CÁC TIẾN TRÌNH KHÁC
Thủ Thuật Thông Túi Mật Qua Da. Thủ thuật thông túi mật qua da (percutaneous cholecystostomy) là một tiến trình có thể được thực hiện ở các bệnh nhân bị bệnh nặng với túi mật bị nhiễm trùng nghiêm trọng và không thể phẫu thuật ngay. Đây cũng là phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho các bệnh nhân bị viêm túi mật không có sỏi (acalculous cholecystitis). Tiến trình này sử dụng một cây kim để rút chất lỏng từ túi mật ra. Một ống thông được đưa qua da vào trong túi mật trong lúc chất lỏng được rút ra. Trong một số trường hợp, ống thông này có thể được để lại trong túi mật cho đến 8 tuần. Sau đó, nếu có thể, bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật soi ổ bụng hoặc thủ thuật cắt túi mật mở. Nếu không thực hiện thủ thuật soi ổ bụng, thì tình trạng tái phát sỏi mật với tiến trình này sẽ có tỉ lệ khá cao.
Thủ Thuật Rút Chất Lỏng Túi Mật. Với tiến trình rút chất lỏng túi mật (gallbladder aspiration), chất lỏng được rút ra trong lúc túi mật được quan sát bằng siêu âm. Tiến trình này không đòi hỏi phải để lại ống thông trong bụng sau khi hoàn tất, và có thể có ít biến chứng hơn thủ thuật thông túi mật qua da.
Các Tiến Trình Đang Được Điều Tra
Thủ Thuật Thông Túi Mật Mở Bụng Mini. Thủ thuật thông túi mật mở bụng mini (mini-laparotomy cholecystostomy) sử dụng các vết mổ nhỏ ở bụng, nhưng không giống như thủ thuật soi ổ bụng, đây là tiến trình “mở”, và bác sĩ giải phẫu sẽ thực hiện tiến trình không cần đến ống soi. Các dụng cụ phẫu thuật có kích thước rất nhỏ (đường kính từ 2 – 3 mm, hoặc 1 phần 10 inch). Sau cùng là, tiến trình này có thể giảm bớt được thời gian phẫu thuật và giúp các bác sĩ giải phẫu đạt được kết quả tốt hơn so với thủ thuật soi ổ bụng.
Phẫu Thuật Nội Soi Qua Lỗ Tự Nhiên. Một tiến trình mới có thể giúp bác sĩ giải phẫu cắt bỏ túi mật mà không gây đau và bệnh nhân hồi phục nhanh hơn so với phẫu thuật soi ổ bụng truyền thống. Trong tiến trình nội soi qua lỗ tự nhiên (natural orifice translumenal endoscopic surgery – NOTES), bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi qua một lỗ tự nhiên trong cơ thể (chẳng hạn như âm đạo trong trường hợp phẫu thuật túi mật), rồi sau đó đi qua một vết mổ bên trong bao tử, âm đạo, bàng quang (bọng đái), hoặc kết tràng. Không có vết mổ bên ngoài. Tiến trình này vẫn còn đang được điều tra.