra về khả năng biết trước (precognition) và các nhóm hiện tượng ngoại cảm khác, đã làm cho các nhà khoa học khó tính nhất cũng phải cân nhắc về những điều trước đây được xem là không thể xảy ra, đó chính là khả năng xuất hiện giác quan thứ sáu thực sự.
Ví dụ, vào giữa những năm 1990, nhà thiên văn quá cố bảo thủ Carl Sagan đã đưa ra ý kiến bất di bất dịch cho rằng, tất cả các hiệu ứng ngoại cảm là không thể xảy ra. Nhưng trong một trong số những cuốn sách cuối cùng của ông, Thế Giới Bị Quỷ Ám: Khoa Học như Một Ngọn Nến trong Đêm Tối (The Demon-Haunted World: Science as a Candle in the Dark), ông đã viết, “Vào thời điểm thực hiện cuốn sách này, có 3 cơ sở lập luận trong lĩnh vực nhận thức ngoại cảm mà, theo ý kiến của tôi, đáng được nghiên cứu một cách nghiêm túc: (1) rằng với ý tưởng nói riêng, con người có thể (rất khó) ảnh hưởng đến bộ phận tạo ra số ngẫu nhiên trong máy vi tính (máy điện toán); (2) rằng những người bị mất cảm giác (hoặc tri giác) nhẹ có thể nhận được các tư tưởng và hình ảnh “truyền” đến họ; và (3) rằng các trẻ nhỏ thỉnh thoảng báo cáo các chi tiết về kiếp (sống) trước, mà sau khi kiểm tra, hóa ra là rất chính xác, và các trẻ không thể nào biết được các chi tiết này ngoài sự đầu thai (reincarnation: sinh ra trong một thân xác mới ở kiếp sau)”.
Nếu các nhà khoa học cuối cùng đã đồng ý rằng giác quan thứ 6 thực sự tồn tại, thì xã hội này có thể sẽ thay đổi như thế nào? Một mặt, nó có thể sẽ không thay đổi; chúng ta có thể hiểu rằng các khả năng ngoại cảm thực sự hiếm khi xuất hiện và chỉ mang tính phỏng đoán yếu ớt, và do đó không quan trọng đối với đa số các mục đích có tính thiết thực.
Mặt khác, có thể là cuộc nghiên cứu về giác quan thứ sáu này sẽ thay đổi một cách cơ bản sự hiểu biết của chúng ta về mối quan hệ nhân quả, và có được các ứng dụng mới. Ví dụ, trong một bài viết đồng tác giả “Khám Phá một Giả Thuyết Gây Kinh Ngạc” (Exploring an Ourageous Hypothesis) của nhà tâm lý học tiến sĩ William Braud, giáo sư và giám đốc nghiên cứu tại Viện Tâm Lý Siêu Nhiên (Institute of Transpersonal Psychology) và đồng giám đốc của Trung Tâm Nghiên Cứu Ý Thức William James của Viện này (Institute's William James Center for Consciousness Studies), nói về khái niệm “ảnh hưởng chủ định trong quá khứ” (retroactive intentional influence) ứng dụng cho việc chữa lành bệnh. Ông đưa ra ý tưởng cho rằng, trong những trường hợp các chứng bệnh nghiêm trọng thực sự biến mất sau một đêm, có lẽ người chữa bệnh quay trở về quá khứ để khởi động mạnh quá trình chữa lành bệnh.
Giáo sư Braud biết rõ tính chất tạo ảo giác (mind-bending nature) của giả thuyết này, nhưng nó không chỉ đơn thuần tồn tại trong trí tưởng tưởng. Trong bài viết của ông, giáo sư Braud xem lại hàng trăm thí nghiệm kiểm tra một loạt các hiện tượng đảo ngược nhân quả (retrocausal phenomenon: cho phép kết quả xảy ra trước nguyên nhân), từ thí nghiệm tác động lên năng lực trí tuệ bằng các con số ngẫu nhiên được các mạng điện tử tạo ra, đến thí nghiệm đoán các hình ảnh mục tiêu được chọn lựa trong tương lai, đến các nghiên cứu kiểm tra “cảm giác bị nhìn chằm chằm vào”, và đến các thí nghiệm về linh cảm báo trước (presentiment). Ông kết luận rằng, tập hợp khá lớn nhưng không phổ biến của các nghiên cứu được kiểm soát chặt chẽ này cho thấy một số ảnh hưởng chủ định diễn ra trong quá khứ thực sự có thể xảy ra, và do đó có thể có những hệ quả quan trọng trong việc chữa lành bệnh.
Một ứng dụng ít cơ bản hơn có thể áp dụng cho các hệ thống cảnh báo sớm. Hãy tưởng tượng rằng trên một chiếc phi cơ (máy bay) trong tương lai, tất cả thành viên của phi hành đoàn được kết nối với một hệ thống vi tính (điện toán) được trang bị trên máy bay. Hệ thống này được thiết kế để giám sát nhịp tim một cách liên tục, hoạt động điện ở da, và lưu thông máu. Trước khi phi hành đoàn lên máy bay, mỗi thành viên được kiểm tra để xem phản ứng của họ trước đây, trong thời gian và sau khi xảy ra các sự kiện êm đềm và gây cảm xúc. Các phản ứng khác thường của mỗi thành viên được sử dụng để tạo ra một “khuôn mẫu phản ứng” thuộc cảm xúc riêng cho mỗi cá nhân, sau đó được truyền tải vào máy vi tinh (máy điện toán).
Khi chiếc máy bay này đang bay trên không, máy vi tính sẽ giám sát cơ thể của mỗi thành viên phi hành đoàn để đánh giá mức độ cảm xúc của họ. Nếu máy vi tính (máy điện toán) phát hiện ra rằng tất cả thành viên phi hành đoàn sắp sửa có một phản ứng về cảm xúc (trong lúc máy bay vẫn hoạt động bình thường), thì máy này có thể báo động cho phi công (cơ trưởng). Thỉnh thoảng, chỉ cần được cảnh báo trước vài giây thì toàn bộ hành khách trên máy bay cũng có thể được cứu sống.
Có rất nhiều khả năng cho rằng, một số linh cảm trực giác thực sự báo hiệu sự hiện diện của giác quan thứ sáu. Nhưng cho ai? Ở một mức độ nào đó, có lẽ cho mọi người. Nhưng có một số người có tầm nhìn kém, do đó cũng có nhiều khả năng là một số người trên thực tế bị “mù tâm linh” (psi-blind). Tôi nghi ngờ rằng trong tương lai, không cần đến sự trợ giúp của các công nghệ đặc biệt, tương tự như một thiết bị phóng đại âm thanh cho người bị khiếm thính (lãng tai, điếc) có thể giúp cải thiện khả năng nghe, chúng ta có thể có khả năng tăng cường giác quan thứ sáu yếu ớt của chúng ta.
Tính Khoa Học của Nhận Thức Ngoại Cảm ở đâu?
Dean Radin hỏi rằng, “Các trải nghiệm của chúng ta có chứng minh được rằng chắn chắn có sự tồn tại của giác quan thứ sáu không?” Rồi ông trả lời, “Vẫn chưa”, nhận định một cách chính xác rằng chúng ta cần có thêm các thí nghiệm thành công, do các nhà nghiên cứu độc lập, để chứng minh rằng giác quan thứ sáu này thực sự tồn tại.
Nhưng như vậy cũng thật không đơn giản chút nào. Các nhà điều tra độc lập phải làm nhiều việc hơn thay vì sao chép lại các phát hiện của ông Radin. Họ phải sử dụng các hệ thống thiết bị, các phương pháp đo và các tiến trình chọn lựa ngẫu nhiên khác với những gì ông Radin đã thực hiện để tránh lặp lại các lỗi mà ông đã mắc phải một cách tình cờ, nếu không họ sẽ vẫn duy trì các phát hiện sai lầm.
Tôi đã có thể phát hiện một số sai sót tiềm ẩn trong các phương pháp của ông ấy. Ví dụ, Radin cho rằng những người tham gia vào các thí nghiệm về linh cảm của ông biết trước được những hình ảnh về cảm xúc trong tiềm thức – dựa trên sự quan sát của ông về các thay đổi ở các điện trở trên da – đi ngược lại các nguyên lý cơ bản của luật nhân quả trong lĩnh vực khoa học. Chính vì trường hợp về linh cảm dựa trên việc so sánh những thay đổi của các trạng thái chức năng sinh học, và các phương pháp khác nhau về cách tính toán những thay đối này có thể dẫn đến các kết quả rất khác biệt.
Ví dụ, cách đây nhiều năm, có một sinh viên thực hiện nghiên cứu để chứng minh rằng, những chú chuột bị mù có khả năng học hỏi một thao tác mới tốt hơn các chú chuột còn sáng mắt. Đã xuất hiện vấn đề là, một nhà nghiên cứu trước đây đã phát hiện kết quả ngược lại. Sự khác biệt giữa hai nghiên cứu? Cách thức họ đo lường sự thay đổi. Nhà nghiên cứu trước đã tính toán sự khác biệt đơn giản giữa con số các sai sót đã phạm phải khi thực hiện thao tác đầu tiên và con số các sai sót chúng phạm phải khi thực hiện thao tác tứ hai; trong khi đó, người sinh viên này đã tính toán những thay đổi theo tỉ lệ phần trăm. Sự khác biệt tưởng chừng vô thưởng vô phạt này đã dẫn đến những phát hiện hoàn toàn đối nghịch! Khi chúng tôi sử dụng cùng phương pháp đo cho cả hai nghiên cứu, thì chúng cho ra các kết quả giống nhau.
Bên cạnh những khó khăn tiềm ẩn của việc chọn lựa một phương pháp đo, các nhà nghiên cứu cũng phải xác minh mức độ dao động lớn của các thay đổi về chức năng cơ thể, mà ông Radin đã không tạo được sự thuyết phục. Điện trở ở da, cũng như các số đo chức năng cơ thể khác, thay đổi một cách đáng kể ở từng cá nhân và theo những khoảng thời gian dài ngắn khác nhau. Nó cũng tác động đến nhiều lĩnh vực về môi trường bên ngoài và bên trong các đối tượng được kiểm tra, đó là lý do tại sao các nhà điều tra sử dụng một số những điều chỉnh để loại bỏ những sự biến đổi ngoài ý muốn, do đó họ có thể tập trung vào những thay đổi mà họ quan tâm đến.
Mặc dù ông Radin thực sự cố gắng giảm bớt một số sự biến thiên ngoài ý muốn, nhưng các nỗ lực của ông ấy xem ra không được lên kế hoạch một cách trực tiếp hoặc chỉ mang tính tùy ý, đặc biệt khi quá trình này có thể trở nên quá phức tạp. Ông Radin đã đo đạc sự thay đổi về các trạng thái sinh lý bằng cách khấu trừ mẫu điện trở da đầu tiên ở mỗi thử nghiệm từ tất cả các mẫu điện trở da còn lại cho thử nghiệm đó. Ông nói rằng, chứng cứ về linh cảm là từ cơ sở cho thấy rằng, trước khi nhìn thấy những hình ảnh gây cảm xúc, thì các số liệu trung bình về sự thay đổi ở điện trở da xem ra cao hơn so với trước khi nhìn thấy những hình ảnh êm ả. Điều này xem ra hợp lý. Nhưng các số liệu của các mẫu điện trở da được đo trong thử nghiệm này đã tạo ra giá trị tiêu chuẩn dùng để so sánh với các kết quả của các thử nghiệm trong tương lai. Vì một lý do nào đó, nếu các mẫu thử nghiệm đầu tiên bao gồm các hình ảnh gây cảm xúc tình cờ có một số đo điện trở da có phần thấp hơn so với các mẫu đầu tiên của các thử nghiệm hình ảnh êm ả, thì điều này nói riêng sẽ tạo ra, có lẽ không chính xác, một “giá trị chênh lệch” lớn hơn cho các thử nghiệm có hình ảnh gây cảm xúc.
Để nhìn thấy vấn đề này bằng hành động, hãy giả sử rằng giá trị trung bình các số liệu thật trong các thử nghiệm có hình ảnh êm ả và gây xúc động là 20. Nếu giá trị chuẩn cho các thử nghiệm êm ả là 15, thì giá trị chênh lệch cho các thử nghiệm êm ả sẽ là 20 – 15 = 5. Nếu giá trị chuẩn cho các thử nghiệm gây cảm xúc là 10, thì giá trị chênh lệch cho các thử nghiệm cảm xúc sẽ là 20 – 10 = 10. Do đó, tiến trình tính điểm tạo ra một sự khác biệt lớn hơn trong các thử nghiệm cảm xúc, tất cả điều này là do các khác biệt ở các giá trị chuẩn. Do đó bạn có thể thấy rằng, cách chọn lựa đơn giản phương pháp thực hiện có thể ảnh hưởng đáng kể đến các phát hiện. Điều khó khăn, như họ nói, nằm trong các chi tiết.
Vậy thì làm sao chúng ta biết tin vào số đo nào khi mỗi thí nghiệm đều cho ra một kết quả khác nhau? Lời giải đáp chỉ rõ ràng khi chúng ta có được một lý thuyết mô tả chi tiết quá trình được nghiên cứu. Nhưng đó chính là vấn đề ở đây: Chưa có một lý thuyết xác thực nào về nhận thức ngoại cảm (parapsychology – psi – ESP). Đó là loại quá trình gì? Nó hoạt động thế nào? Thật vậy, hiện nay như nhiều nhà tâm lý nghiên cứu ngoại cảm cho rằng nhận thức ngoại, đã được định nghĩa một cách tiêu cực, là những gì không đúng với bản chất của nó; nhà nghiên cứu này cho rằng cô ấy đã tìm ra được nhận thức ngoại cảm khi cô ấy loại bỏ tất cả các giải thích khoa học cho các kết quả. Với tình trạng không rõ ràng của vấn đề này, chắc chắn sẽ không có một nguyên tắc nào đưa ra được tiến trình đo lường hoặc đánh giá một cách chính xác. Tuy nhiên, chúng ta không biết được rằng đây có phải là trường hợp áp dụng cho các thí nghiệm của ông Radin không.
Ví dụ, nếu tôi đang điều tra các thay đổi trong những quá trình phóng ra các xung điện thần kinh ở thần kinh thị giác, thì chúng ta sẽ có được cả lý thuyết bao quát và các dữ liệu có thể đưa ra các phương pháp đánh giá hợp lý: Chúng ta biết được sự phân phối tiềm ẩn của những quá trình phóng điện như thế, và chúng ta biết được cách thức biến hình chúng thích hợp để cho việc đánh giá sự thay đổi trở nên hợp lý ở khía cạnh nhận thức của chúng ta về các dây thần kinh và các xung điện thần kinh. Tuy nhiên, chúng ta không có được một nguyên lý chi tiết và dữ liệu đầy đủ để nhận ra các loại biến hình và các phương pháp đo sự chênh lệch hợp lý. Do đó, trước khi chúng ta có thể tin rằng, các thay đổi về chức năng cơ thể cho thấy rằng đối tượng đang mong đợi hình ảnh gây cảm xúc, thì chúng ta cần phải cho thấy, ở mức tối thiểu, rằng các phương pháp đo khác nhau về các thay đổi trong chức năng cơ thể sẽ đưa ra kết quả giống nhau. Chúng ta cũng sẽ cần thu thập thêm các số liệu về chức năng cơ thể ở nhiều tình huống thay đổi và trong những khoảng thời gian dài hơn.
Lịch sử của những nỗ lực điều tra một cách khoa học các hiện tượng tâm linh đã bắt đầu cách dây 150 năm, và được trang bị đầy đủ với những ví dụ của các nhà nghiên cứu về tâm linh, cho rằng cuối cùng họ đã có thể chứng minh được sự tồn tại của các hiện tượng ngoại cảm. Trong mỗi trường hợp, các thế hệ tiếp nối của những nhà tâm lý học ngoại cảm đã phải loại bỏ (vì sai lầm tai hại) những điều mà đối với thế hệ trước là những bằng chứng không thể chối cãi về các hiện tượng ngoại cảm.
Một trường hợp có liên quan là nghiên cứu được ông Radin trích dẫn về “những mối liên hệ chặt chẽ trong các sóng điện não giữa các cặp song sinh đơn hợp tử (cùng trứng thụ tinh)”. Nghiên cứu này đã được Duane và Behrendt báo cáo trong tạp chí Khoa Học (Science) vào năm 1965. Các nhà điều tra này đã tận dụng kiến thức cho rằng các sóng anpha (alpha) não có thể được tạo ra bằng cách nhắm mắt lại. Các nhà nghiên cứu đã đưa mỗi thành viên của cặp song sinh vào các phòng tách biệt, rồi kết nối họ với các điện cực để đo các sóng điện não của cặp song sinh này. Các nhà nghiên cứu hướng dẫn một thành viên trong cặp song sinh nhắm mắt lại vào những thời điểm được quy định trước. Điều này tạo ra các chuyển động alpha trong các sóng điện não của thành viên này, và được cho là đã gây ra các chuyển động anpha trong các sóng điện não của thành viên kia cùng lúc. Nếu điều này thực sự đã xảy ra, thì đây chính là bằng chứng của nhận thức ngoại cảm. Nhưng đã có nhiều vấn đề trong cách thực hiện các phương pháp. Đầu tiên, việc cách ly cặp song sinh này hoàn toàn không có tính thuyết phục lắm, vì họ ở trong những căn phòng nằm cạnh nhau. Kế đến, chứng cứ về mối liên hệ của các sóng điện não chỉ dựa trên kiểm tra bằng mắt một cách chủ quan các số liệu ghi lại sóng điện não. Theo các nhà tâm lý học, con người khó xác định được các mối liên hệ khi dựa trên cách nhìn chủ quan, điều này chính là lý do tại sao các nhà nghiên cứu chỉ tin tưởng các mối liên hệ được máy vi tính (máy điện toán) ghi lại.
Sau này Duane và Behrendt đã thừa nhận rằng vì cặp song sinh đó đã không được cách ly hoàn toàn tuyệt đối, do đó họ có thể đã cố tình gửi cho nhau các tín hiệu mật mã. “Khi xem xét lại, nhược điểm lớn nhất trong tiến trình thực hiện thí nghiệm của chúng tôi chính là do chúng tôi không loại trừ hoàn toàn những hình thức liên lạc truyền thống giữa các cặp song sinh, và chúng tôi đã không thực hiện phân tích thống kê để loại bỏ các chuyển động anpha tự sinh”. Mặc dù họ đã tiếp tục tìm kiếm “các số liệu thật” mà họ cho rằng sẽ chứng minh hoặc bác bỏ giả thuyết này, nhưng trong suốt khoảng thời gian 45 năm giữa hai thí nghiệm này, các tác giả này cũng như những người khác vẫn chưa thành công trong việc tái tạo các kết quả như thế trong các điều kiện mang tính khoa học.
Trong một cuốn sách của ông có tựa Vũ Trụ Có Ý Thức (The Conscious Universe), Dean Radin vẫn lạc quan cho rằng, được dẫn giải một cách chính xác, các kết quả thí nghiệm về ngoại cảm hoàn toàn chứng minh được sự tồn tại của nhận thức ngoại cảm hoặc nhận thức tâm linh.
Nhưng nếu công tác nghiên cứu các hiện tượng tâm linh trên một thế kỷ qua đã dạy cho chúng ta biết được bất cứ điều gì, thì thế hệ sau sẽ có nhiều khả năng không lặp lại các kết quả linh cảm của ông Radin, và sẽ bắt đầu tìm kiếm ở một nơi nào khác để tìm ra câu trả lời cho các vấn đề khó hiểu của họ. Ngoài ra, nếu lịch sử ngừng tái diễn, các nhà tâm lý học ngoại cảm tương lai có thể dễ dàng tìm ra những cách thức giúp chúng ta phát triển năng lực trực giác của chúng ta; điều này vẫn còn trông đợi vào nghiên cứu của ông Radin có tiến triển hay không.
Nguồn(Source):
Saturday, October 27, 2012
CHỨNG ĐAU (NHỨC) CĂNG ĐẦU (TENSION HEADACHE) - Do LQT Biên Dịch
Chứng đau (nhức) căng đầu là một tình trạng đau nhức và khó chịu ở đầu, da đầu, hoặc cổ, thường liên quan đến tình trạng đơ cứng cơ ở các khu vực này.
Cách sử dụng phần mục lục: Nếu quý vị muốn đọc trang tiếng anh, xin bấm vào dòng chữ tiếng Anh. Nếu quý vị muốn đọc trang tiếng Việt, xin bấm vào dòng chữ tiếng Việt.
Lưu ý: Các kiến thức y học dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, không nên được sử dụng trong các trường hợp cấp cứu, chẩn đoán, hoặc điều trị cho các trường hợp bệnh. Các trường hợp bệnh nên được chẩn đoán và điều trị bởi bác sĩ y khoa có giấy phép hành nghề. Hãy gọi cho số điện thoại khẩn cấp ở địa phương (chẳng hạn như 911) cho tất cả các trường hợp cấp cứu y tế.
I. BACKGROUND
II. CAUSES
III. RISK FACTORS
IV. PROGNOSIS
V. DIAGNOSIS
VI. TREATMENT
VII. MEDICATIONS
VIII. LIFESTYLE CHANGES
IX. RESOURCES
X. REFERENCES
XI. SOURCES