Tác giả: Francis P. Cholle
Trong bài thảo luận trước, chúng ta đã nói về tính chất quan trọng của khuynh hướng suy nghĩ một cách toàn diện (thinking holistically), và bằng cách nào mà nó có thể giúp ta nhận ra được sự thách đố. Chúng ta đã thừa nhận rằng tính kiên nhẫn, cộng với sự kết hợp giữa bản năng và lý luận logic, có thể giúp chúng ta thấu hiểu các vấn đề trong cuộc sống một cách sâu sắc hơn. Do đó, chúng ta biết được là chúng ta đang đối mặt với vấn đề gì – và biết cách giải quyết nó như thế nào?
Bây giờ, chúng ta hãy thảo luận về khả năng đưa ra quyết định. Theo như nghiên cứu của tôi, thì có 4 yếu tố cần thiết để đưa ra quyết định mang tính toàn diện.
Mỗi lĩnh vực của sự quyết định đều mô tả nhu cầu của con người. Và khi mỗi lần có những quyết định quan trọng cho chính bản thân hoặc cho ai đó trong cuộc đời của chúng ta, chúng ta thường không kết hợp tất cả những yếu tố cần thiết để tìm ra giải pháp mang tính thông minh, nhất quán, tổ chức và sáng tạo nhất.
Chúng ta hãy xem xét từng loại trong 4 yếu tố trên, bởi vì mỗi yếu tố có một ý nghĩa độc đáo riêng biệt:
- Yếu tố đầu tiên là tính tổ chức, quản lý thông tin, và sử dụng nguồn lực của bạn một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Đó chính là lý luận được áp dụng vào kết quả.
- Yếu tố thứ hai tập trung vào sự cam kết, hành động, và sự xuyên suốt. Đó chính là bản năng được áp dụng vào kết quả.
- Yếu tố thứ ba là sự thách thức về tinh thần, sẵn sàng tiếp nhận những ý tưởng mới, và áp dụng tính sáng tạo vào chiến lược. Đó chính là tính logic được áp dụng vào diễn biến của quá trình.
- Yếu tố cuối cùng là rộng mở với những năng lực tự nhiên, sự cuốn hút theo những guồng quay của cuộc sống, và hòa theo nhịp điệu của vũ trụ. Bản năng đó được gắn kết một cách ngẫu nhiên.
Nếu bạn để ý đến phần miêu tả mỗi yếu tố trong quá trình đưa ra quyết định, thì bạn có thể thấy được yếu tố nào bạn dễ dàng xác định nhất. Có thể bạn sẽ tập trung toàn bộ sự chú ý vào quá trình xử lý thông tin, hoặc có thể bạn thường xuyên đón nhận những ý tưởng mới, và không bao giờ có quyết định giống như vậy lần thứ hai.
Và, ở một khía cạnh khác, bạn có thể thấy được những yếu tố nào bạn tận dụng ít nhất. Có thể bạn muốn thấu hiểu việc gì đó, nhưng bạn chưa bao giờ thực sự đặt kế hoạch hành động.
Khi đưa ra quyết định theo hướng suy nghĩ một cách toàn diện, thì chúng ta thường nghĩ đến tất cả các khía cạnh này, cho dù chúng ta không thấu hiểu về nó. Nhưng trên thực tế, chúng ta thường có khuynh hướng nghĩ đến một hoặc hai yếu tố khi tìm giải pháp cho những quyết định cần thiết mỗi ngày.
Ví dụ, trong lúc bạn đang cố gắng giảm cân, có thể bạn sẽ tiến hành bằng cách chỉ suy nghĩ đến khía cạnh xử lý thông tin. Và bạn lập thời gian biểu và lên danh sách các món ăn, giám sát lượng calories mỗi ngày, và chỉ giữ lại thực phẩm cho chế độ ăn kiêng ở trong nhà.
Có thể điều đó sẽ mang lại hiệu quả cho bạn – hoặc có thể bạn vẫn chưa giảm cân được. Nếu, nó không mang lại hiệu quả, thì chìa khóa có thể nằm trong cách giải quyết vấn đề tương tự nhưng trong hướng suy nghĩ toàn diện – bằng cách kết hợp với các yếu tố khác của quá trình đưa ra quyết định mà bạn chưa từng nghĩ sẽ thực hiện trước đây.
Tại sao chúng ta không thực hiện điều này một cách tự nhiên? Chỉ có một số người trong chúng ta sẽ làm điều đó, nhưng đa số thì không. Và đây là lý do tại sao: Chúng ta biết nhiều lý thuyết, chúng ta đã từng có nhiều trải nghiệm; tất cả những điều này đều góp phần tạo ra cho chúng ta hệ thống niềm tin cá nhân và những kiến thức thu thập được. Mặc dù chắc chắn rằng những điều chúng ta chưa biết sẽ nhiều hơn những điều chúng ta biết, nhưng theo văn hóa, chúng ta có khuynh hướng đánh giá mọi thứ thông qua những sự việc chúng ta đã biết. Cách thức để nắm bắt những ý tưởng mới và những ý tưởng có vẻ xa lạ với chúng ta là dùng tư duy phân tích và suy nghĩ theo lối cởi mở và trung thực, cũng như bằng cách không coi nhẹ bất kỳ phần nào trong việc phân tích.
Ví dụ như, tính vô thức không theo trật tự mang tính logic của lý luận phân tích, tuy nhiên những ý tưởng mới lại bắt nguồn từ trong tiềm năng vô thức này của chúng ta. Vì thế chúng ta cần phải mở rộng tư tưởng để đón nhận trật tự logic mang tính nghịch lý của tiềm năng vô thức để vượt qua những ý kiến và niềm tin thông thường, điều này mang đúng ý nghĩa của từ nghịch lý. Để thực hiện điều này, chỉ đơn giản là chúng ta cần phải từ bỏ nhu cầu thấu hiểu tình huống mang tính logic một cách thức thời và tin tưởng vào một dạng tri thức khác của chúng ta đang hoạt động, chẳng hạn như khi chúng ta nhìn thấu suốt được bản chất của sự việc từ những giấc mơ hay từ những câu chuyện thần thoại (chuyện hoang đường).
Bây giờ chúng ta hãy quay trở lại với quyết định liên quan đến việc giảm cân. Bằng cách nào chúng ta có thể tổng kết để đưa ra tất cả những lĩnh vực liên quan đến lối suy nghĩ toàn diện cho việc giải quyết vấn đề này?
1. Bạn lập danh sách những mục tiêu đã đặt ra. Bạn đang giám sát chỉ số calories và chỉ lưu trữ trong nhà những thực phẩm lành mạnh.
2. Bạn cam kết thực hiện mục tiêu giảm cân. Và bây giờ bạn tự thưởng cho mình thứ gì đó mà bạn cảm thấy thích thú (một bộ phim, một bộ trang phục mới, một bản nhạc bạn yêu thích) khi giảm được một cân.
3. Bạn đang thách thức với phương pháp giảm cân mà bạn đã thực hiện trước đây, bởi vì bạn hiểu rằng “chế độ ăn kiêng cấp tốc” mà bạn thực hiện trong những năm 20 tuổi có thể không thích hợp với khả năng chuyển hóa của cơ thể bạn hiện giờ. Bạn sẵn sàng tiếp nhận những chế độ ăn và tập thể dục mới, và tìm hiểu thêm về chúng để biết được chúng thích hợp như thế nào đối với bạn.
4. Bạn đang thèm ăn nhiều món khác nhau. Thay vì phớt lờ chúng, bạn hãy cố gắng tìm hiểu ý nghĩa sâu xa hơn của những sự khao khát này. Ví dụ như, bạn đang thèm ăn bánh cheeseburger, và bạn tự đặt câu hỏi: Tại sao? Có phải vì protein? Chất sắt? Hay cảm giác thoải mái? Hãy để ý xem bạn có bỏ sót điều gì không, rồi cố gắng hoàn thiện. Nếu là cảm giác thoải mái, thì có thể cho thấy có điều gì đó mang đầy cảm xúc đang diễn ra mà cần phải được thể hiện. Nếu là nhu cầu về chất sắt, thì rau bina (spinach) sẽ là lựa chọn tốt. Và nếu đó là protein, có lẽ một miếng bít tết (steak) nhỏ sẽ giải quyết được vấn đề.
Hãy xem xét các yếu tố nêu trên và áp dụng chúng vào sự quyết định mà bạn phải đấu trí trong suốt tuần này. Khi hoàn tất, bạn hãy lưu ý xem kết quả thế nào. Việc kết hợp điều mới mẻ có giúp ích được gì cho bạn không? Lúc bắt đầu thực hiện bạn có gặp khó khăn không?
Nguồn(Source):
0 comments:
Post a Comment