Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

BỆNH SÁN LÁ PHỔI.

(PARAGONIMIASIS).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

CHỨNG BỆNH CHÂN MADURA

(MADURA FOOT).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

MỘT BỘ PHẬN NGỰC GIẢ BIẾN MẤT TRONG KHI TẬP MÔN THỂ DỤC PILATES.

(DISAPPEARANCE OF A BREAST PROSTHESIS DURING PILATES).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK).

MỘT VIÊN ĐẠN NẰM TRONG ĐẦU.

(A HEAD SHOT).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

TÌNH TRẠNG MÙ SAU KHI TIÊM MỠ

(BLINDNESS AFTER FAT INJECTION)

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

BỆNH GÚT CÓ SỎI.

(TOPHACEOUS GOUT).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

BỆNH PHÌNH TRƯỚNG XƯƠNG KHỚP

(HYPERTROPHIC PULMONARY OSTEOARTHROPATHY) .

Nguồn (Source): www.nejm.org

Sunday, November 30, 2014

CÁC RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH (VESTIBULAR DISORDERS) - Do LQT Biên Dịch


HỆ THỐNG THĂNG BẰNG Ở NGƯỜI

Trạng Thái Thăng Bằng Ổn Định Thường Được Xem Là Điều Đương Nhiên

Đa số mọi người không gặp khó khăn trong việc đi bộ trên một con đường rải sỏi, đi bộ trên lề đường băng qua thảm cỏ, hoặc ra khỏi giường lúc nửa đêm mà không bị trượt ngã.  Tuy nhiên, nếu trạng thái thăng bằng bị suy yếu thì những hoạt động này có thể gây khó khăn và đôi khi gây nguy hiểm.  Các triệu chứng đi kèm với tình trạng mất thăng bằng này có thể bao gồm chóng mặt, choáng váng, rối loạn thị lực và khả năng nghe, khó tập trung cũng như ghi nhớ.

Trạng Thái Thăng Bằng Là Gì?

Trạng thái thăng bằng là khả năng duy trì trọng tâm của cơ thể trên nền chống đỡ.  Một hệ thống thăng bằng hoạt động bình thường cho phép con người nhìn thấy rõ ràng trong lúc đang di chuyển, định hướng theo trọng lực, xác định phương hướng và tốc độ chuyển động, và tự động điều chỉnh tư thế để duy trì dáng điệu và sự thăng bằng trong nhiều tình huống cũng như các hoạt động khác nhau.

Có được trạng thái thăng bằng và nó được duy trì là nhờ một tập hợp các hệ thống kiểm soát cảm giác vận động phức tạp, bao gồm các tín hiệu cảm giác đến (sensory input) từ thị giác, xúc giác (proprioception), và hệ thống tiền đình (chuyển động, sự thăng bằng, khả năng định hướng trong khoảng không); sự điều hợp tín hiệu cảm giác đến; và các tín hiệu vận động đi (motor output) tới mắt và các cơ của cơ thể.  Thương tổn, bệnh tật, hoặc quá trình lão hóa có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều thành phần này.

Tín Hiệu Cảm Giác Đến

Khả năng duy trì trạng thái thăng bằng phụ thuộc vào các thông tin được não tiếp nhận từ 3 nguồn ngoại biên: mắt, cơ và khớp, và các cơ quan tiền đình (xem hình).  Cả 3 nguồn này gửi các thông tin đến não dưới dạng các xung điện thần kinh (nerve impulse) từ các đầu dây thần kinh đặc biệt có tên gọi là các thụ thể cảm giác (sensory receptor).



Sensory input: Các tín hiệu cảm giác đến (từ các cơ quan khác).
Vestibular equilibrium, spatial awareness, rotation, linear movement: sự thăng bằng tiền đình, sự nhận thức về khoảng không, chuyển động quay, chuyển động thẳng.
Visual sight: Hình ảnh trực quan.
Proprioceptive touch: Cảm nhận bằng xúc giác.
Integration of input: Điều hợp các tín hiệu đến.
The cerebellum coordinates and regulates posture, movement, and balance: Tiểu não phối hợp và kiểm soát dáng điệu, chuyển động, và sự thăng bằng.
The cerebral cortex contributes higher level thinking and memory: Vỏ não cung cấp tư duy và bộ nhớ ở mức độ phức tạp hơn.
The brainstem integrates and sorts sensory information: Thân não điều hợp và phân loại các thông tin cảm giác.
Motor output: Các tín hiệu cảm giác đi (tới các cơ quan khác).
Vestibulo-ocular reflex: Phản xạ tiền đình mắt.
Motor impulses to control eye movements:  Các xung điện thần kinh vận động kiểm soát các chuyển động của mắt.
Motor impulses to make postural adjustments:  Các xung điện thần kinh vận động thực hiện những sự điều chỉnh về dáng điệu.
Balance: Trạng thái thăng bằng.

Trạng thái thăng bằng được duy trì bởi một tập hợp các hệ thống kiểm soát cảm giác vận động phức tạp.

Tín Hiệu Đến Từ Mắt

Các thụ thể giác quan ở võng mạc được gọi là que (rod) và nón (cone).  Khi ánh sáng đi đến các que và nón, các thụ thể này truyền các xung điện thần kinh đến não giúp cung cấp các tín hiệu thị giác xác định cách một người được định hướng theo các vật thể khác.  Ví dụ, khi một người đi bộ đi trên đường, các tòa nhà cao tầng được sắp xếp theo chiều thẳng đứng, và khi đi qua mỗi tòa nhà, đầu tiên nó sẽ được chuyển vào rồi sau đó ra khỏi tầm của thị lực ngoại biên.

Tín Hiệu Đến Từ Cơ Và Khớp

Các thông tin xúc giác (proprioceptive information) từ da, cơ, và các khớp bao gồm các thụ thể cảm giác(sensory receptor) nhạy cảm với sự kéo giãn hoặc áp lực ở các mô xung quanh.  Ví dụ, phía trước của các lòng bàn chân sẽ cảm thấy áp lực tăng lên khi một người đứng nghiêng về phía trước.  Với bất kỳ chuyển động nào của chân, cánh tay, và của các cơ phận khác, thì các thụ thể cảm giác sẽ đáp ứng bằng cách gửi đi các xung điện thần kinh đến não.

Các tín hiệu cảm giác, bắt nguồn ở cổ và mắt cá, là những yếu tố đặc biệt quan trọng.  Các tín hiệu xúc giác (proprioceptive cue) từ cổ chỉ ra hướng quay của đầu.  Các tín hiệu từ mắt cá chỉ ra chuyển động hoặc sự đu đưa của cơ thể theo bề mặt đứng (sàn nhà hoặc mặt đất) và chất lượng của bề mặt đó (ví dụ: cứng, mềm, trơn trượt, hoặc không bằng phẳng).

Tín Hiệu Đến Từ Hệ Thống Tiền Đình

Các thông tin cảm giác về cử động, sự thăng bằng, và khả năng định hướng trong không gian được hệ thống tiền đình cung cấp, bộ máy này nằm ở hai bên tai bao gồm thông nang (utricle), thông nang nhỏ (saccule), và 3 ống bán nguyệt (semicircular canal).  Thông nang và thông nang nhỏ phát hiện trọng lực (định hướng theo chiều thẳng đứng) và chuyển động thẳng.  Các ống bán nguyệt, có chức năng phát hiện chuyển động quay tròn, nằm vuông góc với nhau và chứa một dung dịch có tên là nội dịch tai (endolymph).  Khi đầu quay theo hướng được một ống bán nguyệt phát hiện, thì nội dịch bên trong ống bị chặn lại vì quán tính và tạo áp lực lên thụ thể cảm giác của ống này.  Sau đó, thụ thể này sẽ gửi đi những tín hiệu về chuyển động tới não.  Khi các cơ quan tiền đình ở hai bên đầu hoạt động đúng chức năng, thì chúng sẽ truyền những tín hiệu có tính chất đối xứng đến não.  (Các xung điện thần kinh ở bên phải phù hợp với các xung điện ở bên trái).

Điều Hợp Các Tín Hiệu Cảm Giác Đến

Các thông tin về trạng thái thăng bằng được các cơ quan cảm giác ngoại biên (peripheral sensory organ) cung cấp – mắt, các cơ và khớp, hai bên hệ thống tiền đình – được gửi đến thân não (brain stem).  Ở đó, các thông tin này được phân loại và được điều hợp với các thông tin đã được học trước được tiểu não (trung tâm phối hợp của não) và vỏ não (cerebral cortex: trung tâm kiểm soát suy nghĩ và bộ nhớ) cung cấp.  Tiểu não cung cấp các thông tin về các chuyển động tự động mà đã được học trước thông qua sự tiếp xúc thường xuyên với một số thao tác.  Ví dụ, bằng cách tập giao banh thường xuyên, người chơi quần vợt học cách giữ thăng bằng trong thao tác đó.  Những thông tin đóng góp từ vỏ não bao gồm các thông tin đã được học trước; ví dụ, vì lề đường bị đóng băng rất trơn trượt, do đó một người cần phải sử dụng một cách di chuyển khác để đi một cách an toàn.

Xử Lý Các Tín Hiệu Cảm Giác Đến Gây Mâu Thuẫn

Một người có thể trở nên mất định hướng nếu các tín hiệu cảm giác đến từ mắt, cơ và khớp, hoặc các cơ quan tiền đình mâu thuẫn với nhau.  Ví dụ, vấn đề này có thể xảy ra khi một người đang đứng gần một chiếc xe buýt mà nó đang rời trạm.  Hình ảnh trực quan của một chiếc xe buýt đang lăn bánh có thể tạo nên một ảo giác cho người đi bộ này nghĩ rằng họ - thay vì chiếc xe buýt – đang di chuyển.  Tuy nhiên, cùng lúc các thông tin về xúc giác từ cơ và khớp chỉ ra rằng họ đang đứng yên.  Các thông tin về cảm giác do các cơ quan tiền đình cung cấp có thể giúp khống chế sự mâu thuẫn về cảm giác này.  Ngoài ra, tư duy và bộ nhớ ở mức cao hơn có thể khiến cho người này rời tầm mắt khỏi chiếc xe buýt đang di chuyển để nhìn xuống nhằm chứng thực bằng trực quan rằng cơ thể của họ không di chuyển khi đối chiếu với lề đường.

Các Tín Hiệu Vận Động Đi

Khi tiến hành điều hợp các tín hiệu cảm giác, thân não truyền các xung điện thần kinh đến các cơ có chức năng kiểm soát chuyển động của mắt, đầu và cổ, thân, và đùi, vì thế cho phép một người vừa có thể giữ thăng bằng vừa có thể nhìn thấy rõ trong lúc đang di chuyển.

Tín Hiệu Vận Động Đi Đến Các Cơ và Khớp

Một đứa trẻ học cách giữ thăng bằng thông qua thực hành và lặp lại khi các xung điện thần kinh được truyền từ các thụ thể cảm giác đến thân não và sau đó đến các cơ hình thành một lộ trình thần kinh mới.  Thường xuyên lặp lại sẽ trở nên dễ dàng hơn cho các xung điện này di chuyển dọc theo lộ trình thần kinh đó – một quá trình được gọi là tạo điều kiện thuận lợi(facilitation) – và đứa trẻ có thể duy trì trạng thái thăng bằng trong thời gian thực hiện bất kỳ hoạt động nào.  Có chứng cứ rõ rệt cho thấy rằng hiện tượng tái tổ chức khớp thần kinh (synaptic reorganization) xảy ra trong suốt thời gian sống của một người điều chỉnh để thích ứng với những môi trường luôn thay đổi hoặc các chứng bệnh.  Quá trình tạo điều kiện thuận lợi cho lộ trình thần kinh này là lý do các vũ công và các vận động viên tập luyện rất vất vả.  Ngay cả những thao tác rất phức tạp cũng trở nên hầu như là tự động sau một thời gian.  Ví dụ, khi một người nhào lộn trong công viên, các xung điện được truyền từ thân não thông báo cho vỏ não rằng thao tác này được đi kèm bởi hình ảnh quay vòng của công viên.  Với sự tập luyện thường xuyên, não học cách chuyển dịch thị trường quay thành bình thường trong khi thực hiện động tác nhào lộn này.  Một cách khác, các vũ công hiểu rằng để duy trì trạng thái thăng bằng trong khi tiến hành một loạt các động tác xoay tròn, họ phải dán mắt vào một điểm ở xa càng lâu càng tốt trong lúc xoay tròn cơ thể.

Các Tín Hiệu Vận Động Đến Mắt

Hệ thống tiền đình gửi các tín hiệu kiểm soát vận động thông qua hệ thần kinh đến các cơ ở mắt với một chức năng tự động được gọi là phản xạ tiền đình mắt (vestibulo-ocular reflex).  Khi đầu không cử động, các xung điện thần kinh từ các cơ quan tiền đình ở bên phải có số lượng tương đương với các xung điện thần kinh đến từ bên trái.  Khi quay đầu sang phải, số lượng các xung điện từ tai bên phải tăng lên và số lượng xung điện từ tai bên trái giảm xuống.  Sự khác biệt về số lượng xung điện được gửi đi từ mỗi bên kiểm soát các chuyển động của mắt và giúp ổn định cái nhìn chăm chú trong lúc đầu chuyển động chủ động (ví dụ, trong lúc chạy hoặc xem một trận khúc côn cầu) và trong lúc đầu chuyển động thụ động (ví dụ, trong lúc ngồi trong xe hơi đang tăng tốc hoặc giảm tốc).

Hệ Thống Phối Hợp Thăng Bằng

Hệ thống thăng bằng ở người bao gồm một tập hợp các hệ thống kiểm soát cảm giác vận động(sensorimotor-control system) phức tạp.  Các cơ chế phản hồi phối hợp chặt chẽ với nhau của hệ thống thăng bằng này có thể bị gián đoạn bởi những tổn thương đến một hoặc nhiều bộ phận do chấn thương, bệnh tật, hoặc quá trình lão hóa.  Trạng thái thăng bằng bị suy yếu có thể đi kèm với các triệu chứng như chóng mặt, choáng váng, các vấn đề về thị lực, buồn nôn, mệt mỏi, và khó tập trung.

Tính chất phức tạp của hệ thống thăng bằng ở người tạo ra những thách thức trong việc chẩn đoán và điều trị những nguyên nhân tiềm ẩn gây mất thăng bằng.  Rối loạn chức năng tiền đình, một nguyên nhân gây mất thăng bằng, đưa ra một thách thức hết sức phức tạp vì sự tương tác của hệ thống tiền đình với chức năng nhận thức, và mức độ nó ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát các chuyển động của mắt và dáng điệu.











Wednesday, November 19, 2014

KIẾN THỨC Y HỌC - Do LQT Biên Dịch



Một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà những người bị viêm khớp đặt ra là, “Có chế độ ăn uống nào dành cho bệnh viêm khớp không? Hoặc quan trọng hơn, “Tôi có thể ăn những gì để giúp ích cho các khớp?”  









KIẾN THỨC Y HỌC - Do LQT Biên Dịch


CHẾ ĐỘ ĂN DÀNH CHO BỆNH VIÊM KHỚP

Một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà những người bị viêm khớp đặt ra là, “Có chế độ ăn uống nào dành cho bệnh viêm khớp không? Hoặc quan trọng hơn, “Tôi có thể ăn những gì để giúp ích cho các khớp?”

Câu trả lời là, có rất nhiều loại thực phẩm có thể giúp ích.  Thực hiện một chế độ ăn giảm thiểu các loại thực phẩm được chế biến sẵn (processed food) và chất béo trung hòa (saturated fat), cũng như tiêu thụ nhiều loại trái cây (hoa quả), rau củ, cá, các loại đậu và quả hạch tỏ ra rất có lợi cho cơ thể của bạn.  Nếu bạn thấy hướng dẫn này có vẻ quen thuộc, thì đó chính là vì đây là những nguyên tắc của một chế độ ăn uống có tên là chế độ ăn Địa Trung Hải (Mediterranean diet), thường được quảng cáo là có khả năng chống lão hóa và chống lại bệnh tật.

Có một ý nghĩa khoa học đằng sau sự cường điệu này.  Các nghiên cứu chứng thực rằng tiêu thụ các loại thực phẩm này sẽ giúp giảm huyết áp và bảo vệ chống lại các tình trạng bệnh mãn tính từ ung thư đến đột quỵ (tai biến mạch máu não).  Chế độ ăn này giúp ích cho bệnh viêm khớp bằng cách hạn chế quá trình viêm – điều này có lợi cho các khớp cũng như tim của bạn.  Một lợi ích khác: Tiêu thụ nhiều loại thực phẩm nguyên hạt (whole food) lành mạnh thường được tìm thấy trong ẩm thực Địa Trung Hải – đồng thời giảm thiểu các loại thực phẩm đóng gói sẵn – còn có thể giúp giảm cân, mà có thể giúp ích rất nhiều trong việc quản lý tình trạng đau khớp. 


Cho dù bạn gọi đó là chế độ ăn Địa Trung Hải, chế độ ăn kháng viêm (anti-inflammatory diet) hoặc chỉ đơn giản là chế độ ăn dành cho bệnh viêm khớp, thì đây là danh sách các loại thực phẩm quan trọng – và những sự phân tích tại sao chúng lại rất có lợi cho sức khỏe khớp.


Số lượng: Các tổ chức y tế như Hiệp Hội Tim Hoa Kỳ (American Heart Association) và Viện Dinh Dưỡng và Khoa Dinh Dưỡng Hoa Kỳ (Academy of Nutrition and Dieterics) đề xuất tiêu thụ 3 – 4 oz (85 – 113 g) cá mỗi tuần 2 lần.  Các chuyên gia bệnh viêm khớp cho rằng tiêu thụ nhiều cá sẽ tốt hơn.

Lý do: Một số loại cá chứa nhiều loại axit béo omega-3 kháng viêm.  Một nghiên cứu bao gồm 727 phụ nữ hậu mãn kinh, được đăng trên Tạp Chí Dinh Dưỡng (Journal of Nutrition), đã tìm thấy rằng những người tiêu thụ các loại omega-3 với số lượng cao nhất sẽ có hàm lượng 2 protein gây viêm, protein C-reactive (CRP) và interleukin-6, ở mức thấp hơn.

Mới đây, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng sử dụng các loại thực phẩm chức năng dầu cá (fish oil supplement) sẽ giúp giảm sưng và đau khớp, cắt giảm thời gian cứng khớp buổi sáng (morning stiffness) và hoạt động bệnh trong số những người bị viêm thấp khớp (rheumatoid arthritis – RA: viêm khớp dạng thấp).  Một vài trong số các bệnh này thậm chí ngưng sử dụng các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) mà không gặp phải tình trạng bệnh trở xấu.

Vì sao các loại omega-3 lại là mặt hàng bán chạy như thế?  Vì đa số người dân Hoa Kỳ không tiêu thụ đầy đủ.  “Tổ tiên của chúng ta tiêu thụ các axit béo omega-3 và omega-6 với một tỷ lệ cân bằng.  Ngày nay, người ta thường tiêu thụ các axit béo omega-6 nhiều gấp 10 đến 20 lần so với các axit béo omega-3”, theo lời bác sĩ Tanya Edwards, giám đốc y tế của Trung Tâm Y Học Điều Hợp (Center for Integrative Medicine) và Viện Cân Bằng Sức Khỏe(Wellness Institute) tại Bệnh Viện Cleveland.  Các loại thực phẩm chế biến và đóng gói sẵn cũng như nhà bếp của các nhà hàng chứa rất nhiều các loại dầu thực vật giàu omega-6 rẻ tiền – đồng thời tiêu thụ quá nhiều các loại axit béo omega-6 có thể kích thích quá trình viêm và làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.  Nghiên cứu đã chứng minh rằng gia tăng tỷ lệ omega-3/omega-6 – chẳng hạn như tiêu thụ nhiều cá và ít thực phẩm ăn nhanh – sẽ giúp làm dịu các chứng bệnh mãn tính, bao gồm bệnh viêm thấp khớp (viêm khớp dạng thấp).

Các nguồn cung cấp tốt nhất: Cá hồi (salmon), cá ngừ đại dương (tuna), cá xacđin (sardine), cá trích (herring), cá trống (anchovy), sò điệp (scallop) và các loại cá nước ngọt.  Nếu bạn không thích cá.  Hãy sử dụng thực phẩm chức năng (supplement).  Các nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ khoảng 600 – 1000 mg dầu cá mỗi ngày có thể làm dịu tình trạng cứng khớp (joint stiffness), chạm vào đau, đau nhức và sưng.

Các Loại Quả Hạch và Hạt

Số lượng: Tiêu thụ 1,5 oz (42,5 g) các loại quả hạch (nut) mỗi ngày (1 oz = khoảng độ 1 nắm tay).

Lý do: “Nhiều nghiên cứu đã chứng thực vai trò của các loại quả hạch trong chế độ ăn uống kháng viêm”, theo lời giải thích của tiến sĩ José M. Ordovás, giám đốc dinh dưỡng và bộ gen tại Trung Tâm Jean Mayer Nghiên Cứu Dinh Dưỡng Người USDA trên Quá Trình Lão Hóa thuộc trường Đại Học Tufts (Tufts University) ở Boston, Massachusetts. 

Một nghiên cứu được đăng trên Tạp Chí Hoa Kỳ về Dinh Dưỡng Lâm Sàng (American Journal of Clinical Nutrition) đã tìm thấy rằng trong khoảng thời gian 15 năm, những phụ nữ và nam giới nào tiêu thụ phần lớn các loại quả hạch có nguy cơ tử vong do một chứng bệnh viêm (như viêm thấp khớp) thấp hơn so với những người ăn ít quả hạch nhất là 51%.  Một nghiên cứu khác, được đăng trên tạp chí Tuần Hoàn(Circulation), đã tìm thấy rằng các đối tượng với hàm lượng vitamin B6 thấp hơn – loại vitamin này được tìm thấy ở hầu hết các loại quả hạch – có mức protein C-reactive và tổn thương oxy hóa cao hơn.

Ngoài ra, các loại quả hạch chứa rất nhiều chất béo không bão hòa đơn kháng viêm (inflammation-fighting monounsaturated fat).

Bên cạnh mùi vị và kết cấu, các loại quả hạch là nguồn cung cấp dồi dào protein và chất xơ.  Mặc dù loại thực phẩm này chứa khá nhiều chất béo và calorie, nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ các loại quả hạch sẽ giúp thúc đẩy quá trình giảm cân, vì protein, chất xơ và các chất béo không bão hòa đơn làm thỏa mãn khẩu vị của bạn.  “Chỉ cần nhớ rằng nhiều không có nghĩa là tốt”, tiến sĩ Ordovás nói.

Các nguồn cung cấp tốt nhất: Quả óc chó (walnut), hạt thông (pine nut), quả hồ trăn (pistachio) và quả hạnh nhân (almond).  Ở các thị trấn dọc theo khu vực Địa Trung Hải, bạn sẽ nhìn thấy các loại quả hạch này được trộn vào mọi thứ, từ xà lách và các loại cơm đến các món chính và tráng miệng.

Trái Cây (Hoa Quả) và Rau Củ

Số lượng: Khoảng từ 9 khẩu phần trở lên mỗi ngày.

Lý do: Trái cây (hoa quả) chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa.  Các hợp chất hóa học mạnh này đóng vai trò như hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể, giúp trung hòa các phân tử không ổn định được gọi là các gốc tự do (free radical), mà các phân tử này có thể làm tổn hại đến các tế bào.

“Cơ thể chúng ta sản sinh từ 10 đến 15 chất oxy hóa(oxidant) khác nhau mỗi ngày”, bác sĩ Edwards nói.  “Quá trình oxy hóa đó tạo ra tình trạng viêm, từ đó sản sinh thêm nhiều chất oxy hóa trong cơ thể”.  Trái cây (hoa quả) và rau củ có thể cắt giảm được đặc tính nguy hiểm của các phân tử này.  “Trái cây và rau củ có màu càng đậm, thì càng có nhiều chất chống oxy hóa”, bác sĩ Edwards giải thích.

Phải đảm bảo chế độ ăn của bạn có nhiều màu sắc như cầu vồng, vì nhiều màu sắc giúp trung hòa các chất oxy hóa khác nhau.  “Ví dụ, các chất anthocyanin ở quả cherry chứa các men có tác dụng tương tự như các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) mà không tạo ra các phản ứng phụ”, theo lời tiến sĩ Jonny Bowden, chuyên gia dinh dưỡng và giảm cân.  Một hợp chất trong họ hành tỏi có tên là diallyl disulphide cũng có khả năng ngăn chặn tình trạng thoái các men protein xuất hiện ở các bệnh nhân bị chứng viêm xương khớp(osteoarthritis).

Nghiên cứu khác cho thấy rằng tiêu thụ các loại rau củ giàu vitamin K như bông cải xanh (broccoli), rau bina (spinach), rau diếp (lettuce: xà lách), cải xoăn (kale) và bắp cải (cabbage) giúp giảm đáng kể các yếu tố gây viêm trong máu.

Các nguồn cung cấp tốt nhất: Các loại trái cây (hoa quả) và rau củ đủ màu như dâu xanh (blueberry), dâu đen(blackberry), cherry, dâu tây (strawberry), rau bina, cải xoăn, bông cải xanh, cà tím (eggplant) và ớt chuông(bell pepper).

Dầu Oliu

Số lượng: 2 – 3 muỗng canh mỗi ngày.

Lý do: Dầu oliu bao gồm một lượng lớn chất béo không bão hòa đơn có lợi cho sức khỏe.  Nó còn có tác dụng kháng viêm, có lợi cho sức khỏe tim và đầy hương vị.  Giá trị của loại dầu ăn này không chỉ dựa trên loại chất béo lành mạnh này.  Thật vậy, các chuyên gia cho rằng ít nhất một nửa giá trị của lợi ích sức khỏe đến từ các quả oliu, không phải từ dầu.

“Yếu tố làm cho dầu oliu có lợi cho sức khỏe là vai trò phân phối các hợp chất chống oxy hóa polyphenol trong các quả olive”, tiến sĩ Bowden nói.

Có bao giờ bạn để ý thấy cảm giác ngứa ở cổ họng sau khi chấm bánh mì trong dầu oliu chưa?  Đó là do hợp chất phenol, oleocanthal, một trong những hợp chất kháng viêm có hàm lượng cao nhất trong dầu oliu.  “Hợp chất này ức chế hoạt động của các men COX, có tác dụng dược lý tương tự như thuốc ibuprofen”, tiến sĩ Ordovás.  Việc ức chế các men này giúp giảm nhẹ các quá trình viêm của cơ thể và giảm sự mẫn cảm với cơn đau.  Do đó, không có gì ngạc nhiên rằng loại dầu ăn này gắn liền với khả năng làm giảm nguy cơ mắc phải một loạt các chứng bệnh mãn tính.

Các nguồn cung cấp tốt nhất: Dầu oliu độ tinh khiết cao (extra virgin olive oil).  Loại dầu ăn này được xử lý ít hơn, do đó nó vẫn giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng hơn so với các loại dầu oliu thông thường.

Các Loại Đậu

Số lượng: Khoảng một cup (16 muỗng canh), mỗi tuần 2 lần (hoặc nhiều hơn)

Lý do: Các loại đậu chứa đầy chất xơ, một chất dinh dưỡng giúp giảm bớt hàm lượng protein C-reactive, một dấu hiệu bị viêm được tìm thấy trong máu.  Với hàm lượng cao, protein C-reactive có thể báo hiệu bất cứ vấn đề gì từ một tình trạng nhiễm trùng đến chứng viêm khớp.

Nhưng chất xơ không phải là lý do duy nhất mà các loại đậu có khả năng giúp kháng viêm.  Trong một nghiên cứu được công bố gần đây trên Tạp Chí Thành Phần và Phân Tích Thực Phẩm (Journal of Food Composition and Analysis), các nhà khoa học đã phân tích hàm lượng dinh dưỡng của 10 loại đậu phổ biến ở miền Nam nước Ý và đã nhận diện được một loạt các hợp chất chống oxy hóa và kháng viêm, bao gồm quercetin, genistein, soysapogenin và axit oleanolic.

Một lý do nữa mà các loại đậu được xem là một phần quan trọng của chế độ ăn có lợi cho bệnh viêm khớp: Chúng là một nguồn cung cấp dồi dào protein (và rẻ tiền), khoảng 15 g protein mỗi cup (16 muỗng canh), và protein là một yếu tố quan trọng cho sức khỏe toàn diện, đặc biệt là sức khỏe của các cơ.  Protein giúp ngăn chặn tình trạng teo cơ do tuổi tác hoặc do ít vận động, và khi cơ bắp mạnh khỏe hơn thì nó sẽ giúp các khớp chuyển động dễ dàng hơn.  (Vận động là một liều thuốc!).

Nguồn thực phẩm ăn chay cung cấp protein này sẽ làm cho bạn cảm thấy no, nghĩa là giảm bớt tình trạng ăn vặt sau bữa ăn chính – và có khả năng làm giảm sức nặng dồn lên các khớp của bạn.  Ngoài ra, các loại đậu còn tiêu hóa rất chậm, cung cấp năng lượng kéo dài và ngăn ngừa được tình trạng đường huyết lên xuống bất thường do các loại thực phẩm cao carbohydrate và/hoặc các loại thực phẩm được chế biến sẵn gây ra.  Nhiều chủng loại đậu còn giúp tăng cường axit folic, loại axit này có lợi cho tim, cũng như các khoáng chất tăng cường miễn dịch như magie (magnesium), sắt (iron), kẽm (zinc) và kali (potassium).

Các nguồn cung cấp tốt nhất: Các loại đậu đỏ (red bean), các loại đậu đỏ hình quả thận (red kidney bean) và các loại đậu pinto được Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (U.S. Department of Agriculture) xếp trong số 4 loại thực phẩm hàng đầu chứa chất chống oxy hóa.  Các loại đậu khác mà bạn nên thay phiên trong chế độ ăn uống: các loại đậu đen (black bean), các loại đậu garbanzo (garbanzo bean) và các loại đậu mắt đen (black-eyed pea).

Bạn Có Nên Tránh Tiêu Thụ Các Loại Rau Củ Họ Cà Dược Không?

Các loại rau củ họ cà dược (nightshade vegetable), bao gồm cà tím (eggplant), cà chua (tomato), ớt chuông đỏ (red bell pepper) và khoai tây (potato), là những nét đặc thù của ẩm thực Địa Trung Hải.  Mỗi loại rau củ kháng bệnh này cung cấp dinh dưỡng tối đa với số lượng calorie tối thiểu.  Chúng còn chứa solanine, một chất hóa học được xem là nguyên nhân gây đau ở các bệnh nhân bị viêm khớp.

Theo bác sĩ Tanya Edwards, chưa có chứng cứ khoa học nào cho thấy rằng các loại rau củ họ cà dược kích thích các cơn viêm khớp.  Thật vậy, một số chuyên gia tin rằng các loại rau củ này chứa một hỗn hợp các chất dinh dưỡng mạnh giúp ức chế cơn đau khớp.

Ví dụ, cà tím tăng cường các chất anthocyanin kháng viêm, cộng với một liều lượng lớn chất xơ – tất cả chỉ có 35 calorie cho mỗi cup (16 muỗng canh).  Cà chua là một nguồn cung cấp dồi dào chất chống oxy hóa lycopene, chất này được chứng minh có khả năng giúp trung hòa các gốc tự do.  Ớt chuông đỏ chứa đầy vitamin C giúp tăng cường miễn dịch (ngoài ra còn giúp cơ thể hấp thụ chất sắt).  Khoai tây chứa rất nhều kali, giúp kiểm soát huyết áp, bên cạnh những lợi ích sức khỏe khác.

Tuy nhiên, có nhiều người báo cáo rằng các triệu chứng của họ được thuyên giảm một cách đáng kể khi họ tránh tiêu thụ các loại rau củ họ cà dược.  Nếu bạn lưu ý các cơn đau khớp xuất hiện sau khi ăn các loại rau củ này, thì bác sĩ Edwards đề xuất bạn nên tiến hành một cuộc kiểm tra: “Loại tất cả các loại rau củ họ cà dược khỏi chế độ ăn uống trong vài tuần.  Nếu bạn cảm thấy bớt đau, thì có lẽ bạn nhên tránh các loại thực phẩm giàu năng lượng này”.



CẢM LẠNH CẢM CÚM HAY DỊ ỨNG?

Trong người bạn đang cảm thấy không khỏe.  Bạn bị sổ mũi, hắt hơi, và đau họng.  Như vậy là bị cảm lạnh, cảm cúm, hay là bị dị ứng?  Thật khó để phân biệt các tình trạng bệnh này vì chúng có chung quá nhiều triệu chứng.  Tuy nhiên, hiểu được những sự khác biệt sẽ giúp bạn lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp nhất.


“Nếu bạn biết được bạn bệnh gì, thì bạn sẽ không cần phải sử dụng những loại thuốc mà bạn không cần đến, những loại không hiệu quả, hoặc những loại thậm chí có thể làm cho các triệu chứng của bạn trở xấu thêm”, theo lời tiến sĩ Teresa Hauguel của Viện Sức Khỏe Quốc Gia Hoa Kỳ (NIH), một chuyên gia về các bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng đến hô hấp.

Cảm lạnh, cảm cúm, và dị ứng tất cả đều ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bạn, mà có thể làm cho bạn khó thở.  Mỗi tình trạng bệnh đều có những triệu chứng quan trọng để phân biệt với các chứng bệnh khác.

Cảm lạnh và cảm cúm là do các virut khác nhau gây ra.  “Thông thường, các triệu chứng liên quan đến bệnh cảm cúm tỏ ra nghiêm trọng hơn”, tiến sĩ Hauguel nói.  Cả hai tình trạng bệnh này có thể gây ra hiện tượng chảy mũi, nghẹt mũi; ho; và viêm họng.  Nhưng cảm cúm cũng có thể gây sốt cao kéo dài từ 3 – 4 ngày, kèm theo nhức đầu, mệt mỏi, và đau nhức toàn thân.  Các triệu chứng này lại ít phổ biến hơn khi bạn bị cảm lạnh.

“Các tình trạng dị ứng lại hơi khác một chút, vì chúng không do virut gây ra”, tiến sĩ Hauguel giải thích.  “Thay vào đó, chính hệ miễn dịch trong cơ thể bạn đáp ứng lại một chất gây dị ứng, mà chất này làm cho bạn bị dị ứng”.  Nếu bạn bị dị ứng và hít vào những thứ như phấn hoa hoặc vảy cám từ lông thú nuôi (pet dander), thì các tế bào miễn dịch trong mũi và các đường dẫn khí có thể phản ứng quá mức với các chất vô hại này.  Sau đó, các mô mềm của hệ hô hấp có thể sưng lên, vì thế mũi của bạn có thể sẽ bị nghẹt hoặc bị chảy nước mũi.

“Các tình trạng dị ứng cũng có thể gây ngứa và chảy nước mắt, và thông thường các hiện tượng này sẽ không xảy ra khi bạn bị cảm lạnh hoặc cảm cúm”, tiến sĩ Hauguel giải thích thêm.

Các triệu chứng bị dị ứng thường kéo dài cho đến khi nào bạn không còn tiếp xúc với chất gây dị ứng nữa, có thể là khoảng 6 tuần trong những mùa có nhiều phấn hoa như mùa xuân, mùa hè, hoặc mùa thu.  Cảm lạnh và cảm cúm hiếm khi kéo dài quá 2 tuần.

Đa số những người bị cảm lạnh hoặc cảm cúm sẽ tự hồi phục mà không cần đến chăm sóc y tế.  Nhưng bạn nên đi khám bác sĩ nếu các triệu chứng kéo dài trên 10 ngày hoặc nếu các triệu chứng không thuyên giảm sau khi sử dụng các loại thuốc không cần toa bác sĩ. 

Để điều trị cảm lạnh hoặc cảm cúm, hãy nghỉ ngơi nhiều và uống nhiều chất lỏng.  Nếu bạn bị cảm cúm, thì các loại thuốc giảm đau như aspirin, acetaminophen, hoặc ibuprofen có thể giúp giảm sốt hoặc giảm đau nhức.  Các tình trạng dị ứng có thể được điều trị bằng các loại thuốc kháng histamin(antihistamine) hoặc các loại thuốc thông mũi (decongestant).

Bạn nên cẩn thận để tránh tình trạng “trùng lắp thuốc” khi sử dụng các loại thuốc có từ 2 thành phần hoạt tính trở lên trong nhãn sử dụng.  Ví dụ, nếu bạn sử dụng 2 loại thuốc đều chứa acetaminophen – một loại dùng để trị nghẹt mũi và một loại dùng để trị nhức đầu – thì bạn có thể đã sử dụng quá nhiều acetaminophen.

“Hãy đọc nhãn sử dụng thuốc một cách cẩn thận – các cảnh báo, các tác dụng phụ, và liều lượng.  Nếu bạn có câu hỏi thắc mắc, thì hãy trao đổi với bác sĩ gia đình hoặc dược sĩ, đặc biệt nếu như bạn có con trẻ bị đau ốm”, tiến sĩ Hauguel nói.  “Bạn không nên sử dụng thuốc quá nhiều, và bạn không nên đánh liều sử dụng thuốc mà nó có thể tương tác với các loại khác”.

Các Hướng Dẫn và Điều Trị

Các Triệu Chứng
Cảm Lạnh
Cảm Cúm
Dị Ứng  
Sốt
Hiếm thấy.
Thường xảy ra, sốt cao (100 – 102 oF hoặc 37,8 – 38,8 oC), thỉnh thoảng cao hơn, đặc biệt ở trẻ em, kéo dài 3 – 4 ngày.
Không bao giờ.
Nhức Đầu
Không phổ biến.
Phổ biến.

Không phổ biến.
Đau Nhức Toàn Thân
Nhẹ.
Thường xảy ra; thường nghiêm trọng.
Không bao giờ.
Mệt Mỏi, Đuối Sức
Thỉnh thoảng.
Thường xảy ra, có thể kéo dài đến 3 tuần.
Thỉnh thoảng.
Hoàn Toàn Kiệt Sức
Không bao giờ.
Thường xảy ra, vào lúc bắt đầu của căn bệnh.
Không bao giờ.
Nghẹt Mũi, Chảy Mũi
Phổ biến.
Thỉnh thoảng.

Phổ biến.
Hắt Hơi
Thường xảy ra.
Thỉnh thoảng.
Thường xảy ra.
Viêm Họng
Phổ biến.
Thỉnh thoảng.
Thỉnh thoảng.
Ho
Phổ biến.
Phổ biến, có thể trở nên nghiêm trọng.
Thỉnh thoảng.
Khó Chịu Ở Ngực
Nhẹ cho đến vừa phải.
Phổ biến.
Hiếm thấy, ngoại trừ những người bị bệnh suyễn do dị ứng.
Điều Trị
Nghỉ ngơi nhiều.
Uống nhiều chất lỏng.
Thuốc thông mũi.
Aspirin, acetaminophen, hoặc ibuprofen trị đau nhức.
Nghỉ ngơi nhiều.
Uống nhiều chất lỏng.
Aspirin, acetaminophen, hoặc ibuprofen trị đau nhức và sốt.
Các loại thuốc kháng virut (cần gặp bác sĩ).
Tránh các chất gây dị ứng.
Thuốc kháng histamine.
Các loại thuốc steroid xịt mũi.
Các loại thuốc thông mũi.


Ngăn Ngừa
Thường xuyên rửa tay.
Tránh tiếp xúc với bất kỳ ai bị cảm lạnh.
Chủng ngừa cúm mỗi năm.
Thường xuyên rửa tay.
Tránh tiếp xúc gần với bất kỳ ai bị cảm cúm.
Tránh các chất gây dị ứng, chẳng hạn như phấn hoa, ve bụi, nấm mốc, vảy cám thú nuôi, gián.
Các Biến Chứng
Nhiễm trùng xoang
Nhiễm trùng tai giữa
Suyễn
Viêm phế quản, viêm phổi; có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Nhiễm trùng xoang
Nhiễm trùng tai giữa
Bệnh suyễn



NƠRON (TẾ BÀO THẦN KINH)

Các tế bào bên trong hệ thần kinh, được gọi là nơron(neuron: tế bào thần kinh), chúng trao đổi thông tin với nhau theo những cách thức độc đáo. Nơron là đơn vị làm việc cơ bản của não, một tế bào chuyên biệt được thiết kế để truyền tải thông tin đến các tế bào thần kinh khác, đến cơ, hoặc các tế bào tuyến.


Nơron (tế bào thần kinh) là những tế bào bên trong hệ thần kinh có chức năng truyền tải thông tin đến các tế bào thần kinh khác, cơ hoặc các tế bào tuyến. Hầu hết các nơron bao gồm một thân tế bào (cell body), một sợi trục(axon) và các sợi nhánh (dendrite). Thân tế bào chứa hạt nhân (nucleus) và tế bào chất (cytoplasm). Sợi trục kéo dài từ thân tế bào và thường phát triển thành nhiều nhánh nhỏ hơn trước khi kết thúc tại các đầu sợi trục (nerve terminal: phần tận cùng của sợi trục). Các sợi nhánh kéo dài từ thân tế bào thần kinh và nhận thông tin từ các tế bào thần kinh khác. Các khớp thần kinh (synapse) là các điểm tiếp xúc, ở đó một tế bào thần kinh tiếp xúc với các tế bào thần kinh khác. Các sợi nhánh (dendrite) được bao quanh bởi các khớp thần kinh, các khớp này được hình thành bởi các đầu sợi trục từ các tế bào thần kinh khác.

Bộ não được gọi như vậy là do những đặc tính về chức năng và cấu trúc của các tế bào thần kinh được liên kết với nhau. Bộ não của động vật có vú chứa khoảng từ 100 triệu đến 100 tỷ tế bào thần kinh, tuỳ theo loài. Mỗi tế bào thần kinh của động vật có vú được cấu tạo bởi một thân tế bào, các sợi nhánh và một sợi trục.


Multipolar interneurons: Các nơron trung gian đa cực
Motor neuron: Nơron vận động
Sensory neuron: Nơron cảm giác
Dendrite: Sợi nhánh
Cell body: Thân tế bào
Axon: Sợi trục
Axon terminal: Đầu sợi trục
Axon hillock: Gò sợi trục
Neuron-muscle synapse: Khớp cơ-thần kinh
Muscle: Cơ
Node of Ranvier: Nút Ranvier
Myelin sheath: Bao miêlin
Receptor cell: Tế bào thụ thể
Peripheral branch: Nhánh ngoại biên
Central branch: Nhánh trung tâm

Cấu trúc của các nơron điển hình ở các động vật có vú

Các mũi tên cho thấy hướng truyền dẫn của các điện thế xung lực (action potential) ở các sợi trục (màu đỏ). (a) Các nơron trung gian đa cực.  Mỗi nơron này đều có rất nhiều sợi nhánh, có chức năng nhận các tín hiệu ở các khớp thần kinh với hàng trăm nơron khác, và một sợi trục dài phân nhánh hai bên và ở đầu sợi trục. (b) Một nơron vận động phân phối dây thần kinh cho một tế bào cơ.  Thông thường, các nơron vận động có một sợi trục kéo dài từ thân tế bào đến tế bào thụ thể(effector cell).  Ở các nơron vận động của động vật có vú, bao miêlin thường bao bọc toàn bộ sợi trục ngoại trừ các nút Ranvier và các đầu sợi trục. (c) Một nơron nhận cảm trong đó sợi trục phân nhánh gần thân tế bào.  Nhánh ngoại biên truyền dẫn xung điện thần kinh từ tế bào thụ thể đến thân tế bào, được cư trú ở hạch thần kinh tủy sống (dorsal root ganglion); nhánh trung tâm truyền dẫn xung điện từ thân tế bào đến tủy sống hoặc não.  Cả hai nhánh này là các sợi trục được sắp xếp theo cấu trúc và chức năng, ngoại trừ ở các đầu cuối sợi trục, cho dù nhánh ngoại biên truyền dẫn các xung điện về hướng, thay vì rời khỏi, thân tế bào.

Thân tế bào chứa hạt nhân và tế bào chất. Sợi trục kéo dài từ thân tế bào và thường phát triển thành nhiều nhánh nhỏ hơn trước khi kết thúc ở các đầu dây thần kinh (nerve terminal).

Thân tế bào (cell body) bao gồm hạt nhân và là nơi tổng hợp hầu như tất cả các protein và màng tế bào thần kinh.  Một số protein được tổng hợp ở các sợi nhánh (dendrite), nhưng không có protein nào được tổng hợp ở sợi trục(axon) và các đầu sợi trục (axon terminal), nơi không chứa các ribô thể (ribosome).  Các protein và màng tế bào cần thiết để tái tạo sợi trục và các đầu dây thần kinh được tổng hợp ở thân tế bào và được tập hợp thành các túi màng hoặc các phần tử đa protein.  Bằng một quá trình được gọi là vận chuyển hướng ra (anterograd transport), các chất liệu này được vận chuyển theo các vi ống (microtubule) đi dọc chiều dài của sợi trục đến các đầu dây thần kinh, ở đó chúng được đưa vào màng tế bào hoặc các cấu trúc chuyên biệt (organelle) khác.  Các vi ống sợi trục (axonal microtubule), cũng là nơi các màng tế bào và các cấu trúc chuyên biệt bị tổn thương, di chuyển sợi trục về phía thân tế bào; quá trình này được gọi là vận chuyển hướng vào (retrograde transport).  Tiêu thể (lysosome), nơi các chất được phân hủy, chỉ được tìm thấy ở thân tế bào.

Hầu như mỗi tế bào thần kinh đều có một sợi trục, với đường kính sợi trục thay đổi từ 1 µm (micrometer) ở một số dây thần kinh ở não người đến vài mm (millimeter) ở các sợi khổng lồ của loài mực.  Các sợi trục có vai trò chuyên biệt dẫn truyền một số dạng xung điện cụ thể, được gọi là điện thế xung lực (action potential), hướng ra ngoài, rời khỏi thân tế bào về phía đầu sợi trục.  Điện thế xung lực là một loạt các thay đổi điện áp đột ngột, hoặc điện thế (electric potential), đi qua màng tế bào.  Khi một tế bào thần kinh ở trạng thái nghỉ (resting state), điện thế xung lực hai bên màng sợi trục là khoảng -60 mV (bên trong có giá trị âm so với bên ngoài); cường độ điện thế nghỉ (resting potential) này tương đương với điện thế nghỉ của điện thế màng(membrane potential: hiệu điện thế ở hai bên màng tế bào do số lượng ion dương ở một bên lớn hơn ion âm ở bên kia không nhiều) trong đa số các tế bào không phải nơron.  Vào thời điểm điện thế xung lực đạt mức tối đa, điện thế màng có thể là +50 mV (bên trong có giá trị dương), sự thay đổi gần bằng 110 mV. Sự khử cực(depolarization: sự thay đổi điện thế ở hai bên màng tế bào lúc nghỉ ngơi, dẫn đến điện thế màng ít giá trị âm hơn) của màng tế bào được theo sau bởi quá trình tái phân cực (repolarization) nhanh, đưa điện thế màng trở về giá trị của trạng thái nghỉ.  Các đặc điểm này giúp phân biệt một điện thế xung lực với các dạng thay đổi điện thế khác ở hai bên màng tế bào và cho phép điện thế xung lực di chuyển dọc theo sợi trục mà không bị giảm cường độ.


(a) Một điện thế xung lực là một sự khử cực đột ngột tạm thời của màng tế bào theo sau bởi quá trình tái phân cực để trở về điện thế nghỉ vào khoảng -60 mV.  Số đo điện thế màng sợi trục này ở một nơron trước khớp thần kinh (presynatptic neuron) cho thấy rằng nó đang tạo ra một điện thế xung lực cứ mỗi 4 ms (millisecond).  (b) Điện thế màng ở hai bên màng tế bào của một nơron trước khớp thần kinh được đo bằng một điện cực nhỏ được đưa vào nơron này.  Các điện thế xung lực di chuyển xuống sợi trục với tốc độ lên đến 100 m/s.  Sự hiện diện của các điện thế xung lực này tại một khớp thần kinh (synapse) gây ra sự phóng thích các chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitter) liên kết với các thụ thể (receptor) ở tế bào thần kinh sau khớp thần kinh, thường khử cực màng tế bào (làm cho điện thế có giá trị âm thấp hơn) và có xu hướng tạo ra một điện thế xung lực trong đó.

Các điện thế xung lực di chuyển rất nhanh, với tốc độ lên đến 100 m/s.  Ở con người, các sợi trục có thể có chiều dài chưa đến 1 mét, tuy nhiên chỉ cần một vài mili giây để một điện thế xung lực di chuyển hết chiều dài của sợi trục.  Điện thế xung lực phát sinh từ gò sợi trục (axon hillock), chỗ nối của sợi trục và thân tế bào, và được dẫn truyền dọc theo sợi trục đến các đầu sợi trục, đây là các nhánh nhỏ của sợi trục có chức năng hình thành các khớp thần kinh với các tế bào khác.  Một sợi trục đơn trong hệ thần kinh trung ương có thể tạo khớp nối với nhiều tế bào thần kinh và tạo ra các đáp ứng với tất cả những tế bào thần kinh này cùng lúc.

Các sợi nhánh kéo dài từ thân tế bào thần kinh và nhận thông tin từ các tế bào thần kinh khác. Các khớp thần kinh là những điểm tiếp xúc nơi mà một tế bào thần kinh trao đổi thông tin với các tế bào thần kinh khác. Các sợi nhánh được bao quanh bởi các khớp thần kinh, các khớp này được hình thành bởi những đầu sợi trục từ các tế bào thần kinh khác.

Đa số các tế bào thần kinh đều có rất nhiều sợi nhánh, các sợi nhánh này nối dài từ thân tế bào và có vai trò chuyên biệt tiếp nhận các tín hiệu hóa học (chemical signal) từ các đầu sợi trục của các tế bào thần kinh khác.  Các sợi nhánh chuyển đổi các tín hiệu này thành các xung điện nhỏ và dẫn truyền chúng hướng vào, theo hướng thân tế bào.  Các thân tế bào thần kinh cũng có thể hình thành các khớp thần kinh và do đó có thể tiếp nhận các tín hiệu.  Đặc biệt ở hệ thần kinh trung ương, các tế bào thần kinh có các sợi nhánh rất dài với các nhánh phức.  Điều này cho phép chúng hình thành các khớp thần kinh và tiếp nhận các tín hiệu từ một số lượng lớn các tế bào thần kinh khác, có lẽ lên đến 1000.  Các xung điện được tạo ra trong các sợi nhánh ở thân tế bào lan đến gò sợi trục (axon hillock).  Nếu xung điện ở đó đủ lớn, thì sẽ phát sinh một điện thế xung lực và sẽ được truyền xuống sợi trục.

Khi các tế bào thần kinh nhận hoặc gửi các thông điệp, chúng truyền đi các xung điện dọc theo sợi trục, phạm vi của nó có thể kéo dài từ một phần rất nhỏ khoảng 1 inch (hoặc 1 cm) đến 3 feet (khoảng 1 mét) hoặc dài hơn. Nhiều sợi trục được bao bọc bởi bao myelin (myelin sheath), lớp màng này giúp làm tăng tốc quá trình truyền các tín hiệu điện dọc theo sợi trục. Lớp màng này được cấu tạo bởi các tế bào chuyên biệt có tên là tế bào thần kinh đệm(glia). Trong não, tế bào thần kinh đệm tạo ra lớp màng mỏng được gọi là tế bào thần kinh đệm ít gai (oligodendrocyte), và trong hệ thần kinh ngoại biên, chúng được biết đến với tên gọi là các tế bào Schwann (Schwann cell).

Não chứa số lượng tế bào thần kinh đệm ít nhất lớn gấp 10 lần số lượng tế bào thần kinh. Tế bào thần kinh đệm thực hiện nhiều chức năng. Từ lâu các nhà nghiên cứu đã biết rằng các tế bào thần kinh đệm vận chuyển các chất dinh dưỡng đến các nơron, làm sạch các mảnh mô chết, tiêu huỷ các nơron chết, và giúp giữ cố định các tế bào thần kinh. Nghiên cứu hiện nay đang khám phá ra các vai trò quan trọng mới của tế bào thần kinh đệm trong chức năng não.

Các khớp thần kinh thường truyền đi các tín hiệu theo một chiều: một đầu sợi trục từ tế bào trước khớp thần kinh chuyển đi các tín hiệu và được tiếp nhận bởi tế bào sau khớp thần kinh.  Có hai loại khớp thần kinh thông thường: khớp thần kinh điện (electric synapse) khá hiếm, sẽ được thảo luận sau, và khớp thần kinh hóa học (chemical synapse).  Trong loại khớp thần kinh này, đầu sợi trục của tế bào trước khớp thần kinh có các túi nhỏ chứa đầy một loại chất dẫn truyền thần kinh đặc biệt.  Tế bào sau khớp thần kinh có thể là một sợi nhánh hoặc thân tế bào của một nơron khác, một tế bào cơ hoặc tế bào tuyến, hoặc, trong trường hợp hiếm, một sợi trục khác.  Khi một điện thế xung lực trong tế bào trước khớp thần kinh truyền đến đầu một sợi trục, nó sẽ làm tăng (trong khu vực) nồng độ Ca2+ trong dịch bào tương (cytosol).  Sau đó, quá trình này làm cho một số túi nhỏ hợp nhất với màng tế bào, phóng thích các chất bên trong vào khe khớp thần kinh (synaptic cleft: khe synapse).  Các chất dẫn truyền thần kinh khuếch tán qua khe ở khớp thần kinh, mất khoảng 0,5 ms (millisecond) để chúng liên kết với các thụ thể ở các tế bào sau khớp thần kinh.


(a) Một khe hẹp – khe synapse – tách biệt các màng của các tế bào trước khớp thần kinh và sau khớp thần kinh.  Sự truyền dẫn các xung điện đòi hỏi sự phóng thích một chất dẫn truyền thần kinh (các hình tròn màu đỏ) của tế bào trước khớp thần kinh, sự khếch tán của nó qua khe synapse, và sự liên kết của nó với các thụ thể đặc biệt trên màng của tế bào sau khớp thần kinh.

Sự liên kết của chất dẫn truyền thần kinh kích thích những thay đổi độ thẩm thấu ion của màng tế bào sau khớp thần kinh, từ đó thay đổi điện thế của màng tế bào ở điểm này.  Nếu tế bào sau khớp thần kinh là một nơron, thì xung điện này có thể đủ cường độ để tạo ra một điện thế xung lực.  Nếu tế bào sau khớp thần kinh là một tế bào cơ, thì sự thay đổi điện thế màng theo sau sự liên kết của chất dẫn truyền thần kinh có thể tạo ra cử động co lại; nếu là một tế bào tuyến (gland cell), thì chất dẫn truyền thần kinh có thể kích thích tiết ra hooc môn.  Trong một số trường hợp, các men (enzyme) kết bám vào mạng lưới sợi kết nối với các tế bào sẽ phá hủy chất dẫn truyền thần kinh này sau khi nó đã hoạt động; trong những trường hợp khác, tín hiệu sẽ kết thúc khi chất dẫn truyền thần kinh khuếch tán đi hoặc được vận chuyển trở về tế bào trước khớp thần kinh.

Nơron sau khớp thần kinh ở một số khớp thần kinh cũng truyền các tín hiệu đến nơron trước khớp thần kinh.  Các tín hiệu hướng vào này có thể là các dạng khí, chẳng hạn như NO (nitric oxide) và CO (carbon monoxide), hoặc các hooc môn peptit.  Dạng truyền tín hiệu này, có tác dụng bổ sung khả năng tế bào trước khớp thần kinh truyền tín hiệu cho tế bào sau khớp thần kinh, được xem là quan trọng trong nhiều hình thức học tập.

Trong các động vật đa bào phức tạp, chẳng hạn như sâu bọ và động vật có vú, nhiều loại nơron khác nhau hình thành nên các mạch truyền tín hiệu.  Trong một loại mạch đơn giản có tên là cung phản xạ (reflex arc), nơron trung gian kết nối nhiều nơron cảm giác và nơron vận động, cho phép một nơron cảm giác tác động lên nhiều nơron vận động và một nơron vận động chịu tác động bởi nhiều nơron cảm giác; bằng cách này các nơron trung gian hợp nhất và tăng cường các phản xạ.  Ví dụ, phản xạ đầu gối ở con người bao gồm một cung phản xạ phức trong đó một cơ được kích thích để co lại trong khi một cơ khác bị ức chế khả năng co lại.  Các mạch này cho phép một sinh vật phản xạ lại một sự kích thích thuộc cảm giác bằng hành động phối hợp của các tập hợp cơ cùng nhau thực hiện một mục đích.  Tuy nhiên, các hệ thống thần kinh đơn giản này không trực tiếp giải thích các chức năng não phức tạp hơn chẳng hạn như lý luận và tính toán.


Motor neuron axon terminal: Đầu sợi trục nơrơn vận động

Biceps muscle (flexor): Cơ hai đầu (cơ gấp) 
Ending of sensory neuron: đầu nơron cảm giác

Quadriceps muscle (extensor): Cơ bốn dầu (cơ duỗi)
Motor nerve: Dây thần kinh vận động
Femur: Xương đùi
Knee cap: Xương bánh chè
Fibula: Xương mác
Tibia: Xương chày (xương ống chân)
Sensory nerve: Dây thần kinh cảm giác
Sensory neuron cell body: Thân tế bào nơron cảm giác
Dorsal-root ganglion: Hạch thần kinh tủy sống
Spinal cord: Dây cột sống
Inhibitory interneuron: Nơron trung gian ức chế
Motor neuron cell bodies:  Các thân tế bào nơron vận động
Synapses: Các khớp thần kinh

Cung phản xạ đầu gối ở người

Định vị và chuyển động của khớp đầu gối được thực hiện bởi 2 loại cơ có chức năng hoạt động đối nghịch: cử động co của cơ bốn đầu (quadriceps muscle) làm duỗi cẳng chân ra, trong khi đó cử động co của cơ hai đầu (biceps muscle) có tác dụng gấp cẳng chân lại.  Phản xạ đầu gối, cử động duỗi đột ngột của cẳng chân, bị kích thích bởi một cú đập vào ngay bên dưới xương bánh chè.  Cú đập trực tiếp kích thích các nơron cảm giác (màu xanh dương) cư trú ở gân của cơ bốn đầu.  Sợi trục của mỗi nơron cảm giác kéo dài từ gân này đến thân tế bào của nó ở hạch thần kinh tủy sống.  Sau đó, sợi trục cảm giác tiếp tục đi đến tủy sống, ở đó nó phân nhánh và tạo khớp thần kinh với 2 nơron: (1) nơron vận động (màu đỏ) cung cấp dây thần kinh cho cơ bốn đầu và (2) nơron trung gian ức chế (màu đen), có chức năng tạo khớp thần kinh với nơron vận động (màu xanh lá cây), cung cấp dây thần kinh cho cơ hai đầu.  Sự kích thích nơron cảm giác gây ra cử động co của cơ bốn đầu, và thông qua nơron ức chế, đồng thời ức chế cử động co của cơ hai đầu.  Kết quả cuối cùng là cử động duỗi của cẳng chân ở khớp gối.  Mỗi tế bào được minh họa ở đây thực sự đại diện cho một dây thần kinh, đó là, một tập hợp các tế bào thần kinh.

Các nơron cảm giác và vận động của các mạch, chẳng hạn như phản xạ đầu gối, đều nằm trong hệ thần kinh ngoại biên (peripheral nervous system).  Các mạch này gửi các thông tin đến và nhận các thông tin từ hệ thần kinh trung ương (central nervous system), hệ thần kinh trung ương bao gồm não và tủy sống và được cấu tạo chủ yếu bởi các nơron trung gian.  Các tế bào thụ thể cảm giác có mức độ chuyên biệt cao, với chức năng đáp ứng lại các kích thích cụ thể của môi trường, gửi đi các thông tin trực tiếp đến não (ví dụ: các thụ thể mùi và vị) hoặc đến các nơron cảm giác ngoại biên (ví dụ: các thụ thể tiếp nhận cảm giác đau và kéo giãn).  Hệ thần kinh ngoại biên bao gồm 2 nhóm nơron vận động chính.  Nhóm nơron vận động cơ thể (somatic motor neuron) kích thích các cơ chủ động (dưới sự kiểm soát của ý thức), chẳng hạn như các cơ ở cánh tay, cẳng chân, và cổ; các thân tế bào của những nơron này cư trú bên trong hệ thần kinh trung ương, ở não hoặc ở tủy sống.  Nhóm nơron vận động tự động (autonomic motor neuron) cung cấp dây thần kinh cho các tuyến, cơ tim, và các cơ trơn (không nằm dưới sự kiểm soát của ý thức), chẳng hạn như các cơ bao quanh ruột và các cơ quan khác của đường ruột và dạ dày.  Hai nhóm nơron vận động tự động, giao cảm (sympathetic) và phó giao cảm (parasympathetic), thường có những tác động đối nghịch: một nhóm kích thích cơ hoặc tuyến, còn nhóm kia ức chế nó.  Các nơron cảm giác cơ thể (somatic sensory neuron), với chức năng chuyển tải thông tin đến hệ thần kinh trung ương, có các thân tế bào tập trung ở hạch thần kinh nằm ngay bên ngoài tủy sống.  Mỗi dây thần kinh ngoại biên thực ra là một bó các sợi trục; một số thuộc về các nơron vận động; một số khác thuộc về các nơron cảm giác.


Central nervous system – CNS: Hệ thần kinh trung ương
Brain: Não
Eyes (photoreceptors): Mắt (thụ thể ánh sáng)
Nose (odor receptors): Mũi (thụ thể mùi)
Ears (auditory receptors): Tai (thụ thể âm thanh)
Tongue (taste receptors): Lưỡi (thụ thể vị)
Peripheral nervous system (motor): Hệ thần kinh ngoại biên (vận động)
Somatic motor neurons: Các nơron vận động cơ thể
Stimulates (contracts) voluntary skeletal muscles: kích thích (làm co lại) các cơ vân chủ động
Autonomic motor neurons (sympathetic): Các nơron vận động tự động
Inhibits (relaxes) involuntary muscles around many internal organs; accelerates heart: Ức chế (thư giãn) các cơ tự động xung quanh các nội tạng; làm tăng nhịp tim.
Autonomic motor neurons (parasympathetic): Các nơron vận động tự động (phó giao cảm)
Stimulates (contracts) involuntary muscles around many internal organs; slows heart: Kích thích (làm co lại) các cơ tự động xung quanh nhiều nội tạng; làm chậm nhịp tim.
Spinal cord: Tủy sống
Peripheral nervous system (sensory): Hệ thần kinh ngoại biên (cảm giác)
Somatic sensory neurons: Các nơ ron cảm giác cơ thể
Skin (mechanoreceptor): Da (thụ thể cơ học)
Pain sensors: Các cảm biến đau
Spinal ganglion: Hạch thần kinh tủy
Visceral sensory neurons: Các nơ ron cảm giác nội tạng
Receptors in internal organs: Các thụ thể trong các cơ quan nội tạng

Biểu đồ sơ lược của hệ thần kinh động vật có xương sống

Hệ thần kinh trung ương (central nervous system – CNS) bao gồm não và tủy sống.  Nó tiếp nhận thông tin cảm giác trực tiếp từ mắt, mũi, lưỡi, và tai.  Hệ thần kinh ngoại biên (peripheral nervous system – PNS) bao gồm ba nhóm nơron: (1) các nơron cảm giác nội tạng và cơ thể, có chức năng truyền các thông tin đến hệ thần kinh trung ương từ các thụ thể ở các cơ quan trong cơ thể và nội tạng; (2) các nơron vận động cơ thể, cung cấp dây thần kinh cho các cơ vân chủ động; và (3) các nơron vận động tự động, cung cấp dây thần kinh cho tim, các cơ trơn tự động chẳng hạn như các cơ bao quanh dạ dày và ruột, và các tuyến chẳng hạn như gan và tuyến tụy.  Các nơron vận động tự động giao cảm và phó giao cảm thường tạo ra các hiệu ứng đối nghịch ở các cơ quan nội tạng.  Các thân tế bào của những nơron vận động cơ thể nằm bên trong hệ thần kinh trung ương; còn các thân tế bào của những nơron cảm giác cơ thể và những nơron vận động cơ thể nằm trong các hạch thần kinh gần với hệ thần kinh trung ương.

PHẦN TÓM LƯỢC

-      Thân tế bào (cell body) của một nơron chứa hạt nhân (nucleus) và các tiêu thể (lysosome) đồng thời cũng là vị trí tổng hợp cũng như phân hủy hầu như tất cả các protein và màng nơron.
-      Các sợi trục (axon) là những cấu trúc nối dài có vai trò chuyên biệt dẫn truyền các điện thế xung lực rời khỏi thân tế bào của nơron.
-      Các điện thế xung lực (action potential) là những thay đổi khử cực (depolarization) màng đột ngột theo sau bởi một quá trình tái phân cực (repolarization) nhanh.  Các điện thế này bắt nguồn từ gò sợi trục (axon hillock) và di chuyển về hướng các đầu sợi trục (axon terminal), ở đó xung điện được dẫn truyền đến các tế bào khác thông qua một khớp thần kinh điện (electric synapse) hoặc khớp thần kinh hóa học (chemical synapse).
-      Đa số các tế bào thần kinh (neuron) có nhiều sợi nhánh (dendrite), chúng có chức năng tiếp nhận các tín hiệu hóa học (chemical signal) từ các đầu sợi trục của các tế bào thần kinh khác.
-      Khi một điện thế xung lực truyền đến một khớp thần kinh hóa học, một chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitter) được phóng thích vào khe synapse (synaptic cleft).  Sự kết bám của chất dẫn truyền thần kinh vào các thụ thể trên tế bào sau khớp thần kinh (postsynaptic cell) làm thay đổi độ thẩm thấu ion và vì thế làm thay đổi điện thế (electric potential) của màng sau khớp thần kinh.
-      Các tế bào thần kinh được tổ chức thành các mạch (circuit).  Trong một cung phản xạ (reflex arc), chẳng hạn như phản xạ giật đầu gối (knee-jerk reflex), các nơ ron trung gian (interneuron) kết nối các nơ ron vận động và nơ ron cảm giác, cho phép một nơ ron cảm giác tác động lên nhiều nơ ron vận động.  Một tổ chức cơ có thể bị kích thích để co lại trong khi một tổ chức cơ khác bị ức chế không co lại.



TÌM HIỂU VỀ GAN

Gan của bạn làm việc chăm chỉ để bảo vệ sức khỏe cho bạn. Đó là một cơ quan có sức chịu đựng cao và mạnh mẽ. Các yếu tố - chẳng hạn như bia rượu, ma túy, virut, và tình trạng quá cân – có thể phá hủy nó. Thậm chí bạn không thể nhận ra lúc nào gan của bạn đang gặp trở ngại, bởi vì bệnh gan thường không có triệu chứng cho đến khi vấn đề trở nên nghiêm trọng. Hãy giúp gan bảo vệ sức khỏe cho bạn bằng cách tránh những thứ có thể gây hại cho nó.

Gan là cơ quan có kích thước lớn nhất trong cơ thể. Nó có kích cỡ gần bằng một quả bóng, và nằm dưới các xương sườn ở bên phải của dạ dày.



“Gan thực hiện một số các chức năng cần thiết giúp cho cơ thể khỏe mạnh”, theo lời tiến sĩ Jake Liang, một bác sĩ chuyên khoa gan và nhà nghiên cứu ở Viện Sức Khỏe Quốc Gia Hoa Kỳ (National Institutes of Health – NIH).

Gan của bạn giúp cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng. Cơ quan này giúp lọc máu bằng cách loại bỏ các sản phẩm thải tự nhiên của cơ thể và các chất độc hại khác, bao gồm cả rượu bia và các loại thuốc. “Gan cũng chuyển hóa các loại thực phẩm bạn tiêu thụ thành năng lượng và các chất dinh dưỡng mà cơ thể của bạn có thể sử dụng”, và nó điều phối nguồn dinh dưỡng tới các phần khác nhau của cơ thể khi cần thiết, tiến sĩ Liang nói.

Gan của bạn có thể tiếp tục làm việc ngay cả khi một phần của nó bị tổn thương hoặc bị cắt bỏ – một tình trạng bệnh lý được gọi là suy gan (liver failure) – do đó bạn cần phải được điều trị khẩn cấp, nếu không thì bạn chỉ có thể sống được trong khoảng 1 hoặc 2 ngày.

Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến chức năng gan. Một số chứng bệnh gan là do di truyền từ cha mẹ, một số bệnh gan do virut gây ra (một vài dạng viêm gan [hepatitis]), và một số liên quan đến lối sống của bạn. Một số dạng bệnh gan tự động biến mất.  Còn những dạng bệnh gan khác có thể kéo dài suốt đời và gây nên bệnh tật nghiêm trọng.

Mặc dù bệnh gan thường không có triệu chứng, nhưng các dấu hiệu cảnh báo có thể bao gồm : trương bụng, buồn nôn, ngứa, hoặc vàng da (da và tròng trắng của mắt có màu vàng).

Viện Sức Khỏe NIH hỗ trợ các mạng lưới nghiên cứu có quy mô lớn trên cả nước để tìm hiểu thêm về bệnh gan. Ví dụ, những nhóm các nhà khoa học trên cả nước đã hợp tác để nghiên cứu các chứng rối loạn gan hiếm gặp và thường gây tử vong cho các trẻ sơ sinh và những trẻ lớn hơn.

“Các mạng lưới nghiên cứu tỏ ra rất quan trọng bởi vì không có trung tâm y tế độc lập nào có đủ bệnh nhân với các bệnh hiếm gặp để thực hiện nghiên cứu nghiêm túc hoặc thử nghiệm những phương pháp điều trị mới”, tiến sĩ Edward Doo, một chuyên gia về bệnh gan tại Viện Sức Khỏe NIH phát biểu.  “Với mạng lưới y tế nhi khoa có quy mô lớn này, chúng ta có thể kết hợp cả những nỗ lực và kiến thức chuyên môn của nhiều trung tâm lâm sàng chuyên môn hóa trong lĩnh vực bệnh gan hiếm gặp ở trẻ em".

Các nghiên cứu khác của Viện Sức Khỏe NIH đang tập trung vào một dạng rối loạn của gan đang trở nên phổ biến – được gọi là bệnh gan nhiễm mỡ (fatty liver disease) – bệnh này ảnh hưởng đến cả trẻ em và người thành niên. Một lá gan khỏe mạnh chỉ chứa một ít mỡ hoặc hoàn toàn không có mỡ. Nhưng quá nhiều chất béo tích lũy trong các tế bào gan có thể gây ra sưng và phá hủy gan. Theo thời gian, lượng mỡ dư thừa có thể dẫn đến bệnh xơ gan (cirrhosis), ung thư gan (liver cancer), và thậm chí suy gan.




“Các đánh giá có các kết quả khác nhau, nhưng 2 nghiên cứu khác nhau trong thập kỷ qua cho thấy rằng khoảng 30% đến 45% dân số Hoa Kỳ có mỡ thừa trong gan”, tiến sĩ Yaron Rotman, một chuyên gia ở Viện Sức Khỏe NIH về bệnh gan nhiễm mỡ nói.  “Điều này cũng đang trở nên một vấn đề rất lớn cho các trẻ em và thanh thiếu niên”.

Uống quá nhiều rượu bia có thể gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Nhưng ngày càng có nhiều người uống ít hoặc không uống rượu bia cũng được chẩn đoán là bị gan nhiễm mỡ. “Hiện tượng gia tăng này dường như được xem có liên quan đến dịch béo phì của quốc gia”, tiến sĩ Doo nói.

Các nghiên cứu cho thấy rằng bệnh gan nhiễm mỡ bây giờ cũng ảnh hưởng đến khoảng 1 phần 10 số trẻ em ở Hoa Kỳ.  Tương tự như người thành niên, hầu hết trẻ em bị bệnh gan nhiễm mỡ là những trẻ thừa cân và kháng insulin, insulin là một loại hooc môn quan trọng có chức năng điều hòa năng lượng.

Trong các giai đoạn đầu, bệnh gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng.  Bệnh này đầu tiên thường được phát hiện nhờ các xét nghiệm máu cho chức năng gan. Nhưng các xét nghiệm này không thể xác định sự khác biệt giữa tình trạng tích tụ chất béo nhẹ và tình trạng tổn thương nghiêm trọng hơn.  Do đó, một số người bị bệnh gan nhiễm mỡ có thể có các kết quả xét nghiệm máu bình thường. Cách duy nhất để chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của bệnh gan nhiễm mỡ là làm xét nghiệm sinh thiết gan.  Để thực hiện xét nghiệm này, bác sĩ sẽ đâm một kim nhỏ qua da rồi đi vào gan để lấy ra một mẫu mô nhỏ cho việc phân tích.

Các nhà khoa học được Viện Sức Khỏe NIH tài trợ đang tìm kiếm những cách thức đơn giản hơn để đo lường mức độ nghiêm trọng của bệnh gan nhiễm mỡ. Họ cũng đang tiến hành các nghiên cứu lâm sàng để đánh giá những phương pháp điều trị tiềm năng. Hiện tại chưa có loại thuốc nào được chấp thuận để điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hoặc dạng bệnh gan nhiễm mỡ nghiêm trọng hơn được gọi là viêm gan nhiễm mỡ không rượu bia (non-alcoholic steato-hepatitis – NASH).

“Để điều trị bệnh gan nhiễm mỡ, chúng tôi đề xuất những thay đổi về lối sống: Giảm cân cho những người thừa cân, tập thể dục cộng với một chế độ ăn uống lành mạnh để giúp giảm bớt lượng chất béo tiêu thụ”, tiến sĩ Rotman nói. "Ở nhiều bệnh nhân, chỉ cần giảm 5-8% trọng lượng cơ thể cũng sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng tổn thương gan”.  Đối với những người bi gan nhiễm mỡ liên quan đến rượu bia (alcohol-related fatty liver), ngừng sử dụng rượu bia có thể giúp đảo ngược hoặc ngăn chặn tình trạng tổn thương gan thêm nữa.

Một dạng bệnh gan phổ biến khác – được gọi là viêm gan siêu vi (viral hepatitis) – có thể do ít nhất 5 loại virut khác nhau gây ra, được đặt tên là viêm gan A, B, C, D, và E. Các bệnh nhiễm trùng này có thể làm tổn thương gan của bạn và làm cho gan hoạt động không đúng chức năng.

"Nói chung, có khoảng 20% ​​dân số trên thế giới có khả năng bị ảnh hưởng bởi một dạng bệnh viêm gan siêu vi”, tiến sĩ Liang nói. “Đây là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng”.  Các dạng phổ biến nhất tại Hoa Kỳ là viêm gan A, B, và C.

Mỗi loại virut viêm gan gây ra một dạng bệnh gan riêng biệt. Tất cả các loại virut này có thể gây ra bệnh viêm gan cấp tính, hoặc ngắn hạn. Virut viêm gan B, C và D cũng có thể gây viêm gan mãn tính, trong đó bệnh nhiễm trùng này sẽ kéo dài một thời gian dài, thỉnh thoảng kéo dài suốt đời.

Bệnh nhân thường bị nhiễm các virut viêm gan A và E  do thực phẩm hoặc nước bị nhiễm bẩn. “Các loại virut viêm gan khác thường xâm nhập vào cơ thể thông qua những vết rách ở da, đôi khi do tiêm thuốc hoặc tiếp xúc gần với máu hoặc các dịch cơ thể khác”, tiến sĩ Liang cho biết thêm.  Bệnh viêm gan B, C, D có thể lây lan qua đường tình dục.

Bởi vì nhiều người bị nhiễm bệnh có ít triệu chứng, cho nên họ có thể không nhận ra rằng họ bị viêm gan siêu vi. Họ có thể lây bệnh cho người khác mà không biết.

Viêm gan siêu vi thường được điều trị bằng các loại thuốc kháng virut. Nhiễm viêm gan A, B, và D có thể được ngăn ngừa bằng vắcxin. Thực hành vệ sinh tốt – chẳng hạn như rửa tay và tránh tiếp xúc với máu bị nhiễm – cũng có thể giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh viêm gan siêu vi.

Một dạng bệnh gan có khả năng gây nguy hiểm có thể là do sử dụng một số loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng gây ra. “Điều quan trọng là phải lưu ý rằng rất nhiều loại thuốc có thể gây tổn thương gan”, tiến sĩ Liang nói. “Đây có thể là vấn đề khó khăn đối với những người đang sử dụng một số loại thuốc khác nhau".

Sử dụng quá nhiều thuốc acetaminophen (Tylenol) là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng suy gan đột ngột (sudden liver failure). “Đặc biệt nguy hiểm nếu bạn kết hợp rượu bia với thuốc acetaminophen hoặc một số loại thuốc khác”, tiến sĩ Liang cho biết thêm. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ về tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng để biết được sự ảnh hưởng của các loại thuốc này đến gan ra sao.

Hãy duy trì cân nặng hợp lý, tích cực vận động thể chất, và hạn chế tiêu thụ rượu bia. Hãy giữ cho gan của bạn được khỏe mạnh, thì nó sẽ bảo vệ bạn suốt đời.


CẢM LẠNH: BẢO VỆ BẢN THÂN VÀ NGƯỜI KHÁC

Cảm lạnh là nguyên nhân chính khiến các trẻ em lỡ mất việc học ở trường người thành niên xin nghỉ bệnh. Mỗi năm có hàng triệu trường hợp bị cảm lạnh ở Hoa Kỳ. Người thành niên trung bình bị cảm lạnh 2 – 3 lần mỗi năm, còn trẻ em thì thậm chí nhiều hơn.

Đa số người bị cảm lạnh vào mùa đông và mùa xuân, nhưng họ cũng có thể mắc bệnh vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Các triệu chứng thường bao gồm đau họng (sore throat), chảy mũi (running nose), nghẹt mũi(nasal congestion), ho, hắt hơi (sneezing), chảy nước mắt (watery eyes), nhức đầu và đau nhức cơ thể (body aches). Đa số người thường hồi phục sau khoảng 7-10 ngày. Tuy nhiên, những người có hệ miễn dịch yếu, bệnh hen suyễn hoặc các bệnh về đường hô hấp có thể phát triển thành căn bệnh nguy hiểm, chẳng hạn như bệnh viêm phổi (pneumonia).



Đau họng và chảy nước mũi thường là dấu hiệu đầu tiên của một cơn cảm lạnh, theo sau là triệu chứng ho và hắt hơi. Hầu hết mọi người hồi phục trong 7-10 ngày. Hãy bảo vệ bản thân và người khác bằng cách thực hiện các bước đơn giản.

Nhiều loại virut khác nhau có thể gây ra cảm lạnh, nhưng các loại virut rhinoviruses là phổ biến nhất. Các loại virut gây cảm lạnh có thể lây lan từ người bị nhiễm sang người khác qua không khí và qua việc tiếp xúc gần gũi. Bạn cũng có thể bị lây nhiễm qua tiếp xúc với phân hoặc dịch tiết ra từ đường hô hấp từ người bị nhiễm bệnh. Điều này có thể xảy ra khi bạn bắt tay với những người bị cảm lạnh, hoặc chạm vào tay nắm cửa có virut, sau đó chạm vào mắt, miệng, hoặc mũi.

Làm thế nào để bảo vệ bản thân và những người khác

Bạn có thể giúp giảm
được nguy cơ bị cảm lạnh bằng cách:

-
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước: Chà xát trong vòng 20 giây, và giúp trẻ nhỏ làm như vậy. Nếu không có nước và xà phòng, hãy sử dụng một chất rửa tay chứa cồn. Virut sinh sống trên bàn tay của bạn, do đó rửa tay thường xuyên có thể giúp bảo vệ bạn khỏi bị bệnh.
- Tránh chạm vào mắt, mũi, và miệng
khi chưa rửa tay: Virut có thể xâm nhập cơ thể bạn theo con đường này và làm cho bạn bị bệnh.
- Tránh xa những người bị bệnh: Người bệnh có thể lây lan virut gây cảm lạnh khi tiếp xúc gần gũi với người khác
.



Nếu bạn bị cảm lạnh, bạn nên làm theo những lời khuyên này để ngăn ngừa virut lây lan cho người khác:

- Ở nhà trong khi bạn đang bị bệnh
- Tránh tiếp xúc gần gũi với những người khác, chẳng hạn như ôm, hôn, hoặc bắt tay
- Tránh xa người khác trước khi ho hoặc hắt hơi
- Ho và hắt hơi vào khăn giấy sau đó vứt nó đi, hoặc ho và hắt hơi vào phía trên tay áo của bạn, che kín miệng và mũi của bạn
- Rửa tay sau khi ho, hắt hơi, hoặc hỉ mũi
- Khử trùng các bề mặt thường được chạm vào, và các vật dụng chẳng hạn như đồ chơi và tay nắm cửa.

Hiện chưa có vắcxin để bảo vệ bạn chống lại bệnh cảm lạnh.

Để Cảm Thấy Khỏe Hơn

Hiện chưa có cách chữa lành bệnh cảm lạnh. Để cảm thấy khỏe hơn, bạn nên nghỉ ngơi nhiều và uống nhiều chất lỏng. Các loại thuốc không cần toa bác sĩ có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng chứ không thể làm cho cơn cảm lạnh của bạn biến mất nhanh hơn.  Phải luôn đọc nhãn sản phẩm và sử dụng thuốc theo chỉ định.  Hãy tham khảo với bác sĩ trước khi cho con trẻ của bạn các loại thuốc trị cảm lạnh không cần toa bác sĩ, vì một số loại thuốc chứa các thành phần không có lợi cho trẻ em.

Thuốc kháng sinh sẽ không giúp chữa khỏi cơn cảm lạnh của bạn. Các loại thuốc này không có tác dụng chống lại các virut, do đó thuốc kháng sinh có thể gây khó khăn cho cơ thể bạn chống lại các vi khuẩn bị nhiễm trong tương lai nếu bạn sử dụng các loại thuốc này một cách không cần thiết.

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ

Bạn nên điện thoại cho bác sĩ (hoặc đi khám bác sĩ) nếu bạn và con trẻ có một hoặc có từ hai triệu chứng sau đây:

- Nhiệt độ cơ thể cao hơn 100,4 oF (38 oC)
- Các triệu chứng bệnh kéo dài hơn 10 ngày
- Các triệu chứng có vẻ nghiêm trọng và bất thường

Nếu con trẻ của bạn nhỏ hơn 3 tháng tuổi và bị sốt, thì bạn nên điện thoại cho bác sĩ (hoặc đi khám bác sĩ) ngay lập tức. Bác sĩ sẽ quyết định xem bạn hoặc con trẻ có bị cảm lạnh không, do đó có thể đề xuất các trị liệu làm giảmcác triệu chứng.


VI KHUẨN E. COLI

Viết tắt của chữ Escherichia coli, khuẩn hình que(bacillus) trong ruột kết, một loại vi khuẩn thường cư trú trong ruột kết của cơ thể người.  E. coli đã được nghiên cứu chuyên sâu trong ngành di truyền học cũng như ngành sinh học phân tử và tế bào vì tính chất có sẵn của nó, kích thước bộ di truyền của nó không lớn, tính chất thiếu khả năng gây bệnh (pathogenicity) của nó, và vi khuẩn này dễ sinh sản trong phòng thí nghiệm.



Đa số các chủng loại E. coli không gây hại cho sức khỏe con người.  Tuy nhiên, một số chủng loại E. coli có khả năng gây bệnh, thỉnh thoảng gây ra bệnh có tỉ lệ tử vong cao.  Ví dụ, một đợt bùng phát chủng loại E. coli O157:H7 trong nguồn nước đã tấn công thị trấn Walkerton, Ontario Canada vào năm 2000; vi khuẩn E. coli đã ảnh hưởng đến khoảng 2000 người trong khu vực và xung quanh thị trấn Walkerton, và là nguyên nhân gây tử vong cho khoảng 18 người.

Chủng loại E. coli O157:H7 gây nên vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.  Khoảng 20 000 trường hợp bị viêm ruột kết xuất huyết (hemorrhagic colitis) do nhiễm chủng loại E. coli O157:H7 xảy ra mỗi năm ở Hoa Kỳ.  Chủng E coli O157:H7 sản sinh ra các chất độc hại.  Các chất độc hại này có thể hủy hoại niêm mạc ruột và được xem là nguyên nhân của tất cả các chứng bệnh do chủng loại E. coli O157:H7 gây ra.

Tình trạng tiêu chảy ra máu do nhiễm chủng loại E. coli O157: H7 diễn tiến nghiêm trọng kèm theo vọp bẻ vùng bụng gây đau nhức, phân có nhiều máu, và kéo dài trong vòng 6 – 8 ngày.

Trẻ em bị nhiễm chủng loại E. coli O157:H7 có thể phát triển một chứng bệnh có tên là hội chứng tan huyết urê trong máu (hemolytic-uremic syndrome – HUS), “hemolytic” ám chỉ tình trạng các hồng huyết cầu bị vỡ ra từng mảnh.  Tình trạng này dẫn đến chứng thiếu máu và thiếu hụt tiểu huyết cầu (thrombocytopenia), gây ra hiện tượng xuất huyết không bình thường.  “Uremic” liên quan đến tình trạng thận hư cấp (tính).  Các rối loạn của hệ thần kinh trung ương đi kèm co giật và hôn mê cũng có thể xảy ra.  Hội chứng tan huyết urê trong máu là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng thận hư cấp (tính) ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Những người bị nhiễm chủng loại E. coli O157: H7, đặc biệt là người cao tuổi, có thể phát triển một hội chứng tương tự như hội chứng tan huyết urê trong máu được gọi là ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối (thrombotic thrombocytopenic purpura - TTP) đi kèm thiếu máu do các hồng huyết cầu bị vỡ ra từng mảnh, thiếu hụt tiểu huyết cầu đi kèm cơ thể dễ bị thâm tím, các rối loạn hệ thần kinh, suy giảm chức năng thận, và bị sốt.

Thông thường, chủng loại E. coli O157:H7 bị lây nhiễm do tiêu thụ thịt bò sống hoặc nấu chưa kỹ, hoặc do uống sữa tươi hoặc nước bị nhiễm trùng.  Trong các trường hợp ít phổ biến hơn, chủng loại E. coli O157:H7 có thể lây truyền từ người sang người.


VI KHUẨN Helicobacter pylori

Helicobacter pylori (H. pylori) là một loại vi khuẩn gây viêm mãn tính nội mạc dạ dày (gastritis) ở người.  Loại vi khuẩn này cũng được xem là một nguyên nhân gây loét dạ dày (peptic ulcers) trên toàn thế giới; với tỷ lệ khoảng 90% số người bị loét dạ dày được phát hiện có các sinh vật này.

Tình trạng nhiễm vi khuẩn H. pylori thường mắc phải do tiêu thụ thực phẩm và nước bị nhiễm bẩn, và thông qua sự tiếp xúc giữa người và người.  Ở Hoa Kỳ, có khoảng 30% số người thành niên bị nhiễm (50% số những người bị nhiễm ở độ tuổi 60), nhưng tỷ lệ hiện hành của tình trạng nhiễm bệnh này đang giảm xuống nhờ nhận thức về tình trạng nhiễm trùng này đang trên đà gia tăng, và cách điều trị khá phổ biến.  Khoảng 50% dân số thế giới được ước tính có vi khuẩn H. pylori hiện diện trong đường tiêu hóa (nhưng chủ yếu là ở dạ dày).



Bệnh nhiễm trùng này thường phổ biến ở những khu vực sinh sống đông đúc và thiếu vệ sinh.  Ở những đất nước có tiêu chuẩn vệ sinh kém, khoảng 90% những người thành niên có thể bị nhiễm khuẩn.  Những cá nhân bị nhiễm thường mang theo vi khuẩn này suốt đời trừ khi họ được điều trị bằng thuốc để tiêu diệt vi khuẩn này.  Một trong số 6 bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn H. pylori có thể phát triển thành bệnh loét tá tràng hoặc dạ dày.  Vi khuẩn H. pylori cũng liên quan đến bệnh ung thư dạ dày và một dạng khối u tế bào bạch huyết hiếm của dạ dày có tên là u lymphô MALT (mucosa-associated lymphoid tissue).  Ngoài ra, một số báo cáo nghiên cứu gần đây đã cho thấy mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường, các trường hợp nhiễm trùng, hàm lượng hemoglobin A1C tăng cao, và vi khuẩn H. pylori.

Vi khuẩn H. pylori gây ra bệnh gì ở người?

Tình trạng nhiễm vi khuẩn H. pylori bắt đầu khi một người mắc phải vi khuẩn này từ một người khác (thông qua đường phân-miệng hoặc miệng-miệng).  Mặc dù đa số những cá nhân có vi khuẩn này trong đường tiêu hóa chỉ xuất hiện vài triệu chứng (nếu có), nhưng phần lớn những người phát triển bệnh viêm dạ dày (gastritis) từ sự đáp ứng của cơ thể với loại vi khuẩn này và với một chất độc hại tế bào có tên Vac-A, một chất hóa học do vi khuẩn này sản sinh.  Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra lập luận rằng axit của dạ dày kích thích vi khuẩn này sản sinh chất độc hại tế bào, và gia tăng sự xâm nhập vào niêm mạc dạ dày, gây viêm, và hình thành các vết loét.  Có nhiều nghiên cứu khác đã chứng minh rằng các vi khuẩn này và những sản phẩm của chúng có liên quan đến những biến đổi trong các tế bào lót dạ dày, và liên quan đến các chứng bệnh ung thư khác, mặc dù đây là các chứng bệnh hiếm thấy.

Tần xuất những người bị nhiễm có thể phần nào liên quan đến chủng tộc.  Khoảng 69% người Mỹ gốc Nam Mỹ và khoảng 54% người Mỹ gốc Phi Châu được phát hiện có các vi khuẩn này khi so sánh với tỷ lệ 20 – 29% ở những người Mỹ gốc Anh.  Ở các nước đang phát triển, trẻ em rất thường bị nhiễm.

Các triệu chứng bị nhiễm vi khuẩn H. pylori

Đa số những cá nhân bị nhiễm vi khuẩn H. pylori không xuất hiện triệu chứng hoặc chỉ có vài triệu chứng.  Họ có thể gặp phải một vài đợt phát viêm dạ dày (ợ hơi nhẹ, trương bụng, buồn nôn, nôn mửa, khó chịu ở vùng bụng), nhẹ hoặc không có gì khác.  Thông thường, các triệu chứng này sẽ chấm dứt hoàn toàn.  Tuy nhiên, những cá nhân nào bị tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn sẽ xuất hiện các triệu chứng bị loét dạ dày và tá tràng hoặc viêm dạ dày, bao gồm:

-      Đau và/hoặc khó chịu vùng bụng, thường không tăng và giảm mức độ nghiêm trọng
-      Buồn nôn và nôn mửa, thỉnh thoảng có máu hoặc các chất giống bả cà phê
-      Phân có màu tối (phân màu đen do bị viêm loét xuất huyết)
-      Mệt mỏi
-      Số lượng hồng cầu giảm do xuất huyết
-      Cảm thấy no cho dù ăn ít; thường bị giảm khẩu vị

Khi gặp các triệu chứng như phân có màu đen và có cảm giác mệt mỏi, bạn nên đi khám bác sĩ ngay hoặc đến khoa cấp cứu để được đánh giá tình trạng xuất huyết ở ruột.

Vi khuẩn H. pylori có dễ lây nhiễm không?

Có, vi khuẩn H. pylori dễ bị lây nhiễm.  Tuy nhiên, có một ranh giới không rõ ràng giữa hai thuật ngữ lây nhiễm (contagious) và được cư trú (colonized).  Lây nhiễm thường ám chỉ một tác nhân gây bệnh được truyền từ người này sang người khác, trong khi đó sự cư trú (colonization) thường ám chỉ một tác nhân không gây bệnh chỉ định cư trên một bề mặt cơ thể nhưng không gây ra bệnh, ngay cả khi được truyền từ người này sang người kia.  Ranh giới không rõ ràng này xảy ra khi nhiều người có tác nhân mà chỉ gây bệnh cho một số người, nhưng không gây bệnh ở nhiều người khác.  Một số nhà vi sinh học cho rằng các sinh vật này thích ứng với chủ thể người bằng cách thay đổi dần dần từ quá trình nhiễm bệnh cho người sang quá trình định cư trong cơ thể người.  Mặc dù đây chỉ là sự suy đoán, nhưng nó có vẻ phù hợp với trường hợp đang xảy ra đối với vi khuẩn H. pylori.  Tuy nhiên, các nhà khoa học khác cho rằng vi khuẩn này trở thành tác nhân gây bệnh khi gen của nó và môi trường xung quanh kích thích vi khuẩn H. pylori sản sinh và phóng thích các chất hóa học độc hại đủ để gây viêm đường tiêu hóa.


Vi KHUẨN Listeria

Listeria là tên của một loại vi khuẩn được tìm thấy trong đất, trong nước, và trong cơ thể của một số loại động vật, bao gồm các loại gia cầm và trâu bò.  Vi khuẩn này có thể hiện diện trong sữa tươi và các loại thực phẩm được làm từ sữa tươi.  Vi khuẩn này cũng có thể sống trong các nhà máy chế biến thực phẩm và gây nhiễm trùng nhiều loại thịt được chế biến.

Vi khuẩn Listeria không giống như nhiều loại vi trùng khác, bởi vì nó có thể phát triển ở nhiệt độ thấp (lạnh) trong tủ lạnh.  Vi khuẩn Listeria sẽ bị tiêu diệt sau khi thực phẩm được nấu chín và được tiệt trùng.



Một nhóm các vi khuẩn có khả năng gây bệnh bao gồm các bệnh nhiễm trùng có thể gây tử vong ở người cao tuổi, trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, và những người có hệ miễn dịch bị suy yếu.  Listeria monocytogenes, một dạng của vi khuẩn Listeria, là nguyên nhân gây ra các trường hợp nhiễm trùng phổ biến nhất.

Các triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn Listeria (listeriosis) bao gồm sốt, đau nhức cơ, buồn nôn và tiêu chảy.  Nếu tình trạng nhiễm trùng lây lan đến hệ thống thần kinh, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng như nhức đầu, đơ cứng cổ, rối loạn tinh thần, mất thăng bằng, hoặc co giật.  Trường hợp nhiễm trùng trong thời gian mang thai có thể xảy ra nhẹ nhưng có thể dẫn đến tình trạng sinh thai chết (stillbirth), sinh thiếu tháng, và trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn.

Một loạt các loại thực phẩm đã bị thu hồi sau khi có sự bùng phát nhiễm khuẩn Listeria ở Hoa Kỳ.  Nhiễm khuẩn Listeria có thể bị lây truyền qua nhiều con đường khác nhau, bao gồm tiếp xúc trực tiếp với các vết thương bị nhiễm khuẩn, ngộ độc thực phẩm(food-borne transmission), và từ mẹ truyền sang thai nhi trong thời gian mang thai, hoặc truyền sang trẻ sơ sinh trong lúc sinh nở.



Những người có nguy cơ bị nhiễm khuẩn Listeria có thể ngăn ngừa bằng cách tránh tiêu thụ các loại thực phẩm có nguy cơ cao, và bằng cách chuẩn bị thức ăn theo tiêu chuẩn vệ sinh.  Bạn nên nấu chín các loại thực phẩm từ động vật (chẳng hạn như thịt bò, thịt heo, hoặc gia cầm), không nên để các loại thịt chưa nấu chín gần các loại rau quả, gần các loại thịt đã được nấu chín và các loại thực phẩm ăn liền, rửa rau sống thật kỹ trước khi ăn, và tránh tiêu thụ sữa tươi chưa được tiệt trùng hoặc các loại thực phẩm được làm từ sữa tươi chưa được tiệt trùng.

Vi khuẩn Listeria được đặt tên của bác sĩ giải phẫu người Anh và của ông tổ của phương pháp phẫu thuật khử trùng Joseph Lister (1827 – 1912).  Chứng bệnh do vi khuẩn Listeria gây ra được gọi là listeriosis.


VI KHUẨN RUỘT KHÁNG CARBAPENEM (CRE)

CRE (vi khuẩn ruột kháng nhóm thuốc carbapenem), viết tắt của carbapenem-resistant Enterobacteriaceae, là họ các loại vi trùng khó điều trị bởi vì chúng có tính năng kháng thuốc kháng sinh khá cao.  Các chủng loại Klebsiella và Escherichia coli (E. coli) là các ví dụ điển hình của họ vi khuẩn Enterobacteriaceae, một bộ phận bình thường của các vi khuẩn trong ruột người, chúng có thể trở nên kháng lại nhóm thuốc carbapenem.  Các dạng vi khuẩn CRE thỉnh thoảng được gọi là KPC (Klebsiella pneumoniae carbapenemase) và NDM (New Delhi Metallo-beta-lactamase).  KPC và NDM là những men xúc tác (enzyme) có tác dụng phân hủy các loại thuốc thuộc nhóm carbapenem và làm mất hiệu quả tính thuốc.



Những người có sức khỏe tốt thường không bị nhiễm vi khuẩn CRE.  Trong các môi trường chăm sóc sức khỏe, tình trạng nhiễm CRE thường xảy ra nhiều nhất ở các bệnh nhân đang tiếp nhận trị liệu cho các chứng bệnh khác.  Các bệnh nhân đang sử dụng các thiết bị như máy trợ thở (ventilator), ống thông tiểu (urinary catheter), hoặc ống thông tĩnh mạch (intravenous catheter), và các bệnh nhân đang sử dụng dài hạn một số loại thuốc kháng sinh là những người có nhiều nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn CRE nhất.

Một số vi khuẩn CRE đã phát triển tính năng đề kháng đối với đa số các loại thuốc kháng sinh hiện hành.  Bệnh nhân bị nhiễm các vi khuẩn này sẽ khó điều trị, và có thể tử vong – có một báo cáo trích dẫn rằng các vi khuẩn này có thể gây ra tử vong với tỷ lệ lên đến 50% trong số các bệnh nhân bị nhiễm.

Các bệnh nhân nên:

-      Nói cho bác sĩ biết nếu bạn đã nhập viện ở một nơi khác hoặc ở một nước khác.
-      Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi được bác sĩ chỉ định.
-      Đảm bảo rằng bác sĩ, y tá và các chuyên gia y tế phải rửa sạch tay bằng xà phòng và nước hoặc nước khử trùng trước khi hoặc sau khi chạm vào người của bạn hoặc chạm vào các ống đi vào cơ thể bạn.
-      Hãy rửa sạch tay của bạn thường xuyên, đặc biệt là:
-      Trước khi chuẩn bị thức ăn, hoặc trước khi ăn
-      Trước khi sờ vào mắt, mũi, hoặc miệng
-      Trước khi và sau khi thay đổi băng dán cá nhân hoặc sử dụng các dụng cụ y tế
-      Sau khi sử dụng nhà vệ sinh
-      Sau khi hỉ mũi, ho, hoặc hắt hơi
-      Đặt câu hỏi với các chuyên gia y tế để biết được bạn đang được điều trị như thế nào, các rủi ro và các lợi ích.



Nguồn(Sources):