Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

BỆNH SÁN LÁ PHỔI.

(PARAGONIMIASIS).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

CHỨNG BỆNH CHÂN MADURA

(MADURA FOOT).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

MỘT BỘ PHẬN NGỰC GIẢ BIẾN MẤT TRONG KHI TẬP MÔN THỂ DỤC PILATES.

(DISAPPEARANCE OF A BREAST PROSTHESIS DURING PILATES).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK).

MỘT VIÊN ĐẠN NẰM TRONG ĐẦU.

(A HEAD SHOT).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

TÌNH TRẠNG MÙ SAU KHI TIÊM MỠ

(BLINDNESS AFTER FAT INJECTION)

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

BỆNH GÚT CÓ SỎI.

(TOPHACEOUS GOUT).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

BỆNH PHÌNH TRƯỚNG XƯƠNG KHỚP

(HYPERTROPHIC PULMONARY OSTEOARTHROPATHY) .

Nguồn (Source): www.nejm.org

Monday, April 29, 2013

TIN TỨC Y HỌC - Do LQT Biên Dịch



Chúng tôi đã xác định được một dạng virut cúm A (H7N9) mới, có liên quan đến vấn đề nhiễm trùng nghiêm trọng ở người.















TIN TỨC Y HỌC - Do LQT Biên Dịch


NHIỄM VIRUT H7N9 Ở NGƯỜI

Những trường hợp nhiễm trùng ngẫu nhiên các loại virut cúm gia cầm loại A, thường xảy ra sau khi tiếp xúc gần đây với gia cầm, đã gây ra một loạt các chứng bệnh, từ chứng viêm màng kết (conjunctivitis) và bệnh đường hô hấp trên đến viêm phổi và quá trình suy giảm chức năng đa cơ quan (multiorgan failure).  Các trường hợp nhiễm trùng loại virut gia cầm A (H7N2, H7N3, H9N2, hoặc H10N7) có tỷ lệ gây bệnh thấp đã gây ra bệnh đường hô hấp dưới có mức độ từ nhẹ (viêm màng kết hoặc bệnh giống cúm không biến chứng) đến vừa phải.  Đa số các trường hợp nhiễm trùng virut cúm gia cầm A (H7) có tỷ lệ gây bệnh cao ở người đã dẫn đến viêm màng kết (H7N3) hoặc bệnh cúm không biến chứng, nhưng có một trường hợp bị hội chứng suy kiệt hô hấp cấp tính (acute respiratory distress syndrome – ARDS) gây tử vong đã được báo cáo ở một bệnh nhân bị nhiễm virut H7N7 trong đợt bùng phát ở Hà Lan.  Ngược lại, tỷ lệ tử vong tích lũy từ năm 2003 về các trường hợp bị nhiễm virut HPAI H5N1 là khoảng 60%.



Sự lây truyền các loại virut H7 cho các động vật có vú hiếm khi được báo cáo ở Châu Á.  Các trường hợp nhiễm trùng các virut chủng phụ N9 ở người vẫn chưa thấy được ghi lại ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.  Vào tháng Hai và tháng Ba năm 2013, có 3 bệnh nhân đã nhập viện với bệnh đường hô hấp dưới (lower respiratory tract disease) diễn biến nghiêm trọng không rõ nguyên nhân.  Chúng tôi báo cáo xác định sự hiện diện của một loại virut cúm gia cầm tổng hợp (reassortant virus: một loại virut chứa axit deoxyribonucleic của một chủng virut và lớp vỏ protein của một chủng virut khác) A (H7N9) có liên quan đến các trường hợp nhiễm trùng này.

CÁC PHƯƠNG PHÁP

Giám Sát, Báo Cáo, và Thu Thập Dữ Liệu

Các mẫu xét nghiệm lấy từ cổ họng của 3 bệnh nhân thành niên người Trung Quốc (hai người từ Thượng Hải và một người từ tỉnh An Huy), mà họ đã được nhập viện trong tình trạng viêm phổi hai bên nghiêm trọng (severe bilateral pneumonia), giảm bạch cầu (leucopenia), giảm lymphô bào (lymphocytopenia), đã được gửi đến Trung Tâm Y Tế Sức Khỏe Công Cộng Thượng Hải (Shanghai Public Health Clinical Center), Trung Tâm Ngăn Ngừa và Kiểm Soát Dịch Bệnh Thượng Hải (Shanghai Centers for Disease Control and Prevention - CDC), và Trung Tâm CDC của tỉnh An Huy (Anhui Province).  Sau phát hiện sơ bộ về các sinh vật gây bệnh hô hấp, các mẫu này đã được gửi tới Trung Tâm Cúm Quốc Gia Trung Quốc (Chinese National Influenza Center - CNIC) vào ngày 25 tháng 3 năm 2013.

Một mẫu báo cáo giám sát tiêu chuẩn hóa đã được sử dụng để thu thập các dữ liệu lâm sàng và dịch tễ học, bao gồm đặc điểm nhân chủng học; các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn; kỷ lục chủng ngừa cúm theo mùa; những sự tiếp xúc gần đây với heo (lợn), gia cầm, hoặc các động vật khác; những chuyến đi đến chợ bán động vật sống gần đây; các dấu hiệu lâm sàng và các triệu chứng; các phát hiện trên hình chụp X-quang ngực; các kết quả xét nghiệm, bao gồm các xét nghiệm chẩn đoán virut cúm và các virut khác ở đường hô hấp; trị liệu kháng virut; các biến chứng lâm sàng; và các kết quả.  Một trường hợp được chứng thực nhiễm virut cúm gia cầm H7N9 ở người đã được xác định là chứng cứ của bệnh viêm phổi với RNA của virut H7N9 hoặc sự cách ly của virut H7N9 từ các mẫu xét nghiệm ở đường hô hấp tại Trung Tâm Dịch Cúm Quốc Gia Trung Quốc (CNIC).

Cách Ly Virut

Các mẫu xét nghiệm từ cổ họng của 3 bệnh nhân này đã được bảo quản trong một môi trường vận chuyển virut.  Các mẫu xét nghiệm được truyền vào phần phình ra của túi niệu (allantoic sac) và khoang nước ối (amniotic cavity) của những quả trứng gà đã được ấp từ 9 – 11 ngày đặc biệt không mang bệnh trong vòng 48 – 72 giờ ở nhiệt độ 35oC.

Chiết Xuất RNA và Xét Nghiệm Real-Time RT-PCR

Phân tử RNA đã được chiết ra từ các mẫu xét nghiệm trong cổ họng.  Các xét nghiệm Real-Time RT-PCR đã được thực hiện để xác định các nhóm phụ của virut.

Xác Định Chuỗi Gen và Phân Tích Sự Phát Triển Tiến Hóa

Tổng cộng 198 đoạn RNA mồi (primer) đã được sử dụng để xác định chuỗi của bộ gen.  Toàn bộ các chuỗi bộ gen của những loại virut từ các bệnh nhân này đã được đưa vào cơ sở dữ liệu Global Initiative on Sharing Avian Influenza Data (GISAID) vào ngày 29 tháng 3 năm 2013.

CÁC KẾT QUẢ

Các Bệnh Nhân

Bệnh nhân thứ nhất là một người đàn ông 87 tuổi, có bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính (chronic obstructive pulmonary disease - COPD) và cao huyết áp, bệnh nhân báo cáo bị ho và có đờm vào lúc bắt đầu cơn bệnh.  Tình trạng sốt cao và khó thở phát triển 1 tuần sau khi cơn bệnh bắt đầu.  Bệnh nhân này không có kỷ lục tiếp xúc với gia cầm sống trong thời gian 2 tuần trước khi xuất hiện các triệu chứng.

Bệnh nhân thứ hai là một người đàn ông 27 tuổi, có tiền sử bị nhiễm virut viêm gan B với kháng nguyên bề mặt viêm gan B dương tính, được đưa đến bệnh viện trong tình trạng sốt cao và ho.  Bệnh nhân này làm nghề bán thịt ở chợ, chợ này chuyên buôn bán gia cầm sống.  Bệnh nhân này bán thịt heo, nhưng đã không làm thịt gia cầm (chim) trước khi cơn bệnh bắt đầu.  Cả hai bệnh nhân 1 và 2 đều sống ở quận Min-hang, Thượng Hải, và đã được đưa vào bệnh viện Fifth People’s Hospital.

Bệnh nhân thứ 3 là một người phụ nữ 35 tuổi sống ở tỉnh An Huy (Anhui).  Bệnh nhân này có tiền sử bị trầm cảm, nhiễm virut viêm gan B, và béo phì.  Bệnh nhân thứ 3 này cũng bị sốt cao và ho vào lúc bắt đầu cơn bệnh.  Bệnh nhân này đã đi chợ gà 1 tuần trước khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. 

Xác Định Các Vi Sinh Vật Gây Bệnh
 
Chúng tôi đã chứng thực, bằng xét nghiệm real-time RT-PCR, phương pháp cách ly virut, và xác định chuỗi bộ gen, rằng 3 bệnh nhân này đã bị nhiễm một loại virut cúm gia cầm A mới (H7N9).  Các mẫu xét nghiệm lâm sàng nguyên bản của 3 bệnh nhân này đã được chứng thực, bằng xét nghiệm real-time RT-PCR, có kết quả dương tính đối với H7N9 và âm tính đối với các virut cúm theo mùa (H1, H3 hoặc B), H5N1, SARS-CoV, và HCoV-Erasmus Medical Center (EMC).  Các loại virut cúm A/Shanghai/1/2013 (H7N9), A/Shanghai/2/2013 (H7N9), và A/Anhui/1/2013 (H7N9) đã được cách ly khỏi bệnh nhân 1, 2, và 3 theo thứ tự từng người.  Các chuỗi gen của 3 loại virut cúm H7N9 cho thấy rằng các virut này có tỷ lệ giống nhau là 97,7 đến 100% trong tất cả 8 đoạn gen.  Xét nghiệm phân tích phát triển tiến hóa của tất cả gen được cách ly cho thấy rằng mỗi gen đều có nguồn gốc từ gia cầm.  Gen tạo mã cho chất hemagglutinin (HA: chất này có tác dụng làm cho các hồng cầu dính kết với nhau) có đặc tính giống với A/duck/Zhejiang/12/2011 (H7N3, chủng phụ ZJ12).  Gen tạo mã (encode) cho men neuraminidase (NA: có tác dụng tách các liên kết glycosidic của các axit neuraminic) có liên hệ gần gũi nhất với A/wild bird/Korea/A14/2011 (H7N9, chủng phụ KO14); tuy nhiên, gen HA từ các virut H7N9 trong 3 bệnh nhân này hoàn toàn khác với gen HA trong virut KO14.  Tất cả 6 gen bên trong có đặc tính giống với các virut A/brambling/Beijing/16/2012 (H9N2) nhiều nhất.  Các kết quả nghiên cứu phát triển tiến hóa cho thấy rằng đó là virut lai H7N9 bộ ba.


Trên cơ sở các dữ liệu này, các kiểm tra chẩn đoán đã được thiết lập cho các virut lai H7N9 mới này.  Các chuỗi gen cụ thể đã được đăng trên trang mạng của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (Who Health Organization: http://www.who.int/influenza/gisrs_laboratory/a_h7n9/en/)

Các Đặc Điểm Lâm Sàng và Kết Quả Cuối Cùng của Các Bệnh Nhân

Tình trạng sốt và ho là các triệu chứng phổ biến nhất.  Số lượng bạch cầu vẫn bình thường hoặc giảm đôi chút.  Các bệnh nhân được quan sát có hàm lượng aspartate aminotransferase, creatine kinase, và lactate dehydrogenase gia tăng.  Những chỗ bị mờ đục và tình trạng bị nén chặt thành một khối cứng (consolidation) ở hai bên phổi đã được phát hiện trong hình chụp X-quang ngực.


Một vài biến chứng của chứng bệnh này đã được quan sát.  Tất cả bệnh nhân đều có hội chứng suy kiệt hô hấp cấp tính (acute respiratory distress syndrome – ARDS).  Bệnh nhân thứ 3 đã bị sốc do nhiễm trùng máu(septic shock) và hủy hoại thận cấp tính (acute renal damage).  Vi khuẩn kháng Carbapenem, Acinetobacter baumannii, được nuôi cấy từ các mẫu xét nghiệm lấy từ đường hô hấp dưới của hai bệnh nhân sau khi tiến hành trợ thở bằng máy (mechanical ventilation).  Trị liệu kháng sinh kết hợp, các loại thuốc glucocorticoids, và immunoglobulin truyền vào tĩnh mạch đã được sử dụng cho cả 3 bệnh nhân.  Trị liệu kháng virut đã được tiến hành 6- 7 ngày sau khi căn bệnh bắt đầu.

Bệnh nhân thứ nhất từ chối chuyển đến khoa chăm sóc đặc biệt (intensive care unit – ICU) và luồn ống (intubation).  Bệnh nhân này đã qua đời do không thể điều chỉnh tình trạng thiếu oxy trong máu (refractory hypoxemia) 13 ngày sau khi cơn bệnh bắt đầu.  Bệnh nhân thứ hai được chuyển vào khoa chăm sóc đặc biệt và đã được luồn ống 48 giờ sau khi nhập viện do khó thở nghiêm trọng(progressive dyspnea).  Bệnh nhân này đã qua đời do không thể điều trị tình trạng thiếu oxy trong máu sau 4 ngày trong khoa chăm sóc đặc biệt.  Hội chứng suy kiệt hô hấp cấp tính (ARDS) và sốc do nhiễm trùng máu đã phát triển ở bệnh nhân thứ 3 vào ngày thứ 6 sau khi cơn bệnh bắt đầu.  Bệnh nhân này đã được chuyển đến khoa chăm sóc đặc biệt, các bác sĩ đã tiến hành truyền oxy từ bên ngoài (extracorporeal membrane oxygenation – ECMO) cho bệnh nhân.  Bệnh nhân này đã qua đời vào ngày 9 tháng 4 năm 2013.

PHẦN THẢO LUẬN

Chúng tôi đã xác định được một dạng virut cúm A (H7N9) mới, liên quan đến vấn đề nhiễm trùng nghiêm trọng ở người.  Hiện tại, chỉ có 25 virut H7N9 trong Ngân Hàng Gen (GenBank).  Các virut H7N9 mà chúng tôi đã định dạng ở 3 bệnh nhân này có nguồn gốc từ gia cầm, nhưng chỉ có gen NA là có liên hệ gần gũi với với gen NA của virut KO14.  Gen HA có đặc tính tương tự với gen của virut H7N3 (ZJ12) từ một khu vực lân cận (Tỉnh Triết Giang – Zhejiang Province) ở Trung Quốc.  Tất cả các đoạn gen bên trong có liên hệ gần gũi với các đoạn gen của các virut H9N2 ở gia cầm, đặc biệt loại virut được cách ly từ một loài chim xẻ núi (brambling) ở Bắc Kinh (BJ16).  Do đó, các virut H7N9 lây nhiễm cho người là sản phẩm lai tạo của các virut chỉ có nguồn gốc từ gia cầm (chim).  Ngoài ra, hệ thống phát triển tiến hóa cho thấy rằng A/Shanghai/1/2013 khác biệt với A/Anhui/1/2013 and A/Shanghai/2/2013 trong tất cả các đoạn gen, điều này cho thấy rằng có ít nhất hai trường hợp lây nhiễm cho người.  Hiện tại, chưa có dữ liệu nào cho thấy rằng quá trình lai tạo này xảy ra trong cơ thể động vật có vú, và sự giống nhau giữa hai loại virut ở người và gia cầm có thể là chứng cứ hỗ trợ cho sự lan truyền trực tiếp loại virut này của gia cầm.  Tuy nhiên, việc quan sát cúm gia cầm, cúm heo (cúm lợn), và cúm người còn hạn chế ở Trung Quốc và các nước lân cận, do đó gây khó khăn cho việc trả lời câu hỏi này.

Mặc dù trước đây các trường hợp nhiễm các loại virut cúm gia cầm H7 ở người đã được theo dõi, nhưng tình trạng nhiễm virut cúm nhóm phụ N9 ở người chưa từng được báo cáo.  Các trường hợp nhiễm virut H7 ở người thường diễn biến nhẹ, gây ra tình trạng viêm kết mạc (conjunctivitis) hoặc xuất hiện các triệu chứng hô hấp nhẹ, mặc dù có một trường hợp tử vong đã được báo cáo trước khi loại virut H7N9 này bùng phát.  Tất cả 3 trường hợp nhiễm virut H7N9 được báo cáo ở đây đều rất nghiêm trọng, với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân thoái hóa rất nhanh cùng với sự phát triển của bệnh viêm phổi nghiêm trọng và hội chứng suy kiệt hô hấp (ARDS), cuối cùng đã gây tử vong cho 3 bệnh nhân.  Tất cả các bệnh nhân này đều có các tình trạng bệnh lý khác, và hai bệnh nhân đã từng có thời gian tiếp xúc trực tiếp với gia cầm.  Hai bệnh nhân đã xuất hiện tình trạng hủy hoại mô cơ vân (rhabdomyolysis) kịch phát, tình trạng bệnh lý này hiếm khi được báo cáo ở các bệnh nhân bị nhiễm virut cúm H1N1 hoặc H5N1.  Bệnh não (encephalopathy), thường phổ biến hơn ở các trẻ em bị cúm, đã được phát hiện ở hai bệnh nhân.

Sự giống nhau giữa virut cúm và các cấu trúc đường sialyl (sialyl-sugar structures) là một yếu tố quan trọng quyết định phạm vi và khả năng gây bệnh của virut trong cơ thể bị nhiễm.  Các virut cúm người thường liên kết với α2,6 sialyl glycan, trong khi đó, đa số các virut cúm gia cầm liên kết với α2,3 sialyl glycan.

Sự thiếu hụt 5 axit amin ở đoạn gen NA của các virut lai mới H7N9 đã được phát hiện.  Một sự thiếu hụt tương tự ở virut cúm gia cầm H5N1 đã được chứng minh có tác dụng gây ra sự thay đổi trong định hướng kích thích phát triển của virut đối với đường hô hấp, hoặc để gia tăng quá trình tái tạo bản sao, và được cho rằng sự thiếu hụt này có thể liên quan đến khả năng thích ứng và lây truyền trong các loại gia cầm.  Từ ngày 4 tháng 4, các virut H7N9 được cách ly từ chim bồ câu và gà đã được báo cáo có các đặc tính giống với các loại virut H7N9 được cách ly từ 3 bệnh nhân này, điều này cho thấy rằng các virut mới H7N9 có thể đang lưu hành trong các loài gia cầm.  Sự thay thế E627K vào gen PB2 được xem có liên quan đến sự gia tăng mức độ nghiêm trọng ở chuột và đã được báo cáo có liên quan đến sự gia tăng tính năng tái tạo các virut cúm gia cầm ở các động vật có vú.  Việc kết hợp những sự thay thế này có thể góp phần gây ra các trường hợp lây nhiễm sang người và gây bệnh nghiêm trọng.  Những đột biến ác tính tiềm tàng đã được mô tả dựa trên các nghiên cứu trước đây ở động vật, nhưng người ta vẫn chưa rõ khả năng gây bệnh cho người.

Sự khác biệt giữa 2 loại virut Thượng Hải (Shanghai viruses) và sự giống nhau giữa virut Shanghai/2 và Anhui/1 đã bác bỏ giả thuyết cho rằng các trường hợp bệnh nhân này bị lây nhiễm từ người sang người, đồng thời các trường hợp tiếp xúc trực tiếp với các bệnh nhân đã được kiểm tra và không có kết quả dương tính đối với các loại virut này.  Tuy nhiên, có một số ít trường hợp lây nhiễm từ người sang người đã được phát hiện trong đợt bùng phát virut H7 ở Hà Lan vào năm 2003; do đó, không nên đánh giá thấp khả năng đại dịch bùng phát của các virut mới này có nguồn gốc từ gia cầm (chim).

Hiện nay vẫn chưa có loại vắcxin nào chống lại các virut mới này, và người ta vẫn chưa rõ các loại virut vắcxin H7 được đề cử hiện tại, trong số đó có 3 loại virut ở khu vực Bắc Mỹ và 3 loại virut gia cầm từ năm 2000 ở Hà Lan, có thể mang lại hiệu quả không.  Chủng virut cúm H7N9 A/Anhui/1/2013 đã được đề xuất là một trong các chủng vắcxin được đề cử vì nó tăng trưởng với số lượng rất cao trong trứng.  Nên tăng cường các biện pháp ngăn ngừa để phòng khi phải đối phó với các loại virut này, đồng thời cần phải gia tăng mức độ theo dõi và phân tích các loại virut này.

Các trường hợp nhiễm virut cúm gia cầm A (H7N9) nghiêm trọng, đặc trưng bởi tình trạng sốt cao và các triệu chứng hô hấp nghiêm trọng, có thể tạo ra nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe con người.  Sự xuất hiện đột ngột của các trường hợp nhiễm bệnh này và nguy cơ tiềm tàng lây nhiễm cho người đang là mối lo ngại của chúng ta.  Do đó, vấn đề khẩn cấp là cần phải tìm ra nguồn gốc và cách thức lây truyền của các loại bệnh nhiễm trùng này, theo dõi nghiêm ngặt hơn, và cần phải thiết lập các biện pháp đối phó thích hợp.


VIRUT CORONAVIRUS

Coronavirus là những loại virut phổ biến mà đa số người thỉnh thoảng mắc phải.  Virut coronavirus ở người (human coronaviruses) thường gây bệnh nhẹ đến vừa phải ở đường hô hấp trên.


Virut coronaviruses được đặt tên như vậy vì có các cấu trúc gai giống vương miện trên bề mặt.  Có ba nhóm con chính của loại virut này, có tên là alpha, beta và gamma, và một nhóm mới thứ tư được gọi là delta.

Virut coronaviruses ở người đầu tiên được xác định vào giữa những năm 1960.  Năm loại virut coronaviruses có thể gây nhiễm cho người là: alpha coronaviruses 229E, alpha coronaviruses NL63, beta coronaviruses OC43, HKU1, và SARS-CoV, SARS-CoV là loại coronavirus gây ra hội chứng hô hấp cấp (tính) nghiêm trọng (severe acute respiratory syndrome – SARS).

Các virut coronavirus cũng có thể lây nhiễm cho động vật.  Đa số các virut coronavirus này thường chỉ lây nhiễm cho một loài động vật, tối đa là, một số nhỏ các loài có quan hệ gần.  Tuy nhiên, virut SARS-CoV có thể lây nhiễm cho người và động vật, bao gồm khỉ, cầy hương Himalaya (Himalayan palm civet), chó chồn (raccoon dogs), mèo, chó, và các động vật loài gặm nhấm (rodents).

Tính phổ biến của các trường hợp nhiễm virut coronavirus ở người

Bất cứ ai trên thế giới cũng có thể bị nhiễm virut coronavirus ở người (human coronavirus).  Tuy nhiên, một trường hợp ngoại lệ là virut SARS-CoV.  Từ năm 2004, chưa có trường hợp nào được báo cáo bị nhiễm virut SARS-CoV trên thế giới.

Những người có thể bị nhiễm các loại virut này

Đa số người sẽ bị nhiễm các loại virut coronavirus ở người trong cuộc đời của họ.  Các trẻ nhỏ có nhiều nguy cơ bị nhiễm nhất.  Tuy nhiên, bạn có thể bị nhiễm nhiều lần trong cuộc đời của bạn.

Con đường lây nhiễm

Những cách lan truyền của các loại virut coronavirus ở người vẫn chưa được nghiên cứu nhiều, ngoại trừ bệnh SARS.  Tuy nhiên, có khả năng là các virut này lan truyền từ một cá nhân bị nhiễm sang những người khác qua:

-      Không khí bằng cách ho và hắt hơi, và
-      Tiếp xúc gần với người bị nhiễm, chẳng hạn như chạm vào hoặc bắt tay.

Các loại virut này cũng có thể lan truyền bằng cách chạm vào các vật hoặc các bề mặt bị nhiễm, sau đó đưa tay lên miệng, mũi, hoặc mắt của bạn.

Trong một trường hợp, virut bệnh SARS được cho là lan truyền qua phân bị nhiễm rồi đi vào không khí; những người đã hít vào sau đó đã bị nhiễm.

Khi nào có thể bị nhiễm

Ở Hoa Kỳ, người ta thường bị nhiễm các virut coronavirus ở người vào mùa thu và mùa đông.  Tuy nhiên, bạn có thể bị nhiễm ở bất kỳ thời điểm nào trong năm. 

Các Triệu Chứng

Các loại virut coronavirus lây cho người thường gây ra tình trạng bệnh lý ở đường hô hấp trên từ nhẹ đến vừa phải trong thời gian ngắn.  Các triệu chứng có thể bao gồm chảy nước mũi, ho, viêm họng, và sốt.  Các loại virut này thỉnh thoảng có thể gây bệnh ở đường hô hấp trên, chẳng hạn như viêm phổi (pneumonia).  Tình trạng này thường phổ biến hơn ở những người bị bệnh tim phổi hoặc có hệ thống miễn dịch bị suy yếu, hoặc những người cao tuổi.

Phương Pháp Tự Bảo Vệ

Hiện nay chưa có vắcxin nào giúp bảo vệ bạn chống lại tình trạng nhiễm trùng virut coronavirus lây cho người.  Bạn có thể hạ giảm nguy cơ nhiễm trùng bằng cách:

-      Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước,
-      Không chạm vào mắt, mũi, hoặc miệng, và
-      Tránh tiếp xúc gần với những người bị bệnh.

Nên Làm Gì Khi Mắc Bệnh

Nếu bạn mắc bệnh do virut coronavirus lây cho người gây ra, bạn có thể giúp bảo vệ người khác bằng cách:

-      ở nhà trong thời gian mang bệnh
-      tránh tiếp xúc gần với những người khác,
-      che miệng và mũi khi bạn ho hoặc hắt hơi, và
-      làm sạch và khử trùng các vật thể hoặc bề mặt (mặt bàn, mặt ghế, …)

Cách Chẩn Đoán

Các kiểm tra xét nghiệm có thể được thực hiện để chứng thực bạn có mắc bệnh do virut coronavirus lây nhiễm cho người gây ra không.  Tuy nhiên, các xét nghiệm này không thường xuyên được sử dụng vì nhiều người thường có tình trạng bệnh lý nhẹ.  Ngoài ra, phương pháp kiểm tra có thể chỉ thực hiện ở một vài phòng xét nghiệm chuyên môn.

Các kiểm tra xét nghiệm đặc biệt có thể bao gồm:

-      Cách ly virut trong mẫu nuôi cấy tế bào
-      Phân tích phát hiện phản ứng chuỗi men polymerase (polymerase chain reaction – PCR) tỏ ra hiệu quả hơn và được sử dụng rộng rãi, và
-      Xét nghiệm huyết thanh (serological testing) để tìm ra kháng thể cho các virut coronavirus lây nhiễm cho người.

Các mẫu xét nghiệm ở mũi và cổ họng là những mẫu xét nghiệm tốt nhất để phát hiện các virut coronavirus lây nhiễm cho người.  Xét nghiệm huyết thanh đòi hỏi thu thập các mẫu xét nghiệm máu.

Điều Trị

Chưa có phương pháp điều trị cụ thể nào cho các chứng bệnh do các virut coronaviruses lây nhiễm cho người gây ra.

Đa số những người mắc bệnh do các loại virut này gây ra sẽ tự khỏi bệnh.  Tuy nhiên, một số biện pháp có thể tiến hành để giúp thuyên giảm các triệu chứng, chẳng hạn như:

-      Sử dụng các loại thuốc giảm đau hoặc giảm sốt (Lưu ý: không nên cho trẻ em uống thuốc aspirin), và
-      Sử dụng máy tạo ẩm trong phòng hoặc tắm nước nóng để giúp làm giảm viêm họng và ho.

Nếu bạn mắc bệnh, bạn nên:

-      Uống nhiều chất lỏng, và
-      Nghỉ ngơi ở nhà

Nếu bạn lo ngại về các triệu chứng gặp phải, thì bạn nên đi khám bác sĩ.


Nguồn (Source):