CHẨN ĐOÁN
Bác sĩ có thể chứng thực bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng cách xét nghiệm mẫu nước tiểu của bạn. Đối với một số phụ nữ trẻ tuổi có ít nguy cơ bị các biến chứng, thì bác sĩ có thể không yêu cầu xét nghiệm nước tiểu và có thể chẩn đoán bị nhiễm trùng đường tiết niệu dựa trên sự mô tả các triệu chứng của họ.
Các Tiến Trình Xét Nghiệm Nước Tiểu
Phân Tích Nước Tiểu. Phân tích nước tiểu (urinalysis) là một xét nghiệm đánh giá các thành phần khác nhau của một mẫu nước tiểu. Tiến trình này bao gồm việc quan sát màu sắc và độ trong của nước tiểu, sử dụng một que nhúng (dipstick) đặc biệt để thực hiện các xét nghiệm hóa học khác nhau, và có khả năng kiểm tra một phần của nước tiểu bằng kính hiển vi. Tiến trình phân tích nước tiểu thường cung cấp đầy đủ thông tin cho bác sĩ hoặc y tá để bắt đầu tiến hành điều trị.
Nuôi Cấy Vi Khuẩn Trong Mẫu Nước Tiểu. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện tiến trình nuôi cấy vi khuẩn trong mẫu nước tiểu (urine culture). Tiến trình này có thể giúp định dạng các vi khuẩn cụ thể gây ra nhiễm trùng, và giúp quyết định sử dụng các loại thuốc kháng sinh (trụ sinh) nào để điều trị. Tiến trình nuôi cấy vi khuẩn trong mẫu nước tiểu có thể được yêu cầu thực hiện nếu phương pháp phân tích nước tiểu không phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng nhưng bác sĩ vẫn nghi ngờ tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra các triệu chứng này. Tiến trình nuôi cấy vi khuẩn này cũng có thể được yêu cầu tiến hành nếu bác sĩ nghi ngờ các biến chứng từ tình trạng nhiễm trùng này.
Mẫu Nước Tiểu Sạch. Để thu thập một mẫu nước tiểu sạch, các bác sĩ thường yêu cầu thực hiện tiến trình lấy mẫu nước tiểu sạch (midstream urine sample hoặc clean-catch urine sample). Để thực hiện, cần tiến hành các bước sau đây:
- Trước tiên, các bệnh nhân phải rửa tay sạch sẽ, sau đó rửa dương vật hoặc âm hộ(vulva) và khu vực xung quanh 4 lần (từ trước ra sau), mỗi lần sử dụng một miếng xốp rửa mới.
- Sau đó, bệnh nhân phải đi tiểu vào toilet và ngưng lại sau khi tiểu được một chút (phần nước tiểu đầu tiên).
- Rồi bệnh nhân đưa bình chứa vào để hứng phần nước tiểu tiếp theo (phần nước tiểu thứ hai). Theo nguyên tắc, phần nước tiểu này chỉ chứa các loại vi khuẩn và chứng cứ gây bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Sau đó bệnh nhân tiếp tục cho phần nước tiểu cuối cùng vào toilet.
- Bệnh nhân vặn nắp bình chứa lại và không được chạm vào miệng bình hoặc bên trong bình.
Mẫu nước tiểu này thường sẽ đưa lại cho bác sĩ hoặc được gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích.
Thu Thập Nước Tiểu Bằng Ống Thông. Một số bệnh nhân (trẻ nhỏ, người cao tuổi, hoặc các bệnh nhân đang nằm viện) không có khả năng lấy mẫu nước tiểu. Trong các trường hợp này, ống thông sẽ được đưa vào bàng quang của bệnh nhân để thu thập nước tiểu. Đây là phương pháp tốt nhất để lấy mẫu nước tiểu sạch.
Các Xét Nghiệm Khác
Nếu phương pháp trị liệu tỏ ra không hiệu quả đối với tình trạng nhiễm trùng, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu tiến hành các xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng. Các kiểm tra bằng hình chụp có thể giúp xác định:
- Các trường hợp nhiễm trùng thận nghiêm trọng và tái lại
- Các bất thường về cấu trúc
- Tình trạng tắc nghẽn hoặc áp xe (tụ mủ cục bộ)
- Tình trạng tắc nghẽn hoặc trào ngược nước tiểu vào thận (vesicoureteral reflux) có thể xảy ra ở các trẻ em từ 2 – 24 tháng tuổi.
Siêu Âm. Siêu âm (ultrasound) là một phương pháp chụp hình không xâm lấn (invasion: không vết cắt), có thể được sử dụng để kiểm tra chứng thận ứ nước (hydronephrosis), sỏi thận gây nguy cơ nhiễm trùng, thận tụ mủ (áp xe thận). Ở đàn ông, phương pháp siêu âm có thể phát hiện tình trạng tăng kích thước hoặc tụ mủ tuyến tiền liệt (nhiếp hộ tuyến) và là một phương pháp chính xác để phát hiện tình trạng ứ nước tiểu trong bàng quang, một nguyên nhân phổ biến của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới trên 50 tuổi. Ở các trẻ em bị nhiễm trùng đường tiết niệu, phương pháp siêu âm này cũng có thể được sử dụng để phát hiện chứng trào ngược nước tiểu vào thận, sự bất thường của cấu trúc giống van giữa niệu quản (ureter) và bàng quang (bladder: bọng đái).
X-Quang. Các phương pháp chụp X-quang đặc biệt có thể được sử dụng để kiểm tra các bất thường về cấu trúc, tình trạng hẹp niệu đạo, hoặc ứ nước tiểu ở bàng quang (bọng đái), mà có thể dẫn đến nhiễm trùng. Do nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi, không nên thực hiện tiến trình chụp X-quang ở các phụ nữ mang thai.
- Chụp X-Quang Bàng Quang và Niệu Đạo Trong Lúc Đi Tiểu (Voiding Cystourethrogram). Để chụp X-quang bàng quang và niệu đạo, bệnh nhân sẽ được tiêm một chất phản quang qua một ống thông, ống này được đưa vào niệu đạo (urethra) đến bàng quang (bọng đái).
- Chụp X-Quang Thận Tĩnh Mạch (Intravenous Pyelogram – IVP). Để chụp X-quang thận, một chất phản quang sẽ được tiêm vào một tĩnh mạch và được thận bài tiết ra ngoài. Trong cả hai trường hợp, chất phản quang đi qua đường tiết niệu và hiển thị những khu vực bị tắc nghẽn hoặc bất thường trên hình chụp X-quang.
The contrast medium is injected through the catheter: Chất phản quang được tiêm qua ống thông.
Rectum: Trực tràng
Vagina: Âm đạo
Uretus: Tử cung
Bladder: Bàng quang (bọng đái)
Contrast medium: Chất phản quang
Urethra: Niệu đạo
Catheter: Ống thông
Một phương pháp kiểm tra chức năng hoạt động của bàng quang là tiêm chất phản quang (hiển thị trên hình chụp X-quang) qua một ống thông rồi đi vào bàng quang (bọng đái). Các hình X-quang được chụp trong lúc bàng quang chứa đầy nước tiểu và trong khi bệnh nhân đang đi tiểu để xác định xem nước tiểu có bị đẩy ra khỏi bàng quang (bọng đái) qua niệu đạo (như bình thường) hoặc đi ngược lên niệu quản vào thận (vesicoureteral reflux) không. Tiến trình này thường được thực hiện khi bệnh nhân đang nằm trên bàn chụp X-quang.
Dye is injected, and an X-ray is taken: Chất phản quang được tiêm vào, và bệnh nhân được chụp X-quang
Kidney: Thận
Bladder: Bàng quang (bọng đái)
Ureter: Niệu quản
Renal pelvis: Bể thận
Trong tiến trình chụp X-quang thận tĩnh mạch (IVP), bệnh nhân được tiêm một chất phản quang và được chụp X-quang trong lúc chất phản quang di chuyển qua đường tiết niệu. Tiến trình này được thực hiện để chứng thực sự hiện diện của sỏi thận, mặc dù một số viên sỏi có thể có kích thước quá nhỏ khó có thể nhìn thấy được.
Phương Pháp Nội Soi Bàng Quang. Phương pháp nội soi bàng quang (cystoscopy) được sử dụng để phát hiện các bất thường về cấu trúc, hội chứng đau bàng quang (interstitial cystitis), hoặc các khối u không xuất hiện trên hình chụp X-quang thận tĩnh mạch (IVP). Bệnh nhân sẽ được gây mê tạm thời, và bàng quang sẽ được chứa đầy nước. Tiến trình này sử dụng một ống nội soi bàng quang mà các bác sĩ khoa tiết niệu đưa qua niệu đạo vào bàng quang.
After the cystoscope fills the bladder with water, it allows the physician to examine the bladder wall: Sau khi ống nội soi bơm đầy nước vào bàng quang, bác sĩ có thể kiểm tra thành bàng quang (bọng đái).
Rectum: Trực tràng
Vagina: Âm Đạo
Uterus: Tử cung
Bladder: Bàng quang (bọng đái)
Water: Nước
Urethra: Niệu đạo
Cystoscope: Ống nội soi bàng quang
Nội soi bàng quang là một tiến trình sử dụng một ống soi làm bằng sợi quang dẻo, được đưa qua niệu đạo vào bàng quang (bọng đái). Bác sĩ sẽ bơm đầy nước vào bàng quang và kiểm tra bên trong bàng quang (bọng đái). Hình ảnh được nhìn thấy qua ống nội soi bàng quang cũng có thể được nhìn thấy trên màn hình màu và được ghi vào băng video.
Chụp CT. Tiến trình chụp CT (computed tomography) có thể được sử dụng để kiểm tra sỏi thận hoặc các tình trạng tắc nghẽn khác.
Nuôi Cấy Vi Khuẩn Trong Mẫu Máu. Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện tiến trình nuôi cấy vi khuẩn trong mẫu máu (blood culture) để xác định xem tình trạng nhiễm trùng có xuất hiện trong máu và gây hại cho các bộ phận khác của cơ thể không.
Loại Trừ Các Chứng Bệnh Có Các Triệu Chứng Tương Tự
Khoảng một nửa số phụ nữ với các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu thực sự có một số các chứng bệnh khác, chẳng hạn như ngứa rát niệu đạo, viêm âm đạo, hội chứng đau bàng quang, hoặc các bệnh lây truyền qua tình dục (sexually transmitted diseases – STDs). Một số các chứng bệnh này cũng có thể đi kèm hoặc dẫn đến bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
Viêm Âm Đạo. Viêm âm đạo (vaginitis) là một bệnh nhiễm trùng âm đạo phổ biến, có thể do một loại nấm (candidiasis) hoặc các loại vi khuẩn gây ra. Thỉnh thoảng, bệnh nhiễm trùng này có thể làm cho bệnh nhân đi tiểu thường xuyên, giống như chứng viêm bàng quang. Các triệu chứng điển hình của chứng viêm âm đạo là ngứa và tiết chất dịch bất thường.
Các Bệnh Lây Truyền Qua Tình Dục. Các phụ nữ đi tiểu bị đau, và nước tiểu không cho thấy có dấu hiệu vi khuẩn phát triển trong mẫu thử, có thể bị bệnh lây truyền qua tình dục (bệnh hoa liễu). Vi sinh vật phổ biến nhất là Chlamydia trachomatis. Các bệnh lây truyền qua tình dục khác mà có thể là nguyên nhân bao gồm bệnh lậu (gonorrhea) và herpes sinh dục (genital herpes).
Hội Chứng Đau Bàng Quang. Hội chứng đau bàng quang là một chứng viêm thành bàng quang, xảy ra chủ yếu ở phụ nữ. Độ tuổi trung bình của các bệnh nhân này là 40, nhưng có 25% các trường hợp xảy ra ở các phụ nữ dưới 30. Các triệu chứng diễn biến rất giống với chứng viêm bàng quang, nhưng không có sự hiện diện của các vi khuẩn. Cảm giác đau trong lúc quan hệ tình dục là những than phiền rất phổ biến ở các bệnh nhân này, đồng thời áp lực tinh thần (stress) có thể làm cho các triệu chứng trở xấu.
Sỏi (Sạn) Thận. Cơn đau do sỏi (sạn) thận cùng với nước tiểu có máu có khả năng giống với các triệu chứng của bệnh nhiễm trùng thận(pyelonephritis). Tuy nhiên, bệnh sỏi thận không có sự hiện diện của vi khuẩn.
Thành Niệu Đạo và Âm Đạo Mỏng Dần. Sau khi mãn kinh, thành âm đạo và niệu đạo trở nên khô và mỏng dần, gây ra tình trạng đau rát mà có thể giống với bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
Các Rối Loạn ở Trẻ Em Tương Tự Bệnh Nhiễm Trùng Đường Tiết Niệu. Các chứng rối loạn có thể làm cho trẻ em đi tiểu đau, bao gồm các phản ứng đối với các chất hóa học trong nước tạo bọt tắm (bubble bath), phát ban do tả lót, và nhiễm giun kim.
Các Chứng Bệnh về Tuyến Tiền Liệt Ở Đàn Ông. Các chứng bệnh về tuyến tiền liệt, bao gồm viêm tuyến tiền liệt (prostatitis) và tăng kích thước tuyến tiền liệt lành tính (benign prostatic hyperplasia), có thể gây ra các triệu chứng tương tự như bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
Normal prostate: Tuyến tiền liệt (nhiếp hộ tuyến) có kích thước bình thường
Benign prostatic hypertrophy – BPH: Tăng kích thước tuyến tiền liệt lành tính
Tăng kích thước tuyến tiền liệt lành tính là một tình trạng gia tăng kích thước tuyến tiền liệt không ung thư, thường được phát hiện ở những người đàn ông trên 50 tuổi.
0 comments:
Post a Comment