Wednesday, April 3, 2013

BỆNH PARKINSON (PARKINSON'S DISEASE) - Do LQT Biên Dịch


THAY ĐỔI LỐI SỐNG

Các Yếu Tố Dinh Dưỡng

Chưa có chế độ dinh dưỡng đặc biệt hoặc các loại thực phẩm tự nhiên nào cho thấy có khả năng làm chậm sự tiến triển của bệnh Parkinson, nhưng cũng có một số đề xuất về dinh dưỡng. 


Protein.  Hàm lượng protein tăng cao có thể ảnh hưởng đến số lượng thuốc levodopa có thể đi đến não, và do đó có thể làm giảm tính hiệu quả của thuốc.  Tránh tiêu thụ protein hoàn toàn sẽ không phải là giải pháp, vì có thể xảy ra tình trạng thiếu dinh dưỡng.  Đa số bác sĩ đều đề xuất bệnh nhân cố gắng duy trì tỷ lệ carbohydrate/protein là 7:1 mỗi ngày.  Tỷ lệ này có thể khó đo lường được, do đó một số bác sĩ đề xuất rằng bệnh nhân chỉ cần giữ cho mức protein ở tỷ lệ là 12% trên tổng số calorie tiêu thụ mỗi ngày.

Kiểm soát tốt số lượng protein tiêu thụ có thể giúp giảm thiểu những thay đổi bất thường và hiệu ứng giảm tính thuốc, và do đó có thể cho phép một số bệnh nhân giảm bớt liều lượng thuốc levodopa mỗi ngày.

Trái Cây (Hoa Quả) và Rau Củ và Gia Tăng Chất Xơ.  Ăn ngũ cốc nguyên hạt (whole grains), trái cây (hoa quả) tươi, và rau củ là phương pháp tốt nhất để có được cuộc sống khỏe mạnh.  Một chế độ dinh dưỡng giàu các loại trái cây (hoa quả) và rau củ có thể giúp bảo vệ chức hoạt động của tế bào thần kinh.  Đa số các thực phẩm loại này cũng thường rất giàu chất xơ, chất này đặc biệt quan trọng trong việc giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón.



Soluble fiber can be found in foods such as oatbran, barley, nuts, seeds, bean, lentils, fruits (citrus, apples), strawberries and many vegetables: chất xơ hòa tan có thể tìm thấy trong các loại thực phẩm như vỏ yến mạch (oatbran), lúa mạch (barley), quả hạch (nut), các loại hạt, đậu (bean), đậu lăng (lentil), trái cây (cam, quít, bưởi, táo), dâu tây và nhiều loại rau củ

Insoluble fiber is found in foods such as whole wheat and whole grain products, vegetables, and wheat bran: chất xơ không hòa tan có thể tìm thấy các loại thực phẩm như lúa mì nguyên hạt và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, và vỏ lúa mì.

Soluble fiber sources: các nguồn chất xơ hòa tan
Insoluble fiber sources: các nguồn chất xơ không hòa tan

Chất xơ không tiêu hóa (dietary fiber) là một phần của thực phẩm mà nó không bị ảnh hưởng bởi quá trình tiêu hóa trong cơ thể.  Chỉ có một số lượng nhỏ chất xơ được chuyển hóa trong dạ dày và ruột, phần lớn chất xơ di chuyển qua đường ruột và tạo thành một phần của phân.  Có hai loại chất xơ không tiêu hóa: hòa tan và không hòa tan.  Chất xơ hòa tan hấp thu nước và chuyển thành chất đặc sệt trong quá trình tiêu hóa.  Nó cũng làm chậm quá trình tiêu hóa và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ dạ dày và ruột.  Chất xơ hòa tan được tìm thấy trong các loại thực phẩm như vỏ yến mạch, lúa mạch, quả hạch, các loại hạt, các loại đậu, đậu lăng, đậu hòa lan, một số loại trái cây (hoa quả) và rau củ.  Chất xơ không hòa tan có khả năng gia tăng tốc độ vận chuyển thức ăn qua dạ dày và ruột, đồng thời góp phần tạo ra phân.  Nó được tìm thấy trong các loại thực phẩm như vỏ lúa mì (wheat bran), rau củ, và ngũ cốc nguyên hạt (whole grains).  Một trong số những nguồn chứa nhiều chất xơ nhất là các loại rau đậu (legumes), nhóm này bao gồm đậu hòa lan và đậu khô.

Những người có chế độ ăn ít chất xơ nên gia tăng số lượng chất xơ từng bước.  Tốt nhất là nên tiêu thụ chất xơ không tiêu hóa (dietary fiber): hòa tan và không hòa tan, ở dạng tự nhiên của các loại ngũ cốc nguyên hạt, quả hạch, rau đậu, trái cây (hoa quả), và rau củ.  Nếu chứng minh là khó thực hiện chế độ ăn như thế, thì psyllium (tìm thấy trong các sản phẩm như Metamucil) là một loại thực phẩm chức năng chứa chất xơ hòa tan lý tưởng (Metamucil, Fiberall, Perdiem Fiber).  Uống nhiều chất lỏng là hết sức quan trọng trong việc ngăn ngừa tình trạng táo bón.

Dược Thảo và Thực Phẩm Chức Năng

Thông thường, các nhà sản xuất các loại dược thảo và thực phẩm chức năng không cần sự chấp thuận của cơ quan FDA Hoa Kỳ để bán các sản phẩm của họ.  Tương tự như thuốc tây (tây dược), dược thảo và thực phẩm chức năng có thể ảnh hưởng đến các đặc tính, cấu trúc và phản ứng hóa học trong cơ thể, do đó có khả năng tạo ra các tác dụng phụ mà có thể gây hại.  Đã có một số trường hợp được báo cáo xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng và thậm chí gây tử vong từ các sản phẩm dược thảo.  Bệnh nhân phải luôn tham khảo với bác sĩ y khoa trước khi sử dụng bất kỳ loại dược thảo hoặc thực phẩm chức năng nào.

Các loại thực phẩm chức năng sau đây đang được nghiên cứu để điều trị bệnh Parkinson:

-      Creatine.  Creatine là một loại thực phẩm chức năng mà nó thỉnh thoảng được dùng để cải thiện khả năng tập thể dục.  Vào năm 2007, Viện Sức Khỏe Quốc Gia Hoa Kỳ (U.S. National Institutes of Health) đã thực hiện một thử nghiệm lâm sàng với quy mô lớn để nghiên cứu xem creatine có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh Parkison không.  Thử nghiệm này ghi danh các bệnh nhân đã được chẩn đoán bị Parkinson trong vòng 5 năm qua và những người đã tiếp nhận trị liệu levodopa không quá 2 năm.
-      Coenzyme Q10 (Ubiquinone).  Coenzyme Q10 (còn được gọi là ubiquinone) là một chất chống oxy hóa đang được nghiên cứu cho việc điều trị bệnh Parkinson.  Loại men (enzyme) này rất quan trọng cho năng lượng tế bào, mà nó có thể bị suy yếu trong cơ thể các bệnh nhân bị Parkinson.  Tuy nhiên, một nghiên cứu chất lượng cao đã không thể chứng minh được lợi ích của việc sử dụng các liều lượng thấp loại thực phẩm chức năng này.  Các nhà nghiên cứu vẫn đang điều tra xem nếu cho sử dụng các liều lượng lớn hơn trong một khoảng thời gian dài có thể có lợi cho một số bệnh nhân không.

Các Trị Liệu Khôi Phục

Thể dục là một yếu tố quan trọng của quá trình hồi phục.  Trị liệu vật lý có thể giúp ích cho chức năng hoạt động thể chất và chất lượng cuộc sống.  Nó thường bao gồm tập thể dục chủ động và thụ động, tập luyện dáng đi, và thực hiện các sinh hoạt bình thường.  Cho đến nay, chưa có phương pháp tiếp cận thể dục đặc biệt nào được chứng minh là tốt nhất.

Các Chương Trình Thể Dục.  Các chương trình thể dục được định nghĩa là chủ động và thụ động.

-      Thể dục thụ động (passive exercise), đa số là do chuyên gia trị liệu vật lý tiến hành kéo giãn và vận dụng các cơ bắp, tập trung vào việc ngăn ngừa cơ bắp bị co rút lại.  Một chương trình thể dục thụ động, được bắt đầu với các bài tập thể dụng chậm và nhẹ nhàng tăng dần cường độ, có thể cải thiện khả năng vận động ở các bệnh nhân ở giai đoạn bệnh ban đầu và giữa.
-      Các bài tập thể dục chủ động (active exercise) được sử dụng để giúp cải thiện phạm vi hoạt động, sự phối hợp, và tốc độ.  Bệnh nhân nên tiếp tục cố gắng tập vận động, cho dù chỉ là những bài tập đơn giản, chẳng hạn như dẫm chân tại chỗ, thực hiện các chuyển động tròn của cánh tay, và đưa chân lên xuống trong lúc đang ngồi.  Bệnh nhân nào thích thể thao hoặc thích sử dụng các thiết bị thể dục nên tiếp tục thực hiện các hoạt động này cho dù kỹ năng của họ đã bị giảm, giả sử rằng không có các chứng bệnh khác ngăn cản bệnh nhân tham gia các bài tập thể dục này.

Tập Luyện Dáng Đi.  Thực hành các phương pháp tập đứng, đi bộ, và xoay người có thể giúp giữ được thăng bằng.  Các hướng dẫn sau đây có thể hữu hiệu:

-      Bước các bước dài khi đi về phía trước, nhấc các ngón chân lên khi bước về phía trước, và chạm đất bằng gót chân.
-      Bước các bước ngắn khi xoay (rẽ, quẹo) người.
-      Khi đi bộ hoặc xoay (rẽ, quẹo) người, để cho hai chân cách nhau khoảng 12 – 15 inch (30 – 38 cm) để tạo thế bước rộng.
-      Không nên mang giầy có đế cao su hoặc vải kếp (crape) vì chúng có thể bám vào mặt sàn, như thế có thể làm cho bệnh nhân ngã về phía trước.
-      Sử dụng các dụng cụ giữ nhịp, chẳng hạn như máy tạo nhịp (metronome: một dụng cụ đơn giản được các nhạc sĩ sử dụng để tạo nhịp), có thể giúp bệnh nhân đi bộ nhanh hơn và bước dài hơn.

Giảm Bớt Mức Độ Đông Cứng Cơ.  Bệnh nhân nên thực hiện đều đặn các hoạt động hàng ngày có tác dụng đơn giản hóa hoạt động và giảm bớt tỷ lệ bị đông cứng cơ.  Thông thường, tình trạng đông cứng cơ xảy ra khi bệnh nhân bắt đầu cử động hoặc gặp phải vật cản.  Các hướng dẫn sau đây có thể có lợi cho bệnh nhân:

-      Đu đưa người qua lại.
-      Nếu hai chân có cảm giác bị đông cứng, cong các ngón chân lên.  Hành động đơn giản này có thể giải thoát tình trạng bị vọp bẻ trong một số trường hợp.
-      Hát thầm các điệu nhạc diễn hành.  Thật vậy, âm nhạc được chứng minh có tác dụng giúp nhiều người chuyển động và rời khỏi giường ngủ vào buổi sáng.
-      Chia các hành động thành nhiều đợt khác nhau, điều này có thể giúp ngăn ngừa tình trạng đông cứng xảy ra khi cố gắng phối hợp quá nhiều hoạt động thể chất cùng lúc.  Ví dụ, khi đi qua cửa ra vào, hãy tiến đến cửa, ngừng lại ngay tại cửa, mở cửa ra, ngừng lại, và rồi bước qua khung cửa.
-      Chỉ đơn giản được người khác chạm vào thỉnh thoảng cũng có thể làm cho bệnh nhân được giải thoát khỏi tình trạng đông cứng (mặc dù bệnh nhân bị Parkinson không nên được kéo hoặc đẩy đi).

Các Bài Tập Luyện Tinh Thần.  Tập luyện tinh thần cũng rất có lợi.  Các phương pháp tập luyện bao gồm:

-      Chọn lựa và học những sở thích mới đòi hỏi khả năng cử động của các ngón tay và bàn tay, chẳng hạn như khâu vá, làm mộc, câu cá, hoặc chơi bài (playing cards).
-      Tập hít thở sâu và các bài tập thư giãn.  Những bài tập này có thể giúp kiểm soát khả năng nói, kiểm soát tình trạng rung lắc, và giảm lo âu.
-      Cả bệnh nhân và những người chăm sóc cho bệnh nhân nên cân nhắc trị liệu tâm lý và sự hỗ trợ trong trường hợp bệnh nhân bị tình trạng trầm cảm cũng như mất cảm giác hăng hái.  Có nhiều chương trình hỗ trợ và các nhóm hỗ trợ ở khắp nơi, và có thể rất có lợi cho bệnh nhân và gia đình.

Trị Liệu Khả Năng Nói.  Trị liệu khả năng nói (speech therapy) có thể giúp ích cho những bệnh nhân bị tình trạng nói giọng đều đều (monotone voice) và bị mất âm lượng, đặc biệt khi kết hợp với việc sử dụng thuốc.  Trị liệu này được chỉ định để giúp cải thiện khả năng nói, và để đánh giá cũng như giám sát khả năng nuốt.

Thiết Bị Thích Ứng và Các Dụng Cụ Trợ Giúp

Một số dụng cụ có thể giúp ích cho việc duy trì tính ổn định và giúp bệnh nhân ngăn ngừa tình trạng té ngã.  Các ví dụ bao gồm:

-      Các thanh vịn (bám) giúp bệnh nhân đứng lên hoặc ngồi xuống, chẳng hạn như được lắp đặt dọc theo giường ngủ và trong phòng tắm.
-      Ghế có phần lưng dựa thẳng, đệm ghế cứng, và có thanh gác tay.
-      Giường hoặc nệm giường bằng điện.  Ván trượt cũng có thể giúp cho bệnh nhân trượt khỏi giường.
-      Xe lăn












0 comments:

Post a Comment