Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

BỆNH SÁN LÁ PHỔI.

(PARAGONIMIASIS).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

CHỨNG BỆNH CHÂN MADURA

(MADURA FOOT).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

MỘT BỘ PHẬN NGỰC GIẢ BIẾN MẤT TRONG KHI TẬP MÔN THỂ DỤC PILATES.

(DISAPPEARANCE OF A BREAST PROSTHESIS DURING PILATES).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK).

MỘT VIÊN ĐẠN NẰM TRONG ĐẦU.

(A HEAD SHOT).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

TÌNH TRẠNG MÙ SAU KHI TIÊM MỠ

(BLINDNESS AFTER FAT INJECTION)

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

BỆNH GÚT CÓ SỎI.

(TOPHACEOUS GOUT).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

BỆNH PHÌNH TRƯỚNG XƯƠNG KHỚP

(HYPERTROPHIC PULMONARY OSTEOARTHROPATHY) .

Nguồn (Source): www.nejm.org

Wednesday, May 28, 2014

BỆNH SỞI (MEASLES) - Do LQT Biên Dịch



Bệnh sởi (measles) là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ em do virut gây ra.  Là một chứng bệnh rất phổ biến trước đây, hiện nay bệnh sởi có thể được phòng chống bằng vắcxin.  Các dấu hiệu và các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm ho, chảy nước mũi, sưng mắt, đau họng, sốt và phát ban đỏ ở da.  


Cách sử dụng phần mục lục: Nếu quý vị muốn xem trang tiếng anh, xin bấm vào dòng chữ tiếng Anh.  Nếu quý vị muốn xem trang tiếng Việt, xin bấm vào dòng chữ tiếng Việt.

Lưu ý: Các kiến thức y học dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, không nên được sử dụng trong các trường hợp cấp cứu, chẩn đoán, hoặc điều trị cho các trường hợp bệnh.  Các trường hợp bệnh nên được chẩn đoán và điều trị bởi bác sĩ y khoa có giấy phép hành nghề.  Hãy gọi cho số điện thoại khẩn cấp ở địa phương (chẳng hạn như 911) cho tất cả các trường hợp cấp cứu y tế.



I.             BACKGROUND

II.           SYMPTOMS

III.          CAUSES

IV.         RISK FACTORS

V.          COMPLICATIONS

VI.         TESTS AND DIAGNOSIS

VII.       TREATMENT

VIII.     MEDICATION

IX.         LIFESTYLE AND HOME REMIDIES

X.          PREVENTION

XI.         QUESTIONS FOR YOUR DOCTOR
CÁC CÂU HỎI DÀNH CHO BÁC SĨ

XII.       REFERENCES
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

XIII.     SOURCES
NGUỒN


BỆNH SỞI (MEASLES) - Do LQT Biên Dịch


NGĂN NGỪA

Nếu có người trong gia đình của bạn có bệnh sởi, hãy tiến hành những sự phòng ngừa sau đây để bảo vệ các thành viên khác trong gia đình và bạn bè:

-      Cách Ly.  Vì bệnh sởi rất dễ lây nhiễm từ khoảng 4 ngày trước đến 4 ngày sau khi ban sởi xuất hiện, do đó những người bị nhiễm bệnh sởi không nên trở lại những sinh hoạt mà họ tương tác với những người khác trong thời gian này.  Điều quan trọng là không nên để những người chưa được chủng ngừa – chẳng hạn như anh chị em trong nhà – tiếp xúc với những người bị nhiễm bệnh sởi.
-      Tiêm Chủng.  Hãy đảm bảo rằng bất kỳ ai có nguy cơ nhiễm bệnh sởi và chưa được tiêm chủng đủ liều phải được chủng ngừa bệnh sởi càng sớm càng tốt.  Trường hợp này bao gồm bất kỳ ai sinh sau năm 1957 mà chưa được chủng ngừa, cũng như những trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi.

Ngăn Ngừa Những Sự Nhiễm Trùng Mới

Nếu bạn đã từng bị nhiễm bệnh sởi, cơ thể của bạn đã tăng cường hệ miễn dịch để chống lại sự nhiễm trùng, do đó bạn không thể bị nhiễm bệnh sởi một lần nữa.  Đa số những người sinh ra hoặc sống ở Hoa Kỳ trước năm 1957 đều có khả năng miễn nhiễm bệnh sởi, đơn giản là vì họ đã bị nhiễm bệnh sởi rồi.

Đối với những người khác, vắcxin bệnh sởi tỏ ra rất quan trọng cho:

-      Việc tăng cường và duy trì khả năng miễn dịch cộng đồng.  Từ khi vắcxin sởi được đưa vào sử dụng, bệnh sởi thực sự bị loại khỏi Hoa Kỳ mặc dù không phải mọi người đều được chủng ngừa.  Hiệu ứng này được gọi là “tính năng miễn dịch cộng đồng”.  Nhưng hiện nay tính năng miễn dịch cộng đồng bị suy giảm phần nào.  Tỷ lệ nhiễm bệnh sởi ở Hoa Kỳ gần đây đã tăng gấp đôi.
-      Việc ngăn ngừa bệnh sởi tái phát.  Ngay sau khi tỷ lệ chủng ngừa giảm xuống, thì bệnh sởi bắt đầu quay trở lại.  Vào năm 1998, một nghiên cứu đã được công bố một cách lầm lẫn cho rằng hội chứng tự kỷ (autism) có liên quan đến vắcxin bệnh sởi, bệnh quai bị (mumps) và bệnh sởi Đức (MMR vaccine).  Ở Vương Quốc Liên Hiệp Anh (United Kingdom), là nơi thực hiện nghiên cứu này, tỷ lệ chủng ngừa đã xuống thấp nhất từ trước đến nay khoảng dưới 80% trong số tất cả trẻ em vào năm 2003 đến năm 2004.  Vào năm 2009, trên 1100 trẻ em ở Vương Quốc Liên Hiệp Anh đã bị nhiễm bệnh sởi, từ con số chỉ có 70 trẻ em vào năm 2001.

Bệnh sởi đã bị ngăn chặn từ năm 1963 nhờ chủng ngừa.  Những người không có dấu hiệu có khả năng miễn nhiễm bệnh sởi phải được xem là có nguy cơ nhiễm bệnh sởi trong khi đi du lịch ở nước ngoài.  Chứng cứ có cơ sở và chấp nhận được về khả năng miễn nhiễm bệnh sởi cho những người đi du lịch nước ngoài bao gồm các tiêu chuẩn sau đây:

-      Đối với những trẻ sơ sinh từ 6 – 11 tháng tuổi, có kỷ lục tiêm chủng 1 liều vắcxin virut sởi (measles-containing vaccine - MCV) sống và đối với những người trên 12 tháng tuổi, 2 liều vắcxin virut sởi sống cách nhau trên 28 ngày, vào ngày sinh nhật hoặc sau ngày sinh nhật đầu tiên.
-      Chứng cứ xét nghiệm về tính năng miễn nhiễm bệnh sởi
-      Chứng thực về bệnh bằng xét nghiệm
-      Sinh trước năm 1957

Vắcxin

Vắcxin chứa virut sởi sống đã được làm cho suy yếu.  Ở Hoa Kỳ, loại vắcxin này chỉ được sử dụng dưới hình thức các dạng phối hợp, chẳng hạn như vắcxin sởi-quai bị-sởi Đức (measles-mumps-rubella – MMR) và vắcxin sởi-quai bị-sởi Đức-thủy đậu (measles-mumps-rubella-varicella – MMRV).  Vắcxin MMRV được phép cho sử dụng ở các trẻ em từ 12 tháng đến 12 tuổi và có thể được sử dụng thay thế cho vắcxin MMR nếu chủng ngừa cho bệnh sởi, bệnh quai bị, bệnh sởi Đức, và bệnh thủy đậu là cần thiết.

Vắcxin sởi sống được giảm độc tính đầu tiên được phát triển bằng cách truyền chủng loại Edmonston vào phôi bào sợi của gà để tạo ra virut Edmonston B, đã được phép sử dụng ở Hoa Kỳ vào năm 1963.  Việc truyền thêm virut Edmonston B đã tạo ra vắcxin Schwarz càng được giảm độc tính hơn mà hiện nay đang được sử dụng như loại vắcxin tiêu chuẩn ở nhiều nước trên thế giới.  Chủng loại vắcxin Moraten (“càng ít tính độc hơn”) - đã được cấp phép vào năm 1968 và được sử dụng ở Hoa Kỳ - có mối liên hệ chặt chẽ về di truyền với chủng vắcxin Schwarz.

Các vắcxin sởi được làm khô lạnh có thể nói là tương đối ổn định, nhưng vắcxin được pha chế lại (reconstituted vaccine: pha trộn bột vắcxin khô với một loại dung môi để vắcxin có thể tiêm vào cơ thể) sẽ nhanh chóng bị mất hiệu lực.  Các loại vắcxin sởi sống giảm tính độc bị ánh sáng và nhiệt làm mất hoạt tính và mất đi khoảng phân nửa hiệu lực ở nhiệt độ 20oC và mất hết hiệu lực ở nhiệt độ 37oC trong vòng 1 giờ sau khi được pha chế lại.  Do đó, vắcxin phải được bảo quản bằng dây chuyền làm lạnh (cold chain) trước và sau khi được pha chế lại.  Các kháng thể xuất hiện đầu tiên trong khoảng từ 12 – 15 ngày sau khi chủng ngừa và đạt mức tối đa trong khoảng từ 1 – 3 tháng.  Các loại vắcxin sởi thường được kết hợp với các loại vắcxin virut sống giảm tính độc khác, chẳng hạn như các loại vắcxin bệnh quai bị và bệnh sởi Đức (MMR), và bệnh quai bị, bệnh sởi Đức và bệnh thủy đậu (MMRV).

Độ tuổi được đề xuất tiêm chủng đầu tiên là từ 6 – 15 tháng tuổi, điều này nói lên một sự cân bằng giữa độ tuổi tốt nhất cho quá trình sản sinh kháng thể và xác suất nhiễm bệnh sởi trước độ tuổi đó.  Tỷ lệ các trẻ em phát triển mức kháng thể có khả năng bảo vệ sau khi chủng ngừa bệnh sởi là khoảng 85% vào 9 tháng tuổi và 95% vào 12 tháng tuổi.  Các căn bệnh của trẻ em đồng phát với thời gian tiêm chủng có thể làm giảm mức độ đáp ứng miễn dịch, nhưng các chứng bệnh này không phải là lý do hợp lý để từ chối không chủng ngừa.  Các vắcxin bệnh sởi dễ dung nạp và dễ tạo ra đáp ứng miễn dịch ở các trẻ em và người thành niên bị nhiễm HIV loại 1, mặc dù mức kháng thể có thể bị suy yếu.  Vì mức độ nghiêm trọng tiềm tàng của tình trạng nhiễm virut sởi dạng tự nhiên ở những trẻ em bị nhiễm HIV loại 1, cho nên việc chủng ngừa bệnh sởi định kỳ được đề xuất ngoại trừ những người bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng.  Chủng ngừa bệnh sởi chống chỉ định (cấm sử dụng) cho những cá nhân với các tình trạng thiếu hụt tính năng miễn dịch tế bào nghiêm trọng bởi vì khả năng mắc bệnh do nhiễm hệ thần kinh trung ương và phổi với virut vắcxin.

Những người đi du lịch nước ngoài, bao gồm những người đi du lịch đến những nước công nghiệp hóa, nếu không có chứng cứ hiển nhiên có khả năng miễn nhiễm bệnh sởi và không chống chỉ định với vắcxin MCV, đều phải tiêm chủng vắc xin MCV trước khi đi du lịch theo các hướng dẫn sau đây:

-      Các trẻ sơ sinh từ 6 – 11 tháng tuổi phải tiếp nhận tiêm chủng 1 liều MCV.  Các trẻ sơ sinh được tiêm chủng trước 12 tháng tuổi phải được tái chủng ngừa vào ngày sinh nhật hoặc sau ngày sinh nhật thứ nhất với 2 liều MCV cách nhau từ 28 ngày trở lên.  Vắcxin MMRV không được phép tiêm chủng cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi.
-      Các trẻ em chưa đủ tuổi vào mẫu giáo (preschool children) và các trẻ em đủ tuổi đến trường (trên 12 tháng tuổi) phải được tiêm chủng 2 liều vắcxin MCV cách nhau từ 28 ngày trở lên.
-      Những người thành niên được sinh vào năm 1957 hoặc sau năm 1957 phải được tiêm chủng 2 liều vắcxin MCV cách nhau từ 28 ngày trở lên

Một liều vắc xin MCV mang lại 85% tính hiệu quả nếu được tiêm chủng vào 9 tháng tuổi và lên đến 95% tính hiệu quả nếu được tiêm chủng vào thời điểm từ 1 tuổi trở lên.  Trên 99% số người tiếp nhận 2 liều vắcxin MCV phát triển chứng cứ huyết thanh học về tính năng miễn dịch bệnh sởi.

Thời gian miễn dịch do vắcxin tạo ra kéo dài ít nhất là vài thập kỷ.  Tỷ lệ thất bại của vắcxin thứ hai từ 10 – 15 năm sau khi tiêm chủng đã được ước tính với tỷ lệ xấp xỉ 5% nhưng có lẽ là thấp hơn khi được chủng ngừa sau 12 tháng tuổi.  Hàm lượng kháng thể bị sụt giảm không nhất thiết kéo theo khả năng miễn dịch bảo vệ bị mất đi hoàn toàn: đáp ứng miễn dịch thứ hai thường phát triển sau khi tái tiếp xúc với virut bệnh sởi, với sự gia tăng nhanh nồng độ kháng thể trong sự vắng mặt của bệnh lâm sàng rõ rệt.  Các liều vắcxin bệnh sởi tiêu chuẩn được phép sử dụng hiện nay tỏ ra an toàn cho những người thành niên và trẻ em bị suy giảm miễn dịch.  Hiện tượng sốt đến 39,4oC (103oF) xảy ra trong khoảng 5% số người tiếp nhận vắcxin có kết quả huyết thanh âm tính (seronegative), và 2% số người tiếp nhận vắcxin phát ban tạm thời.  Tình trạng giảm tiểu huyết cầu nhẹ, tạm thời đã được báo cáo, với tỷ lệ xấp xỉ 1/40000 liều vắc xin MMR.

Vắcxin MCV và kháng thể globulin miễn dịch (IG) có thể hiệu quả dưới hình thức phòng bệnh sau khi tiếp xúc (postexposure prophylaxis).  Vắcxin MCV, nếu được tiêm chủng trong vòng 72 giờ sau lần tiếp xúc đầu tiên với virut sởi, có thể bảo vệ được phần nào.  Nếu sau khi tiếp xúc không bị nhiễm bệnh, thì vắcxin này sẽ giúp phòng chống tình trạng nhiễm virut sởi tiếp theo.  Kháng thể IG có thể được sử dụng để ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ bệnh sởi ở những người dễ nhiễm bệnh khi được tiêm chủng trong vòng 6 ngày sau khi tiếp xúc.  Tuy nhiên, bất kỳ tính năng miễn dịch nào có được đều là tạm thời trừ khi bệnh sởi điển hình hoặc biến thể xảy ra, và những người này phải được tiêm chủng vắcxin MCV từ 5 – 6 tháng sau khi sử dụng kháng thể IG.

Tính An Toàn của Vắcxin và Các Phản Ứng Gây Hại

Trong các trường hợp hiếm, việc tiêm chủng vắcxin MMR liên quan đến các phản ứng có hại sau đây:

-      Phản vệ (Anaphylaxis – khoảng 1 đến 3,5 trường hợp/triệu liều được tiêm chủng)
-      Giảm số lượng tiểu huyết cầu (1 trường hợp/25000 liều trong thời gian 6 tuần sau khi chủng ngừa)
-      Co giật do sốt (febrile seizures – nguy cơ các cơn co giật do sốt tăng gấp 3 lần từ 8 – 14 ngày sau khi tiếp nhận vắcxin MMR, nhưng nhìn chung, tỷ lệ co giật do sốt sau khi tiêm chủng MCV thấp hơn nhiều so với tỷ lệ sau khi nhiễm bệnh sởi).
-      Các triệu chứng ở khớp (Đau dây thần kinh khớp [Arthralgia] phát triển trong số 25% những phụ nữ sau dậy thì do thành phần sởi Đức trong vắcxin MMR.  Khoảng 10% có các dấu hiệu và triệu chứng giống viêm khớp cấp tính mà thường kéo dài từ 1 đến 3 tuần và hiếm khi tái phát.  Các triệu chứng khớp mãn tính là khá hiếm, nếu thực sự có xảy ra).

Chứng cứ không chứng minh được mối liên hệ giữa việc chủng ngừa MMR và bất kỳ tình trạng nào sau đây: mất khả năng nghe (hearing loss), bệnh võng mạc (retinopathy), viêm dây thần kinh thị giác (optic neuritis), liệt dây thần kinh mắt (ocular palsy), hội chứng Guillain-Barré (Guillain-Barré syndrome: một rối loạn trong đó hệ miễn dịch của cơ thể tấn công một phần của hệ thống thần kinh ngoại biên, các triệu chứng đầu tiên bao gồm các mức độ yếu nhược hoặc các cảm giác ngứa ran ở chân), mất khả năng phối hợp vận động tiểu não (cerebellar ataxia), bệnh Crohn, hoặc bệnh tự kỷ.  Một báo cáo được công bố về tiêm chủng vắcxin MMR và bệnh viêm ruột (inflammatory bowel disease) và các rối loạn phát triển lan rộng (chẳng hạn như bệnh tự kỷ) chưa bao giờ được các nghiên cứu khác sao chép, và sau đó đã được chứng minh là không chính xác và tạp chí này đã hủy bỏ bài đăng này.

Khi được so sánh với việc sử dụng vắcxin MMR và vắcxin thủy đậu vào cùng thời điểm thăm khám, thì việc sử dụng vắcxin MMRV được xem gắn liền với nguy cơ cao hơn bị sốt và bị co giật do sốt từ 5 – 12 ngày sau khi tiêm chủng liều đầu tiên cho các trẻ em từ 12 – 23 tháng tuổi, và thêm 1 trường hợp co giật do sốt/2300 – 2600 liều vắcxin MMRV được tiêm chủng.  Sử dụng riêng biệt vắcxin MMR và vắcxin thủy đậu sẽ tránh được nguy cơ gia tăng bị sốt và các trường hợp co giật do sốt.

Các Biện Pháp Phòng Ngừa và Chống Chỉ Định

Dị Ứng

Những người bị dị ứng nghiêm trọng (nổi mày đay, sưng miệng hoặc họng, khó thở, giảm huyết áp, và sốc) với gelatin và neomycin, hoặc những người đã từng bị dị ứng nghiêm trọng với một liều vắcxin MMR hoặc MMRV trước đây, không nên tái tiêm chủng.  Vắcxin MMR và MMRV có thể được sử dụng cho những người bị dị ứng với trứng mà trước đây không xét nghiệm da định kỳ hoặc sử dụng các phương pháp đặc biệt.

Ức Chế Miễn Dịch

Tình trạng sao chép các virut của vắcxin tăng lên có thể xảy ra ở những người có các rối loạn suy giảm miễn dịch.  Tử vong do nhiễm virut sởi liên quan đến vắcxin đã được báo cáo trong số những người bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng.  Do đó, những người bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng không nên tiêm chủng vắcxin MMR hoặc vắcxin MMRV.

-      Những người bị bệnh bạch cầu (leukemia) trong thời gian thuyên giảm, và không trị liệu hóa học, và không có khả năng miễn nhiễm bệnh sởi khi được chẩn đoán bị bệnh bạch cầu có thể tiếp nhận vắcxin MMR.  Ít nhất cần đến 3 tháng sau khi ngưng trị liệu hóa học trước khi tiêm chủng liều đầu tiên.
-      Việc chủng ngừa vắcxin MMR được đề xuất cho tất cả những người bị nhiễm HIV trên 12 tháng tuổi và không có khả năng miễn dịch hoặc bị ức chế miễn dịch nghiêm trọng (phần trăm bạch cầu T CD4 chỉ định tuổi ≥ 15% trên tổng số hoặc số lượng CD4 ≥ 200 tế bào lympho/mm3cho những người từ 5 tuổi trở lên).
-      Những người đã tiếp nhận trị liệu corticosteroid liều cao (thông thường, được xem là > 20 mg prednisone hoặc liều tương đương mỗi ngày hoặc cách ngày trong khoảng 14 ngày trở lên) nên tránh tiêm chủng vắcxin MMR hoặc MMRV trong hơn 1 tháng sau khi ngưng trị liệu steroid.
-      Những người đã tiếp nhận trị liệu corticosteroid liều cao mỗi ngày hoặc cách ngày trong khoảng chưa đến 14 ngày thường có thể được tiêm chủng bằng vắcxin MMR hoặc MMRV ngay sau khi ngưng điều trị, mặc dù một số chuyên gia đề xuất chờ cho đến 2 tuần sau khi hoàn tất quá trình trị liệu.
-      Trị liệu ức chế miễn dịch khác: thông thường, vắcxin MMR hoặc MMRV không được sử dụng từ 3 tháng trở lên sau khi ngưng trị liệu ức chế miễn dịch và sau khi căn bệnh đang hiện diện được thuyên giảm.  Khoảng thời gian này được tính toán dựa trên các giả thuyết cho rằng đáp ứng miễn dịch sẽ được khôi phục trong vòng 3 tháng và căn bệnh đang hiện diện mà trị liệu ức chế miễn dịch được tiến hành sẽ duy trì trong giai đoạn thuyên giảm.

Giảm Số Lượng Tiểu Huyết Cầu

Các lợi ích của lần tiêm chủng đầu tiên thường vượt trội các nguy cơ bị giảm tiểu huyết cầu (thrombocytopenia).  Tuy nhiên, việc tránh tiêm chủng liều vắcxin MMR hoặc MMRV tiếp theo có thể là cần thiết nếu xảy ra tình trạng giảm tiểu huyết cầu trong vòng 6 tuần sau một liều vắcxin ban đầu.

Các Triệu Chứng của Các Phản Ứng Nghiêm Trọng Với Việc Tiêm Chủng

Mặc dù các phản ứng nghiêm trọng thường là rất hiếm, nhưng các bậc phụ huynh phải biết cách ứng phó.

Hãy điện thoại ngay cho bác sĩ nếu con trẻ có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

-      Sốt Cao.  Nhiệt độ đo ở hậu môn là 105 °F (40,5 oC) hoặc cao hơn.  (Nhiệt độ được đo ở nách hoặc miệng thường thấp hơn thân nhiệt thực sự).
-      Khóc Không Ngừng.  Con trẻ đã khóc trên 3 tiếng đồng hồ mà không ngừng hoặc khóc một cách không bình thường, chẳng hạn khóc thét.
-      Các Cơn Co Giật.  Cơ thể của cháu bé bắt đầu rung lắc, giật giật, hoặc giật mạnh.  Đây thường là sự phản ứng lại tình trạng sốt cao.  Hãy đặt cháu bé nằm úp mặt xuống với đầu nghiêng sang một bên, để bảo vệ đầu không va chạm phải các vật cứng.  Hãy đảm bảo rằng cháu bé có thể thở được một cách tự nhiên.  Cơn co giật do sốt sẽ tự ngưng lại trong vòng từ vài giây cho đến 10 phút.

Hãy đưa cháu bé đi cấp cứu ngay nếu cháu bé có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

-      Sốc.  Cháu bé ngã quỵ, xanh xao, và bất tỉnh.
-      Phản Ứng Phản Vệ Nghiêm Trọng.  Sưng ở miệng và họng, thở khò khè và khó thở, chóng mặt.  Cháu bé bị ngã quỵ hoặc trở nên xanh xao và đi khập khiểng.

Hãy điện thoại cho bác sĩ nếu các triệu chứng sau đây kéo dài trên 24 giờ:

-      Chỗ tiêm chủng vẫn bị ửng đỏ và chạm vào đau
-      Không giảm sốt
-      Cháu bé vẫn cảm thấy khó chịu

Các Tác Dụng Phụ của Vắcxin MMR

Các tác dụng phụ do tiêm chủng vắc xin MMR bao gồm sốt, phát ban, và đau khớp.  Đa số các tác dụng phụ này thường ít xảy ra sau khi tiêm liều thứ hai.  Tuy nhiên, các trẻ thiếu niên và người thành niên sau khi tiếp nhận loại vắcxin này sẽ có nhiều khả năng bị đau và cứng khớp.

Sốt.  Khoảng 5 – 15% số  người được tiêm chủng với bất kỳ vắcxin virut sởi sống nào cũng phát sốt khoảng 103 °F (39,4 oC) hoặc cao hơn, thường trong vòng từ 5 – 15 ngày sau khi tiêm chủng.  Cơn sốt thường kéo dài 1 hoặc 2 ngày nhưng có thể kéo dài đến 5 ngày.  Ở những trẻ nhỏ, các cơn co giật có thể xảy ra do sốt cao 8 – 14 ngày sau khi chủng ngừa, nhưng các cơn co giật này hiếm khi xảy ra và hầu như không có các tác dụng phụ lâu dài. 

Sưng Tuyến.  Vắcxin quai bị có thể gây sưng nhẹ ở các tuyến cư trú gần tai.

Đau Khớp.  Lên đến 25% số phụ nữ bị đau khớp từ 1 – 3 tuần sau khi tiêm chủng virut bệnh sởi Đức sống; tình trạng này kéo dài từ 1 ngày đến 3 tuần.  Tình trạng đau như vậy thường không ảnh hưởng đến các sinh hoạt hàng ngày.  Trong các trường hợp hiếm, tình trạng này sẽ tái phát hoặc trở nên mãn tính.

Phản Ứng Dị Ứng.  Những người có các dị ứng phản vệ (các phản ứng rất nghiêm trọng) với trứng hoặc neomycin sẽ có nguy cơ cao bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng với vắcxin MMR.  Những người bị dị ứng không gây ra sốc phản vệ (anaphylactic shock) với các chất này sẽ không có nguy cơ cao bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng với vắcxin.  Các phản ứng dị ứng nhẹ, bao gồm phát ban và ngứa, có thể xảy ra ở một số người.  Tình trạng phát ban xảy ra trong số khoảng 5% những người được tiêm chủng với vắcxin sởi sống.  Việc tiêm chủng vắcxin quai bị sống gây phát ban và ngứa, nhưng các triệu chứng này thường xảy ra ở mức độ nhẹ.

Tương Tác với Xét Nghiệm Bệnh Lao.  Vắc xin bệnh sởi sống có thể ảnh hưởng đến xét nghiệm bệnh lao, do đó phải được tiến hành cách nhau ít nhất từ 4 – 6 tuần.  Không có chứng cứ cho thấy rằng vắcxin này gây tác hại cho bệnh lao.

Nhiễm Bệnh Nhẹ.  Trường hợp nhiễm bệnh sởi nhẹ và không có các triệu chứng có thể phát triển ở những người trước đây đã được chủng ngừa mà họ tiếp xúc với virut, cho dù tình trạng nhiễm bệnh sởi nhẹ này có thể không có hậu quả nghiêm trọng.

Ban Xuất Huyết Giảm Tiểu Cầu Tự Phát.  Trong khoảng 1/22,300 liều, vắcxin MMR có thể gây ra một rối loạn xuất huyết hiếm có tên là ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát (idiopathic thrombocytopenic purpura - ITP).  Rối loạn này có thể gây ra đốm màu tím giống vết thâm tím mà có thể lan khắp cơ thể, chảy máu mũi, hoặc các đốm đỏ nhỏ.  Tình trạng này thường xảy ra nhẹ và tạm thời.  (Lưu ý, nguy cơ bị rối loạn ITP thường cao hơn nhiều đối với những trường hợp nhiễm bệnh thực sự, đặc biệt là bệnh sởi Đức).

Có nhiều sự tranh cãi về những báo cáo không căn cứ về các tác dụng phụ lên hệ thần kinh do vắc xin MMR gây ra.  Đây là một sự lo ngại lớn vì các báo cáo như vậy đã dẫn đến một sự sụt giảm trong vấn đề chủng ngừa ở một số khu vực, đặc biệt là các khu vực trung lưu ở Anh Quốc, ở đây tỷ lệ chủng ngừa đã giảm xuống từ 92% vào năm 1996 đến 84% hiện tại.  Ở đây, những đợt bùng phát bệnh sởi đang leo thang, và các bác sĩ lo ngại rằng trừ khi tỷ lệ chủng ngừa tăng nhanh, nếu không con số các ca nhiễm bệnh sẽ gia tăng đáng kể.  Những khu vực này và một số vùng khác, một số cha mẹ lầm lẫn tin rằng những mối nguy hiểm do chủng ngừa còn lớn hơn bệnh nguy hiểm này ở trẻ em mà chỉ có người lớn nhớ được.  Điều lưu ý quan trọng là bệnh sởi vẫn gây ra khoảng 745 000 trường hợp tử vong ở các trẻ em không được chủng ngừa, đây là những trẻ sống ở các nước chưa phát triển, chủ yếu là ở Châu Phi.

Đa số thông tin đại chúng đã tập trung vào mối liên hệ tiềm tàng giữa vắcxin MMR, loại vắcxin này được đưa vào sử dụng năm 1988, và một dạng khác của bệnh tự kỷ bao gồm bệnh viêm ruột và tình trạng suy giảm phát triển hành vi (impaired behavioral development). 

Mặc dù có nhiều thông tin đại chúng, nhưng không có chứng cứ cho thấy mối liên hệ giữa việc tiêm chủng vắc xin MMR và sự phát triển của hội chứng tự kỷ.  Trang mạng của Trung Tâm Phòng Chống và Kiểm Soát Dịch Bệnh Hoa Kỳ (CDC) cung cấp rất nhiều thông tin về vấn đề này.  Truyền thông đại chúng đã báo cáo sai lệch về mối liên hệ tiềm tàng giữa bệnh tự kỷ và vắcxin MMR khi gây ra sự tranh cãi trong cộng đồng các nhà khoa học, nhưng hầu như tất cả các chuyên gia đều bác bỏ bất kỳ mối liên hệ nào giữa bệnh tự kỷ và vắcxin MMR.  Thật vậy, các báo cáo về các triệu chứng liên quan đến bệnh tự kỷ chỉ tăng lên sau khi truyền thông lan rộng về tác dụng phụ này.

Từ lúc công bố một báo cáo vào năm 1998 giả thuyết rằng vắcxin MMR có thể gây ra hội chứng tự kỷ và viêm ruột, đa số truyền thông công cộng đã tập trung vào mối tương quan được giả định này.  Các sự kiện theo sau việc công bố của báo cáo này đã dẫn đến tình trạng sụt giảm tiêm chủng ở Liên Hiệp Vương Quốc Anh và đưa ra những bài học quan trọng về sự giải thích sai lầm chứng cứ bệnh dịch và sự truyền đạt các kết quả khoa học cho công chúng.  Báo cáo này đưa ra các trường hợp bao gồm 12 trẻ em bị rối loạn giảm phát triển và viêm ruột mãn tính (chronic enterocolitis); 9 trong số các trẻ em này bị chứng tự kỷ.  Đối với 8 trong số 12 trường hợp, các cha mẹ đã liên kết sự xuất hiện của tình trạng chậm phát triển với việc chủng ngừa vắcxin MMR.  Mối tương quan tạm thời này đã bị diễn dịch sai và đã được xem như là một mối liên hệ nhân quả, đầu tiên từ tác giả chỉ đạo cuộc nghiên cứu và sau đó là từ các phương tiện truyền thông đại chúng.  Kết quả là, một vài kiểm tra xem xét trên diện rộng và các nghiên cứu dịch tễ học đã bác bỏ chứng cứ về mối liên hệ nhân quả giữa vắcxin MMR và chứng tự kỷ.

Các lợi ích tiềm tàng từ việc tiếp nhận vắcxin MMR vượt trội các tác dụng gây hại.  Bệnh sởi, bệnh quai bị, và bệnh sởi Đức là những căn bệnh rất nghiêm trọng và mỗi căn bệnh đều có thể có những biến chứng dẫn đến tình trạng tàn tật cả đời hoặc thậm chí tử vong.  Tỷ lệ xuất hiện các biến chứng này, liên quan đến những căn bệnh thực sự, còn lớn hơn nguy cơ phát triển những tác dụng phụ gây hại nghiêm trọng, hoặc vừa phải, do tiêm chủng vắcxin MMR.

Triển Vọng Diệt Trừ Bệnh Sởi

Tiến trình kiểm soát bệnh sởi toàn cầu đã thảo luận về việc diệt trừ bệnh sởi.  Trái với tiến trình diệt trừ virut gây bệnh viêm tủy xám (poliovirus), việc diệt trừ bệnh sởi sẽ không bao gồm những thách thức do tiêm nhiễm những virut vắcxin có tính độc khá lâu và nguồn virut trong môi trường tạo ra.  Tuy nhiên, khi so sánh với tiến trình diệt trừ bệnh đậu mùa, khả năng miễn dịch cộng đồng cao sẽ rất cần thiết để ngăn chặn sự lây truyền virut bệnh sởi, cần thêm nhiều nhân viên y tế có chuyên môn cao để thực hiện việc tiêm chủng bệnh sởi, và việc ngăn chặn virut bệnh sởi thông qua phát hiện ca nhiễm bệnh và chủng ngừa vòng (ring vaccination: chủng ngừa tất cả những người có nguy cơ nhiễm bệnh trong khu vực được chỉ định xảy ra sự bùng phát bệnh dịch) sẽ khó khăn hơn vì khả năng nhiễm bệnh trước khi phát ban.  Các phương pháp mới, chẳng hạn như phun vắcxin bệnh sởi, sẽ giúp ích cho các chiến dịch chủng ngừa đại chúng.  Mặc dù đã có những nỗ lực đáng kể, nhưng bệnh sởi vẫn là một nguyên nhân (có thể tránh khỏi bằng chủng ngừa) gây tử vong hàng đầu ở trẻ em trên khắp thế giới và tiếp tục gây ra những đợt bùng phát trong các cộng đồng có tỷ lệ chủng ngừa thấp ở các nước công nghiệp hóa.

Nguồn bổ sung:





XEM PHẦN TIẾP THEO








Monday, May 26, 2014

TIN TỨC DƯỢC HỌC - Do LQT Biên Dịch




Tác động của thuốc acetaminophen lên trị liệu chống tăng huyết áp ít được nghiên cứu nghiêm túc, nhưng thuốc acetaminophen thường được xem ít có khả năng tương tác gây hại với trị liệu chống tăng huyết áp hơn so với các loại thuốc kháng viêm không steroid.             
 







Saturday, May 24, 2014

TIN TỨC Y HỌC - Do LQT Biên Dịch



Trong những thập kỷ qua, nhiều người trong chúng ta đã được dẫn dắt để tin rằng một số sự nuông chìu – chẳng hạn như một ly rượu vang Pinot noir hoặc một thanh sôcôla đen – có thể thực sự có lợi cho sức khỏe.  Đó là bởi vì một loạt các nghiên cứu đã cho rằng rượu đỏ(red white), sôcôla, và các loại thực phẩm khác chứa chất resveratrol chống oxy hóa có thể giúp giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, và các chứng bệnh liên quan đến tuổi tác.        








TIN TỨC Y HỌC - Do LQT Biên Dịch



CHẤT RESVERATROL VÀ LỢI ÍCH SỨC KHỎE

Trong những thập kỷ qua, nhiều người trong chúng ta đã được dẫn dắt để tin rằng một số sự nuông chìu – chẳng hạn như một ly rượu vang Pinot noir hoặc một thanh sôcôla đen – có thể thực sự có lợi cho sức khỏe.  Đó là bởi vì một loạt các nghiên cứu đã cho rằng rượu đỏ (red white), sôcôla, và các loại thực phẩm khác chứa chất resveratrol chống oxy hóa có thể giúp giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, và các chứng bệnh liên quan đến tuổi tác.  Nhưng có đề xuất cho rằng chế độ ăn uống giàu chất resveratrol có thể không tự động làm cho sức khỏe tốt hơn.

Trong một nghiên cứu triển vọng (prospective study: quan sát các kết quả, chẳng hạn như sự phát triển của một chứng bệnh) bao gồm gần 800 người sống ở Ý, một nhóm từ trường Đại Học Y Khoa Johns Hopkins (Johns Hopkins University School of Medicine) ở thành phố Baltimore và Viện Lão Hóa Quốc Gia Hoa Kỳ (National Institute on Aging – NIA) đã không tìm thấy những khác biệt quan trọng nào về bệnh tim, ung thư, hoặc tuổi thọ giữa những người có chế độ ăn uống giàu chất resveratrol và những người tiêu thụ số lượng ít chất này.



Sự quyến rũ của chất resveratrol đối với khoa học bắt đầu từ những năm đầu thập niên 1990, khi đó các nhà nghiên cứu đã báo cáo câu nói nghịch lý này: người Pháp có chế độ ăn uống chứa nhiều bơ, phó mát, thịt heo (lợn), và các loại thực phẩm khác giàu chất béo bão hòa và cholesterol, nhưng họ lại có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch vành khá thấp.  Vì sao?  Điều này được giả thuyết rằng khả năng bảo vệ tim mạch có thể là do thói quen ưa thích của người Pháp, đó là rượu đỏ (rượu vang).  Một chất chống oxy hóa hiệu quả, có tên là resveratrol, đã được chiết xuất từ rượu đỏ, cũng như cacao, nho đỏ, và nhiều loại dâu và rễ.  Sau đó, khá nhiều nghiên cứu về tế bào và ở các loại động vật khác nhau đã cho thấy rằng chất resveratrol có tác dụng giảm viêm và xem ra có khả năng bảo vệ chống lại các tác hại sức khỏe của chế độ ăn giàu chất béo.

Mặc dù một số nghiên cứu đã xem xét sức khỏe của một số lượng nhỏ những người tiêu thụ các loại thực phẩm bổ sung resveratrol liều cao trong một khoảng thời gian khá ngắn, nhưng bác sĩ tiến sĩ Luigi Ferrucci của Viện Lão Hóa Quốc Gia Hoa Kỳ, bác sĩ Richard Semba của trường Đại Học Johns Hopkins, và các đồng nghiệp lại muốn thấy rằng các lợi ích sức khỏe được quy cho chất resveratrol có đứng vững trong một nghiên cứu lớn hơn không, nghiên cứu này theo dõi sức khỏe của những người có chế độ ăn uống bình thường trong một khoảng thời gian dài hơn.

Vào năm 1998, khi còn làm việc ở Viện Lão Hóa Quốc Gia Ý, tiến sĩ Ferrucci đã tiến hành nghiên cứu lão hóa ở Vùng Chianti (InCHIANTI), bao gồm 783 nam giới và phụ nữ tuổi từ 65 trở lên từ một khu vực sản xuất rượu vang nổi tiếng ở miền trung nước Ý.  Trong suốt 16 năm qua, những người tình nguyện tham gia nghiên cứu này đã hiến máu và nước tiểu, tiến hành các kiểm tra y tế đều đặn, và trả lời các câu hỏi thăm dò về chế độ ăn và lối sống – một phần của nỗ lực nhằm hiểu rõ hơn về một loạt các yếu tố trong tiến trình lão hóa của sức khỏe.

Trong nghiên cứu mới nhất, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra hàm lượng các sản phẩm chuyển hóa từ resveratrol trong nước tiểu của những người tham gia nghiên cứu InCHIANTI vào năm 1998 và sau đó được làm đông lạnh cho việc phân tích trong tương lai.  Các nhà nghiên cứu đã mong đợi rằng hàm lượng cao resveratrol có thể gắn liền với sức khỏe tốt hơn.  Tuy nhiên, họ đã không phát hiện được những khác biệt quan trọng nào về tình trạng sức khỏe (được đo bằng các kiểm tra y tế và 4 yếu tố đánh dấu sinh học liên quan đến viêm và nguy cơ bệnh) giữa những người có hàm lượng resveratrol cao hoặc thấp.  Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy rằng hàm lượng resveratrol thay đổi khá lớn trong số 268 người tình nguyện tham gia nghiên cứu, những người này đã qua đời trong những năm từ 1998 đến 2009.  Tóm lại, các nhà nghiên cứu nói những phát hiện của họ cho thấy rằng chế độ ăn uống giàu chất resveratrol không có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh tật hoặc gia tăng tuổi thọ.

Cần thêm nghiên cứu để xác định lý do tại sao tác động của chất resveratrol lên sức khỏe trong đời thường lại không tỏ ra đáng khích lệ như các kết quả từ những trường hợp được kiểm soát.  Một sự giải thích có thể chấp nhận được là liều lượng sử dụng.  Có khả năng là hàm lượng resveratrol được tìm thấy trong các loại thực phẩm thông thường – một ly rượu vang chứa khoảng 1 mg – là quá nhỏ để có được sự tác động lớn.  Một số nghiên cứu ở người trước đây bao gồm các thực phẩm bổ sung resveratrol liều cao (250 hoặc 500 mg) đã chỉ ra rằng chất chống oxy hóa này có khả năng giảm lượng đường trong máu, cholesterol “xấu” LDL, và tình trạng viêm.  Tuy nhiên, các nghiên cứu khác (bao gồm một thử nghiệm kiểm soát bằng giả dược, che chắn đôi và ngẫu nghiên) sử dụng các loại thực phẩm bổ sung resveratrol liều cao đã tìm thấy rất ít (nếu có) các tác dụng có lợi.  Ngoài ra, rượu đỏ được biết có chứa rất nhiều hợp chất tương tự như resveratrol, do đó có lẽ một hoặc nhiều hợp chất trong số đó có thể là nguyên nhân tạo ra các tác dụng bảo vệ tim được nhìn thấy trong câu nói nghịch lý của người Pháp.

Sau cùng, nghiên cứu InCHIANTI thực sự mang đến một số tin vui cho tất cả các bạn, những người yêu rượu vang và sô cô la (dĩ nhiên là ở mức độ vừa phải).  Chế độ ăn uống giàu chất resveratrol có thể không gắn liền với sức khỏe tốt hơn và tuổi thọ cao hơn ở nước Ý, nhưng rõ ràng nó cũng không gây tổn hại cho bạn. (Trở về đầu trang)



VIÊM MÃN TÍNH LIÊN QUAN ĐẾN UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT MỨC ĐỘ CAO

CÁC THÔNG TIN TÓM LƯỢC:

-      Những nam giới bị viêm mô tuyến tiền liệt (không ung thư) mãn tính có thể có nguy cơ gấp hai lần bị ung thư tuyến tiền liệt.
-      Nghiên cứu cho thấy mối tương quan giữa viêm tuyến tiền liệt(prostate inflammation) và ung thư tuyến tiền liệt, không phải là chứng cứ chỉ ra tình trạng viêm là nguyên nhân gây ra ung thư tuyến tiền liệt (prostate cancer).
-      Các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu nhiều hơn về nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt, cách thức nó có thể góp phần gây ra ung thư tuyến tiền liệt, và cách ngăn ngừa tình trạng viêm này.

Những người đàn ông với các dấu hiệu bị viêm mô tuyến tiền liệt (không ung thư) mãn tính có thể có nguy cơ gấp hai lần bị ung thư tuyến tiền liệt khi được so sánh với những người không có dấu hiệu bị viêm, theo các kết quả của một nghiên cứu mới được các nhà nghiên cứu từ Trung Tâm Ung Thư Johns Hopkins Kimmel (Johns Hopkins Kimmel Cancer Center) thực hiện.



Mối liên hệ giữa viêm mãn tính và ung thư càng trở nên rõ rệt hơn đối với những người đàn ông có bệnh ung thư tuyến tiền liệt mức độ cao – những người với điểm Gleason (Gleason scale: hệ thống thang điểm để đánh giá mức độ ung thư tuyến tiền liệt) trong khoảng từ 7-10 – cho thấy sự hiện diện của các khối u ung thư tuyến tiền liệt nghiêm trọng và phát triển nhanh nhất.  “Những gì chúng tôi chỉ ra trong nghiên cứu có tính quan sát này là một mối liên hệ rõ rệt giữa tình trạng viêm tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt, cho dù chúng tôi không thể chứng minh rằng tình trạng viêm là một nguyên nhân gây ra ung thư tuyến tiền liệt”, theo lời Elizabeth A. Platz, giáo sư giảng dạy Khoa Dịch Tễ Học tại trường Đại Học Johns Hopkins Bloomberg Sức Khỏe Công Cộng (Johns Hopkins University Bloomberg School of Public Health) và Đại Học Y Khoa.

Nhà nghiên cứu ung thư, bác sĩ tiến sĩ Angelo M. De Marzo, cảnh báo rằng tình trạng viêm tỏ ra quá phổ biển ở nam giới do đó không thể được dùng như một công cụ chẩn đoán bệnh ung thư tuyến tiền liệt.  Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu muốn biết thêm về nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt, cách thức nó góp phần gây ra ung thư tuyến tiền liệt, và biện pháp có thể ngăn ngừa tình trạng viêm này.  “Tôi cho rằng sẽ có những chiến lược xúc tiến việc ngăn ngừa tình trạng viêm hoặc can thiệp khi nó xảy ra”, giáo sư Platz nói.

Các phát hiện này, được báo cáo ngày 18 tháng 4 trong tạp chí Dịch Tễ Học Ung Thư, Các Yếu Tố Đánh Dấu Sinh Học và Ngăn Ngừa (Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention), phát xuất từ việc phân tích các thông tin của những nam giới trong nhóm sử dụng giả dược của Thử Nghiệm Ngăn Ngừa Ung Thư Tuyến Tiền Liệt của Nhóm Ung Thư Tây Nam (Southwest Oncology Group’s Prostate Cancer Prevention Trial).  Thử nghiệm đó, được thiết kế để tìm hiểu xem thuốc finasteride có thể ngăn ngừa được bệnh ung thư tuyến tiền liệt không, bao gồm sinh thiết cho ung thư tuyến tiền liệt vào lúc kết thúc cuộc nghiên cứu cho dù không có dấu hiệu đáng nghi nào về ung thư chẳng hạn như mức PSA (prostate specific antigen) tăng cao.

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra các mối liên kết tiềm tàng giữa tình trạng viêm và ung thư tuyến tiền liệt trong các nghiên cứu khác, nhưng các nghiên cứu trước đây bắt đầu bằng cách lấy mẫu mô từ những người đàn ông đã có nguyên nhân nào đó để tiến hành sinh thiết, giáo sư Platz giải thích.  “Nghiên cứu của chúng tôi được thiết kế để loại trừ khuynh hướng thiên lệch mà nó thường xuất hiện giữa cách thức chúng tôi phát hiện ung thư tuyến tiền liệt và sự hiện diện của tình trạng viêm”.  “Vì tình trạng viêm làm cho mức PSA tăng lên, do đó những người đàn ông với tình trạng viêm sẽ có nhiều khả năng có mức PSA tăng cao hơn, và với hiện tượng gia tăng mức PSA, họ sẽ có nhiều khả năng được sinh thiết”, bà nói.  “Bằng cách tiến hành sinh thiết nhiều hơn cho những người đàn ông này, thì bệnh ung thư tuyến tiền liệt có nhiều khả năng được phát hiện, cho dù tình trạng viêm không phải là một nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tuyến tiền liệt”.

Trong nghiên cứu này, giáo sư Platz, tiến sĩ De Marzo và các đồng nghiệp đã kiểm tra các mẫu mô lành tính được thu thập từ các sinh thiết của 191 người đàn ông bị ung thư tuyến tiền liệt và 209 người đàn ông không bị ung thư, kiểm tra các mẫu để phát hiện sự lan rộng và phạm vi lan rộng của các tế bào miễn dịch giúp chỉ ra tình trạng viêm.  Họ đã tìm thấy rằng 86,2% số bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt có ít nhất một mẫu mô có các dấu hiệu bị viêm, so sánh với 78,2% số nam giới không bị ung thư.  “Chúng tôi biết được rằng, khi tiến hành nghiên cứu này, tình trạng viêm tuyến tiền liệt xem ra rất phổ biến ở những người đàn ông đã tiến hành sinh thiết vì mức PSA tăng cao hơn và các dấu chỉ khác cho thấy mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt”, theo lời tiến sĩ De Marzo, giáo sư bệnh lý học tại trường Đại Học Y Khoa Johns Hopkins (Johns Hopkins’ School of Medicine) và phó giám đốc về bệnh lý học nghiên cứu ung thư tại Trung Tâm Ung Thư Kimmel, “nhưng chúng tôi không dự đoán được mức độ phổ biến cao của tình trạng viêm tuyến tiền liệt ở những nam giới không có dấu hiện để tiến hành sinh thiết”.  Sau cùng, những nam giới, với ít nhất một mẫu mô cho thấy các dấu hiệu bị viêm mãn tính, có nguy cơ gấp 1,78 lần mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, và gấp 2,24 lần có bệnh ung thư tiến triển nhanh, các nhà nghiên cứu kết luận.  

Sự tương quan này cũng thể hiện rõ ở những người đàn ông với mức PSA thấp vào thời gian tiến hành sinh thiết.  Nhóm các nhà khoa học của trường Đại Học Johns Hopkins đang tiến hành nghiên cứu mối liên hệ giữa mức PSA và các số đo chi tiết về tình trạng viêm ở những người đàn ông không có các dấu hiệu để thực hiện sinh thiết tuyến tiền liệt, cũng như một sự liên kết tiềm tàng giữa tiền sử bệnh lây truyền qua đường tình dục và số lần viêm tuyến tiền liệt. (Trở về đầu trang)


NGHIÊN CỨU MỚI VỀ SỰ LAN TRUYỀN CỦA VIRUT HPV

Có một nghiên cứu mới đây xem xét sự lan truyền của virut này qua đường miệng. Bạn cần biết gì để bảo vệ mình an toàn.

Khi nói đến virut HPV (human papillomavirus), có rất nhiều điều chúng ta không biết về loại virut này. Chúng ta biết được loại virut này rất phổ biến, với một vài sự phỏng đoán cho rằng có đến 75% dân số trong độ tuổi sinh sản đã bị nhiễm một hoặc nhiều loại virut HPV lây lan qua đường sinh dục (genital HPV). Chúng ta cũng biết rằng mặc dù đa số các trường hợp sẽ tự khỏi, nhưng một số trường hợp có thể dẫn đến ung thư – và không chỉ là ung thư cổ tử cung (cervical cancer). Gần đây, đã có một sự gia tăng rất lớn các trường hợp bệnh ung thư miệng liên quan đến virut HPV, và khoảng một phần tư các trường hợp bệnh ung thư miệng hiện nay có liên quan đến virut HPV, theo Hiệp Hội Ung Thư Hoa Kỳ (American Cancer Society). Điều đáng tiếc là, nghiên cứu về sự lan truyền của loại virut này – và biện pháp phòng ngừa – vẫn còn rất hạn chế.



Nhưng một nghiên cứu lý thú mới đây được đăng trên Tạp Chí Ung Thư Lâm Sàng (Journal of Clinical Oncology) đã xem xét những bệnh nhân bị ung thư miệng HPV dương tính để đánh giá nguy cơ lây truyền loại virut này cho vợ/chồng/người yêu của họ. Điều gây kinh ngạc là, họ thấy rằng những người có quan hệ tình dục với bệnh nhân bị ung thư miệng do HPV không có nhiều khả năng có kết quả dương tính virut HPV lây truyền qua đường miệng hơn so với cộng đồng dân số thông thường.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét 164 người bị ung thư miệng HPV dương tính và 93 người bao gồm những người phối ngẫu hoặc những người có quan hệ tình dục với họ. Các bệnh nhân này chủ yếu là nam giới (vì dạng ung thư này thường phổ biến hơn ở nam giới) và những người quan hệ tình dục với họ chủ yếu là phụ nữ. Tất cả bệnh nhân này đều có kết quả HPV dương tính, và đa số họ có kết quả DNA HPV dương tính trong nước bọt vào thời điểm nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu đã mong đợi nhìn thấy tỷ lệ DNA của virut HPV cao hơn trong nước bọt của những người đã quan hệ tình dục với các bệnh nhân này. Nhưng thật ngạc nhiên, đa số những người đã quan hệ tình dục với các bệnh nhân này đã không có bất kỳ DNA nào của virut HPV được phát hiện trong nước bọt của họ. “Vì lý do nào đó, các bệnh nhân này đã không lây truyền virut HPV cho những người đã từng quan hệ tình dục với họ”, theo lời của bác sĩ Krzysztof Misiukiewicz, đồng tác giả nghiên cứu, phó giáo sư khoa tai mũi họng (otolaryngology) tại Bệnh Viện Mount Sinai (Mount Sinai Hospital) ở New York.

Nhưng vấn đề là: Các nhà nghiên cứu chỉ kiểm tra HPV bằng đường miệng ở cả bệnh nhân và những người có quan hệ tình dục với họ. Các nhà nghiên cứu đã không kiểm tra virut HPV sinh dục cho những người có quan hệ tình dục với bệnh nhân. Đó là, có thể những người quan hệ tình dục với các bệnh nhân có thể có virut HPV sinh dục được lây truyền từ các bệnh nhân ung thư miệng HPV dương tính qua giao hợp bằng miệng, mà các kết quả này thường không xuất hiện trong các xét nghiệm của họ.

Về cơ bản, các kết quả này cho thấy sự lây truyền virut qua nước bọt từ miệng sang miệng (hôn, uống chung thức uống,…) không có khả năng xảy ra. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn luôn đề xuất rằng các phụ nữ nên thường xuyên kiểm tra virut HPV sinh dục qua các xét nghiệm pap smear hay HPV DNA – đặc biệt nếu như những người có quan hệ tình dục với họ có bệnh ung thư miệng HPV dương tính.

Mặc dù nghiên cứu này thực sự đáng khích lệ, nhưng có một vài hạn chế khác cần phải lưu ý. Misiukiewicz nhấn mạnh rằng đây là nghiên cứu đầu tiên về loại hình này, vì vậy cần nghiên cứu thêm để chứng thực rằng virut HPV không lây nhiễm qua tiếp xúc miệng với miệng. Thêm vào đó, nghiên cứu này chủ yếu xem xét sự lây nhiễm từ nam sang nữ, trong khi đó có khoảng 25 % các trường hợp ung thư miệng liên quan đến HPV có thể xảy ra ở phụ nữ. Tuy nhiên, thật tuyệt vời khi thấy rằng có nhiều nghiên cứu đang kiểm tra sự lây lan của loại virut này và những bước chúng ta có thể làm để loại trừ virut này. (Trở về đầu trang)



19 DẤU HIỆU CHO BIẾT TUYẾN GIÁP CỦA BẠN CÓ VẤN ĐỀ

Tuyến giáp(thyroid gland), là một tuyến có hình con bướm cư trú ở cổ, có thể có một ảnh hưởng rất kịch tính đến một loạt các chức năng của cơ thể, và nếu bạn là một phụ nữ trên 35 tuổi thì cơ hội bạn mắc phải một chứng rối loạn tuyến giáp là rất cao – theo một số ước tính là trên 30%.

Có ít nhất 30 triệu người ở Hoa Kỳ bị một chứng rối loạn tuyến giáp và khoảng 15 triệu người phải chịu đựng âm thầm vì chưa được chẩn đoán bệnh, theo Hiệp Hội Các Bác Sĩ Nội Tiết Lâm Sàng Hoa Kỳ (The American Association of Clinical Endocrinologists).  Phụ nữ có nguy cơ bị rối loạn tuyến giáp gấp 10 lần so với nam giới, theo lời bác sĩ chuyên khoa y học kết hợp (integrative medicine: kết hợp y học truyền thống với các trị liệu bổ sung và thay thế) Robin Miller, đồng tác giả sách The Smart Woman’s Guide to MidLife & Beyond (Hướng Dẫn Sống Giai Đoạn Trung Niên và Cao Niên Dành Cho Phụ Nữ) .



Nằm ngay trên yết hầu, tuyến giáp sản sinh hooc môn tuyến giáp (thyroid hormone), có chức năng kiểm soát (bên cạnh những chức năng khác) thân nhiệt, quá trình chuyển hóa, và nhịp tim. Mọi sinh hoạt có thể bị đảo lộn nếu tuyến giáp của bạn hoạt động dưới mức hay trên mức bình thường. Nếu nó hoạt động kém, nó sẽ tạo ra rất ít hooc môn tuyến giáp; nếu tăng hoạt động, thì nó sẽ sản sinh với số lượng nhiều. Điều gì đã gây nên tình trạng hoạt động mất cân bằng cho tuyến giáp của bạn? Có thể đó là do di truyền, một đợt tấn công tự miễn dịch, mang thai, khủng hoảng tinh thần, thiếu dinh dưỡng, hoặc độc tố trong môi trường, nhưng các chuyên gia cũng không chắc chắn về điều đó. Bởi vì hooc môn tuyến giáp có phạm vi hoạt động rất rộng trong cơ thể – từ não đến ruột – cho nên việc chẩn đoán một chứng rối loạn có thể là một việc mang tính thách đố. Sau đây là cách để biết được tuyến giáp của bạn bị trục trặc.

Bạn bị kiệt sức

Cảm thấy mệt mỏi và không có năng lượng là những vấn đề liên quan đến nhiều tình trạng bệnh lý, và chúng có mối liên hệ chặt chẽ với bệnh suy giáp (hypothyroidism: bệnh suy giáp trạng), rối loạn này là kết quả của việc sản sinh quá ít hooc môn tuyến giáp. Nếu bạn vẫn bị mệt mỏi vào buổi sáng hoặc cả ngày sau một đêm ngủ ngon giấc, thì đó là dấu hiệu tuyến giáp giảm hoạt động. Quá ít hooc môn tuyến giáp đi qua mạch máu và các tế bào có nghĩa là cơ bắp của bạn không nhận được tín hiệu sẵn sàng. “Mệt mỏi là triệu chứng số một mà tôi biết”, bác sĩ Miller nói. “Đó là kiểu mệt mỏi mà bạn vẫn còn cảm thấy vào buổi sáng sau một đêm ngủ đầy đủ – đó là dấu hiệu mà không chỉ đơn giản bị mất ngủ; tuyến giáp của bạn có thể bị giảm hoạt động.

Bạn cảm thấy buồn chán

Cảm giác chán nản hay buồn phiền một cách bất thường cũng có thể là một triệu chứng của bệnh suy giáp. Tại sao? Người ta cho rằng việc sản sinh quá ít hooc môn tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến hàm lượng serotonin (tạo cảm giác thoải mái) trong não. Với một tuyến giáp kém hoạt động làm cho các hệ thống khác trong cơ thể xuống cấp, thì không có gì ngạc nhiên khi thấy rằng tâm trạng của bạn cũng xuống dốc theo.

Bạn cảm thấy bồn chồn và lo lắng

Tình trạng lo âu và “cảm giác đầy tràn năng lượng” có liên quan đến bệnh cường giáp (hyperthyroidism: bệnh cường giáp trạng), đó là khi tuyến giáp sản sinh quá nhiều hooc môn tuyến giáp. Thường xuyên tràn ngập với các tín hiệu “tất cả các hệ thống cùng hoạt động”, thì quá trình chuyển hóa và toàn bộ cơ thể của bạn có thể bị cuốn vào tình trạng quá sức. Nếu bạn cảm thấy bạn không thể nghỉ ngơi, tuyến giáp của bạn có thể đã “làm việc quá mức”.

Khẩu vị và các chồi vị giác (taste buds) của bạn bị thay đổi

Tăng khẩu vị là một dấu hiệu của bệnh cường giáp khi mà quá nhiều hooc môn tuyến giáp có thể làm cho bạn cảm thấy đói thường xuyên. Điểm thuận lợi duy nhất là phần “cường” của rối loạn này thường bù đắp cho những tác động về năng lượng của hiện tượng tăng khẩu vị, do đó kết quả cuối cùng không phải là tăng cân.

Trái lại, tuyến giáp hoạt động kém có thể làm xáo trộn vị giác và khứu giác của bạn.

Não của bạn có cảm giác mơ hồ

Chắc chắn bạn sẽ bị tình trạng thiếu ngủ hay lão hóa, nhưng chức năng nhận thức có thể có vấn đề khi tuyến giáp của bạn hoạt động không bình thường. Sản sinh quá nhiều hooc môn tuyến giáp (bệnh cường giáp) có thể gây khó khăn trong việc tập trung và quá ít hooc môn tuyến giáp (bệnh suy giáp) có thể gây ra chứng mau quên và tình trạng não sương mù thông thường. “Khi chúng tôi điều trị cho các bệnh nhân bị bệnh suy giáp, thì họ thường tỏ ra ngạc nhiên về tốc độ tình trạng não sương mù của họ biến mất và mức độ minh mẫn mà họ có lại được”. Bác sĩ Miller nói. “Nhiều phụ nữ nghĩ rằng đó chỉ là một vấn đề nào đó đi kèm với tình trạng mãn kinh trong khi thực ra đó là dấu hiệu của một rối loạn ở tuyến giáp”.

Bạn mất đi sự hứng thú trong quan hệ tình dục

Có ít hoặc không có ham muốn tình dục có thể là một phản ứng phụ của một rối loạn ở tuyến giáp. Quá ít hooc môn tuyến giáp có thể là yếu tố góp phần gây ra hiện tượng giảm ham muốn, nhưng tác động tích lũy của nhiều triệu chứng suy giáp khác – tăng cân, năng lượng thấp, đau nhức cơ thể – có thể là nguyên nhân tác động.

Bạn có cảm giác run rẩy

Cảm giác run rẩy mà bạn gặp phải có thể là tình trạng tim đập nhanh. Nó có thể có cảm giác trái tim bạn thực sự đập nhanh loạn xạ hoặc bỏ một hay hai nhịp, hoặc đập quá mạnh hay quá nhanh. Bạn có thể lưu ý thấy những cảm giác này trong lồng ngực bạn hay ở những mạch trong cổ họng hoặc ở cổ bạn. Tim đập nhanh loạn xạ có thể là một dấu hiệu có quá nhiều hooc môn tuyến giáp tuần hoàn trong cơ thể bạn (bệnh cường giáp).

Da của bạn bị khô

Da bị khô và ngứa có thể là một triệu chứng của bệnh suy giáp. Sự thay đổi ở bề mặt da và bề ngoài có thể là do quá trình chuyển hóa bị chậm lại (do sản sinh quá ít hooc môn tuyến giáp), hiện tượng này có thể làm giảm số lượng mồ hôi tiết ra. Da không đủ độ ẩm có thể nhanh chóng bị khô và bong tróc. Tương tự, các móng tay có thể trở nên giòn và phát sinh những chỗ gồ ghề.

Không thể tiên đoán hoạt động đi tiêu

Những người bị bệnh suy giáp đôi khi phàn nàn về tình trạng bị táo bón. Sự gián đoạn trong quá trình sản sinh hooc môn có khả năng làm cho các tiến trình tiêu hóa bị chậm lại.

“Đơn giản là không có chuyển động gì trong ruột của bạn”, bác sĩ Miller nói. “Đây là một trong ba triệu chứng phổ biến nhất của bệnh suy giáp mà tôi biết”.

Ngược lại, khi tuyến giáp hoạt động quá mức thì nó có thể gây ra tình trạng tiêu chảy và đi tiêu thường xuyên hơn, và đó là lý do tại sao đây là các triệu chứng của bệnh cường giáp.

Chu kỳ kinh nguyệt của bạn bị thay đổi

Giai đoạn hành kinh kéo dài lâu hơn với lưu lượng nhiều hơn và bị vọp bẻ nhiều hơn có thể là dấu hiệu của bệnh suy giáp, khi hooc môn tuyến giáp bị thiếu hụt. Các chu kỳ kinh nguyệt có thể sẽ càng gần nhau hơn.

Với bệnh cường giáp, hàm lượng cao hooc môn tuyến giáp là nguyên nhân gây ra những bất thường theo cách khác nhau. Các chu kỳ hành kinh sẽ ngắn hơn, cách khoảng xa hơn và có thể hành kinh rất ít. “Tôi luôn hỏi các bệnh nhân của tôi về các chu kỳ kinh nguyệt của họ và xem chúng có diễn ra đều đặn không”, bác sĩ Miller nói. Bà ấy tìm thấy một mối liên kết chặt chẽ giữa các chu kỳ bất thường với các rối loạn ở tuyến giáp. Và nếu các chu kỳ hành kinh có lưu lượng quá nhiều, thì bác sĩ Miller sẽ kiểm tra để phát hiện chứng thiếu máu (anemia).

Bạn bị đau tứ chi và cơ bắp

Thỉnh thoảng bạn bị vấp ngón chân hoặc tập thể dục quá nhiều – hình thức đau này có thể có lời giải đáp ngay. Nhưng nếu bạn bị tê hay đau nhói dây thần kinh bất ngờ hoặc khó hiểu – hoặc thực sự bị đau nhức – ở cánh tay, chân, bàn chân hoặc bàn tay, thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh suy giáp. Theo thời gian, việc sản sinh quá ít hooc môn tuyến giáp có thể gây tổn thương cho những dây thần kinh có chức năng gửi các tín hiệu từ não hay tủy sống đi khắp cơ thể. Đây là câu trả lời cho các trường hợp đau nhói hay ngứa ran “không giải thích được”.

Bạn bị huyết áp cao

Tăng huyết áp có thể là một triệu chứng của một rối loạn ở tuyến giáp. Cả hai căn bệnh cường giáp và suy giáp đều có thể được chỉ định là thủ phạm. Theo một số suy đoán, những người bị bệnh suy giáp có nguy cơ gấp 2 hoặc 3 lần phát triển chứng cao huyết áp. Một giả thuyết cho rằng hàm lượng thấp hooc môn tuyến giáp có thể làm chậm nhịp tim, mà có thể ảnh hưởng đến lực bơm và sự dẻo dai của thành mạch. Cả hai căn bệnh này có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp.

Bộ phận điều chỉnh thân nhiệt của bạn bị trục trặc

Cảm giác lạnh hay ớn lạnh có liên quan đến bệnh suy giáp. Hệ thống hoạt động chậm lại do tuyến giáp hoạt động kém có nghĩa rằng các tế bào đốt cháy ít năng lượng hơn. Ít năng lượng đồng nghĩa với ít nhiệt lượng.

Ngược lại, một tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ đặt các tế bào sản sinh năng lượng vào chế độ “làm việc quá mức”.  Đó là lý do tại sao những người bị bệnh cường giáp thỉnh thoảng cảm thấy thân nhiệt tăng cao hoặc chảy nhiều mồ hôi.

Bạn bị khàn cổ hay cổ bạn có cảm giác khó chịu

Khi giọng nói của bạn bị thay đổi hay cổ họng của bạn có một khối u, thì đó có thể là một dấu hiệu bị rối loạn ở tuyến giáp. Một cách để kiểm tra là nhìn kỹ vào vùng cổ của bạn để xem có bất kỳ dấu hiệu gì cho thấy bị sưng tuyến giáp không. Bạn có thể thực hiện một sự kiểm tra tuyến giáp tại nhà với các hướng dẫn từ Hiệp Hội Các Bác Sĩ Nội Tiết Lâm Sàng Hoa Kỳ:


Sử dụng một gương soi cầm tay, quan sát cổ họng của bạn khi bạn uống nước. Hãy tìm kiếm bất kỳ chỗ nào phình ra hay lồi ra trong khu vực tuyến giáp, nằm dưới yết hầu (Adam’s apple) nhưng nằm trên xương đòn. Bạn có thể nên thử nhiều lần để biết được tuyến giáp nằm ở đâu. Nếu bạn thấy có bất kỳ chỗ nổi cộm đáng nghi ngờ nào, thì hãy đi khám bác sĩ.

Giờ giấc ngủ của bạn bị xáo trộn

Bạn muốn ngủ cả ngày? Đó có thể là bệnh suy giáp. Tuyến giáp hoạt động kém có thể làm chậm các chức năng của cơ thể, dẫn đến trạng thái khi đó giấc ngủ (cho dù vào ban ngày) xem ra là một ý tưởng tuyệt vời nhất.

Bạn không thể ngủ? Đó có thể là bệnh cường giáp. Một tuyến giáp hoạt động trên mức bình thường có thể gây ra tình trạng lo lắng và nhịp mạch đập nhanh, mà có thể gây ra tình trạng khó ngủ hoặc thậm chí làm bạn thức giấc vào lúc nửa đêm.

Bạn bị tăng cân

Tăng số đo quần áo lên vài phân có thể là nguyên nhân của vấn đề, do đó chắc chắn bác sĩ không chỉ cho rằng tăng cân là một triệu chứng tiềm tàng của rối loạn tuyến giáp. Tuy nhiên, tăng cân là một trong những lý do hàng đầu để cho các phụ nữ đến kiểm tra tuyến giáp tại phòng mạch của bác sĩ Miller. “Họ thường nói với tôi rằng họ ăn uống rất bất thường, nhưng họ đang bị tăng cân”, bác sĩ Miller nói. “Họ tập thể dục đều đặn, nhưng họ không giảm được cân nào”. Bác sĩ Miller nói rằng những trường hợp như vậy chắn chắn là do tuyến giáp hoạt động dưới mức bình thường.

Trái lại, hiện tượng giảm cân đột ngột có thể báo hiệu mắc bệnh cường giáp.

Tóc bạn bị thưa và rụng

Tóc khô, giòn hoặc dễ rụng có thể là dấu hiệu của bệnh suy giáp. Quá ít hooc môn tuyến giáp làm gián đoạn chu kỳ tăng trưởng tóc của bạn và đưa nhiều nang lông tóc (hair follicle) vào trạng thái “nghỉ ngơi”, dẫn đến rụng lông tóc – thỉnh thoảng lông tóc rụng phủ đầy cơ thể bạn bao gồm cả cặp chân mày của bạn. “Rất nhiều bệnh nhân đến khám bệnh và nói với tôi rằng thợ hớt tóc khuyên họ tới”, bác sĩ Miller nói. “Họ thường nói, thợ hớt tóc bảo là họ đang bị rụng tóc và khuyên họ nên đến bác sĩ để kiểm tra tuyến giáp” Các tiệm hớt tóc còn ý thức đến các rối loạn tuyến giáp hơn cả một số bác sĩ!”


Tuyến giáp hoạt động trên mức bình thường cũng có thể ảnh hưởng rất nhiều đến tóc của bạn. Những vấn đề về lông tóc do bệnh cường giáp gây ra thường làm cho tóc trên đầu của bạn bị thưa.

Bạn khó mang thai

Nếu bạn đang cố gắng có em bé trong một thời gian dài mà không có chút may mắn nào, thì đó có thể là do tuyến giáp của bạn hoạt động quá mạnh hay quá yếu. Khó khăn trong việc mang thai được xem có liên quan đến nguy cơ cao bị các vấn đề ở tuyến giáp mà chưa được chẩn đoán.

Cả hai chứng bệnh suy giáp và cường giáp có thể gây trở ngại cho quá trình rụng trứng, làm suy giảm khả năng sinh sản. Các rối loạn tuyến giáp cũng liên quan đến các biến chứng khi mang thai.

Bạn bị cao cholesterol

Hàm lượng cao cholesterol “xấu” LDL nếu không giảm xuống với chế độ ăn uống, tập thể dục, hoặc sử dụng thuốc thì nó có thể liên quan đến bệnh suy giáp. Hàm lượng cholesterol “xấu” tăng cao có thể do tuyến giáp hoạt động kém gây ra và là nguyên nhân dẫn đến mối lo. Bệnh suy giáp nếu không được chữa trị có thể dẫn đến các vấn đề tim mạch, bao gồm tim lớn (to) và suy tim.

Hãy đi kiểm tra tuyến giáp

Nếu bạn có một hoặc nhiều các triệu chứng kể trên và nghi ngờ đó là do tuyến giáp có vấn đề, thì bạn hãy đến khám bác sĩ và yêu cầu làm xét nghiệm hooc môn kích thích tuyến giáp (thyroid stimulating hormone [TSH] test), xét nghiệm hooc môn tuyến giáp T3 (T3 test), xét nghiệp hooc môn tuyến giáp T4 (T4 test), theo lời bác sĩ Miller. Dựa vào các kết quả xét nghiệm, các triệu chứng của bạn, và kết quả kiểm tra tổng quát (physical exam), bạn có thể được kê đơn sử dụng thuốc nội tiết tố tổng hợp (chẳng hạn như levothyroxine). Kiểm tra và điều trị rối loạn tuyến giáp cần đến trị liệu thử nghiệm (trial-and-error), vì thế có thể bạn cần phải đến phòng khám bác sĩ vài lần trước khi tìm được liều lượng thích hợp.

Thúc đẩy điều trị tuyến giáp

Bạn phải chủ trương điều trị tuyến giáp cho bản thân. Một số bác sĩ có thể do dự không muốn chẩn đoán cho tuyến giáp, mặc dù Hiệp hội Các Bác Sĩ Nội Tiết Lâm Sàng Hoa Kỳ  đã thu hẹp phạm vi chức năng tuyến giáp có thể chấp nhận từ 0,5 – 5,0 đến 0,3 – 3,04 vào năm 2003. Điều đó có nghĩa là có nhiều phụ nữ rơi vào trường hợp có thể điều trị được. “Hãy tìm bác sĩ chữa trị cho người, chứ đừng chỉ làm các xét nghiệm”, bác sĩ Miller nói. “Nếu bạn cảm thấy khá hơn khi sử dụng thuốc ở liều lượng nào đó – thì nó cũng quan trọng và hiệu quả như các kết quả xét nghiệm. (Trở về đầu trang)



NÃO CÓ THỂ GÂY ĐAU? NÃO ĐIỀU KHIỂN CÁC CẢM XÚC NHƯ THẾ NÀO

Có lẽ bạn ý thức được rằng tình trạng đau nhức mãn tính có tỷ lệ khá cao trong thời đại hiện nay. Viện Y Khoa Hoa Kỳ (Institute of Medicine) đã ước tính có khoảng 100 triệu người ở Hoa Kỳ bị một số dạng đau nhức mãn tính. Các bác sĩ được đào tạo rất hạn chế về các cơn đau ngoài sự hiểu biết cơ bản rằng, các chấn thương ở cơ thể hay các bất thường về cấu trúc là nguyên nhân gây ra cơn đau. Do đó, nhiệm vụ của bác sĩ là tìm ra thủ phạm gây ra cơn đau để triệt tiêu nó. Tuy nhiên, tình trạng đau nhức thực sự rất phức tạp, đặc biệt khi nói tới vai trò của não và cơn đau đã trở thành mãn tính.

Trước tiên, hãy nhìn vào tình trạng đau nhức cấp tính. Khi một chấn thương xảy ra, các khu vực bị tổn thương kích hoạt các tế bào thần kinh nhằm gửi tín hiệu bị trục trặc đến não. Những dấu hiệu này được tiếp nhận ở các khu vực ý thức tự động của não để xử lý nhanh thông tin.  Hệ thống này hoạt động trong trường hợp khẩn cấp để chúng ta có thể nhanh chóng rút tay ra khỏi mặt bếp lò đang nóng. Việc xử lý khá nhanh này xảy ra trước khi tín hiệu có thời gian truyền đến vỏ não cao cấp hơn có chức năng giải quyết những vấn đề phức tạp hơn.



Chức năng của cấu trúc hạnh nhân ở thùy thái dương(amygdala) và các cấu trúc rìa (limbic structure) của não là cảnh báo chúng ta trong trường hợp gặp nguy hiểm. Một chấn thương sẽ kích hoạt tín hiệu báo nguy hiểm, từ đó kích thích vỏ não ghi nhận cảm giác đau. Do đó cảm giác đau là một phản ứng của não đáp lại tín hiệu báo nguy hiểm. Trải nghiệm thực sự của cảm giác đau là ở trong đầu, chứ không phải ở trong cơ thể. Và, thật đáng ngạc nhiên, điều này áp dụng cho tất cả các dạng đau nhức.

Có thể một người bị chấn thương mà không có cảm giác đau? Một người bạn của tôi đã chứng kiến một người đàn ông lặn tìm vỏ ốc xà cừ dưới đại dương. Sau một vài lần lặn tìm, ông nổi lên với một vỏ ốc xà cừ và tự hào đưa cho vợ đang ngồi trên bãi biển xem. Ông đã tươi cười rạng rỡ trong chiến thắng. Vợ ông không cười nổi vì ông đã bị san hô cắt vào chân và máu chảy rất nhiều. Ông chỉ cảm thấy đau khi ý thức được rằng ông đã bị thương. Hiện tượng này cũng tương tự như trường hợp trẻ nhỏ bị té ngã và không khóc cho đến khi chúng nhìn thấy bố mẹ chúng. Một nghiên cứu của bác sĩ Henry K. Beecher được công bố vào năm 1951 đã tìm thấy rằng phần lớn các quân nhân bị thương đã báo cáo không có cảm giác đau ngay sau những trận đánh khốc liệt.

Mặt khác, cảm giác đau có thể xảy ra cho dù cơ thể không bị thương. Trong một trường hợp được công bố rộng rãi, một công nhân xây dựng người Anh đã nhảy ra khỏi giàn giáo và rõ ràng bị đâm bởi một cây đinh lớn, xuyên thủng giày của ông. Ông bị đau rất nhiều và ông yêu cầu truyền thuốc giảm đau và thuốc an thần trên đường đưa đến bệnh viện. Khi giày của ông được tháo ra, thì người ta thấy rằng cây đinh nằm giữa các ngón chân mà không đâm vào bàn chân. Tôi có thể tưởng tượng phản ứng của ông ấy khi nhìn thấy cảnh tượng đó. Có lẽ ông đã thốt lên, “Ồ, không sao”.  Một nghiên cứu của Derbyshire và các đồng nghiệp cho thấy rằng cảm giác đau do thôi miên gây ra cũng giống với cảm giác đau do cơ thể gây ra liên quan đến các khu vực nào của não được kích hoạt. Đây là bằng chứng cho thấy rằng não có thể tạo ra cảm giác đau và cảm giác đau này giống như cảm giác đau do cơ thể gây ra, đó là cảm giác đau thực sự.

Bởi vì chấn thương có thể xảy ra mà không gây đau, và cảm giác đau có thể xảy ra cho dù không bị thương, do đó sự hiểu biết cách thức não kích hoạt cảm giác đau đã trở thành một chủ đề quan trọng. Nó chỉ ra rằng chìa khóa để hiểu biết cảm giác đau là nếu như và cách thức các phần tiềm thức của não kích hoạt sự báo động hoặc tín hiệu báo nguy hiểm.

Tiến sĩ Ethan Kross và các đồng nghiệp đã tiến hành chụp MRI chức năng não (functional MRI) trong số các sinh viên đại học sau khi bị chấn thương nhẹ về thể chất (bị điện giật) và các sinh viên sau khi xem hình của người yêu cũ mà đã chia tay họ 6 tháng trước. Các khu vực vỏ não tiếp nhận kích thích cảm giác (somatosensory cortex) và thùy trung tâm phía sau (dorsal posterior insula) đều sáng lên trong cả hai trường hợp, cho thấy rằng cơn đau thể xác và nỗi đau tinh thần có cảm giác tương tự nhau. Mặc dù có một chút tàn nhẫn trong thiết kế, nhưng nghiên cứu này nêu bật một điểm quan trọng : cảm giác bị từ chối gây đau. Trong một nghiên cứu ở trường đại học UCLA, tiến sĩ Naomi I. Eisenberger và các đồng nghiệp đã chứng minh rằng bị loại khỏi xã hội (được hoàn thành thông qua thu nạp và đào thải khi chơi video game có tính tương tác) đã hạ thấp ngưỡng đau và đã kích hoạt phần vỏ não đai trước (anterior cingulate cortex), một khu vực liên quan đến cảm giác đau.

Tầm quan trọng của nghiên cứu này là nhằm nhấn mạnh hai khái niệm. Đầu tiên, cảm giác đau có thể là một phản ứng đối với một chấn thương ở cơ thể hoặc có thể xảy ra trong trường hợp không bị thương . Thứ hai, các sự kiện ảnh hưởng phần não tiềm thức, chẳng hạn như những phản ứng thuộc cảm xúc, có thể tạo ra cảm giác đau bởi vì chúng liên quan đến những khu vực gây đau trong não. Gần đây tôi đã được chứng kiến một bệnh nhân bị đau bụng dữ dội khi con trai bà ấy nói lời xúc phạm và kiểm soát bà. Một kiểm tra chẩn đoán chi tiết đã không tìm thấy bằng chứng của một quá trình bệnh lý hoặc rối loạn cấu trúc.

Các bác sĩ của bà đã không giải thích được cơn đau nghiêm trọng này và bà đã được chẩn đoán bị hội chứng ruột kích thích (irritable bowel syndrome). Tuy nhiên, điều này xảy ra phổ biến một cách ngạc nhiên cho trường hợp này. Cảm giác đau là thật, rất thật, nhưng lại do một phản ứng thuộc cảm xúc gây ra. Tất nhiên, việc điều trị cho tình trạng bệnh lý này là hoàn toàn khác với chứng viêm ruột thừa hoặc nhiễm trùng túi mật.  Trong trường hợp này, bệnh nhân đã bình phục, nhưng chỉ sau khi tiến hành một số thay đổi cần thiết và có ý nghĩa trong cuộc sống của bà ấy.

Mặc dù mọi người đều biết rằng cơn đau thể xác có thể gây ra nỗi đau tinh thần, nhưng nỗi đau tinh thần cũng có thể gây ra cơn đau thể xác. Điều này trở nên đặc biệt quan trọng để nhận ra trong bối cảnh của các hội chứng đau mãn tính mà không giải thích được. Biết được chi tiết đơn giản này sẽ giúp các bác sĩ và bệnh nhân biết được căn nguyên gây ra sự đau khổ của nhiều người bị đau nhức mãn tính mà không giải thích được về mặt y học. (Trở về đầu trang)



LÀM THẾ NÀO TINH TRÙNG NHẬN RA TRỨNG?

Đây là chương trình giáo dục giới tính của lớp 3: tinh trùng gặp trứng để tạo ra em bé. Nhưng, thật đáng ngạc nhiên là các nhà khoa học thực sự cũng rất mù mờ về một bước quan trọng là: làm thế nào hai tế bào giới tính có thể nhận ra nhau trong thế giới chất lỏng trong ống dẫn trứng. Hôm nay các nhà nghiên cứu đã công bố rằng họ đã tìm thấy mảnh thiếu xót của vấn đề khó hiểu về thụ tinh, và cho rằng sự khám phá này có thể dẫn đến các phương pháp điều trị khả năng sinh sản cho từng cá nhân và biện pháp tránh thai không cần đến hooc môn.


Zona pellucida: Vỏ bọc ngoài trong suốt của trứng động vật có vú
Sperm: Tinh trùng
Unfertilized egg: Trứng chưa thụ tinh
Plasma membrane: Màng tế bào trứng
Izumo1: Protein Izumo
Juno: Protein Juno
Fertilized egg: Trứng đã được thụ tinh
Extracellular vesicle: Túi ngoài tế bào

Trở về năm 2005, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy phần nửa đầu của câu đố: một loại protein liên kết trên bề mặt của tinh trùng mà họ gọi là Izumol (tên của một ngôi đền thần hôn nhân ở Nhật Bản). Từ đó, các nhà khoa học đã và đang tìm kiếm đối tác của protein Izumol trên các tế bào trứng. Về cơ bản thì họ đã tìm ra đầu cắm điện, nhưng chưa xác định được vị trí của ổ cắm điện.

Hôm nay, các nhà nghiên cứu tại Đại Học Cambridge(University of Cambridge) đã công bố họ vừa tìm thấy ổ cắm điện: một loại protein thụ thể trên bề mặt của tế bào trứng.  Họ tìm thấy protein này trên bề mặt trứng của heo (lợn), các động vật có túi (opossum), chuột và thậm chí cả con người.

Protein Tương Xứng

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy rằng loại protein thụ thể duy nhất phù hợp với protein của tinh trùng là loại mà trước đây đã được khám phá và đặt tên. Chức năng thực sự của nó đã từng bị hiểu lầm. Thụ thể này trước đây được gọi là Folr4, và được xem là một phần của họ thụ thể folate (folate-receptor family).

Khi các nhà nghiên cứu cho các trứng chưa thụ tinh vào một đĩa cấy (petri dish) và chặn các thụ thể Folr4, thì tinh trùng không thể bám vào. Và khi các nhà nghiên cứu cải biến gen những con chuột cái thiếu Folr4, thì những con chuột này trở nên vô sinh.

Ngoài ra, khám phá này còn giúp giải thích cách thức trứng hạn chế chỉ cho một tinh trùng có thể xâm nhập vào. Bằng cách nghiên cứu trứng được thụ tinh trong ống nghiệm, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các protein Folr4 đã bị đẩy ra khỏi bề mặt của tế bào chỉ 30 phút sau khi thụ tinh và trôi nổi xung quanh màng tế bào, không còn khả năng liên kết với các protein trên bề mặt tinh trùng.

Mang Thai Theo Nhu Cầu

Hiểu được quá trình thụ thai bắt đầu như thế nào là một tin tức khá nổi bật – nó có thể dẫn đến các phương pháp điều trị thụ thai chuyên biệt cũng như các biện pháp tránh thai không cần đến hooc môn. Vai trò quan trọng như thế đòi hỏi một sự đổi tên: Các nhà nghiên cứu đã đặt tên protein này là Juno (để tôn vinh nữ thần La Mã về hôn nhân, hoặc, có lẽ thích hợp hơn, cho bộ phim đoạt giải Oscar năm 2007 với cùng tên gọi).

Một xét nghiệm di truyền đơn giản có thể xác định được liệu tình trạng vô sinh của phụ nữ có phải là do thiếu protein Juno không, cho phép họ bỏ qua tất cả các phương pháp điều trị khả năng sinh sản sơ bộ mà tỏ ra không hiệu quả trong trường hợp của họ, và thực hiện ngay phương pháp truyền tinh trùng vào.  Tương tự với biện pháp tránh thai, hiểu được vai trò thiết yếu của loại protein này có nghĩa rằng khi protein này bị ngăn chặn, thì tinh trùng có thể sẽ bị mất đi hiệu lực.

Bây giờ, sau khi các nhà khoa học đã tìm ra được hai nửa của vấn đề khó hiểu trên, mà họ đã đăng trên tạp chí Nature, thì bước kế tiếp của họ sẽ là khám phá ra liệu còn có các protein nào tham gia vào quá trình này khi tinh trùng và trứng gặp nhau không. (Trở về đầu trang)


5 NGUYÊN NHÂN KỲ LẠ GÂY TIÊU CHẢY

Khi cuộc sống của bạn giống như một chương trình quảng cáo cho thuốc Pepto-Bismol theo trường phái cũ – chết, phải đi rồi, phải đi rồi! bạn hầu như luôn luôn có thể lần theo dấu tích những gì bạn vừa ăn, uống hoặc một loại vi trùng mà bạn đang vật lộn với nó. Nhưng nếu đó là tiêu chảy và không hay ho gì khi nhắc đến, thì nó có thể là do những tác nhân khác gây ra. Và dưới đây là 5 nguyên nhân khá kỳ lạ, nhưng lại là các yếu tố kích thích phổ biến mà có thể làm cho bạn phải chạy vội vào nhà vệ sinh:



Sorbitol

Chất làm ngọt nhân tạo này được tìm thấy trong nhiều sản phẩm không đường, bao gồm kẹo cao su, kẹo, kẹo ngậm trị ho (cough drop), nước uống thể thao (sport drink), nước trái cây, và mứt các loại. “Khi được tiêu hóa, chất này đưa nước vào đường ruột và có thể gây ra tiêu chảy”, theo lời Anish Sheth, bác sĩ chuyên khoa dạ dày và ruột (gastroenterologist), ông cũng là tác giả của cuốn “Phân Của Bạn Nói Lên Điều Gì? (What’s Your Poo Telling You?). Việc kiểm tra các nhãn ghi thành phần (ingredient label) và loại bỏ các sản phẩm chứa chất làm ngọt này có thể giúp giải quyết được vấn đề tiêu chảy.

Tập thể dục cường độ cao

Những giờ tập tạ và chạy đua đường dài hoặc chạy xe đạp có thể đưa bạn đến một khúc ngoặt bất ngờ. “Khi tập thể dục với cường độ cao, bạn đang chuyển hướng quá nhiều máu ra khỏi đường tiêu hóa tới các cơ bắp đến nỗi nó có thể gây vọp bẻ vùng bụng và tiêu chảy, đôi khi có máu trong phân, bác sĩ Patel nói. Mặc dù có thể sẽ rất bất tiện khi nó xảy ra trong lúc bạn đang trên đường đua, nhưng không có gì phải lo lắng nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên có nhu cầu đi nhà vệ sinh trong lúc tập luyện, hãy thảo luận với bác sĩ xem một vấn đề khác – chẳng hạn như hội chứng kích thích ruột(irritable bowel syndrome) hoặc tập thể dục quá mức – có thể là nguyên nhân không.

Ký Sinh Trùng Giardia

Nếu bạn có ký sinh trùng trong người, chắc chắn bạn sẽ biết, đúng không? Không nhất thiết như vậy. “ Có một số người bị tiêu chảy cấp thấp trong nhiều tuần hay nhiều tháng mà hoàn toàn không biết nguyên nhân vì sao”, bác sĩ Sheth nói. Giardia – ký sinh trùng đường ruột phổ biến nhất ở Hoa Kỳ – thường xuyên xuất hiện trong nước ngọt. Vì vậy, nếu gần đây bạn thường đi bộ đường dài, cắm trại, bơi ở hồ nước ngọt, hay uống nước không được tinh khiết, thì có thể bạn đã vô tình đưa vào cơ thể loại ký sinh trùng này. Một dấu hiệu cho thấy những triệu chứng bị ký sinh trùng này là: phân có mùi lưu huỳnh hay mùi trứng thối. Hãy đi khám bác sĩ để làm xét nghiệm phát hiện ký sinh trùng giardia. Thuốc kháng sinh có thể giúp tiêu diệt loại ký sinh trùng này nhưng…

Thuốc Kháng Sinh

…Đôi khi một loại thuốc kháng sinh lại chính là thủ phạm. “Cho dù bạn sử dụng chúng để điều trị nhiễm trùng xoang mũi, cho một thủ thuật nha khoa, hay bất kỳ lý do nào khác, thì thuốc kháng sinh sẽ làm thay đổi hệ vi khuẩn trong ruột của bạn và có thể gây nên sự mất cân bằng giữa các vi khuẩn tốt và các vi khuẩn xấu, từ đó ảnh hưởng đến cơ chế xử lý thực phẩm của cơ thể”, bác sĩ Sheth nói. Nếu bạn bị tiêu chảy khi đang sử dụng thuốc kháng sinh, hãy hỏi ý kiến bác sĩ liệu bạn có nên ngưng sử dụng không. Bổ sung yogurt với vi khuẩn có lợi (probiotics) trong khi đang sử dụng thuốc kháng sinh có thể giúp cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột, ông nói thêm. Một trong những trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng hơn mà nó có thể xảy ra sau khi dùng thuốc kháng sinh là Clostridium difficile (C. diff). Loại vi khuẩn này tồn tại một cách tự nhiên trong ruột của bạn, nhưng các loại thuốc có thể dẫn đến sự tăng trưởng quá mức mà có thể mau chóng gây ra tình trạng tiêu chảy dữ dội – thường có màu xanh tảo – đi kèm với cơn sốt. Và lúc đó hãy gọi ngay cho bác sĩ.

Uống Quá Chén

Bạn có bao giờ để ý thấy rằng thỉnh thoảng bạn bị tiêu chảy sau khi say xỉn – và đôi khi bạn không bị? Vào những lúc bạn quá phấn khích như thế, bạn có thể sẽ nốc cạn một số lượng lớn bia hay rượu vào đêm hôm trước. “Các thức uống này có thể chứa hàm lượng rất cao các chất carbohydrate và chúng sẽ lên men trong ruột, từ đó có thể gây ra đầy hơi, đi tiêu lỏng”, theo lời của bác sĩ Sheth. Thêm vào đó, rượu bia là một tác nhân kích thích đường ruột và dạ dày, gây ra những tác động mạnh mẽ lên ruột non, thúc đẩy mọi thứ trong ruột di chuyển nhanh hơn. Bạn nên uống nhiều nước vào ngày hôm sau để tái bổ sung chất lỏng và để tránh tình trạng mất nước. (Trở về đầu trang)


THƯỜNG XUYÊN TẬP THỂ DỤC GIÚP CẢI THIỆN TRÍ NHỚ VÀ KỸ NĂNG SUY LUẬN.

Có nhiều lý do thích hợp để vận động cơ thể thường xuyên. Những lý do quan trọng bao gồm, nguy cơ phát triển bệnh tim, đột quỵ (stroke: tai biến mạch máu não) và bệnh tiểu đường (đái tháo đường). Có thể bạn muốn giảm cân, hạ huyết áp, ngăn ngừa chứng trầm cảm, hoặc có một thân hình cân đối hơn. Đây là một lý do khác nữa, đặc biệt áp dụng cho những người gặp phải tình trạng não sương mù (brain fog) khi có tuổi: tập thể dục giúp thay đổi não bằng cách bảo vệ trí nhớ và những kỹ năng suy luận.



Trong một nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học British Columbia (University of British Columbia), các nhà nghiên cứu đã tìm thấy rằng tập thể dục aerobic thường xuyên, loại hình thể dục giúp cho tim và các tuyến mồ hôi của bạn hoạt động mạnh hơn, có khả năng làm tăng kích thước cấu trúc hải mã trong não(hippocampus), khu vực não liên quan đến khả năng học hỏi và khả năng ghi nhớ ngôn ngữ (verbal memory).  Các môn rèn luyện thể lực, tạo thăng bằng và tạo độ rắn chắc cho cơ đã không mang lại những kết quả tương tự. Các kết quả này đã được đăng trên Tạp Chí Y Tế Thể Thao Anh Quốc (British Journal of Sports Medicine). 



Phát hiện này xuất hiện ở một thời điểm quan trọng. Các nhà nghiên cứu nói rằng, trên thế giới, cứ mỗi 4 giây thì có một trường hợp mới của bệnh mất trí nhớ được phát hiện. Họ ước tính rằng vào năm 2050, sẽ có hơn 115 triệu người mắc bệnh mất trí nhớ trên toàn thế giới.

Thể dục và não bộ

Thể dục giúp trí nhớ và kỹ năng suy luận qua những cách trực tiếp và gián tiếp. Những lợi ích của tập thể dục đến trực tiếp từ khả năng làm giảm tính năng đề kháng insulin (insulin resistance), giảm viêm, và kích thích sự phóng thích các yếu tố tăng trưởng (growth factor) – các chất hóa học trong não ảnh hưởng đến sức khỏe của các tế bào não, sự phát triển của các mạch máu mới trong não, và thậm chí cả sự phong phú cũng như sự sống còn của các tế bào não mới.

Một cách gián tiếp, tập thể dục giúp cải thiện tâm trạng và giấc ngủ, cũng như làm giảm căng thẳng và lo âu.  Những rối loạn trong các lĩnh vực này thường xuyên gây ra hoặc góp phần gây ra tình trạng suy giảm nhận thức.

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các khu vực não kiểm soát suy nghĩ và trí nhớ (vỏ não trước trán và vỏ thùy thái dương giữa) ở những người tập thể dục có thể tích lớn hơn so với những người không tập thể dục.  “Thậm chí còn thú vị hơn là sự phát hiện cho thấy rằng việc tham gia vào chương trình thể dục vừa sức trong 6 tháng hoặc 1 năm được xem có liên quan đến sự gia tăng thể tích ở một số khu vực não”, theo lời của bác sĩ Scott McGinnis, bác sĩ chuyên khoa thần kinh tại bệnh viện Brigham and Women’s Hospital và là một giảng viên môn thần kinh học tại trường Đại Học Y Khoa Harvard(Harvard Medical School).

Tiến hành thử nghiệm

Vậy thì bạn nên làm gì? Hãy bắt đầu tập thể dục! Chúng tôi không biết chính xác loại hình thể dục nào là tốt nhất. Hầu hết các nghiên cứu đều xem xét môn đi bộ, bao gồm cả nghiên cứu mới nhất. “Có khả năng là những loại hình khác của môn thể dục aerobic giúp cho tim bạn bơm máu có thể mang đến những lợi ích tương tự,” bác sĩ McGinnis nói.

Cần tập thể dục trong bao lâu? Những người tham gia cuộc nghiên cứu thực hiện việc đi bộ nhanh trong 1 giờ, 1 tuần hai lần. Đó là 120 phút tập thể dục với cường độ vừa trong một tuần. Những đề xuất tiêu chuẩn yêu cầu khoảng nửa tiếng vận động cơ thể ở cường độ vừa đa số các ngày trong tuần, hay 150 phút mỗi tuần. Nếu cường độ tập như vậy có thể làm bạn nản chí, thì hãy bắt đầu tập vài phút mỗi ngày, và tăng dần thời gian tập lên 5 hay 10 phút mỗi tuần cho đến khi bạn đạt đến mục tiêu của mình.

Nếu bạn không muốn đi bộ, hãy xem xét các loại hình thể dục với cường độ vừa phải khác, chẳng hạn như bơi lội, leo cầu thang, tennis, bóng quần (squash), hoặc khiêu vũ. Đừng quên rằng những công việc nhà hàng ngày cũng được xem là hình thức tập thể dục, lau sàn nhà, quét lá, hoặc bất kỳ hình thức hoạt động nào có thể làm tim bạn đập mạnh mà giúp bạn toát nhẹ mồ hôi.

Không đủ nghị lực để tự thực hiện? Hãy cố gắng thử một hoặc tất cả các ý tưởng sau đây:

-      Tham gia lớp thể dục hay tập thể dục với một người bạn mà người đó có thể tạo động lực cho bạn.
-      Theo dõi sự tiến bộ, điều đó khuyến khích bạn đạt đến mục tiêu.
-      Nếu bạn có khả năng, hãy thuê một huấn luyện viên riêng (trả phí cho chuyên gia là một định hướng hợp lý).



Với bất kỳ loại hình tập thể dục nào hay người đồng hành nào bạn chọn, hãy cố gắng tạo thói quen tập thể dục, giống như bạn uống thuốc theo toa. Sau cùng, thể dục được xem như một liều thuốc, và là một trong những lý do bạn phải đặt lên hàng đầu để thực hiện. (Trở về đầu trang)



THIẾU HỤT VITAMIN D DẪN ĐẾN BỆNH

Những người có lượng Vitamin D thấp có nhiều khả năng tử vong do bệnh ung thư và bệnh tim cũng như mắc phải một số bệnh tật khác, các nhà khoa học đã báo cáo trong hai nghiên cứu lớn được công bố vào thứ Ba.

Nghiên cứu mới đưa ra lập luận chắc chắn rằng nồng độ vitamin D trong máu là một thước đo khá chính xác về tình trạng sức khỏe toàn diện. Nhưng nó không giải đáp được câu hỏi phải chăng nồng độ thấp là nguyên nhân gây bệnh hay chỉ đơn giản là dấu hiệu của những thói quen sống góp phần gây ra tình trạng sức khỏe kém, chẳng hạn như lối sống ít vận động, hút thuốc lá và chế độ ăn gồm nhiều loại thực phẩm được chế biến sẵn và không lành mạnh.



Được mệnh danh là chất dinh dưỡng từ ánh nắng mặt trời, vitamin D được sản xuất trong cơ thể khi làn da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nó có thể được tạo ra từ một số lượng nhỏ thực phẩm, bao gồm cá, trứng, các sản phẩm từ sữa được tăng cường và thịt nội tạng, các loại rau như nấm và cải xoăn (kale). Đồng thời, nồng độ vitamin D trong máu có thể sẽ bị giảm xuống do hút thuốc lá, bệnh béo phì và tình trạng viêm nhiễm. 

Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi và là một phần quan trọng của hệ miễn dịch. Các thụ thể cho vitamin và các men (enzyme) liên quan được tìm thấy ở khắp các tế bào và các mô trong cơ thể, cho thấy nó có thể rất quan trọng đối với nhiều chức năng sinh lý của cơ thể, theo lời của bác sĩ Oscar H. Franco, giáo sư giảng dạy y tế dự phòng tại Trung tâm Y Tế Erasmus (Erasmus Medical Center) ở Hà Lan và là tác giả của một trong những nghiên cứu được đăng trên tạp chí BMJ.

“Nó có những ảnh hưởng xét theo góc độ di truyền, đồng thời nó tác động đến sức khỏe tim mạch và xương khớp”, ông nói.  “Có nhiều giả thuyết khác nhau về các yếu tố mà vitamin D kiểm soát, từ di truyền đến các chứng viêm. Đó là lý do tại sao vitamin D xem ra rất hứa hẹn”.

Hai nghiên cứu này là các kiểm tra phân tích meta (meta-analyses), bao gồm các dữ liệu của hơn một triệu người. Chúng bao gồm những phát hiện nhờ quan sát về mối liên hệ giữa bệnh tật và hàm lượng vitamin D trong máu. Các nhà nghiên cứu cũng xem xét chứng cứ từ các thử nghiệm ngẫu nhiên được kiểm soát (randomized controlled trial) – tiêu chuẩn vàng trong nghiên cứu khoa học – giúp đánh giá xem việc sử dụng vitamin D hàng ngày có lợi không.

Bác sĩ Franco và các đồng tác giả - một nhóm các nhà khoa học tại Đại Học Harvard, Oxford và các trường đại học khác – đã tìm thấy bằng chứng thuyết phục rằng vitamin D giúp bảo vệ chống lại các bệnh nguy hiểm. Những người thành niên với hàm lượng thấp vitamin trong hệ thống của họ có nguy cơ tử vong do bệnh tim tăng cao là 35%, nguy cơ tử vong do ung thư là 14%, và nguy cơ tử vong toàn diện tăng cao.

Khi các nhà nghiên cứu xem xét việc sử dụng các thực phẩm chức năng, họ đã tìm thấy rằng sử dụng vitamin D2 không mang lại lợi ích. Nhưng những người thành niên ở tuổi trung niên và những  người cao tuổi khi sử dụng một dạng khác là vitamin D3 – loại được tìm thấy trong cá và trong các sản phẩm từ sữa và được sản sinh khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời – đã giảm được tỷ lệ tử vong trong tất cả các nguyên nhân là 11%, khi được so sánh với những người không sử dụng vitamin D3. Tại Hoa Kỳ và Châu Âu, người ta ước tính rằng hơn hai phần ba dân số bị thiếu hụt vitamin D. Trong nghiên cứu của mình, bác sĩ Franco và các đồng nghiệp của ông tính toán rằng khoảng 13% các ca tử vong ở Hoa Kỳ, và 9% ở châu Âu, có thể là do hàm lượng vitamin D xuống thấp.



“Chúng tôi đang nói về một phần lớn dân số bị ảnh hưởng bởi tình trạng này”, ông nói. “Vitamin D có thể là một lộ trình thích hợp để ngăn chặn tử vong do bệnh tim mạch và các nguyên nhân khác gây tử vong”.

Trong nghiên cứu thứ hai, cũng được đăng trên tạp chí BMJ, một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại Học Stanford và nhiều trường đại học ở châu Âu đã trình bày một cách nhìn tinh tế hơn về vitamin D.

Họ kết luận rằng có “bằng chứng gợi ý” cho thấy nồng độ cao vitamin D giúp bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường (đái tháo đường), đột quỵ (tai biến mạch máu não), cao huyết áp và một loạt các chứng bệnh khác. Nhưng họ cũng cho biết rằng không có bằng chứng mang tính “thuyết phục cao” cho thấy các viên vitamin D ảnh hưởng đến bất kỳ kết quả nào mà họ kiểm tra.

“Dựa vào những gì chúng tôi tìm thấy, chúng tôi không thể đề xuất việc bổ sung thực phẩm chức năng một cách rộng rãi,” theo lời của Evropi Theodoratou, một tác giả của nghiên cứu này và là nghiên cứu sinh tại Trung Tâm Khoa Học Y Tế Dân Số(Center for Population Health Sciences) tại Đại Học Edinburgh (University of Edinburgh). Nghiên cứu thứ hai cũng đã xem xét về sức khỏe của xương. Mặc dù vitamin D từ lâu đã được xem là có khả năng giúp ngăn ngừa tình trạng gãy (nứt) xương do loãng xương khi bị té ngã, những thử nghiệm lâm sàng trong những năm gần đây đã thách thức ý tưởng trên. Nghiên cứu này cũng tìm thấy bằng chứng hỗ trợ cho giả định đó.

“Vitamin D có thể không cần thiết như người ta từng nghĩ trong việc duy trì mật độ khoáng chất của xương”, bác sĩ Theodoratou và cộng sự đã viết.

Bác sĩ Theodoratou không phải là người duy nhất đề nghị mọi người nên ngưng sử dụng thực phẩm chức năng vitamin D trong thời điểm hiện tại. Mặc dù bác sĩ Franco tìm thấy việc sử dụng các loại thực phẩm chức năng vitamin D là có lợi, nhưng ông nói rằng cần có thêm nhiều nghiên cứu để đưa ra được mức sử dụng hợp lý nhất. Thay vì dùng các loại viên nén, mọi người có thể cải thiện liều lượng vitamin D bằng chế độ ăn uống đầy đủ chất và 30 phút phơi nắng mỗi tuần hai lần, ông nói.

“Các yếu tố quan trọng nhất giúp hấp thụ vitamin D là đi ra ngoài và tập thể dục cũng như thực hiện chế độ ăn lành mạnh”, ông nói thêm.

Và trong một bài xã luận đi kèm với các nghiên cứu trong tạp chí BMJ, Paul Welsh và bác sĩ Naveed Sattar của Trung Tâm Nghiên Cứu Tim Mạch Glasgow thuộc Tổ Chức Tim Mạch Anh quốc (British Heart Foundation’s Glasgow Cardiovascular Research Center) chỉ ra rằng nghiên cứu trước đây “đã đánh giá cao các đặc tính của các loại vitamin chống oxy hóa chỉ trong các thử nghiệm lớn về vitamins E và C và beta carotene để cho thấy những tác dụng vô ích, thậm chí có hại, của việc bổ sung thực phẩm chức năng.

Họ nói rằng không nên khuyến khích sử dụng rộng rãi các loại viên vitamin D cho đến khi thử nghiệm lâm sàng được tiến hành nhằm làm sáng tỏ thêm về những lợi ích và các tác dụng phụ tiềm tàng.



Nhưng Duffy MacKay, phát ngôn viên của Hội Đồng Phụ Trách Dinh Dưỡng (Council for Responsible Nutrition), là một nhóm thương mại công nghiệp thực phẩm chức năng, phát biểu rằng vitamin D không dễ dàng hấp thụ chỉ qua thực phẩm, và lưu ý rằng việc phơi nắng có những mặt nguy hiểm.

Ông nói ông đồng ý với bác sĩ Franco rằng cần nghiên cứu thêm để xác định “liều lượng tối ưu và thời gian sử dụng” của vitamin D.

“Nhưng gần đây, đã có đủ nghiên cứu có tính thuyết phục để chỉ ra rằng mọi người nên bổ sung vitamin D để duy trì sức khỏe”, ông nói thêm. (Trở về đầu trang)


Nguồn(Sources)