Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

BỆNH SÁN LÁ PHỔI.

(PARAGONIMIASIS).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

CHỨNG BỆNH CHÂN MADURA

(MADURA FOOT).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

MỘT BỘ PHẬN NGỰC GIẢ BIẾN MẤT TRONG KHI TẬP MÔN THỂ DỤC PILATES.

(DISAPPEARANCE OF A BREAST PROSTHESIS DURING PILATES).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK).

MỘT VIÊN ĐẠN NẰM TRONG ĐẦU.

(A HEAD SHOT).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

TÌNH TRẠNG MÙ SAU KHI TIÊM MỠ

(BLINDNESS AFTER FAT INJECTION)

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

BỆNH GÚT CÓ SỎI.

(TOPHACEOUS GOUT).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

BỆNH PHÌNH TRƯỚNG XƯƠNG KHỚP

(HYPERTROPHIC PULMONARY OSTEOARTHROPATHY) .

Nguồn (Source): www.nejm.org

Thursday, June 28, 2012

ĐÔNG VÀ TÂY CÓ THỂ CÓ CHUNG LỐI SUY NGHĨ KHÔNG? (CAN A WESTERNER THINK LIKE AN EAST ASIAN?) - Do LQT Biên Dịch




Người Tây Phương có xu hướng suy nghĩ theo lối phân tích, và người Đông Phương có xu hướng suy nghĩ một cách tổng thể.















ĐÔNG VÀ TÂY CÓ THỂ CÓ CHUNG LỐI SUY NGHĨ KHÔNG? (CAN A WESTERNER THINK LIKE AN EAST ASIAN?) - Do LQT Biên Dịch


Lawrence T. White

Hãy tưởng tượng bạn đang ngồi một mình trong một phòng tối.  Trên tường trước mặt bạn có treo một thanh phát quang (illuminated rod), quay vòng một cách chậm chạp giống như cây kim la bàn chuyển động loạn xạ.  Bao quanh thanh phát quang này là một khung hình chữ nhật cũng phát quang, khung này nghiêng về một bên.  Nếu bạn được yêu cầu điều chỉnh thanh phát quang này để nó hướng thẳng đứng, như thế sự phán đoán của bạn về tư thế thẳng đứng của thanh phát quang này có bị ảnh hưởng bởi sự định hướng của khung phát quang không?

Đối với đa số người, câu trả lời sẽ là có, nhưng mức độ ảnh hưởng thay đổi tùy theo khu vực địa lý.  Ở một số vùng, sự định hướng của khung phát quang ảnh hưởng rất ít đến sự phán đoán về tư thế thẳng đứng của thanh phát quang, nhưng ở các nơi khác, nhiều người lại phải cố gắng rất nhiều để nhắm cho thanh phát quang theo hướng thẳng đứng.  Vấn đề là ở đâu?



Trên 20 năm qua, các nhà nghiên cứu đã kiên trì quan sát các mô hình khác nhau về nhận thức và khả năng tư duy ở các xã hội khác nhau.  Với rủi ro bị đơn giản hóa vấn đề khi cho rằng, người Tây Phương có khuynh hướng suy nghĩ theo lối phân tích (analytically), và người Đông Phương có khuynh hướng suy nghĩ một cách tổng thể (holistically: nhấn mạnh vào tính quan trọng của tập thể và tính phụ thuộc lẫn nhau của các cá thể).

Suy nghĩ theo lối phân tích là một dạng nhận thức đặc trưng bởi lý luận logic, và có một khuynh hướng (niềm tin) cho rằng các sự kiện (sự vật hiện tượng) là sản phẩm của các cá thể và những thuộc tính của họ.  Theo Michael Varnum và các đồng nghiệp của ông tại trường Đại Học Michigan (University of Michigan), những người suy nghĩ theo lối phân tích sẽ có xu hướng “giải thích các hiện tượng từ các bối cảnh nơi các hiện tượng này xảy ra”.  Đó là lý do tại sao người Tây Phương ít bị ảnh hưởng bởi sự định hướng của khung phát quang trong Thử Nghiệm Thanh phát quang-và-Khung phát quang (Rod-and-Frame Test).  Họ dễ dàng cách ly vật trọng tâm, ở đây là thanh phát quang, ra khỏi bối cảnh của nó.



Lối suy nghĩ mang tính tổng thể đặc trưng bởi phương pháp lý luận biện chứng (đạt đến chân lý bằng trao đổi các lý luận logic) tập trung vào các yếu tố nền tảng trong các bối cảnh trực quang, và tin tưởng rằng các sự kiện (sự vật hiện tượng) là sản phẩm của các động lực bên ngoài cũng như các tình huống.  Những người suy nghĩ một cách tổng thể có xu hướng “tập trung sâu rộng vào bối cảnh và các mối quan hệ”, điều này giải thích lý do tại sao các quyết định của người Đông Phương bị ảnh hưởng sâu rộng bởi khung phát sáng bị nghiêng trong thử nghiệm trên.



Hai lối suy nghĩ này rất khác biệt.  Ví dụ, những người suy nghĩ theo lối phân tích có nhiều khả năng phạm phải sai sót quy kết cơ bản (fundamental attribution error) hơn so với những người suy nghĩ một cách tổng thể, đó là đánh giá cao sự ảnh hưởng của các cá nhân và đánh giá thấp sự ảnh hưởng của các tình huống khi giải thích các sự kiện (sự vật hiện tượng).  Họ cũng có nhiều khả năng dự đoán rằng một xu hướng (ví dụ, trong thị trường chứng khoáng) sẽ tiếp tục và không đổi hướng. 



Trong hai lối nhận thức này, không có lối nhận thức nào vượt trội lối nhận thức nào, chúng chỉ đơn thuần là khác nhau.  Đồng thời, không phải tất cả mọi người trong cùng một nền văn hóa đều có cùng lối suy nghĩ.  Có thể rất dễ tìm được những người suy nghĩ một cách tổng thể ở Dallas, Texas, và những người suy nghĩ theo lối phân tích ở Đài Bắc, Đài Loan.

Đa số các nhà tâm lý học nghiên cứu về văn hóa đồng ý rằng các khác biệt (được quan sát) về lối nhận thức được phát sinh từ các khác biệt trong định hướng xã hội.  Một số nền văn hóa, ví dụ ở khu vực Bắc Mỹ và Tây Âu, khuyến khích sự phát triển định hướng xã hội độc lập, định hướng này tôn trọng các giá trị tự do ý chí, tự thể hiện, và thành tựu cá nhân.  Còn các nền văn hóa khác, ví dụ ở Đông Á và Châu Mỹ La Tinh, khuyến khích sự phát triển định hướng xã hội phụ thuộc lẫn nhau, định hướng này tôn trọng các giá trị hài hòa, các mối quan hệ, và sự thành công của tập thể.

Mối liên kết giữa định hướng xã hội và lối nhận thức được chứng minh một cách rõ ràng trong các nghiên cứu mới đây, so sánh các nhóm trong cùng một quốc gia.  Ví dụ, khu vực Bắc Ý xem ra có suy nghĩ độc lập hơn so với khu vực Nam Ý và cũng có nhiều khả năng suy nghĩ theo lối phân tích.  Những người làm nghề nông và nghề đánh cá ở vùng Biển Đen của Thổ Nhĩ Kỳ xem ra phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn so với những người chăn nuôi ở làng lân cận, và cũng có nhiều khả năng suy nghĩ một cách tổng thể.

Như vậy, người Tây Phương có thể có suy nghĩ giống với người Đông Phương không?  Hoàn toàn có thể.  Và người Đông Phương cũng có thể có suy nghĩ giống với người Tây Phương.  Thật vậy, đa số chúng ta đều có khả năng suy nghĩ theo lối phân tích và một cách tổng thể, tùy thuộc vào trạng thái tư duy của chúng ta.  Theo một cách nói, khi người Đông Phương được khuyến khích suy nghĩ về tính duy nhất của bản thân, thì họ thường “chuyển sang” hệ thống tư duy phân tích của họ.  Cũng như, khi người Tây Phương phải suy nghĩ đến mối quan hệ của bản thân với những người khác, thì họ thường chuyển sang lối suy nghĩ một cách tổng thể.  Thói quen của đa số người Tây Phương, đặc biệt nam giới, là lối suy nghĩ phân tích, và thói quen của đa số người Đông Phương là suy nghĩ một cách tổng thể.  Tuy nhiên, mỗi người chúng ta đều có khả năng suy nghĩ theo lối phân tích hoặc suy nghĩ một cách tổng thể, đó là một năng lực mà thường không được nhận biết.






Nguồn (Sources):


Ji, L.-J., Peng, K., & Nisbett, R. E. (2000). Culture, control and perception of relationships in the environment. Journal of Personality and Social Psychology, 78(5), 943-955.

Knight, N., & Nisbett, R. E. (2007). Culture, class and cognition: Evidence from Italy. Journal of Cognition and Culture, 7, 283–291.

Uskul, A. K., Kitayama, S., & Nisbett, R. E. (2008). Ecocultural basis of cognition: Farmers and fishermen are more holistic than herders. Proceedings of the National Academy of Science of the USA, 105, 8552-8556.

Varnum, M., Grossmann, I., Kitayama, S., & Nisbett, R. (2010). The origin of cultural differences in cognition: The social orientation hypothesis. Current Directions in Psychological Science, 19(1), 9-13.


Thursday, June 21, 2012

TÌM HIỂU VỀ HỆ MIỄN DỊCH: CÁCH THỨC NÓ HOẠT ĐỘNG (UNDERSTANDING THE IMMUNE SYSTEM: HOW IT WORKS) - Do LQT Biên Dịch



Hệ miễn dịch là một mạng lưới gồm các tế bào, các tổ chức mô, và các cơ quan...


Cách sử dụng phần mục lục: Nếu quý vị muốn đọc trang tiếng anh, xin bấm vào dòng chữ tiếng Anh.  Nếu quý vị muốn đọc trang tiếng Việt, xin bấm vào dòng chữ tiếng Việt.



I.             INTRODUCTION

II.           SELF AND NONSELF

III.          THE STRUCTURE OF THE IMMUNE SYSTEM


V.          MOUNTING AN IMMUNE RESPONSE

VI.         IMMUNITY: NATURAL AND ACQUIRED




X.          FRONTIERS IN IMMUNOLOGY

XI.         SUMMARY
TỔNG KẾT

XII.       SOURCES

TÌM HIỂU VỀ HỆ MIỄN DỊCH: CÁCH THỨC NÓ HOẠT ĐỘNG (UNDERSTANDING THE IMMUNE SYSTEM: HOW IT WORKS) - Do LQT Miễn Dịch


CÁC LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU TRONG MIỄN DỊCH HỌC

Các nhà khoa học hiện nay có thể sản xuất hàng loạt các hợp chất do tế bào miễn dịch tiết ra, cả kháng thể và lymphokine, cũng như các tế bào miễn dịch chuyên biệt.  Nguồn cung cấp sẵn các chất liệu này không chỉ cách mạng hóa chương trình nghiên cứu bản thân hệ miễn dịch mà còn có một sự ảnh hưởng sâu rộng lên y học, nông nghiệp, và công nghiệp.

Các kháng thể đơn bào (monoclonal antibody) là các kháng thể giống nhau, được sản sinh từ một đơn bào B.  Bởi vì khả năng chuyên biệt độc đáo của chúng đối với các phân tử khác nhau, do đó các kháng thể đơn bào là các phương pháp điều trị đầy hứa hẹn cho một loạt các chứng bệnh.  Các nhà nghiên cứu tạo ra các kháng thể đơn bào bằng cách tiêm vào chuột một kháng nguyên mục tiêu rồi sau đó hợp nhất các tế bào B từ chuột với một tế bào có tuổi thọ cao.  Tế bào lai này trở thành một loại nhà máy sản xuất kháng thể, sản sinh hàng loạt các bản sao giống hệt các phân tử kháng thể chuyên biệt dành cho kháng nguyên mục tiêu này.

Tuy nhiên, các kháng thể của chuột là “phần tử lạ” đối với con người, và có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch khi được tiêm vào cơ thể con người.  Do đó, các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu các kháng thể đơn bào nhân tạo.  Để xây dựng các phân tử này, các nhà khoa học lấy một đoạn kháng thể của chuột được gắn kết với kháng nguyên và kết dính nó với một khung kháng thể của người, như vậy giảm bớt đáng kể “phần lạ” của phân tử này.

Antigen: Kháng nguyên
Antibody-producing plasma cell: Tương bào sản sinh kháng thể
Cells fuse into a hybridoma: Các tế bào hợp nhất thành một tế bào lai
Long-lived plasma cell: Tương bào có tuổi thọ cao
Monoclonal antibodies: Các kháng thể đơn bào

Công nghệ kháng thể đơn bào có thể tạo ra các kháng thể chuyên biệt cho việc đặt hàng.








Vì chúng gắn kết với các phân tử rất chuyên biệt, cho nên các kháng thể đơn bào sẽ được sử dụng trong các xét nghiệm chẩn đoán để xác định các tác nhân gây bệnh xâm nhập hoặc các thay đổi trong các protein của cơ thể.  Trong y học, các kháng thể đơn bào có thể kết dính với các tế bào ung thư, chặn các tín hiệu tăng trưởng hóa học mà các tín hiệu này làm cho các tế bào phân chia không thể kiểm soát được.  Trong các trường hợp khác, các kháng thể đơn bào có thể đưa các chất độc hại nguy hiểm vào các tế bào được chọn lựa, tiêu diệt tế bào này nhưng không đụng chạm đến các tế bào lân cận.

Công Nghệ Cải Biến Gen

Công nghệ cải biến gen (genetic engineering) cho phép các nhà khoa học lấy các gen (DNA) ra khỏi một sinh vật và kết hợp chúng với các gen của một sinh vật khác.  Bằng cách này, các sinh vật khá đơn giản như vi khuẩn hoặc nấm men có thể được sử dụng để sản sinh hàng loạt các protein của cơ thể người, bao gồm các hooc môn như insulin cũng như lymphokine và monokine.  Các nhà khoa học còn có thể sản xuất các protein từ các tác nhân gây nhiễm trùng, chẳng hạn như virut viêm gan hoặc virut HIV, để sử dụng trong vắcxin.

Trị Liệu Gen

Công nghệ cải biến gen cũng tạo ra các hứa hẹn cho phương pháp trị liệu gen, thay thế các gen đã bị biến đổi, mất đi, hoặc thêm vào các gen có lợi.  Bệnh suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng (severe combined immunodeficiency disease – SCID) là một ứng viên chính cho phương pháp trị liệu gen.  Bệnh suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng (SCID) là một chứng bệnh di truyền hiếm, làm suy yếu hệ miễn dịch của một người, và làm cho người đó không có khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng.  Chứng bệnh này là do các đột biến ở một gen trong số các loại gen viết mã cho các thành phần quan trọng của hệ miễn dịch.  Cho đến gần đầy, phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng (SCID) là cấy các tế bào gốc hình thành tế bào máu từ tủy xương của một người có sức khỏe tốt, và người này có quan hệ gần với bệnh nhân.  Tuy nhiên, các bác sĩ cũng có thể điều trị chứng bệnh này bằng cách đưa vào cơ thể bệnh nhân phiên bản cải biến gen của gen đã thiếu hụt.

Sử dụng phương pháp trị liệu gen để điều trị bệnh SCID sẽ được thực hiện theo di truyền học bằng cách lấy mẫu các tế bào tạo máu từ tủy xương của một người, đưa và các gen này một loại virut được cải biến gen chứa loại gen được hiệu chỉnh, và nuôi các gen được bổ sung này bên ngoài cơ thể của bệnh nhân.  Sau khi các tế bào tủy xương được cải biến gen bắt đầu sản sinh men (enzyme) hoặc protein bị thiếu hụt, chúng có thể được đưa vào lại cơ thể của bệnh nhân.  Sau khi đã đi vào cơ thể, các tế bào cải biến gen này có thể sản sinh thành phần bị thiếu hụt của hệ miễn dịch và bắt đầu khôi phục lại khả năng chống nhiễm trùng của người đó.

Cytokine-producing cell: Tế bào sản sinh cytokine
Bacterium: Vi khuẩn
Strand of DNA from cytokine-producing cell: sợi DNA từ tế bào sản sinh cytokine
Plasmid (a ring of DNA) from bacterium: Vòng DNA từ vi khuẩn
Cytokine gene is cut out of DNA: Gen cytokine được cắt ra khỏi DNA
Plasmid is cut open: Vòng DNA (plasmit) bị cắt ra
Cytokine gene is spliced into plasmid: Gen cytokine được đưa vào vòng DNA
Hybrid plasmid is put back into bacterium: Plasmit lai được đưa trở vào vi khuẩn
Bacterium makes human cytokines: Vi khuẩn tạo cytokine của người

Công nghệ cải biến gen biến các sinh vật đơn giản thành các nhà máy sản xuất các protein của cơ thể người.





Bệnh ung thư là một mục tiêu khác của phương pháp trị liệu gen.  Trong các thực nghiệm tiên phong, các nhà khoa học lấy các tế bào bạch huyết chống ung thư ra khỏi khối u của bệnh nhân ung thư, và đưa vào một loại gen có tác dụng tăng cường khả năng của tế bào bạch huyết sản xuất một sản phẩm chống ung thư với số lượng lớn, sau đó phát triển các tế bào được tái cấu trúc này với số lượng lớn trong phòng thí nghiệm.  Sau đó, các tế bào này được tiêm trở vào cơ thể của bệnh nhân, ở đó chúng có thể tìm kiếm và chuyển tải liều lượng lớn các chất hóa học chống ung thư.

Kiểm Soát Hệ Miễn Dịch

Nghiên cứu về cơ chế giới hạn và cân bằng có tác dụng kiểm soát phản ứng miễn dịch là nguồn thông tin đang phát triển về các chức năng miễn dịch bình thường và không bình thường.  Rồi đây, nó có thể giúp điều trị các chứng bệnh như luput ban đỏ toàn thân bằng cách ức chế những thành phần quá hoạt tính của hệ miễn dịch.

Các nhà khoa học cũng đang tìm ra các phương pháp để hiểu rõ hơn về hệ thống miễn dịch của người và các chứng bệnh gây hại đến hệ miễn dịch.  Bằng cách cấy các mô miễn dịch chưa trưởng thành hoặc các tế bào miễn dịch của người vào chuột bị bệnh suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng (SCID), các nhà khoa học đã tạo ra một mô hình sống hệ miễn dịch người.  Mô hình động vật này hứa hẹn có giá trị rất lớn trong việc giúp ích cho các nhà khoa học hiểu được hệ miễn dịch và vận dụng nó để tạo ra lợi ích cho sức khỏe con người.

Immature human immune cells: Các tế bào miễn dịch chưa trưởng thành của người
Immature human immune tissue: Mô miễn dịch chưa trưởng thành của người
Mouse kidneys: Thận của chuột
Immuno-incompetent SCID-hu mouse: Chuột có bệnh SCID người và mất khả năng miễn dịch.

Chuột có bệnh SCID tạo ra một phương tiện để nghiên cứu hoạt động của hệ miễn dịch người.