Sốt là hiện tượng gia tăng thân nhiệt tạm thời, nhằm đáp ứng lại một số chứng bệnh hoặc tình trạng đau yếu (ốm).
Normal body temp 98.6 oF: Nhiệt độ bình thường của cơ thể 37 oC
Body fever temp > 100 oF: Nhiệt độ cơ thể khi bị sốt > 37,8 oC
Rectal fever temp > 100.5 oF: Thân nhiệt đo ở hậu môn khi bị sốt > 38,1 oC
Sốt là một yếu tố quan trọng của hệ thống phòng thủ của cơ thể để chống lại tình trạng nhiễm bệnh. Đa số các vi khuẩn và virut gây bệnh ở người phát triển mạnh ở nhiệt độ 98.6 oF (37 oC). Hiện tượng gia tăng thân nhiệt một vài độ có thể giúp cơ thể chống lại tình trạng nhiễm bệnh. Ngoài ra, cơn sốt giúp kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra nhiều tế bào máu trắng, các kháng thể, và các yếu tố chống nhiễm bệnh khác.
Một đứa trẻ bị sốt khi nhiệt độ cơ thể vượt quá một trong các mức sau đây:
- 100.4 °F (38 °C) đo ở vùng hậu môn (rectally)
- 99.5 °F(37,5 °C) đo trong miệng (orally)
- 99 °F (37,2 °C) đo ở vùng nách (axillary)
Người thành niên có thể được xem là bị sốt khi thân nhiệt vượt quá 99 - 99.5 °F (37,2 - 37,5 °C), tùy thuộc vào thời điểm trong ngày.
CÁC TÊN GỌI KHÁC
Elevated temperature; Hyperthermia; Pyrexia
CÁC CÂN NHẮC
Thân nhiệt bình thường có thể thay đổi trong ngày. Thân nhiệt thường tăng cao nhất vào buổi chiều. Các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến thân nhiệt bao gồm:
- Thời gian cuối của chu kỳ kinh nguyệt, thân nhiệt có thể tăng 1 độ hoặc hơn.
- Vận động cơ thể, bức xúc, ăn uống, mặc nhiều quần áo, sử dụng thuốc tây, nhiệt độ trong phòng cao, và độ ẩm cao đều có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể.
Sốt là một yếu tố quan trọng của hệ thống phòng thủ trong cơ thể để chống lại tình trạng nhiễm bệnh. Nhiều trẻ sơ sinh và trẻ em phát triển tình trạng sốt cao khi bị nhiễm vi rút nhẹ. Mặc dù cơn sốt báo hiệu cho chúng ta biết rằng sẽ có một cuộc chiến xảy ra trong cơ thể, nhưng cơn sốt đang chiến đấu để bảo vệ cơ thể, không phải chống lại cơ thể.
Đa số vi khuẩn và virút gây nhiễm bệnh ở người thường phát triển mạnh ở nhiệt độ 98.6°F (37oC).
Tình trạng hủy hoại não do sốt thường không xảy ra, trừ khi cơn sốt làm cho nhiệt độ cơ thể tăng quá 107.6 °F (42 °C). Các cơn sốt do nhiễm trùng nếu không được chữa trị thỉnh thoảng sẽ làm tăng thân nhiệt trên 105 °F, trừ khi đứa trẻ mặc quá nhiều áo ấm hoặc ở trong một môi trường có nhiệt độ quá cao.
Các cơn co giật do sốt có thể xảy ra ở một số trẻ em. Tuy nhiên, đa số các cơn co giật sẽ qua nhanh, điều này không có nghĩa là con trẻ của bạn bị động kinh (epilepsy), và không gây ra bất cứ tác hại vĩnh viễn nào.
Các cơn sốt không thể giải thích, mà tiếp tục kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tuần, được gọi là các cơn sốt không xác định được căn nguyên (fever of undetermined origin – FUO).
CÁC TRIỆU CHỨNG
Bạn được xem là bị sốt khi nhiệt độ cơ thể vượt quá mức bình thường. Nhiệt độ bình thường của cơ thể có thể thấp hơn hoặc cao hơn nhiệt độ 98.6oF (37oC) đôi chút.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn sốt, các dấu hiệu sốt và các triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Chảy mồ hôi
- Run rẩy
- Nhức đầu
- Đau nhức cơ
- Mất khẩu vị
- Mất nước
- Đuối sức
Các cơn sốt cao có nhiệt độ cơ thể giữa 103oF (39,4oC) và 106oF (41,1oC) có thể gây ra:
- Các ảo giác
- Rối loạn tinh thần
- Khó chịu
- Các cơn co giật
- Mất nước
CÁC NGUYÊN NHÂN
Nhiệt độ bình thường của cơ thể thay đổi tùy theo các thời điểm trong ngày – thân nhiệt thường thấp hơn vào buổi sáng và cao hơn vào buổi chiều và xế chiều. Thật vậy, thân nhiệt có thể thay đổi từ 97oF (36,1oC) đến 99oF (37,2oC). Mặc dù nhiều người cho rằng 98.6oF (37oC) là nhiệt độ cơ thể bình thường, nhưng thân nhiệt của bạn có thể biến thiên trong khoảng 1 độ hoặc hơn. Các yếu tố khác, chẳng hạn như chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ hoặc tập thể dục nặng, cũng có thể ảnh hưởng đến thân nhiệt.
Nguyên nhân gây ra cơn sốt có thể là do:
- Virut
- Nhiễm khuẩn
- Cảm nắng (heat exhaustion)
- Phỏng nắng nghiêm trọng (extreme sunburn)
- Một số tình trạng viêm, chẳng hạn như bệnh viêm thấp khớp: là tình trạng viêm niêm mạc của các khớp (synovium)
- Khối u ác tính
- Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng sinh (trụ sinh) và các loại thuốc điều trị bệnh cao huyết áp hoặc các cơ co giật
- Chủng ngừa, chẳng hạn như vắcxin bệnh bạch hầu (diphtheria), bệnh uốn ván (tetanus) và ho gà không tế bào (acelluar pertussis) hoặc phế cầu khuẩn (pneumococcus).
Thỉnh thoảng, thật khó có thể xác định nguyên nhân gây ra cơn sốt. Nếu thân nhiệt của bạn là từ 101oF (38,3oC) trở lên trong hơn 3 tuần và bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân sau khi kiểm tra cẩn thận, thì sự chẩn đoán có thể là cơn sốt không xác định được nguyên nhân.
Hầu như bất cứ tình trạng nhiễm trùng nào cũng có thể gây sốt. Một số bệnh nhiễm trùng phổ biến là:
- Nhiễm trùng đường hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc bị ốm giống cảm cúm, viêm họng, nhiễm trùng tai, nhiễm xoang mũi, nhiễm virut herpes (infectious mononucleosis), và viêm phế quản (bronchitis)
- Nhiễm trùng đường tiết niệu (urinary tract infection)
- Viêm đường ruột do virut (viral gastroenteritis) và viêm đường ruột do vi khuẩn (bacterial gastroenteritis)
- Một số tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn chẳng hạn như viêm phổi, viêm tủy xương (osteomyelitis), viêm ruột thừa (appendicitis), bệnh lao (tuberculosis), nhiễm trùng da (cellulitis), và nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virut màng não và cột sống (meningitis).
Trẻ em có thể bị sốt nhẹ trong một hoặc hai ngày sau khi được chủng ngừa.
Tình trạng mọc răng có thể làm tăng thân nhiệt của đứa trẻ đôi chút, nhưng không vượt quá 100oF (37,8oC).
Các rối loạn tự miễn dịch hoặc viêm cũng có thể gây sốt. Một số ví dụ là:
- Viêm khớp hoặc các chứng bệnh về mô liên kết, chẳng hạn như bệnh viêm thấp khớp, luput ban đỏ toàn thân
- Viêm trực tràng và kết tràng (ulcerative colitis), bệnh Crohn
- Viêm mạch (periarteritis nodosa)
Triệu chứng đầu tiên của bệnh ung thư có thể là sốt. Điều này đặc biệt đúng đối với bệnh Hodgkin, u lympho không Hodgkin (non-Hodgkin lymphoma), và bệnh bạch cầu (leukemia).
Nguyên nhân khác gây ra cơn sốt có thể bao gồm:
Huyết khối hoặc viêm tĩnh mạch do huyết khối (thrombophlebitis)
CHĂM SÓC TẠI NHÀ
Một cơn cảm lạnh đơn giản hoặc một chứng bệnh nhiễm virut khác có thể thỉnh thoảng gây sốt cao (102 – 104oF, hoặc 38,9 – 40oC). Điều này không có nghĩa là bạn hoặc con trẻ của bạn bị bệnh nghiêm trọng. Một số bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể không gây sốt, hoặc thậm chí có thể làm cho nhiệt độ cơ thể xuống rất thấp, đặc biệt ở trẻ sơ sinh.
Đo Thân Nhiệt
Để kiểm tra thân nhiệt của bạn hoặc con trẻ của bạn, bạn có thể chọn lựa sử dụng trong số một vài loại nhiệt kế (thermometer), bao gồm nhiệt kế đo ở miệng, ở hậu môn và ở tai.
Oral test of body temperature: Đo thân nhiệt ở miệng
Nhiệt kế là một dụng cụ y tế được dùng để đo thân nhiệt. Nhiệt kế thường chứa thủy ngân. Thủy ngân trong ống nhiệt kế sẽ dâng lên khi nhiệt độ cơ thể tăng lên.
Mặc dù đây không phải là cách đo nhiệt độ chính xác nhất, nhưng bạn có thể dùng nhiệt kế đo ở miệng để đo nhiệt độ ở nách:
- Đặt nhiệt kế ở nách rồi đặt chéo tay của bạn (hoặc con trẻ của bạn) lên ngực.
- Chờ 4 đến 5 phút. Nhiệt độ ở nách thấp hơn đôi chút so với nhiệt độ ở miệng.
- Nếu bạn điện thoại cho bác sĩ, hãy báo cáo nhiệt độ chính xác và vị trí nào trên cơ thể mà bạn đo thân nhiệt.
Sử dụng nhiệt kế đo ở hậu môn cho các trẻ sơ sinh:
- Thoa chất bôi trơn lên đầu nhiệt kế có cảm biến nhiệt.
- Cho con trẻ nằm sấp
- Cẩn thận đưa đầu nhiệt kế có phần cảm biến nhiệt (temperature sensor) vào sâu 1 inch (2,5 cm) trong hậu môn của đứa trẻ
- Giữ cho nhiệt kế và đứa trẻ không chuyển động trong 3 phút.
- Giữ chặt nhiệt kế khi dụng cụ này đang nằm trong hậu môn đứa trẻ. Nếu đứa trẻ vặn vẹo, nhiệt kế có thể đi sâu vào hậu môn và làm cho đứa trẻ bị thương.
Lưu ý: Ngày nay, các loại nhiệt kế kỹ thuật số (digital thermometer) được khuyến khích sử dụng thay cho các nhiệt kế thủy ngân (mercury thermometer), vì các nhiệt kế thủy ngân này có thể dễ vỡ, do đó cho phép thủy ngân bốc hơi và người bệnh cũng như những người khác có thể hít vào. Các nhiệt kế kỹ thuật số cho phép người sử dụng dễ dàng đọc nhiệt độ, và đo nhiệt độ nhanh hơn rất nhiều so với nhiệt kế thủy ngân. Cho dù bạn sử dụng loại nhiệt kế nào, bạn cũng phải nhớ đọc cẩn thận các chỉ dẫn trên nhãn sử dụng của nhiệt kế.
Nếu là cơn sốt nhẹ và không bị các vấn đề khác, bạn không cần phải được điều trị. Hãy uống nhiều chất lỏng và nghỉ ngơi nhiều.
Tình trạng ốm có lẽ sẽ không nghiêm trọng nếu con trẻ của bạn:
- Vẫn tỏ ra ham chơi
- Ăn uống bình thường
- Vẫn tỉnh táo và cười với bạn
- Có màu da bình thường
- Nhìn khỏe mạnh khi thân nhiệt của đứa trẻ hạ xuống
Với cơn sốt nhẹ, các bác sĩ thường sẽ không khuyến khích phương pháp hạ thân nhiệt. Làm như thế có thể làm cho tình trạng đau yếu kéo dài hoặc ngụy trang các triệu chứng, và làm cho bác sĩ khó xác định được nguyên nhân.
Một số chuyên gia tin rằng việc trị liệu tấn công cho một cơn sốt sẽ ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch của cơ thể. Các virut gây cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phát triển mạnh ở nhiệt độ cơ thể bình thường. Với việc gây ra một cơn sốt nhẹ, cơ thể bạn có thể giúp tiêu diệt virut.
Bắt đầu thực hiện hạ sốt nếu bạn hoặc con trẻ của bạn cảm thấy không khỏe, nôn mửa, bị mất nước, hoặc ngủ không ngon. Hãy nhớ rằng, mục tiêu là để hạ sốt, chứ không phải để tiêu trừ cơn sốt.
Khi cố gắng muốn hạ sốt:
- ĐỪNG cho người bị lạnh mặc nhiều quần áo hoặc đắp quá nhiều mền (chăn).
- Cởi bớt quần áo hoặc mền (chăn) dư thừa. Nhiệt độ trong phòng nên giữa ở mức thích hợp, không quá nóng hoặc quá lạnh.
- Tắm nước ấm có thể giúp hạ nhiệt cho người bị sốt. Điều này đặc biệt hiệu quả sau khi sử dụng thuốc, nếu không thân nhiệt có thể tăng lên ngay trở lại.
- ĐỪNG nên tắm nước lạnh, chườm nước đá, hoặc lau mình bằng chất cồn. Các phương pháp này làm cho da được mát, nhưng thường làm cho tình trạng trở nên xấu hơn bằng cách gây ớn lạnh, điều này sẽ làm tăng thân nhiệt trung tâm (core body temperature).
Dưới đây là một số hướng dẫn sử dụng thuốc để hạ sốt:
- Acetaminophen (Tylenol) và ibuprofen (Advil, Motrin) giúp hạ sốt ở trẻ em và người thành niên. Thỉnh thoảng, các bác sĩ khuyên bạn nên sử dụng cả hai loại thuốc này.
- Sử dụng acetaminophen sau mỗi 4 – 6 giờ. Nó có tác dụng “bật nhỏ lại” bộ phận điều chỉnh thân nhiệt ở não (brain’s thermostat).
- Sử dụng ibuprofen sau mỗi 6 – 8 giờ. KHÔNG NÊN sử dụng ibuprofen ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
- Aspirin rất hiệu quả trong việc trị sốt ở người thành niên. KHÔNG NÊN cho trẻ em sử dụng aspirin trừ khi bác sĩ của đứa trẻ yêu cầu.
- Biết cân nặng của bạn và con trẻ, sau đó phải luôn kiểm tra các hướng dẫn trên nhãn thuốc.
- Đối với trẻ em dưới 3 tháng tuổi, tham khảo với bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng thuốc.
Ăn uống khi bị sốt
- Mọi người, đặc biệt là trẻ em, nên uống nhiều chất lỏng. Nước, kem cây (popsicle), súp, thạch (rau câu) là các chọn lựa rất tốt.
- Không nên cho các trẻ nhỏ tuổi ăn quá nhiều trái cây (hoa quả) hoặc uống quá nhiều nước ép táo, và tránh cho các trẻ này uống các loại nước tăng lực dùng trong thể thao.
- Người bị sốt vẫn có thể ăn uống bình thường, nhưng không nên ép ăn.
CÁC BIẾN CHỨNG
Các biến chứng của cơn sốt có thể bao gồm:
- Mất nước nghiêm trọng
- Ảo giác
- Cơn co giật do sốt (febrile seizure) ở một số nhỏ các trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi.
Các Cơn Co Giật Do Sốt
Các cơn co giật do sốt thường bao gồm tình trạng mất ý thức và co giật tay chân ở cả hai bên cơ thể. Mặc dù tạo ra tình trạng báo động cho các bậc cha mẹ, nhưng đa số các cơn co giật do sốt không kéo dài.
Tonic phase: Bệnh nhân sẽ nhanh chóng mất ý thức, các cơ vân (skeletal muscle) đột ngột bị căng cứng. Giai đoạn này thường chỉ kéo dài trong vài giây.
Clonic phase: Các cơ của bệnh nhân sẽ co giật rất nhanh. Tay chân của bệnh nhân bị co giật mạnh. Cặp mắt của bệnh nhân thường nhắm lại, và hàm của bệnh nhân thường va mạnh vào nhau, do đó dễ gây thương tích cho lưỡi
Cơn co giật do sốt thường được gọi chung là tonic-clonic (grand mal) seizure, xảy ra ở một số trẻ em để đáp ứng lại cơn sốt. Cơn co giật do sốt thường gắn liền với sốt cao đột ngột, và thường xảy ra khi cơn sốt mới bắt đầu thay vì sau đó.
Nếu cơn co giật xảy ra:
- Đặt con trẻ của bạn nằm nghiêng hoặc nằm sấp trên sàn hoặc trên đất
- Dọn dẹp các vật sắc nhọn nằm gần chỗ con trẻ
- Nới lỏng quần áo
- Giữ chặt con trẻ của bạn để tránh bị thương
- Đừng cho bất cứ vật gì vào miệng của đứa trẻ hoặc đừng ngăn cản cơn co giật.
Đa số các cơn co giật sẽ tự ngừng lại. Hãy đưa con trẻ của bạn đến bác sĩ càng sớm càng tốt sau khi bị co giật để xác định nguyên nhân bị sốt.
Hãy điện thoại cấp cứu nếu cơn co giật kéo dài hơn 10 phút.
KHI NÀO CẦN LIÊN LẠC VỚI BÁC SĨ
Bản thân các cơn sốt có thể không phải là nguyên nhân để hoảng hốt, hoặc là lý do để điện thoại cho bác sĩ. Tuy nhiên, có một số trường hợp bạn nên tham khảo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của con trẻ của bạn và của bản thân bạn.
Hãy điện thoại ngay cho bác sĩ nếu con trẻ của bạn:
- Dưới 3 tháng tuổi và thân nhiệt đo ở hậu môn là 100.4 oF (38oC) hoặc cao hơn
- 3 -12 tháng tuổi và bị sốt 102.2 oF (39 oC) hoặc cao hơn
- Dưới 2 tuổi và bị sốt kéo dài hơn 24 – 48 giờ
- Lớn tuổi hơn và bị sốt kéo dài trên 48 – 72 giờ
- Bị sốt trên 105 oF (40,5 oC), trừ khi cơn sốt hạ xuống sau khi được điều trị và người bệnh cảm thấy dễ chịu
- Có các triệu chứng khác cho thấy bị ốm mà có thể cần phải được chữa trị, chẳng hạn như viêm họng, đau tai, hoặc ho
- Các cơn sốt xuất hiện rồi biến mất kéo dài lên đến một tuần hoặc lâu hơn, cho dù không phải là các cơn sốt cao
- Bị một chứng bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh tim, bệnh thiếu máu tế bào hình liềm, bệnh tiểu đường (đái tháo đường), hoặc xơ nang (cystic fibrosis)
- Gần đây mới được chủng ngừa
- Xuất hiện một vết ban hoặc vết bầm tím mới
- Đi tiểu bị đau
- Có vấn đề về hệ miễn dịch (trị liệu bằng thuốc steroid dài hạn, sau khi được cấy tủy hoặc cấy bộ phận cơ thể, trước đây được phẩu thuật cắt bỏ lá lách, HIV dương tính, hoặc đang được điều trị bệnh ung thư)
- Gần đây đã đi du lịch đến một nước thế giới thứ ba
Gọi số điện thoại cấp cứu y tế ở địa phương (chẳng hạn như 911) nếu bạn hoặc con trẻ của bạn bị sốt và:
- Đang khóc và không ngưng khóc (trẻ em)
- Không thể thức giấc dễ dàng hoặc không thể thức giấc
- Có vẻ bị rối loạn tinh thần
- Không thể đi bộ
- Khó thở, ngay cả sau khi mũi được thông
- Môi, lưỡi, hoặc móng tay có màu xanh dương
- Bị nhức đầu dữ dội
- Cổ bị đơ cứng
- Không chịu di chuyển cánh tay hoặc chân (trẻ em)
- Bị một cơn co giật
Điện thoại ngay cho bác sĩ nếu bạn là người thành niên và bạn:
- Bị sốt trên 105 oF (40,5 oC), trừ khi cơn sốt hạ xuống khi được điều trị và bạn cảm thấy dễ chịu
- Bị sốt ở nhiệt độ 103 oF (39,4 oC) hoặc tiếp tục gia tăng vượt quá nhiệt độ này
- Bị sốt quá 48 – 72 giờ
- Các cơn sốt xuất hiện và biến mất kéo dài lên đến 1 tuần hoặc lâu hơn, cho dù không phải là các cơn sốt cao
- Bị một chứng bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh tim, bệnh thiếu máu tế bào hình liềm (sickle cell anemia), bệnh tiểu đường (đái tháo đường), hoặc xơ nang, bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính (chronic obstructive pulmonary disease – COPD), hoặc các chứng bệnh phổi mãn tính khác
- Xuất hiện một vết ban hoặc vết bầm tím mới
- Đi tiểu bị đau
- Hệ miễn dịch có vấn đề (trị liệu bằng thuốc steroid dài hạn, sau khi được cấy tủy hoặc bộ phận cơ thể, trước đây được phẩu thuật cắt bỏ lá lách, HIV dương tính, hoặc đang được điều trị bệnh ung thư)
- Gần đây đã đi du lịch đến một nước thế giới thứ ba
CÁC TIẾN TRÌNH ĐƯỢC THỰC HIỆN TẠI PHÒNG KHÁM BÁC SĨ
Bác sĩ của bạn sẽ thực hiện việc khám sức khỏe, có thể bao gồm một cuộc kiểm tra chi tiết về da, mắt, tai, mũi, họng, cổ, ngực, và bụng để tìm ra nguyên nhân gây sốt.
Việc điều trị tùy thuộc vào khoảng thời gian và nguyên nhân gây sốt, cũng như tùy thuộc vào các triệu chứng đi kèm khác.
Các xét nghiệm sau đây có thể được thực hiện:
- Các xét nghiệm máu, chẳng hạn như xét nghiệm tế bào máu (complete blood count) hoặc xét nghiệm đo phần trăm mỗi loại tế bào máu trắng (blood differential)
- Xét nghiệm nước tiểu (urinalysis)
- Chụp X-quang ngực
ĐIỀU TRỊ
Các loại thuốc không cần toa bác sĩ (over-the-counter medications)
Trong trường hợp bị sốt cao, bác sĩ có thể đề xuất sử dụng một loại thuốc không cần toa bác sĩ, chẳng hạn như:
- Acetaminophen (Tylenol, các tên thuốc khác) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin, các tên thuốc khác). Hãy sử dụng các loại thuốc này theo nhãn chỉ dẫn hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Phải cẩn thận để tránh sử dụng thuốc quá nhiều. Sử dụng liều cao hoặc dài hạn thuốc acetaminophen có thể gây tổn thương gan hoặc thận, cũng như lạm dụng thuốc quá nhiều có thể gây tử vong. Nếu sau khi sử dụng một liều thuốc mà đứa trẻ vẫn không hạ sốt, đừng cho cháu bé sử dụng thêm thuốc, thay vào đó, hãy điện thoại ngay cho bác sĩ. Nếu thân nhiệt thấp hơn 102 oF (38,9 oC), thì không nên sử dụng các loại thuốc hạ sốt trừ khi được bác sĩ chỉ định.
- Thuốc aspirin chỉ được dùng cho người thành niên. Không được cho trẻ em sử dụng aspirin, vì thuốc này có thể kích thích tạo ra một dạng rối loạn có khả năng gây tử vong, tên là hội chứng Reye (Reye’s syndrome).
Các Loại Thuốc Theo Toa Bác Sĩ (Prescription medications)
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây sốt cho bạn, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một loại thuốc kháng sinh (trụ sinh), đặc biệt nếu bác sĩ nghi ngờ bị nhiễm khuẩn, chẳng hạn như viêm phổi (pneumonia) hoặc viêm họng do vi khuẩn streptococcus (strep throat).
Các loại thuốc kháng sinh (trụ sinh) không dùng để chữa trị cho các bệnh nhiễm virut, chắng hạn bệnh nhiễm virut đường ruột và bệnh tăng bạch cầu đơn nhân (mononucleosis). Có một vài loại thuốc kháng virut (antiviral drug) được dùng để điều trị một số bệnh nhiễm virut đặc biệt. Tuy nhiên, phương pháp điều trị tốt nhất đối với đa số các virut là nghỉ ngơi thường xuyên và uống nhiều chất lỏng.
cÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
American College of Emergency Physicians Clinical Policies Subcommittee on Pediatric Fever. Clinical policy for children younger than three years presenting to the emergency department with fever. Ann Emerg Med. 2003;42(4):530-545.
Legget J. Approach to fever or suspected infection in the normal host. Goldman L, Ausiello D, eds. Cecil Medicine, 23rd ed. Philadelphia, Pa: Saunders Elsevier; 2007: chap 302.
Nguồn (Source):
0 comments:
Post a Comment