Trong công việc điều trị ngoài giờ, khách hàng thường hỏi tôi, “Yếu tố quan trọng để mang đến hạnh phúc là gì?” Câu trả lời của tôi thường bao gồm cả hai nội dung, dễ hiểu và phức tạp, và tôi sẽ giải thích lý do tại sao trong bài viết này.
Trước tiên, chúng ta hãy khám phá nguyên nhân gây ra sự chịu đựng đau khổ. Tôi đã từng điều trị cho một người phụ nữ mà bà ấy cảm thấy rất khổ sở với cân nặng của mình. Felicia (tên của người phụ nữ này) cho rằng mình bị quá cân và không được quyến rũ lắm, đồng thời thường tự trách bản thân. Trong một buổi trị liệu, bà ấy chia sẻ một câu chuyện xảy ra cách đây 10 năm, khi bà ấy và Dave chồng bà có một cuộc hẹn ăn tối. Khi họ đang ngồi ăn với nhau, thì Dave đã đưa ra một lời nhận xét không được tế nhị lắm về cân nặng của bà. Ông ấy ngay lập tức đã cảm thấy hối hận về lời nhận xét của mình, đồng thời đã xin lỗi Felicia. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng bà ấy vẫn không tha thứ được cho Dave. Bà ấy nói với tôi rằng lời nhận xét này đã làm cho bà cảm thấy rất đau, và nó đã được đưa vào một danh sách rất dài các ý nghĩ tự trách mà chúng cứ lẩn quẩn ở trong đầu bà ấy. Mặc dù lời nhận xét sai lầm này của Dave chỉ xảy ra một lần, nhưng cho đến một thập kỷ sau những lời nói này vẫn cứ ăn mòn tâm trí của người phụ nữ này.
Thời gian chúng tôi làm việc với nhau không tập trung nhiều vào việc làm thay đổi những gì đã xảy ra – chồng của bà ấy đã rất hối tiếc về lời nhận xét ông đã đưa ra cách đây 10 năm và từ đó ông đã không lặp lại lỗi lầm này. Thay vào đó, tôi đã dành thời gian để giúp bà ấy khám phá ra rằng sự chịu đựng đau khổ phát xuất từ chính những ý nghĩ của bản thân mình. Khi tập trung vào những ý nghĩ tiêu cực, thì bà ấy sẽ phải chịu đau khổ. Chúng tôi cố gắng tìm ra những giải pháp để giúp bà ấy không nghĩ đến những điều không vui nữa và tiếp tục tận hưởng cuộc sống hiện tại. Kết quả là, sự chịu đựng đau khổ của bà ấy đã giảm đi rất nhiều.
Bây giờ bạn có thể đang nghĩ rằng, “Hmm, tôi vẫn chưa hiểu rõ về vấn đề này. Tôi cần phải có thêm nhiều bằng chứng nữa”. Có lẽ bằng chứng tốt nhất mà tôi có thể cung cấp bắt nguồn từ những kinh nghiệm trong công việc hành nghề tư nhân với cương vị là chuyên gia tâm lý lâm sàn (clinical psychologist).
Bạn có thể hình dung ra rằng với kinh nghiệm trên 25 năm, tôi đã từng làm việc với các khách hàng mà họ phải vật lộn với cuộc sống hoặc gặp phải những hoàn cảnh rất éo le. Một số khách hàng của tôi phải cần đến sự giúp đỡ của tôi ngay tức khắc. Cũng giống như các chuyên gia tâm lý, thỉnh thoảng tôi nhận được những cuộc gọi điện thoại mà các khách hàng nói rằng họ chỉ muốn kết liễu cuộc sống của bản thân mình. Lúc đó tôi phải làm gì? Tôi sẽ chia sẻ với họ những điều tôi không muốn làm. Tôi sẽ không dành ra nửa giờ hoặc 1 giờ để nói chuyện với họ qua điện thoại, và tôi cũng không hẹn gặp họ ngay, cho dù họ có thể lái xe đến phòng khám của tôi vào lúc đó.
Thay vào đó, trong 25 năm qua, tôi thường yêu cầu họ làm theo một công thức đơn giản gồm 3 bước. Đầu tiên, tôi lắng nghe họ tâm sự để đánh giá những sự việc đang xảy ra. Kế đến, tôi yêu cầu họ đi bộ trong vòng nửa giờ - nếu có thể, tốt hơn họ nên đi bộ trong 1 giờ - để họ có thể dành thời gian đi ra ngoài trời – ra khỏi không gian bó hẹp của căn nhà. Cuối cùng, nếu sau khi họ đi bộ trở về mà vẫn cảm thấy bất an, tôi sẽ yêu cầu họ điện thoại cho tôi. Cho đến nay tôi vẫn chưa nhận được cuộc gọi như thế.
Do đó, dành thời gian đi bộ ngoài trời trong 30 phút bằng cách nào có thể giúp một người tránh khỏi nguy cơ làm điều cực đoan? Đó là bởi vì những đau khổ của chúng ta đến từ nội tâm. Đúng vậy, chúng ta có những kinh nghiệm đau khổ, nhưng có một sự khác biệt giữa cảm giác đau (pain) và sự chịu đựng đau khổ(suffering).
Đau (pain) là một cảm giác đau của cơ thể hoặc cảm giác đau trong tâm hồn mà bạn cảm nhận được ngay lúc đó và nó sẽ biến mất. Trong khi đó, sự chịu đựng đau khổ (suffering) là hệ quả của cơn đau đó (pain). Những ý nghĩ lởn vởn trong đầu bạn, chẳng hạn như “Điều này khủng khiếp quá”, “Điều này làm tôi đau quá”, và “Điều này còn kéo dài đến bao lâu?” là những ví dụ của sự chịu đựng đau khổ. Những câu chuyện mà bạn tạo ra trong đầu, cho dù bạn cho rằng bạn bị quá cân – như trong trường hợp của Felicia – hoặc bạn tự nhủ rằng bạn muốn kết liễu cuộc sống của bản thân mình – như trong trường hợp các khách hàng của tôi có nguy cơ làm điều cực đoan – tất cả đều đến từ nội tâm. Điều này có nghĩa là, bạn cũng có thể tự mình giảm bớt được những ý nghĩ có hại cho bản thân này.
Khi bạn không còn tưởng tượng ra những câu chuyện trong đầu và bạn sống cho hiện tại, thì mọi thứ đều ổn – chỉ đơn giản như vậy. Tất cả những sự chịu đựng đau khổ đều xuất phát từ những câu chuyện mà bạn tạo ra trong đầu. Chắc chắn rằng có lúc bạn sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống. Nhưng, trong đa số các trường hợp, chúng ta đều có thể giải quyết được những vấn đề khó khăn này. Thật vậy, bạn có thể xử lý hầu như mọi thứ miễn sao bạn không thêu dệt thêm những câu chuyện đi kèm với những gì đang diễn ra.
Tôi đã từng quen biết những người tù, những người chết vì ung thư, bị biến dạng nghiêm trọng, và bị đau nhức mãn tính một cách trầm trọng. Và trong số những người gặp hoàn cảnh khó khăn như thế này, tôi đã có cơ hội gặp được những cá nhân sống thật hạnh phúc vì họ không thêu dệt thêm những câu chuyện đằng sau những gì đã xảy ra với bản thân. Trong lúc họ cố gắng làm mọi thứ để cải thiện hoàn cảnh, họ không cho phép thế giới bên ngoài ngăn cản họ tiếp tục yêu quý cuộc sống.
Công Thức Hạnh Phúc Gồm Hai Phần
Đầu tiên, như tôi đã nói đến ở trên, sự chịu đựng đau khổ chủ yếu xuất phát từ nội tâm, có nghĩa là, chỉ có nội tâm mới có thể kết liễu sự chịu đựng này. Khi tâm hồn bạn được bình an, mọi thứ đều ổn thỏa. Một khi bạn không còn tạo ra những câu chuyện trong đầu, sự chịu đựng sẽ chấm dứt. Nói một cách khác, sự chịu đựng đau khổ nằm ngay trong tâm trí của bạn, do đó khi tâm bạn tĩnh, sự chịu đựng này sẽ tan biến.
Kế đến, bạn phải duy trì thực tại. Khi bạn cư trú trong “cái gì”, thì sẽ luôn có một cái gì đó rất đẹp để bạn chứng kiến. Bạn có thể bị biệt giam trong tù, nhưng bạn vẫn có thể tìm thấy cái đẹp trong những tia sáng đi vào phòng giam của bạn. Nhịp tim của một người sắp chết có thể là một âm thanh êm dịu vào những giây phút cuối cùng của cuộc đời người ấy. Thật vậy, những ví dụ này xem ra có vẻ hơi đặc biệt, nhưng phương châm của tôi là một khi bất cứ ai trên hành tinh này còn có thể tìm được hạnh phúc trong những hoàn cảnh khắc nghiệt, thì tôi và bạn cũng đều có thể tìm được hạnh phúc. Khi bạn sống cho hiện tại và tâm hồn được bình an, thì hạnh phúc – thay vì là một điều gì đó khó nắm giữ hoặc là một điều gì đó đến rồi lại đi – sẽ luôn là trạng thái tự nhiên của bạn. Cuối cùng, theo thời gian cộng với thực hành, bạn sẽ thấy rằng cuộc sống sẽ ổn thỏa. Nếu bạn vẫn chưa cảm thấy được thuyết phục, tôi đề nghị bạn nên thử những cách sau đây:
- Hãy tìm một không gian yên tĩnh ở ngoài trời, chẳng hạn như công viên, bãi cỏ, hoặc bãi biển. Sau đó, hãy chọn một đối tượng trong thiên nhiên, chẳng hạn như một con chim, một loại cây, một bông hoa, hoặc bất cứ thứ gì bạn có thể hoàn toàn nhìn thấy được. Dành ra 1 phút, hoặc 10 phút nếu có thể để quan sát nó, lắng nghe nó và ở với nó. Khi một ý nghĩ nào đó xuất hiện, hãy để nó trôi qua, và hướng sự tập trung của bạn trở lại với đối tượng mà bạn đã chọn. Sau khi kết thúc, bạn hãy hồi tưởng lại những gì đã xảy ra. Bạn cảm thấy buồn bã hay phiền muộn? Nếu bạn thực sự sống trong thực tại với điều gì đó, thì điều bạn tìm thấy sẽ là hạnh phúc và bình an. Mọi thứ đều sẽ ổn thỏa. Thật vậy, có thể chỉ mất một ít thời gian nhưng đối với một số người như vậy cũng đủ để có được mùi vị của cái gọi là “Wow, tôi có thể làm được điều đó!”.
- Giữ cho tâm hồn mình được bình an và sống cho thực tại là một kỹ năng. Đó thực sự là những gì mà bạn đã có từ lúc còn nhỏ. Thật vậy, trẻ nhỏ luôn có khả năng duy trì trạng thái này suốt ngày. Nhưng sau khi chúng ta trưởng thành, chúng ta đã quên đi cách thực hiện nó. Nhưng nếu chúng ta học lại kỹ năng này và quay trở lại với điều mà tôi gọi là “trạng thái tự nhiên của chúng ta”, thì chắc chắn chúng ta sẽ tìm được hạnh phúc. Có một tin vui là trạng thái được hạnh phúc đến từ bên trong mà mỗi chúng ta đều có thể với tới được.
Nguồn (Source):
0 comments:
Post a Comment