Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

BỆNH SÁN LÁ PHỔI.

(PARAGONIMIASIS).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

CHỨNG BỆNH CHÂN MADURA

(MADURA FOOT).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

MỘT BỘ PHẬN NGỰC GIẢ BIẾN MẤT TRONG KHI TẬP MÔN THỂ DỤC PILATES.

(DISAPPEARANCE OF A BREAST PROSTHESIS DURING PILATES).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK).

MỘT VIÊN ĐẠN NẰM TRONG ĐẦU.

(A HEAD SHOT).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

TÌNH TRẠNG MÙ SAU KHI TIÊM MỠ

(BLINDNESS AFTER FAT INJECTION)

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

BỆNH GÚT CÓ SỎI.

(TOPHACEOUS GOUT).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

BỆNH PHÌNH TRƯỚNG XƯƠNG KHỚP

(HYPERTROPHIC PULMONARY OSTEOARTHROPATHY) .

Nguồn (Source): www.nejm.org

Saturday, December 29, 2012

VITAMIN D - Do LQT Biên Dịch


CHỨNG CỨ

Các tác dụng này đã được thử nghiệm ở người hoặc động vật.  Sự an toàn và tính hiệu quả không phải lúc nào cũng được xác thực.  Một số các chứng bệnh dưới đây có thể mang tính nghiêm trọng, và phải được một chuyên gia chăm sóc y tế (bác sĩ, dược sĩ, y tá) có giấy phép hành nghề kiểm tra chẩn đoán.

Hạ Photphat Trong Máu (đã có chứng cứ khoa học có tính thuyết phục hỗ trợ cho tác dụng này)

Hạ photphat trong máu (familial hypophosphatemia) là một rối loạn di truyền hiếm, bao gồm khả năng vận chuyển photphat trong máu bị suy giảm và quá trình chuyển hóa vitamin D trong thận bị hư hại.  Rối loạn này là một dạng của bệnh còi xương (rickets).  Uống thuốc calcitriol hoặc dihydrotachysterol bằng miệng phối hợp với các loại thực phẩm chức năng chứa photphat là một phương pháp điều trị hữu hiệu cho các rối loạn về xương ở những người bi hạ photphat trong máu.  Việc điều trị này phải được bác sĩ giám sát.

Hạ Photphat Trong Máu Liên Quan Đến Hội Chứng Fanconi (đã có chứng cứ khoa học có tính thuyết phục hỗ trợ cho tác dụng này)

Hội chứng Fanconi (Fanconi syndrome) là sự sai sót trong chức năng của ống gần (promimal tubules) của thận và có liên quan đến tình trạng nước tiểu thiếu axit.  Uống vitamin D2 (ergocalciferol) bằng miệng là một phương pháp điều trị hữu hiệu cho tình trạng hạ photphat trong máu có liên quan đến hội chứng Fanconi.

Tăng Năng Tuyến Cận Giáp Do Hàm Lượng Vitamin D Xuống Thấp (đã có chứng cứ khoa học có tính thuyết phục hỗ trợ cho tác dụng này)

Một số bệnh nhân có thể phát triển chứng tăng năng tuyến cận giáp phụ (secondary hyperparathyroidism) do hàm lượng vitamin D xuống thấp.  Phương pháp điều trị ban đầu cho dạng tăng năng tuyến cận giáp này là vitamin D.  Đối với các bệnh nhân bị chứng tăng năng tuyến cận giáp chính hoặc khó chữa, bác sĩ thường đề xuất thủ thuật cắt bỏ tuyến cận giáp.  Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc bổ sung vitamin D có thể giúp giảm bớt tỉ lệ mắc chứng giảm năng tuyến cận giáp sau khi phẫu thuật điều trị chứng tăng năng tuyến cận giáp chính (cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến cận giáp).

Thiếu Hụt Canxi Trong Máu Do Giảm Năng Tuyến Cận Giáp (đã có chứng cứ khoa học có tính thuyết phục hỗ trợ cho tác dụng này)

Giảm năng tuyến cận giáp (Hypoparathyroidism: kích thích tố tuyến cận giáp trong máu xuống thấp) là một trường hợp hiếm và thường do việc cắt bỏ tuyến cận giáp gây ra.  Uống liều lượng cao vitamin D tổng hợp dihydrotachysterol (DHT), calcitriol, hoặc ergocalciferol bằng miệng có thể giúp gia tăng hàm lượng canxi trong máu ở những người bị giảm năng tuyến cận giáp hoặc bị tình trạng cơ thể mất khả năng đáp ứng bình thường đối với kích thích tố của tuyến cận giáp (pseudohypoparathyroidism).

Bệnh Mềm Xương (đã có chứng cứ khoa học có tính thuyết phục hỗ trợ cho tác dụng này)

Những người thành niên bị thiếu hụt vitamin D nghiêm trọng sẽ mất đi hàm lượng khoáng chất trong xương (tình trạng này gọi là hypomineralization) và sẽ cảm thấy bị đau nhức xương, đuối cơ, và bị bệnh mềm xương (osteomalacia: bệnh nhuyễn xương).  Bệnh mềm xương có thể xuất hiện ở các bệnh nhân cao tuổi có chế độ ăn thiếu vitamin D, những người bị suy giảm khả năng hấp thụ vitamin D, những người ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời (chẳng hạn như những người sống ở những vùng có những mùa thiếu ánh sáng mặt trời), các bệnh nhân từng giải phẫu bao tử và ruột, các bệnh nhân có chứng bệnh về xương do kim loại nhôm gây ra, những người bị bệnh gan mãn tính, hoặc những người bị bệnh thận với tình trạng còi xương thận (renal osteodystrophy).  Phương pháp điều trị bệnh mềm xương phụ thuộc vào nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này và thường bao gồm biện pháp kiểm soát cơn đau nhức và giải phẫu chỉnh hình, cũng như sử dụng vitamin D và các loại thuốc liên kết photphat (phosphate-binding agent).

Bệnh Vẩy Nến (vitamin D tổng hợp) (đã có chứng cứ khoa học có tính thuyết phục hỗ trợ cho tác dụng này)

Một số các biện pháp tiếp cận khác nhau được sử dụng để điều trị bệnh vẩy nến da.  Các phương pháp tiếp cận nhẹ bao gồm trị liệu bằng ánh sáng, giảm stress, tạo độ ẩm cho da, hoặc sử dụng axit salicylic để loại bỏ các khu vực da bị vẩy.  Đối với các trường hợp nghiêm trọng hơn, các phương pháp điều trị bao gồm sử dụng ánh sáng tia cực tím A (UVA light), sử dụng hợp chất psoralen (C11H6O3) phối hợp với ánh sáng tia cực tím A (PUVA), các loại thuốc isotretinoin (Accutane), corticosteroids, hoặc cyclosporine (Neoral®, Sandimmune®).  Loại vitamin D3 tổng hợp calcipotriene (Dovonex®) có khả năng kiểm soát được sự tăng trưởng của các tế bào da và được sử dụng cho bệnh vẩy nến tương đối nghiêm trọng, đặc biệt cho các vết thương ở da đề kháng lại các trị liệu khác hoặc những vết thương ở trên mặt.  Thuốc mỡ vitamin D3 (tacalcitol) được báo cáo là an toàn và dễ dung nạp.  Sử dụng liều cao thuốc mỡ becocalcidiol (một dạng vitamin D tổng hợp) bôi (thoa) lên da có thể có lợi cho việc điều trị bệnh vẩy nến)





Bệnh vẩy nến mảng






Bệnh vẩy nến da đầu






Bệnh vẩy nến móng tay











Bệnh Còi Xương (đã có chứng cứ khoa học có tính thuyết phục hỗ trợ cho tác dụng này)

Bệnh còi xương (rickets) phát triển ở các trẻ em bị thiếu hụt vitamin D do chế độ ăn thiếu vitamin D gây ra, thiếu ánh sánh mặt trời, hoặc do cả hai yếu tố này gây ra.  Các trẻ sơ sinh chỉ được nuôi bằng sữa mẹ (không bổ sung vitamin D) cũng có thể phát triển bệnh còi xương.  Mặc dù hiện nay bệnh này hiếm thấy, một phần là do các loại sữa được tăng cường vitamin D đang được bán rộng rãi trên thị trường, nhưng có báo cáo gần đây cho thấy đang có sự gia tăng bệnh còi xương ở các trẻ em ở những vùng có mùa thiếu ánh sáng mặt trời.  Ergocalciferol hoặc cholecalciferol rất hữu hiệu trong việc điều trị bệnh còi xương do thiếu vitamin D.  Thuốc calcitriol nên được sử dụng cho các bệnh nhận bị thận hư (kidney failure).  Việc điều trị này phải được bác sĩ y khoa giám sát.

Thiếu Hụt Vitamin D (đã có chứng cứ khoa học có tính thuyết phục hỗ trợ cho tác dụng này)

Tình trạng thiếu hụt vitamin D được xem là gắn liền với nhiều chứng bệnh khác nhau, chẳng hạn như bệnh loãng xương, viêm xương khớp thoái hóa (osteoarthritis), các vấn đề về nhận thức, bệnh thận, các vấn đề về hô hấp, bệnh tiểu đường (đái tháo đường), các vấn đề về đường tiêu hóa, bệnh tim mạch,.... Việc bổ sung vitamin D có thể giúp ngăn ngừa hoặc điều trị chứng thiếu hụt vitamin D.

Ngăn Ngừa Bị Té Ngã (đã có chứng cứ khoa học khá rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Nhiều thử nghiệm đã cho thấy các kết quả khả quan về tính hiệu quả của vitamin D trong việc ngăn ngừa tình trạng té ngã, đặc biệt ở những người cao tuổi.  Cần thêm nhiều nghiên cứu để chứng thực các kết quả này và xác định các cộng đồng thử nghiệm.

Yếu Cơ/Đau Cơ (đã có chứng cứ khoa học khá rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Tình trạng thiếu hụt vitamin D được xem gắn liền với tình trạng đuối cơ và đau cơ ở người thành niên và trẻ em.  Chỉ có vài nghiên cứu báo cáo tình trạng thiếu hụt vitamin D ở các bệnh nhân bị đau vùng lưng dưới, và phương pháp bổ sung vitamin D có thể giúp hạ giảm cơn đau nhức ở nhiều bệnh nhân.

Chứng Loãng Xương (đã có chứng cứ khoa học khá rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Nếu bị thiếu hụt vitamin D, thì cơ thể sẽ không hấp thụ đủ canxi, và như vậy có thể làm cho xương bị suy yếu, từ đó làm tăng nguy cơ bị gãy (nứt) xương.  Việc bổ sung vitamin D đã được chứng minh có khả năng làm chậm quá trình loãng xương và giảm bớt tình trạng gãy (nứt) xương, đặc biệt khi sử dụng phối hợp với canxi.

Bệnh Còi Xương Thận (đã có chứng cứ khoa học khá rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Bệnh còi xương thận (renal osteodystrophy) là một thuật ngữ được dùng để ám chỉ tất cả những vấn đề về xương và xảy ra ở các bệnh nhân bị bệnh thận hư mãn tính.  Các loại thuốc calcifediol hoặc ergocalciferol uống bằng miệng có thể giúp quản lý tình trạng thiếu hụt canxi trong máu và ngăn ngừa bệnh còi xương thận ở những người bị thận hư mãn tính đang được thẩm tách máu.

Bệnh Mềm Xương Do Sử Dụng Thuốc Chống Co Giật (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Phương pháp bổ sung vitamin D2 đã được báo có khả năng làm giảm tần suất xuất hiện tình trạng co giật trong các nghiên cứu ban đầu.  Cần thêm các nghiên cứu để xác thực các kết quả này.

Bệnh Suyễn (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Có nhiều trường hợp được báo cáo bị thiếu hụt vitamin D ở những cá nhân bị bệnh suyễn.  Các chuyên gia đề xuất rằng việc bổ sung vitamin D ở các bệnh nhân bị suyễn có thể giúp cải thiện mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này và gia tăng khả năng điều trị.  Tuy nhiên, cần thêm nhiều nghiên cứu để đưa ra kết luận rõ ràng.

Bệnh Tự Miễn Dịch (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Vitamin D đã được phát hiện có khả năng kháng viêm và có tác dụng điều chỉnh đáp ứng miễn dịch (immunomodulating effect), và có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các rối loạn tự miễn dịch.  Cần thêm nghiên cứu để xác thực các kết quả này.

Mật Độ Xương (ở trẻ em) (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Vitamin D có thể giúp cải thiện mật độ xương ở các trẻ em bị thiếu hụt vitamin D.  Tuy nhiên, các thông tin vẫn chưa rõ ràng đối với các trẻ em khỏe mạnh.  Cần thêm nhiều nghiên cứu ở các trẻ em khỏe mạnh.

Các Chứng Bệnh về Xương (bệnh thận hoặc ghép thận) (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Vitamin D được các bệnh nhân bị bệnh thận mãn tính quan tâm.  Việc sử dụng vitamin D tổng hợp được phát hiện có khả năng gia tăng mật độ xương ở các bệnh nhân bị bệnh thận.  Người ta vẫn chưa rõ tính hiệu quả của vitamin D.  Vitamin D giúp tăng hàm lượng vitamin D trong máu và hạ giảm hàm lượng kích thích tố tuyến cận giáp, nhưng vẫn còn thiếu các nghiên cứu lâm sàn.  Cần thêm nhiều nghiên cứu để đưa ra kết luận rõ ràng.

Ngăn Ngừa Ung Thư (Ung thư ngực, ruột già, tuyến tiền liệt, và các bệnh ung thư khác) (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Sử dụng các loại thực phẩm chức năng vitamin D, riêng lẻ hoặc phối hợp với canxi, được xem là có khả năng hạ giảm nguy cơ bị một số dạng bệnh ung thư.  Các nghiên cứu đã cho thấy tiêu thụ vitamin D (riêng lẻ hoặc phối hợp với canxi) có khả năng ngăn ngừa ung thư ruột già, ung thư cổ tử cung, ung thư ngực, và ung thư tuyến tiền liệt (ung thư nhiếp hộ tuyến).  Nói chung, vẫn còn thiếu chứng cứ xác thực để hỗ trợ cho lập luận rằng vitamin D có khả năng hạ giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng hoặc ung thư tuyến tụy.  Tuy nhiên, có nghiên cứu cho thấy rằng hàm lượng vitamin D tăng cao hoặc gia tăng việc tiêu thụ vitamin D có thể làm tăng nguy cơ bị một số bệnh ung thư (tuyến tiền liệt, ngực, tuyến tụy, và thực quản).  Cần thêm nhiều kết quả đánh giá để đưa ra các kết luận rõ ràng.

Bệnh Tim Mạch (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Vitamin D được xem là rất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch, và tình trạng thiếu hụt vitamin D là một yếu tố nguy cơ tiềm tàng gây ra các quá trình bệnh tim mạch.  Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu vẫn chưa thống nhất, cần thêm nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Nhận Thức (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Ở các bệnh nhân lớn tuổi, việc tiêu thụ vitamin D được xem là gắn liền với khả năng nhận thức tốt hơn.  Cần thêm nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Chứng Loãng Xương Do Sử Dụng Thuốc Corticosteroid (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Có chứng cứ cho thấy rằng các loại thuốc corticosteroid có thể làm suy giảm khả năng chuyển hóa vitamin D, góp phần gây ra chứng loãng xương (osteoporosis).  Có ít chứng cứ xác thực rằng vitamin D có thể có lợi cho độ cứng chắc của xương ở các bệnh nhân sử dụng dài hạn các loại thuốc steroid.

Gãy Nứt Xương (ngăn ngừa) (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Các nghiên cứu đã đưa ra các kết quả không thống nhất về khả năng ngăn ngừa tình trạng gãy (nứt) xương khi sử dụng vitamin D, riêng lẻ hoặc phối hợp với canxi.

Gãy Nứt Xương (điều Trị) (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Các nghiên cứu cho thấy rằng vitamin D có thể giúp giảm bớt tình trạng gãy nứt xương đùi trên (hip fracture).  Tuy nhiên, vẫn chưa có đủ chứng cứ xác thực kết quả này.  Cần thêm nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Bệnh Xương Ở Các Bệnh Nhân Bị Bệnh Gan (Hepatic osteodystrophy) (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Rối loạn chuyển hóa xương là một chứng bệnh phổ biến ở các bệnh nhân bị bệnh gan mãn tính, và bệnh loãng xương chiếm đa số trong các trường hợp này.  Mức độ mất khả năng hấp thụ canxi khác nhau có thể xảy ra ở các bệnh nhân bị bệnh gan mãn tính do thiếu dinh dưỡng và thiếu hụt vitamin D gây ra.  Các dạng vitamin D uống bằng miệng hoặc truyền qua tĩnh mạch có thể giúp quản lý chứng bệnh này.

Nhiễm HIV (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Mặc dù đã có nhiều trường hợp bị thiếu hụt vitamin D ở những nam giới có kết quả HIV dương tính, nhưng vẫn chưa có đủ bằng chứng xác thực việc sử dụng thực phẩm chức năng vitamin D ở cộng đồng này.  Cần thêm nhiều nghiên cứu để đưa ra kết quả rõ ràng.

Cao Chất Béo Hoặc Cholesterol Trong Máu (hyperlipidemia) (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Tác dụng của vitamin D, sử dụng riêng lẻ hoặc phối hợp với các loại thuốc khác, đối với chỉ số lipit vẫn chưa thống nhất.  Cần thêm nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này để đưa ra các kết quả rõ ràng.

Cao Huyết Áp (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Hàm lượng vitamin D xuống thấp có thể góp phần gây ra chứng cao huyết áp.  Nên lưu ý rằng huyết áp thường bị tăng cao trong các điều kiện sau đây: vào mùa đông, ở khu vực xa đường xích đạo, và ở những cá nhân có sắc tố da ngăm đen (tất cả các yếu tố này được xem là có liên quan đến khả năng sản sinh vitamin D từ ánh sáng mặt trời bị suy giảm).  Tuy nhiên, vẫn chưa có chứng cứ rõ ràng, và chưa được kiểm chứng với các phương pháp giảm huyết áp được chấp nhận.  Các bệnh nhân bị cao huyết áp phải được các bác sĩ y khoa khám và theo dõi bệnh.

Điều Chỉnh Đáp Ứng Miễn Dịch (Immunomodulation) (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Chứng cứ sơ bộ ở người cho thấy rằng vitamin D và các dạng tổng hợp của loại thuốc này, chẳng hạn như alfacalcidol, có thể có tác dụng như một tác nhân điều chỉnh đáp ứng miễn dịch.  Cần thêm nhiều nghiên cứu để xác thực các kết quả này.

Bệnh Thận (mãn tính) (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Sử dụng các dạng vitamin D tổng hợp được chứng minh là có khả năng gia tăng mật độ xương ở những người bị bệnh thận.  Người ta vẫn chưa rõ tính hiệu quả của vitamin D, và tiêu thụ vitamin D có thể có liên quan đến tỉ lệ tử vong gia tăng ở các bệnh nhân đang sử dụng phương pháp thẩm tách.  Cần thêm nhiều nghiên cứu trước khi đưa ra kết luận rõ ràng.

Các Rối Loạn về Tâm Trạng (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa hàm lượng vitamin D trong máu xuống thấp và nhiều dạng rối loạn tâm trạng khác nhau, bao gồm chứng trầm cảm, rối loạn cảm xúc theo mùa (seasonal affective disorder – SAD), và hội chứng tiền mãn kinh(premenstrual syndrome).  Ngoài ra, việc bổ sung vitamin D có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh trầm cảm gắn liền với rối loạn cảm xúc theo mùa.  Cần thêm nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này trước khi đưa ra kết luận rõ ràng.

Giảm Tỉ Lệ Tử Vong (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Việc tiêu thụ vitamin D có thể giúp hạ giảm tỉ lệ tử vong tổng cộng.  Cần thêm nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này để xác thực các kết quả.

Bệnh Đa Xơ Cứng Thần Kinh Trung Ương (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Các nhà khoa học đã phát hiện tỉ lệ bệnh đa xơ cứng thần kinh trung ương (multiple sclerosis) xuống thấp ở các khu vực có nhiều ánh sáng mặt trời và tiêu thụ nhiều loại cá giàu vitamin D.  Kết quả nghiên cứu sơ bộ cho thấy rằng bổ sung dài hạn vitamin D giúp giảm bớt nguy cơ bị bệnh đa sơ cứng thần kinh trung ương.  Tuy nhiên, cần thêm nhiều nghiên cứu để đưa ra kết luận rõ ràng.

Mức Độ Rắn Chắc của Cơ Bắp (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Chứng cứ vẫn chưa thống nhất về tác dụng của vitamin D đối với mức độ rắn chắc của cơ bắp ở những người cao tuổi.  Cần thêm nhiều nghiên cứu để xác thực các kết quả này.

Hội Chứng Rối Loạn Sinh Sản Tế Bào Máu (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Mặc dù vitamin D thường được các bệnh nhân bị hội chứng rối loạn sinh sản tế bào máu (myelodysplastic syndrome: các tế bào gốc trong máu không phát triển thành các hồng huyết cầu, bạch cầu, và tiểu cầu khỏe mạnh) sử dụng, nhưng vẫn chưa có đủ chứng cứ trong lĩnh vực này.

Bệnh Tạo Xương Không Hoàn Chỉnh (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Bệnh tạo xương không hoàn chỉnh (osteogenensis imperfect – OI) là một chứng bệnh di truyền, trong đó gen có chức năng sản sinh collagen loại 1 bị sai sót, tạo ra các loại xương rất dễ bị gãy nứt khi chịu áp lực bình thường từ các sinh hoạt hàng ngày.  Tiêu thụ canxi và vitamin D với liều lượng thích hợp sẽ rất cần thiết để duy trì độ cứng chắc của xương.

Chứng Loãng Xương (các bệnh nhân bị xơ nang) (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Chứng loãng xương thường xuất hiện ở các bệnh nhân bị bệnh xơ nang (do mất khả năng hấp thụ chất béo, dẫn đến thiếu hụt các loại vitamin hòa tan trong chất béo, chẳng hạn như vitamin D).  Sử dụng thuốc calcitriol uống bằng miệng xem ra có thể gia tăng khả năng hấp thụ canxi và giảm bớt hàm lượng kích thích tố của tuyến cận giáp.

Bệnh Cơ Gần (Proximal myopathy) (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Chưa có đủ chứng cứ về lĩnh vực này, cần thêm nghiên cứu để xác thực.

Bệnh Còi Xương (kháng vitamin D hạ photphat) (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Chưa có đủ dữ liệu xác thực vai trò của vitamin D đối với tình trạng này.

Rối Loạn Cảm Xúc Theo Mùa (SAD) (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Rối loạn cảm xúc theo mùa (seasonal affective disorder - SAD) là một dạng bệnh trầm cảm xảy ra vào những tháng mùa đông, có lẽ do thiếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.  Trong một nghiên cứu, vitamin D được phát hiện là một phương pháp điều trị tốt hơn trị liệu ánh sáng cho chứng rối loạn cảm xúc theo mùa.  Cần thêm nghiên cứu để chứng thực các phát hiện này.

Mụn Cóc (Senile warts) (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Trong nghiên cứu ban đầu, mụn cóc đã được điều trị bằng thuốc vitamin D bôi (thoa) trên da.

Rối Loạn Khả Năng Tình Dục (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Chứng cứ hỗ trợ cho việc bổ sung vitamin D để điều trị rối loạn về khả năng tình dục vẫn chưa thống nhất.  Cần thêm nghiên cứu trước khi đưa ra kết luận rõ ràng.

Các Chứng Bệnh Ngoài Da (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Calcipotriol (Dovonex®) là một dạng vitamin D3 tổng hợp có nhiều khuynh hướng thu hút thụ thể vitamin D cho dạng hoạt tính 1,24-hydroxyvitamin D3.  Thuốc này được sử dụng rộng rãi để điều trị bệnh vẩy nến mảng (plaque psoriasis).  Calcipotriol cũng có thể có lợi trong việc điều trị các chứng bệnh ngoài da khác.

Các Rối Loạn Sắc Tố Da (Các Vết Sắc Tố) (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Bôi (thoa) thuốc mỡ vitamin D3 lên da, phối hợp với phương pháp sử dụng bước sóng ánh sáng và tần số radio, có thể có lợi trong việc điều trị các vết sắc tố da có liên quan đến bệnh hình thành khối u thần kinh loại 1 (neurofibromatosis 1 – NF1: các khối u thần kinh hình thành dưới da, não, và tủy sống, ngoài da).

Quá Trình Giữ Răng Cố Định (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Tình trạng mất xương miệng và rụng răng được xem có liên quan đến chứng loãng xương ở những khu vực khác.  Nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ canxi và vitamin D để ngăn ngừa bệnh loãng xương có thể có tác dụng tốt đối với quá trình giữ răng cố định (tooth retention).

Bệnh Tiểu Đường (Bệnh Đái Tháo Đường) Loại 1 (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Có báo cáo cho rằng các trẻ sơ sinh được cho sử dụng thuốc calcitriol trong năm đầu tiên sẽ có ít khả năng phát triển bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường) loại 1 hơn so với các trẻ sơ sinh được nuôi với liều lượng vitamin D ít hơn.  Các nghiên cứu có liên quan khác đã cho thấy rằng sử dụng dầu gan cá tuyết (cod liver oil) để bổ sung vitamin D có thể giúp giảm bớt tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường) loại 1.  Vẫn chưa có đủ chứng cứ để đưa ra kết luận rõ ràng trong lĩnh vực này.

Bệnh Tiểu Đường (Bệnh Đái Tháo Đường) Loại 2 (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Trong các nghiên cứu mới đây, những người thành niên được bổ sung vitamin D cho thấy đã cải thiện được tình trạng mẫn cảm insulin (insulin sensitivity).  Cần thêm nghiên cứu để chứng thực các kết quả này.

Thiếu Hụt Vitamin D (trẻ sơ sinh và các bà mẹ đang cho con bú) (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Chứng cứ từ các thử nghiệm có chất lượng cao cho thấy rằng bổ sung liều lượng cao vitamin D cho các bà mẹ đang cho con bú có thể cải thiện được hàm lượng vitamin D ở cả người mẹ và con trẻ.  Cần thêm nghiên cứu để xác thực các phát hiện này.

Bệnh Bạch Biến (vitamin D tổng hợp) (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Người ta vẫn còn tranh cãi về tính hiệu quả của các loại vitamin D tổng hợp đối với bệnh bạch biến, và các dữ liệu vẫn chưa đầy đủ.  Cần thêm nghiên cứu trước khi có thể đưa ra kết luận rõ ràng.

Tăng Cân (hậu mãn kinh) (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Bổ sung vitamin D (phối hợp với canxi) có thể có lợi đối với tình trạng tăng cân hậu mãn kinh.  Chứng cứ cho thấy rằng phát hiện này có thể đặc biệt đúng ở các phụ nữ tiêu thụ không đủ canxi, do đó cần thêm nghiên cứu trong lĩnh vực này.



Các Tác Dụng Dựa Trên Các Sử Dụng Truyền Thống Hoặc Lý Thuyết

Những cách sử dụng sau đây dựa trên các lý thuyết khoa học hoặc cách sử dụng truyền thống.  Chúng thường chưa được kiểm tra hoàn toàn ở người, tính an toàn và hiệu quả không phải lúc nào cũng được chứng thực. Một vài chứng bệnh này có khả năng diễn biến nghiêm trọng, do đó cần phải được chuyên gia chăm sóc y tế (bác sĩ, dược sĩ, y tá) có giấy phép hành nghề kiểm tra và đánh giá.

Chứng u sừng quang hóa (actinic keratosis), viêm cứng khớp đốt sống (ankylosing spondylitis), viêm da dị ứng (atopic dermatitis), chứng tự kỷ (autism), các chứng bệnh tự miễn dịch (otosclerosis: bệnh rỗ xương tai trong), loãng xương (do sử dụng thuốc), các tác dụng phụ do hóa trị (loãng xương do thuốc điều trị ung thư vú gây ra), chứng mất trí, nhiễm trùng tai, phong độ thể dục (exercise performance), bệnh Grave, chứng tăng năng tuyến cận giáp (hyperparathyroidism) ở các bệnh nhân đang được lọc máu, chứng co cứng cơ do thiếu canxi trong máu (hypocalcemic tetany), bệnh viêm ruột (inflammatory bowel disease), loãng xương do ghép thận, chứng viêm khớp đầu gối thoái hóa (knee osteoarthritis), mất khả năng học hiểu (learning disabilities), các rối loạn chuyển hóa (metabolic syndrome), hội chứng chuyển hóa (bệnh tim mạch vành), chứng teo cơ (muscular atrophy), rối loạn hệ thần kinh (hemichorea: chứng múa giật bán thân), chứng xơ hóa xương (osteitis fibrosa: xương trở nên mềm và bị biến dạng) ở các bệnh nhân được lọc máu, đau nhức, chứng tiền sản giật (pre-eclampsia), bệnh vẩy nến (vitamin D tự nhiên), các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp (respiratory tract infections), bệnh viêm thấp khớp (viêm khớp dạng thấp), bệnh Boeck (sarcoidosis: viêm hạch bạch huyết, viêm phổi, gan, mắt, da, hoặc các tổ chức mô khác), bệnh tâm thần phân liệt (schizophrenia), bệnh xơ cứng da (scleroderma: biến đổi ở da, mạch máu, cơ, và các bộ phận bên trong), tổn thương cột sống, đột quỵ (tai biến mạch máu não), luput ban đỏ toàn thân (systemic lupus erythematosus), xơ cứng mô liên kết toàn thân (systemic sclerosis), các rối loạn về âm đạo (teo).


Nguồn hình ảnh: