KIẾN THỨC TỔNG QUÁT
Cao huyết áp là một trong số các chứng bệnh phổ biến nhất trên thế giới ảnh hưởng đến con người, và là một yếu tố nguy cơ chính gây đột quỵ (tai biến mạch máu não), nhồi máu cơ tim (myocardial infarction), bệnh tim mạch, và bệnh thận mãn tính. Cho dù đã có nhiều nghiên cứu trong vài thập kỷ qua, nhưng người ta vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gây ra đa số các trường hợp cao huyết áp ở người thành niên, cũng như khả năng kiểm soát huyết áp ở cộng đồng chung chưa được lý tưởng. Vì tỷ lệ mắc bệnh liên quan, tỷ lệ tử vong và những phí tổn đối với xã hội, do đó việc ngăn ngừa và điều trị chứng cao huyết áp là một thách thức sức khỏe công cộng rất quan trọng. Một cách may mắn là, các tiến bộ và các thử nghiệm gần đây trong lĩnh vực nghiên cứu cao huyết áp đang đưa đến một sự hiểu biết sâu rộng hơn về sinh lý bệnh học của chứng cao huyết áp và những triển vọng về các phương pháp điều trị can thiệp và dược lý cho chứng bệnh phổ biến này.
Theo Hiệp Hội Tim Hoa Kỳ (American Heart Association – AHA), có khoảng 75 triệu người thành niên ở Hoa Kỳ bị ảnh hưởng bởi chứng cao huyết áp (140/90 mm Hg hoặc cao hơn). Những cải thiện đáng kể đã được tiến hành nhằm nâng cao ý thức và phương pháp điều trị cho chứng cao huyết áp. Tuy nhiên, một Chương Trình Nghiên Cứu Đánh Giá Sức Khỏe và Dinh Dưỡng Quốc Gia Hoa Kỳ (NHANES) từ năm 2005 – 2006 đã cho thấy rằng 29% số người thành niên ở Hoa Kỳ từ 18 tuổi trở lên đã bị cao huyết áp; 7% số người thành niên cao huyết áp chưa bao giờ được cho biết họ bị chứng bệnh này.
Ngoài ra, trong số những người bị cao huyết áp (high blood pressure), có khoảng 78% số người ý thức được họ bị cao huyết áp, 68% được điều trị bằng các loại thuốc trị cao huyết áp, và chỉ có 64% các cá nhân được điều trị kiểm soát được chứng cao huyết áp. Hơn nữa, các dữ liệu từ Chương Trình Nghiên Cứu Đánh Giá Sức Khỏe và Dinh Dưỡng Quốc Gia Hoa Kỳ (National Health and Nutrition Examination Survey) từ năm 1999 – 2006 đã ước tính rằng có khoảng 30% người thành niên từ 20 tuổi trở lên bị tiền cao huyết áp (prehypertension).
Cao huyết áp là một yếu tố nguy cơ có thể bổ sung quan trọng nhất gây ra bệnh tim mạch vành (nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Bắc Mỹ), đột quỵ (nguyên nhân hàng đầu thứ ba), suy tim tắc nghẽn (congestive heart failure), bệnh thận giai đoạn cuối (end-stage renal disease), và bệnh động mạch ngoại biên(peripheral vascular disease). Do đó, các chuyên gia y tế không nên chỉ biết xác định và điều trị cho bệnh nhân bị cao huyết áp, mà còn phải khuyến khích một lối sống khỏe mạnh và các biện pháp ngăn ngừa để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ở cộng đồng dân cư.
Cao huyết áp (high blood pressurehoặc còn được gọi là hypertension), là tình trạng áp suất máu trong các động mạch bị tăng cao. Cao huyết áp là do hai yếu tố chính, mà có thể hiện diện độc lập hoặc cùng lúc:
- Tim bơm máu với lực quá mạnh.
- Các mạch máu có kích thước nhỏ hơn trong cơ thể (được gọi là tiểu động mạch – arteriole) bị thu hẹp lại, do đó lưu lượng máu tạo thêm áp lực lên các thành mạch.
Blood pressure is the measurement of force applied to artery walls: Huyết áp là số đo lực áp đặt lên các thành động mạch.
Huyết áp là lực áp đặt lên các thành động mạch khi tim bơm máu đi khắp cơ thể. Áp suất này được xác định bằng số đo lực, số lượng máu được bơm, kích thước và độ đàn hồi của các động mạch.
Mặc dù cơ thể có thể chịu được huyết áp tăng cao trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, nhưng cuối cùng tim có thể sẽ gia tăng kích thước (tình trạng bệnh được gọi là chứng phình trướng – hypertrophy), đây là một yếu tố chính gây ra suy tim (heart failure).
Normal heart: Tim bình thường
Hypertrophic cardiomyopathy: Bệnh cơ tim phình trướng
Right ventricle: Tâm thất phải
Left ventricle: Tâm thất trái
Enlargement of the heart muscle: Tình trạng cơ tim nở to
Bệnh cơ tim phình trướng là một tình trạng cơ tim trở nên dày hơn. Tình trạng dày cơ tim này có thể ảnh hưởng đến chức năng hoạt động bình thường của tim bằng cách:
- thu hẹp lưu lượng máu chảy ra của tâm thất
- giảm khả năng trở lại trạng thái nghỉ và nhận đầy máu trong giai đoạn thư giãn của tim.
- giảm khả năng hoạt động bình thường của van tim
Bất kỳ tình huống nào làm tăng sự co bóp hoặc tốc độ co bóp của cơ tim đều có thể làm cho các triệu chứng này trở xấu.
Áp suất này cũng có thể gây thương tổn đến các mạch máu ở tim, thận, não, và mắt.
Hai số đo được dùng để mô tả huyết áp: áp suất tâm thu(systolic pressure: số đầu tiên và lớn hơn) và áp suất tâm trương (diastolic pressure: số thứ hai và nhỏ hơn). Các vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe do huyết áp có thể thay đổi trong các nhóm tuổi khác nhau và phụ thuộc vào áp suất tâm thu hoặc tâm trương (hoặc cả hai) bị tăng cao. Số đo thứ ba, áp suất nhịp đập (pulse pressure), cũng có thể là một dấu hiệu quan trọng cho thấy mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh.
Huyết Áp Tâm Thu. Áp suất tâm thu (systolic pressure) là số đo lực của máu áp đặt lên các thành động mạch khi tim co bóp để bơm máu ra. Áp suất tâm thu tăng cao được xem là một yếu tố nguy cơ gây ra các biến chứng ở não, tim, thận, quá trình tuần hoàn và tử vong cao hơn so với áp suất tâm trương, đặc biệt ở những người trung niên và cao tuổi. Khoảng cách giữa hai số đo áp suất tâm thu và tâm trương càng lớn, thì mức độ nguy hiểm càng cao.
Huyết Áp Tâm Trương. Áp suất tâm trương (diastolic pressure) là số đo lực khi tim thư giãn để cho phép máu chảy vào tim. Áp suất tâm trương tăng cao là một dấu hiệu rõ rệt cho thấy bị nhồi máu cơ tim và đột quỵ ở người thành niên trẻ tuổi.
Áp Suất Nhịp Đập. Áp suất nhịp đập (pulse pressure) là hiệu số giữa số đo tâm thu và tâm trương. Áp suất này là dấu hiệu của tình trạng xơ cứng và viêm ở thành mạch. Hiệu số này càng lớn, thì độ cứng của thành mạch càng cao và các mạch máu càng bị tổn thương.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng ở những người trên 45 tuổi, cứ mỗi 10 mm Hg gia tăng ở áp suất nhịp đập sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ khoảng 11%, tăng nguy cơ bệnh tim khoảng 10%, và tăng tỷ lệ tử vong toàn diện khoảng 16%. (Ở những người thành niên trẻ tuổi thì nguy cơ này lại càng cao hơn).
Phân Loại Cao Huyết Áp
Có một số phương pháp để phân loại hoặc mô tả chứng cao huyết áp.
- Cao Huyết Áp Chính. Cao huyết áp chính (hay nguyên phát) (essential hypertension, primary hypertension, hoặc idiopathic hypertension). Có khoảng 90% các trường hợp cao huyết áp thuộc loại này. Người ta vẫn chưa rõ các nguyên nhân gây ra dạng cao huyết áp tự phát này, nhưng được dựa trên các quá trình phức tạp trong tất cả các cơ quan và các hệ thống chính, bao gồm tim, các mạch máu, các dây thần kinh, các kích thích tố, và thận.
- Cao Huyết Áp Phụ. Cao huyết áp phụ (hay thứ phát) (secondary hypertension) bao gồm khoảng 5% các trường hợp cao huyết áp. Đối với tình trạng bệnh này, nguyên nhân đã được xác định.
Các bác sĩ khác phân loại chứng cao huyết áp dựa trên phần số đo huyết áp (tâm thu, tâm trương) không bình thường:
- Cao Huyết Áp Tâm Thu Cô Lập. Áp suất tâm thu tăng cao có thể tạo ra một mối nguy hiểm đáng kể bị các vấn đề về tim và đột quỵ ngay cả khi áp suất tâm trương có số đo bình thường – tình trạng này được gọi là cao huyết áp tâm thu cô lập (isolated systolic hyptertension). Tình trạng này xảy ra khi áp suất tâm thu có số đo trên 140 mm Hg nhưng áp suất tâm trương vẫn ở mức bình thường. Tình trạng này có liên quan đến chứng xơ cứng động mạch (arteriosclerosis). Cao huyết áp tâm thu cô lập là một dạng cao huyết áp phổ biến nhất ở những người trên 50 tuổi.
- Cao Huyết Áp Tâm Trương. Cao huyết áp tâm trương (diastolic hypertension) ám chỉ đến số đo huyết áp tâm trương tăng cao. Dạng cao huyết áp này xuất hiện phổ biến nhất ở những người tuổi trung niên từ 30 – 50.
Normal cut-section of artery: Mặt cắt của động mạch bình thường
Fatty material is deposited in vessel wall: Chất béo tích tụ ở thành mạch
Tear in artery wall: Vết rách ở thành động mạch
Narrowed artery becomes blocked by a blood clot: Động mạch bị thu hẹp trở nên tắc nghẽn bởi một cục máu đông
Sự phát triển của chứng xơ cứng động mạch xảy ra khi cholesterol và các mảng vữa tích tụ tại một vết rách ở màng lót động mạch. Khi các mảng vữa này trở nên cứng hơn và bít kín lòng động mạch, lưu lượng máu chảy đến các mô ở xa sẽ giảm xuống và một cục máu đông có thể bị kẹt lại, làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch.
Các Hướng Dẫn về Huyết Áp
Huyết áp được đo bằng đơn vị mm Hg (milimét thủy ngân). Theo các hướng dẫn hiện hành dành cho người thành niên, huyết áp được phân loại: bình thường (normal), tiền cao huyết áp (prehypertension), và cao huyết áp (được phân loại thêm thành Giai Đoạn 1 và Giai Đoạn 2, tùy theo mức độ nghiêm trọng).
- Huyết áp bình thường có số đo dưới 120/80 mm Hg.
- Huyết áp cao có số đo lớn hơn hoặc bằng 140 mm Hg (systolic: tâm thu) hay lớn hơn hoặc bằng 90 mm Hg (diastolic: tâm trương).
- Các số đo huyết áp ở dạng tiền cao huyết áp (120 – 139 tâm thu hoặc 80 – 89 tâm trương) cho thấy có nhiều nguy cơ phát triển thành chứng cao huyết áp.
Các hướng dẫn hiện hành dành cho trẻ em dựa trên tỷ lệ phần trăm kích thước cơ thể của trẻ em. Cao huyết áp được định nghĩa là áp suất tâm thu và tâm trương có số đo trung bình lớn hơn 95% về giới tính, tuổi tác, và chiều cao trong ít nhất 3 trường hợp.
Các trẻ em được chẩn đoán bị tiền cao huyết áp khi mức huyết áp tâm thu hoặc tâm trương nằm trong khoảng 90% - 95% (lớn hơn 90% nhưng nhỏ hơn 95%). Đối với các trẻ vị thành niên, cũng như đối với người thành niên, các số đo lớn hơn 120/80 được xem là bị tiền cao huyết áp. Tỷ lệ béo phì ở thời niên thiếu gia tăng sẽ làm tăng tỷ lệ cao huyết áp và tiền cao huyết áp ở trẻ em và trẻ vị thành niên. Mặc dù đang có nhiều trẻ em bị cao huyết áp, nhưng các nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng chứng cao huyết áp ở trẻ em thường được chẩn đoán ít hơn con số thực sự.
CÁC MỨC HUYẾT ÁP | |
Phân Loại Huyết Áp | Các Mức Huyết Áp Cho Đa Số Người Thành Niên (tâm thu/tâm trương) |
Huyết Áp Bình Thường (tâm thu/tâm trương) | Tâm thu dưới 120 mm Hg Tâm trương dưới 80 mm Hg |
Tiền Cao Huyết Áp | Tâm thu 120 - 139 mm Hg Tâm trương 80 - 89 mm Hg (Ghi chú: Số đo 139/89 hoặc thấp hơn phải là mục tiêu tối thiểu dành cho mọi người. Những người bị bệnh tim, bệnh động mạch ngoại biên, bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận mãn tính nên cố gắng đạt được mức huyết áp 130/80 hoặc thấp hơn). |
Cao Huyết Áp Nhẹ (Giai Đoạn 1) | Tâm thu 140 - 159 mm Hg Tâm trương 90 - 99 mm Hg |
Cao Huyết Áp Vừa đến Nghiêm Trọng (Giai Đoạn 2) | Tâm thu trên 160 mm Hg or Tâm trương trên 100 mm Hg |
Lưu Ý: Nếu một trong các số đo rơi vào phân loại cao hơn, thì số đo cao hơn thường được dùng để xác định giai đoạn bệnh. Ví dụ, nếu áp suất tâm thu là 165 (giai đoạn 2) và áp suất tâm trương là 92 (Giai Đoạn 1), thì bệnh nhân vẫn được chẩn đoán bị cao huyết áp Giai Đoạn 2. Áp suất tâm thu tăng cao so với áp suất bình thường hoặc áp suất tâm trương thấp nên là mối lo ngại chính ở đa số người thành niên. |
Trong các trường hợp cao huyết áp nghiêm trọng (hypertensive crises), được định nghĩa là có số đo huyết áp trên 180/120 mm Hg có thể được phân loại là cao huyết áp cấp cứu (hyptertensive emergency) hoặc cao huyết áp khẩn cấp (hypertensive urgency). Các trường cao huyết áp cấp cứu đặc thù bởi chứng cứ cho thấy cơ quan mục tiêu có nguy cơ hoặc đang bị suy giảm chức năng hoạt động, trong khi đó, cao huyết áp khẩn cấp là những trường hợp không xuất hiện tình trạng cơ quan mục tiêu đang bị suy giảm chức năng hoạt động
Trong các trường hợp cao huyết áp cấp cứu (hypertensive emergencies), huyết áp phải được giảm xuống nhanh khoảng 25% trong vòng vài phút đến một giờ, rồi sau đó được giảm xuống 160/100-110 mm Hg trong vòng 2 – 6 giờ kế tiếp. Tình trạng hủy hoại nghiêm trọng cơ quan giai đoạn cuối trong bối cảnh bị cao huyết áp cấp cứu có thể bao gồm các trường hợp sau đây:
- Thần kinh: bệnh não cao huyết áp (hypertensive encephalopathy), nhồi máu não/nhồi mạch não(cerebral vascular accident/cerebral infarction), xuất huyết dưới mạng nhện não (subarachnoid hemorrhage), xuất huyết nội sọ (intracranial hemorrhage)
- Tim mạch: nhồi máu cơ tim/thiếu máu cơ tim (myocardial ischemia/infarction), suy giảm chức năng tâm thất trái cấp tính (acute left ventricular dysfunction), tràn dịch phổi cấp tính (acute pulmonary edema), phình mạch tách (aortic dissection), đau thắt ngực không ổn định (unstable angina pectoris)
- Các trường hợp khác: suy thận cấp, bệnh võng mạc (retinopathy), chứng kinh giật (eclampsia), thiếu máu ác tính bệnh mao mạch (microangiopathic hemolytic anemia)
Nguồn bổ sung:
0 comments:
Post a Comment