Friday, June 8, 2012

NHIỄM TRÙNG TAI - CẤP TÍNH (EAR INFECTION - ACUTE) - Do LQT Biên Dịch


PHẪU THUẬT

Thủ Thuật Chèn Ống Thông Tai (với Thủ Thuật Rạch Màng Nhĩ)

Thủ thuật chèn ống thông tai (tympanostomy) bao gồm phương pháp chèn ống thông để đưa chất dịch trong tai giữa ra ngoài.  Tiến trình này bao gồm:

-      Sử dụng thuốc gây mê (ở trạng thái ngủ, không có cảm giác đau).  Trẻ em thường thức giấc hoàn toàn trong vòng vài giờ.
-      Thủ thuật rạch màng nhĩ (myringotomy - đưa chất dịch ra ngoài) được thực hiện trước tiên.
-      Sau khi thực hiện thủ thuật rạch màng nhĩ, bác sĩ sẽ chèn vào một ống thông để đưa chất dịch ra khỏi tai giữa một cách liên tục.


Ear canal: Ống thính (ống tai)
Tympanic membrane: Màng nhĩ
Middle ear space: Khoảng không trong tai giữa
The eardrum (tympanic membrane) separates the ear canal from the middle ear: Màng nhĩ ngăn cách ống tai và tai giữa.




Ear infection with fluid behind tympanic membrane: Nhiễm trùng tai với chất dịch nằm phía sau màng nhĩ

 











Tiến trình chèn ống thông tai được đề xuất thực hiện cho:

-      tình trạng chất dịch nằm trong tai giữa (hiện diện hơn 12 tuần)
-      tình trạng nhiễm trùng tai tái phát cho dù các cố gắng ngăn ngừa (hơn ba lần nhiễm trùng trong 6 tháng)
-      tình trạng nhiễm trùng tai không cải thiện sau 2 đến 3 lần trị liệu kháng sinh hợp lý

Các triệu chứng bao gồm:

-      đau tai kéo dài
-      chảy nước ở tai
-      mất khả năng nghe (trong vòng 3 tháng)


A small incision is made in the tympanic membrane: Một vết rạch nhỏ ở màng nhĩ
Tube inserted to drain fluid: Ống thông tai được chèn vào để đưa chất dịch ra ngoài

 









Trong lúc bạn đang ngủ mê và không có cảm giác đau (sử dụng gây mê toàn phần), bác sĩ sẽ thực hiện một vết rạch nhỏ ở màng nhĩ, và chất dịch tích tụ trong đó được hút ra ngoài.  Một ống thông nhỏ được đưa qua vết rạch ở màng nhĩ để rút chất dịch trong tai giữa ra, và do đó ngăn ngừa tình trạng chất dịch tái tích tụ.  Tiến trình này kéo dài chưa đến 30 phút, tình trạng gây mê chỉ là tạm thời và rất an toàn.  Vết rạch sẽ lành lại mà không thấy vết khâu và lỗ rạch sẽ tự khép lại.  Ống thông tai sẽ tự động rớt ra ngoài sau một vài tháng.




Before: Trước
After: Sau

 











Tiến trình đưa ống thông vào tai giúp hạ giảm cơn đau và hồi phục khả năng nghe tức thời.  Các bệnh nhân thường được về nhà ngay trong ngày phẫu thuật.  Đa số những người thực hiện tiến trình này rất hài lòng với các kết quả.  Tính thường xuyên và mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng tai giữa được giảm bớt đáng kể.  Nếu tình trạng nhiễm trùng tai tiếp diễn sau khi ống thông rớt ra, thì có thể phải lập lại tiến trình này.

Các Hiệu Ứng Hậu Phẫu Thuật.  Thủ thuật chèn ống thông tai là một tiến trình đơn giản, và đứa trẻ hầu như không cần phải ở lại bệnh viện qua đêm.  Thuốc Acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil) đủ hiệu quả để điều trị cơn đau nhức hậu phẫu thuật ở đa số trẻ em.  Tuy nhiên, một số trẻ em có thể cần đến thuốc codeine hoặc các loại thuốc giảm đau mạnh khác.

Thông thường, các ống thông tai sẽ ở lại trong màng nhĩ trong vòng ít nhất vài tháng trước khi tự rớt ra ngoài.  Trong một số trường hợp hiếm, bệnh nhân cần phải được giải phẫu để lấy ống ra.

Các Biến Chứng.  Chứng chảy mũ tai (Otorrhea) là một biến chứng phổ biến nhất sau khi phẫu thuật và có thể kéo dài ở một số trẻ em.  Tình trạng này thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh nhỏ lỗ tai.

Các biến chứng phức tạp hơn do phẫu thuật thường ít phổ biến, nhưng cũng có thể bao gồm:

-      Các nguy cơ về gây mê.  Hiếm khi các phản ứng dị ứng hoặc các biến chứng khác, chẳng hạn như vọp bẻ hoặc nghẽn cổ họng, xảy ra.  Nguy cơ này đạt mức cao nhất ở các trẻ em có các chứng bệnh khác, phổ biến nhất là nhiễm trùng đường hô hấp trên, bệnh phổi, hoặc là chứng rối loạn trào ngược thực quản (gastroesophageal reflux disorder - GERD).  Các nguy cơ có liên quan đến gây mê hầu như luôn luôn rất dễ điều trị.
-      Ống thông tai bị tắc nghẽn.  Thỉnh thoảng các ống thông bị tắc nghẽn do các chất dịch kết dính tiết ra hoặc do máu đóng cục sau khi phẫu thuật.
-      Tình trạng thủng màng nhĩ vĩnh viễn.  Trường hợp này xảy ra khi màng nhĩ không lành lại sau khi các ống thông rớt ra.  Đây là một biến chứng nghiêm trọng được biết đến nhiều nhất, nhưng rất hiếm khi xảy ra.
-      Sẹo cũng có thể xuất hiện, đặc biệt là ở các trẻ em cần từ 2 lần phẫu thuật trở lên, nhưng vết sẹo không ảnh hưởng đến khả năng nghe.
-      Tế bào sừng keratin chứa các nang có tên cholesteatomas phát triển xung quanh khu vực ống thông trong khoảng 1% số bệnh nhân.

Tỉ lệ Thành Công.  Khả năng nghe hầu như luôn luôn được phục hồi sau khi thực hiện thủ thuật chèn ống thông tai.  Tình trạng khả năng nghe không được khôi phục như bình thường hoặc gần với mức bình thường là do các căn bệnh gây biến chứng, chẳng hạn như các vấn đề về tai trước đây hoặc chứng viêm tai giữa tràn dịch kéo dài ở các trẻ em đã từng thực hiện nhiều thủ thuật chèn ống thông tai.  Chất dịch tích tụ thường xuyên là lý do chính gây ra tình trạng khả năng nghe liên tục bị suy giảm.  Chỉ có một số ít các trường hợp bị mất khả năng nghe được quy cho các biến chứng do phẫu thuật.

Sử Dụng Nút Bịt Lỗ Tai Để Phòng Ngừa.  Nhiều bác sĩ cảm thấy rằng các trẻ em nên sử dụng nút bịt lỗ tai khi bơi lội (mặc dù đang mang ống thông trong tai) để ngăn ngừa bị nhiễm trùng.  Các bác sĩ khác cho rằng khi nào các trẻ em không nhảy chúi xuống nước hoặc không lặn dưới nước, thì không cần thiết phải sử dụng các nút bịt lỗ tai.  Các phụ huynh nên trao đổi với bác sĩ của các cháu bé về vấn đề này.  Bông gòn tẩm thạch dầu cũng có thể thay thế nút bịt tai rất hiệu quả.  Các trẻ em không cần thiết phải sử dụng nút bịt lỗ tai khi tắm gội.

Theo Dõi.  Ống thông tai sẽ rơi ra khi lỗ màng nhĩ đóng lại.  Điều này có thể xảy ra sau một vài tháng hoặc trên một năm sau đó.  Hoàn toàn không bị đau.  Thật vậy, bệnh nhân và các phụ huynh có thể không để ý ống thông tai bị rơi ra.

Khoảng 20 – 50% số trẻ em có thể bị tái phát bệnh viêm tai giữa tràn dịch và cần thêm phẫu thuật cắt bỏ xương chũm và rạch màng nhĩ.  Tiến trình tái chèn ống thông tai có thể được khuyến khích cho các trẻ em dưới 4 tuổi.

Thủ Thuật Rạch Màng Nhĩ 

Thủ thuật rạch màng nhĩ (myringotomy) được sử dụng để đưa chất dịch ra ngoài và cũng có thể được sử dụng (kết hợp hoặc không kết hợp với thủ thuật chèn ống thông tai) kết hợp với thủ thuật cắt bỏ xương chũm như một tiến trình tái phẫu thuật nếu thủ thuật chèn ống thông tai ban đầu không thành công.  Thủ thuật này sẽ không hiệu quả nếu được thực hiện riêng (không kết hợp với các thủ thuật khác).  Thủ thuật rạch màng nhĩ bao gồm các bước sau đây:  

-      Bác sĩ giải phẫu sẽ rạch một vết nhỏ trong màng nhĩ.
-      Chất dịch được hút ra bằng một dụng cụ có chức năng giống như máy hút bụi.
-      Chất dịch thường được xét nghiệm để xác định các vi khuẩn cụ thể.
-      Màng nhĩ sẽ lành lại trong vòng một tuần.

Thủ Thuật Cắt Bỏ Xương Chũm 

Các xương chũm là tập hợp các mô lymphô có dạng bọt ở phía sau cổ họng, tương tự như amiđan.  Thủ thuật cắt bỏ xương chũm thường chỉ được đề xuất cho chứng viêm tai giữa tràn dịch nếu có một chứng bệnh tồn tại chẳng hạn như 
chứng viêm xoang (sinusitis) mãn tính, tắc nghẽn mũi, hoặc viêm xương chũm (adenoiditis) mãn tính.  Thủ thuật cắt bỏ xương chũm (adenoidectomy) không được khuyến khích để điều trị cho chứng bệnh viêm tai giữa tràn dịch trừ khi có các chứng bệnh này tồn tại.

Thủ thuật cắt bỏ xương chũm kết hợp với thủ thuật loại bỏ chất dịch có thể được thực hiện nếu thủ thuật chèn ống thông tai ban đầu không thành công trong việc hạ giảm chứng viêm tai giữa tràn dịch.  Sự kết hợp hai tiến trình này rất thích hợp cho các trẻ em từ 4 tuổi trở lên.  Phương pháp chèn ống thông tai được đề xuất cho các trẻ em dưới 4 tuổi.  Các trẻ em dưới 4 tuổi không cần thiết phải thực hiện thủ thuật cắt bỏ xương chũm cùng với thủ thuật chèn ống thông tai.


Các xương chũm là các tổ chức mô cư trú ở phía trên cao thành phía sau của yết hầu (họng). Các xương này được cấu tạo bởi mô lympho, mà các mô lympho này giữ lại và tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh hòa lẫn trong không khí đi vào mũi hầu.









Thủ Thuật Rạch Màng Nhĩ Được Trợ Giúp Bằng Tia Laze

Thủ thuật rạch màng nhĩ được trợ giúp bằng laze được xem là một phương pháp thay thế cho thủ thuật chèn ống thông tai và rạch màng nhĩ truyền thống.  Hiện tại, chưa có đủ chứng cứ để cho rằng thủ thuật này có hiệu quả tương tự như thủ thuật chèn ống thông (đây là một tiến trình tiêu chuẩn).  Một số thực nghiệm lâm sàn đã cho thấy rằng, tỉ lệ thành công của thủ thuật rạch màng nhĩ được trợ giúp bằng tia laze chỉ bằng một nửa tỉ lệ thành công của phương pháp chèn ống thông tai/rạch màng nhĩ tiêu chuẩn.  Nhiều công ty bảo hiểm cho rằng phương pháp rạch màng nhĩ được trợ giúp bằng tia laze là một tiến trình còn đang thử nghiệm, do đó các công ty này không chấp nhận thanh toán chi phí khi bệnh nhân thực hiện thủ thuật này.










0 comments:

Post a Comment