CÁC TRIỆU CHỨNG
Hệ thống tiền đình (vestibular system) bao gồm những thành phần của tai trong (inner ear) và não, có chức năng giúp kiểm soát sự thăng bằng và các chuyển động của mắt. Nếu hệ thống này bị tổn thương do bệnh tật, lão hóa, hoặc thương tổn, thì các rối loạn tiền đình có thể xảy ra, và thường có liên quan đến một hoặc nhiều trong số các triệu chứng sau đây, bên cạnh các triệu chứng khác:
Chóng mặt và choáng váng
- Cảm giác quay cuồng; có ảo giác về chuyển động của bản thân hoặc thế giới xung quanh.
- Choáng váng muốn xỉu, cảm giác bay bổng hoặc đu đưa.
- Cảm giác bị đè nặng hoặc kéo về một hướng.
Sự thăng bằng và khả năng định hướng trong khoảng không
- Mất thăng bằng, vấp chân, khó đi thẳng hoặc quẹo (rẽ)
- Vụng về hoặc khó phối hợp các cử động
- Khó duy trì dáng đứng thẳng, có xu hướng nhìn xuống để xác định vị trí ở dưới đất
- Đầu có thể bị nghiên
- Có khuynh hướng chạm hoặc bám vào vật gì đó khi đứng, hoặc chạm hoặc giữ đầu cho thẳng khi ngồi xuống
- Nhạy cảm với những thay đổi ở các bề mặt đi bộ hoặc giày dép
- Đau cơ và khớp (do cố gắng giữ thăng bằng)
- Khó duy trì sự thăng bằng ở những đám đông hoặc ở những không gian mở rộng lớn
Thị Lực
- Khó tập trung hoặc theo dõi các vật thể bằng mắt; các vật thể hoặc các chữ in trên giấy dường như đang nhảy, nảy lên, lơ lửng, hoặc bị mờ nhạt, hoặc có thể xuất hiện gấp đôi.
- Cảm thấy không thoải mái ở các môi trường thị lực đông đúc, chẳng hạn như xe cộ giao thông, các đám đông, các cửa hàng, …
- Nhạy cảm với ánh sáng, ánh sáng chói, và các ánh sáng chuyển động hoặc lấp lánh; ánh sáng huỳnh quang có thể đặc biệt gây khó chịu.
- Mẫn cảm với một số loại màn hình máy điện toán và truyền hình kỹ thuật số (digital television)
- Có khuynh hướng tập trung vào các vật thể lân cận; tăng cảm giác khó chịu khi tập trung nhìn xa
- Tăng hiện tượng mù đêm (night blindness); gặp khó khăn khi đi bộ trong bóng đêm
- Khả năng cảm nhận 3 chiều về môi trường xung quanh (depth perception) bị giảm
Những thay đổi về thính lực
- Mất khả năng nghe (hearing loss); nghe không rõ hoặc không đều
- Ù tai
- Mẫn cảm với những âm thanh lớn hoặc các môi trường ồn ào
- Những âm thanh lớn đột ngột có thể làm tăng các triệu chứng chóng mặt, choáng váng, hoặc mất thăng bằng
Nhận Thức
- Khó tập trung và chú ý; dễ bị phân tâm
- Dễ quên và trí nhớ ngắn hạn bị suy giảm
- Dễ lầm lẫn, mất định hướng, khó xác định phương hướng hoặc hiểu được các chỉ dẫn
- Khó bắt kịp những người nói trong cuộc trò chuyện, họp mặt, v.v…, đặc biệt khi có chuyển động hoặc tiếng ồn phía sau
- Mệt mỏi về tinh thần và thể chất do hoạt động
Tâm Lý
- Mất đi sự tự lực, tự tin, và tự trọng
- Lo lắng, hoảng loạn, và cách ly với xã hội
- Trầm cảm
Các Triệu Chứng Khác
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Có cảm giác “lơ lửng” hoặc “say sóng”
- Say chuyển động (motion sickness)
- Cảm giác ù tai
- Nhức đầu
- Nói lắp (slurred speech)
- Nhạy cảm với những thay đổi về áp suất và nhiệt độ cũng như dòng chuyển động của gió
- Đau, áp lực, và các triệu chứng khác với một số thay đổi chế độ ăn nào đó (ví dụ, chế độ ăn có nhiều muối)
Không phải mọi bệnh nhân bị rối loạn tai trong (inner ear disorder) đều sẽ trải nghiệm tất cả những triệu chứng, đồng thời các triệu chứng khác cũng có thể xảy ra. Rối loạn tai trong có thể xuất hiện ngay cả trong trường hợp vắng mặt các triệu chứng rõ rệt hoặc nghiêm trọng. Điều quan trọng là phải lưu ý rằng đa số các triệu chứng đơn lẻ này cũng có thể do các tình trạng bệnh không liên quan khác gây ra.
Mức độ nghiêm trọng và các dạng triệu chứng có thể thay đổi đáng kể, gây lo sợ và khó diễn tả. Những người bị ảnh hưởng bởi một số các triệu chứng của các rối loạn tiền đình có thể được quan sát thấy có các hành vi như lơ là, lười biếng, lo lắng thái quá, hoặc muốn được chú ý đến. Họ có thể gặp khó khăn trong việc đọc hoặc làm những bài toán số học đơn giản. Đối với một số bệnh nhân, làm việc tại công sở, đến trường, thực hiện một số công việc hàng ngày, hoặc ra khỏi giường vào buổi sáng có thể sẽ gặp khó khăn.
0 comments:
Post a Comment