Wednesday, February 13, 2013

VITAMIN E - Do LQT Biên Dịch


CHỨNG CỨ

Các tác dụng này đã được thử nghiệm ở người hoặc động vật.  Sự an toàn và tính hiệu quả không phải lúc nào cũng được xác thực.  Một số các chứng bệnh dưới đây có thể mang tính nghiêm trọng, và phải được một chuyên gia chăm sóc y tế (bác sĩ, dược sĩ, y tá) có giấy phép hành nghề kiểm tra chẩn đoán.  


Thiếu Hụt Vitamin E (đã có chứng cứ khoa học có tính thuyết phục hỗ trợ cho tác dụng này)

Tình trạng thiếu hụt vitamin E hiếm khi xuất hiện, và có thể xảy ra ở những người bị suy giảm khả năng hấp thụ chất béo qua ruột (do phẫu thuật, bệnh Crohn, hoặc bị xơ nang), thiếu dinh dưỡng, chế độ ăn quá ít chất béo, hoặc một số bệnh di truyền đặc biệt (hội chứng Bassen-Kornzweig, “mất khả năng phối hợp vận động và thiếu hụt vitamin E” – AVED); ở các trẻ sinh thiếu tháng có số cân quá thấp; hoặc các trẻ sơ sinh đang sử dụng các thực phẩm được tăng cường.  Việc bổ sung vitamin E được chấp nhận như một phương pháp trị liệu hiệu quả cho tình trạng thiếu hụt vitamin E để ngăn chặn sự diễn tiến của các biến chứng. Chứng bệnh này phải được bác sĩ y khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng chẩn đoán và quản lý bệnh.

Chứng Thoái Hóa Điểm Vàng Mắt Do Tuổi Tác(chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Cũng giống như các chất chống oxy hóa khác, vitamin E đã được đề xuất để ngăn ngừa, làm chậm sự diễn biến, hoặc cải thiện chứng thoái hóa điểm vàng mắt do tuổi tác(age-related macular degeneration).  Chứng cứ khoa học trong lĩnh vực này vẫn chưa thuyết phục, mặc dù có một số đề xuất rằng sử dụng vitamin E riêng lẻ, hoặc kết hợp với beta-carotene, có thể không mang lại lợi ích gì.  Cần thêm nghiên cứu trước khi đưa ra kết luận rõ ràng.

Chứng Viêm Dị Ứng Mũi (Alergic Rhinitis) (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Mặc dù các chất chống oxy hóa được xem có tác dụng hạ giảm các triệu chứng dị ứng ở mũi, nhưng sử dụng vitamin E có thể không mang lại hiệu quả.  Mặc dù lĩnh vực này chưa được nghiên cứu nhiều ở người, nhưng các nhà nghiên cứu đã cho thấy tiềm năng sử dụng gamma-tocopherol trong việc điều trị chứng viêm khoang và xoang mũi dị ứng (allergic rhinosinusitis).  Tuy nhiên, chứng cứ hiện nay vẫn chưa đầy đủ, cần thêm nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Chứng Sợ Độ Cao (Altitude Sickness)(chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Vitamin E có thể cung cấp một số lợi ích khi tiếp xúc với độ cao.  Việc bổ sung các chất chống oxy hóa (chẳng hạn như vitamin E với beta-carotene, vitamin C, selenium, và kẽm) có thể cải thiện ngưỡng hấp thụ oxy (ventilator threshold) ở độ cao.  Tuy nhiên, các chất chống oxy hóa có thể không giúp giảm viêm sau khi tập thể dục ở độ cao.  Cần thêm nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Chứng Xơ Nhược Cơ Bên (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Các trị liệu can thiệp bằng chất dinh dưỡng đã được điều tra để ngăn ngừa và điều trị các chứng bệnh thoái hóa thần kinh chẳng hạn như chứng xơ nhược cơ bên (amyotrophic lateral sclerosis – ALS).  Có chứng cứ không rõ ràng liên quan để khả năng điều trị chứng ALS của vitamin E.  Cần thêm nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Chứng Thiếu Máu (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Các chất chống oxy hóa đã được nghiên cứu cho việc ngăn ngừa và điều trị nhiều dạng thiếu máu khác nhau. Các nghiên cứu về việc bổ sung vitamin E để điều trị chứng thiếu máu đã cho ra các kết quả không thống nhất.  Cần thêm nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Đau Thắt Ngực (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Vitamin E đã được đề xuất và được đánh giá ở các bệnh nhân bị đau thắt ngực, mặc dù các lợi ích tiềm tàng của nó vẫn chưa được rõ ràng.  Cần thêm chứng cứ trước khi đưa ra kết luận rõ ràng.  Các bệnh nhân bị nghi ngờ bị đau thắt ngực hoặc đang bị đau thắt ngực phải được bác sĩ y khoa chẩn đoán và đánh giá.

Tính Năng Chống Oxy Hóa(chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Vitamin E sở hữu tính năng chống oxy hóa, nhưng các nhà chuyên môn vẫn chưa rõ các tác dụng lâm sàn của tính năng chống oxy hóa của vitamin E ở người.  Hiệp Hội Tim Hoa Kỳ (American Heart Association) đã đề xuất việc tiêu thụ các chất chống oxy hóa chẳng hạn như vitamin E bằng cách ăn nhiều trái cây (hoa quả), rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, thay vì sử dụng các loại thực phẩm chức năng, cho đến khi có thêm các chứng cứ khoa học.

Bệnh Suyễn (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Ở các trẻ em còn đi học, hàm lượng thấp vitamin E được xem gắn liền với bệnh suyễn không được kiểm soát chặt chẽ.  Các bà mẹ tiêu thụ vitamin E trong lúc mang thai được xem có tỉ lệ mắc bệnh suyễn và thở khò khè thấp ở trẻ em.  Tuy nhiên, có chứng cứ cho rằng việc bổ sung vitamin E có thể không mang lại lợi ích cho các cá nhân bị bệnh suyễn.  Cần thêm nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Xơ Vữa Động Mạch (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Vitamin E đã được đề xuất sử dụng trong việc ngăn ngừa hoặc thúc đẩy khả năng hồi phục chứng xơ vữa động mạch (atherosclerosis: làm tắc nghẽn và làm xơ cứng động mạch) bằng cách ức chế quá trình oxy hóa cholesterol “xấu” LDL.  Các nghiên cứu đã cho thấy rằng tiêu thụ liều lượng cao vitamin E trong bữa ăn và nồng độ cao alpha-tocopherol trong máu được xem có tỉ lệ mắc bệnh tim thấp.  Lĩnh vực này còn gây nhiều tranh cãi, do đó cần thêm nghiên cứu.

Ung Thư Bàng Quang (Bọng Đái)(chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Có chứng cứ sơ bộ cho thấy các lợi ích tiềm tàng của việc bổ sung vitamin E dài hạn nhằm hạ giảm nguy cơ tử vong ở các bệnh nhân bị ung thư bàng quang (bladder cancer), mặc dù cần có thêm nghiên cứu trước khi có thể đưa ra kết luận rõ ràng.

Ung Thu Vú (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Vitamin E đã được đề xuất như một trị liệu tiềm năng để ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh ung thư vú (breast cancer).  Các nghiên cứu đã được công bố bao gồm phương pháp đo hàm lượng vitamin E, các thử nghiệm ở phòng thí nghiệm, và các nghiên cứu dựa trên cộng đồng dân cư.  Chứng cứ vẫn không thuyết phục, và chưa rút ra được kết luận rõ ràng vào thời điểm này.

Cảm Giác Nóng Ấm Đột Ngột Liên Quan Đến Ung Thư Vú (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Một nghiên cứu về vitamin E uống bằng miệng cho thấy một sự hạ giảm rất nhỏ về tần suất bị cảm giác ấm nóng đột ngột (hot flash), trung bình mỗi ngày giảm được một cơn ấm nóng đột ngột, nhưng chưa có sự vượt trội so với giả dược trong số các bệnh nhân sử dụng vitamin E.  Cần thêm nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Ngăn Ngừa Ung Thư (Nói Chung)(chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Chứng cứ từ một thử nghiệm được kiểm soát, ngẫu nhiên, và được tổ chức chặt chẽ (Women’s Health Study) cho thấy việc sử dụng vitamin E từ các nguồn tự nhiên không hạ giảm được nguy cơ phát triển bệnh ung thư.  Trước đó, đã có các thử nghiệm khác trong phòng thí nghiệm, dựa trên cộng đồng, và ở người để kiểm tra lợi ích của vitamin E trong việc ngăn ngừa các dạng bệnh ung thư khác nhau, bao gồm ung thư tuyến tiền liệt (nhiếp hộ tuyến), ung thư ruột già, hoặc ung thư bao tử.  Kết quả của các nghiên cứu này đã được công bố.  Cần thêm nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Điều Trị Bệnh Ung Thư (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Chưa có đủ chứng cứ khoa học đáng tin cậy cho thấy vitamin E có tác dụng điều trị bất kỳ dạng ung thư nào một cách hiệu quả.  Những người đang tiếp nhận hóa trị (chemotherapy) hoặc xạ trị(radiation) nên thận trọng, vì các nhà chuyên môn đề xuất rằng việc sử dụng liều lượng cao các chất chống oxy hóa thực sự có thể làm giảm các tác dụng chống ung thư của các phương pháp trị liệu này.  Lĩnh vực này còn gây nhiều tranh cãi, và các nghiên cứu đã công bố các kết quả khác nhau.  Sử dụng liều lượng cao vitamin E cũng có thể gây hại cho các bệnh nhân ung thư.  Những bệnh nhân nào muốn sử dụng liều lượng cao các chất chống oxy hóa như vitamin E trong thời gian tiếp nhận hóa trị hoặc xạ trị nên thảo luận quyết định này với bác sĩ chuyên khoa ung thư của họ.

Bệnh Tim Mạch Ở Các Bệnh Nhân Đang Được Lọc Máu (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Các nhà chuyên môn đề xuất rằng các bệnh nhân thẩm tách (lọc máu) qua da có thể chịu nhiều áp lực oxy hóa, do đó có thể có lợi khi sử dụng dài hạn các chất chống oxy hóa (đặc biệt để hạ giảm nguy cơ bệnh tim).  Có một số nghiên cứu về việc sử dụng dài hạn vitamin E với liều lượng cao ở các bệnh nhân lọc máu để ngăn ngừa bệnh tim, mặc dù người ta vẫn chưa rõ các lợi ích và nguy cơ trong cộng đồng này.  Có sự lo ngại gần đây cho rằng việc sử dụng thường xuyên các thực phẩm chức năng vitamin E liều lượng cao có thể thực sự làm tăng nguy cơ tử vong từ mọi nguyên nhân với một số lượng nhỏ, mặc dù lĩnh vực này còn gây nhiều tranh cãi và đang được điều tra.  Cần thêm nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Ngăn Ngừa Bệnh Đục Thủy Tinh Thể Mắt (Cườm Mắt) (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Có chứng cứ đối lập với việc sử dụng vitamin E để ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể mắt (cataract: bệnh cườm mắt).  Mặc dù một số nghiên cứu trong số các cộng đồng đã đề xuất các hiệu ứng bảo vệ (có thể cần đến 10 năm mới có được các lợi ích), nhưng các nghiên cứu khác ở người chưa cho thấy các lợi ích khi được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với các chất chống oxy hóa khác.  Cần thêm nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Tình Trạng Thoái Hóa Thần Kinh Do Hóa Trị(chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Tương tự các chất chống oxy hóa khác, vitamin E được đề xuất như một biện pháp trị liệu để ngăn ngừa các biến chứng do hóa trị gây ra, chẳng hạn như hủy hoại thần kinh (neuropathy).  Ví dụ, có một số chứng cứ chứng tỏ lợi ích của vitamin E khi sử dụng với thuốc cisplatin.  Tuy nhiên, người sử dụng nên thận trọng, bởi vì người ta vẫn chưa rõ việc sử dụng liều lượng cao các chất chống oxy hóa trong thời gian tiếp nhận hóa trị có thể làm giảm các tác dụng chống ung thư của một số hợp chất dùng trong hóa trị hoặc xạ trị không.  Lĩnh vực này vẫn còn nhiều tranh cãi.  Các bệnh nhân muốn sử dụng các chất chống oxy hóa trong thời gian tiếp nhận hóa trị nên tham khảo với bác sĩ chuyên khoa ung thư về quyết định này.

Ngăn Ngừa Ung Thư Ruột Già(chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Chưa đủ chứng cứ khoa học để xác định xem vitamin E có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư ruột già không.  Đối với các bệnh nhân đã từng bị ung thư ruột già, sử dụng kết hợp vitamin A, C, và E được báo cáo là có khả năng hạ giảm nguy cơ phát triển bệnh ung thư ruột già mới xuất hiện, mặc dù trong một thử nghiệm khác các nhà nghiên cứu vẫn chưa thấy được tác dụng này.  Các tác dụng ngăn ngừa cũng được đề xuất ở những người chưa từng bị ung thư ruột già khi vitamin E được dùng trong một loại đa vitamin, không cho thấy hiệu quả khi sử dụng riêng lẻ.  Các kết quả mới đây trong Nghiên Cứu Sức Khỏe Phụ Nữ (Women’s Health Study) đã báo cáo hoàn toàn không có khả năng hạ giảm nguy cơ ung thư khi sử dụng vitamin E mỗi ngày, mặc dù nghiên cứu này vẫn chưa đủ quy mô để xem xét bệnh ung thư ruột già một cách chuyên biệt.  Cần thêm nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Chứng Mất Trí/Bệnh Alzheimer(chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Vitamin E đã được đề xuất và được đánh giá sử dụng để ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến trình mất trí (bao gồm dạng bệnh Alzheimer), dựa vào các đặc tính chống oxy hóa và các phát hiện về hàm lượng thấp vitamin E ở một số cá nhân bị bệnh Alzheimer.  Có một số chứng cứ cho rằng all-rac-alpha-tocopherol (vitamin E tổng hợp) có hiệu quả tương tự như thuốc selegiline (Eldepryl®) và vượt trội giả dược trong việc trì hoãn tình trạng thoái hóa chức năng nhận thức ở các bệnh nhân bị bệnh Alzheimer, nhưng không có tác dụng phụ khi sử dụng kết hợp với selegiline.  Các dữ liệu trước đây cho thấy rằng trị liệu kết hợp dài hạn với donepezil (Aricept®) có thể giúp làm chậm quá trình thoái hóa nhận thức ở các bệnh nhân bị bệnh Alzheimer.  Có nghiên cứu khác cho thấy rằng vitamin E từ các nguồn dinh dưỡng hoặc từ thực phẩm chức năng không ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer hoặc chứng mất trí nhớ do nghẽn mạch (vascular dementia).  Nhìn chung, chứng cứ về lĩnh vực này chưa có tính thuyết phục.

Bệnh Tiểu Đường (Đái Tháo Đường) (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Vitamin E đã được đề xuất để ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2; để cải thiện sự kiểm soát lượng đường không bình thường đối với bệnh tiểu đường; để ngăn ngừa tình trạng tiểu huyết cầu mất chức năng hoạt động và ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch đối với bệnh tiểu đường; để điều chỉnh tình trạng thiếu hụt vitamin E ở các bệnh nhân đái tháo đường; và để ngăn ngừa bệnh thoái hóa thần kinh, bệnh võng mạc, và bệnh thận (các biến chứng ở mắt, thận, và hệ thần kinh) do tiểu đường.  Tình trạng thiếu hụt vitamin E đã được quan sát ở các bệnh nhân bị lở loét chân do tiểu đường.  Người ta vẫn chưa rõ vitamin E có lợi trong các lĩnh vực này hay không.  Cần thêm chứng cứ trước khi đưa ra kết luận rõ ràng.

Bệnh Võng Mạc Do Tiểu Đường (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Các vi chất dinh dưỡng (micronutrient) đã được nghiên cứu về khả năng cải thiện bệnh võng mạc do tiểu đường (diabetic retinopathy), và vitamin E đã được đề xuất để làm giảm áp lực oxy hóa (oxidative stress: tình trạng gia tăng sản sinh các chất oxy hóa trong các tế bào động vật đặc thù bởi các gốc tự do được phóng thích và làm cho các tế bào bị thoái hóa) liên quan đến các biến chứng tiểu đường.  Tuy nhiên, chưa có đủ chứng cứ có lợi, cần thêm nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Chứng Thống Kinh (Dysmenorrhea) (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Có chứng cứ sơ bộ cho thấy các lợi ích tiềm tàng của việc bổ sung vitamin E giúp hạ giảm cơn đau mãn tính trong kỳ kinh nguyệt, mặc dù cần thêm nghiên cứu trong lĩnh vực này trước khi đưa ra kết luận rõ ràng.

Chứng Thiếu Hụt Men G6PD (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Việc bổ sung vitamin E đã được nghiên cứu cho rối loạn thiếu hụt bẩm sinh men glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD), với chứng cứ trái ngược.  Cần thêm nghiên cứu trước khi đưa ra kết luận rõ ràng.

Xơ Cuộn Cầu Thận (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Các chuyên gia đề xuất rằng việc sử dụng vitamin E có thể giúp hạ giảm chứng protein xuất hiện trong nước tiểu (proteinuria) ở các bệnh nhân bị xơ cuộn cầu thận ổ phân đoạn (focal segmental glomerulosclerosis), mà chứng bệnh này đề kháng lại phương pháp điều trị tiêu chuẩn.  Tuy nhiên, cần thêm nghiên cứu trước khi đưa ra kết luận rõ ràng.

Lành Lại Sau Khi Tiếp Nhận Thủ Thuật Cắt Giác Mạc Khúc Xạ Ánh Sáng (Photorefractive Keratectomy) (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Sử dụng liều lượng cao vitamin E kết hợp với vitamin A (uống bằng miệng) có thể cải thiện được khả năng lành lại của giác mạc và cải thiện độ chính xác của thị lực sau khi tiếp nhận phẫu thuật laze (laser) để điều chỉnh thị lực.  Mặc dù lĩnh vực này vẫn chưa được nghiên cứu kỹ ở người, nhưng có nghiên cứu cho thấy rằng vitamin E bôi trên mắt có thể rất có lợi.  Cần thêm nghiên cứu.

Ngăn Ngừa Bệnh Tim (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Vô số nghiên cứu về vitamin E (uống bằng miệng) không cho thấy các lợi ích trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch.  Ngoài ra, có chứng cứ gần đây cho thấy rằng sử dụng thường xuyên vitamin E với liều lượng cao sẽ làm tăng nguy cơ tư vong từ mọi nguyên nhân với số lượng nhỏ.  Một số chuyên gia chỉ trích về các kết luận này, và đã đề nghị thực hiện các thử nghiệm ở nhiều cộng đồng mục tiêu được chọn lọc hơn.  Nghiên Cứu Sức Khỏe Phụ Nữ báo cáo nguy cơ tử vong được hạ giảm ở các phụ nữ đang sử dụng vitamin E hàng ngày (thời gian theo dõi 10 năm), nhưng không có sự thay đổi nào trong tỉ lệ tử vong tổng cộng hoặc số lần nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ (tai biến mạch máu não).  Cần thêm nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Viêm Gan (Viêm Gan C) (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Vitamin E đã được đề xuất sử dụng cho các bệnh nhân bị viêm gan C đang được điều trị bằng thuốc kháng virut để ngăn ngừa tình trạng viêm.  Cần thêm nghiên cứu để kiểm tra tác dụng của vitamin E đối với bệnh viêm gan mãn tính. 

Chứng Tăng Lipit Trong Máu (Hyperlipidemia) (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Các tác dụng của vitamin E đối với hàm lượng cholesterol và chứng xơ vữa động mạch đã được nghiên cứu trong vô số các phòng thí nghiệm, các cộng đồng, và các thử nghiệm lâm sàn.  Người ta vẫn chưa rõ có các lợi ích lâm sàn nào không, và người ta vẫn chưa biết tác dụng nào của vitamin E được so sánh (hoặc phối hợp với) các loại thuốc khác mà các loại thuốc này đã được chứng minh có lợi trong việc hạ giảm lipit.  Cần thêm nghiên cứu trước khi đưa ra kết luận rõ ràng.

Chức Năng Hệ Miễn Dịch (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Các nghiên cứu về tác dụng của việc bổ sung vitamin E đối với chức năng hệ miễn dịch đã đưa ra các kết quả không thống nhất.  Cần thêm nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Chứng Đau Chân Giãn Cách(Intermittent Claudication) (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Nhiều nghiên cứu đã đánh giá việc sử dụng vitamin E ở các bệnh nhân bị bệnh mạch ngoại vi (peripheral vascular disease), để cải thiện tình trạng mất khả năng tập thể dục và chứng đau chân giãn cách (đau chân khi đi bộ do cholesterol tích tụ ở các mạch máu).  Người ta vẫn chưa rõ vitamin E có lợi cho chứng bệnh này không.

Chứng Kwashiorkor (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Chứng Kwashiorkor là một rối loạn thiếu dinh dưỡng do chế độ ăn thiếu chất đạm (protein).  Phương án điều trị bao gồm gia tăng tiêu thụ chất đạm và chất dinh dưỡng có nhiều calories cũng như bổ sung vitamin và khoáng chất.  Người ta vẫn chưa rõ việc bổ sung vitamin E có hiệu quả trong việc ngăn ngừa chứng kwashiorkor không.  Cần thêm nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Bệnh Gan (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Có một số chứng cứ cho thấy các lợi ích tiềm tàng của vitamin E trong việc quản lý chứng gan nhiễm mỡ (steatohepatitis) và bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu bia(nonalcoholic fatty liver disease) ở trẻ em.  Cần thêm chứng cứ trước khi đưa ra kết luận rõ ràng.

Giảm Tỉ Lệ Tử Vong (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Chứng cứ cho thấy rằng sử dụng thường xuyên các thực phẩm chức vitamin E liều lượng cao có thể làm tăng nguy cơ tử vong từ mọi nguyên nhân với một số lượng nhỏ, mặc dù một nghiên cứu khác không tìm thấy ảnh hưởng của vitamin E lên tỉ lệ tử vong ở các phụ nữ đang sử dụng.  Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu không cho thấy mối liên kết giữa việc tiêu thụ vitamin E và khả năng hạ giảm tỉ lệ tử vong.  Cần thêm nghiên trong lĩnh vực này.

Viêm Loét Màng Nhầy Niêm Mạc Miệng(chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Viêm loét màng nhầy niêm mạc miệng là một tác dụng phụ phổ biến của hóa trị.  Người ta vẫn chưa rõ tác dụng của vitamin E đối với chứng viêm loét màng nhầy niêm mạc miệng(oral mucositis).  Cần thêm nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Viêm Thoái Hóa Xương Khớp(chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Áp lực oxy hóa (oxidative stress: tình trạng gia tăng sản sinh các chất oxy hóa trong các tế bào động vật, đặc trưng bởi sự phóng thích các gốc tự do, dẫn đến các tế bào bị thoái hóa) được xem đóng vai trò gây ra bệnh viêm thoái hóa xương khớp (osteoarthritis).  Cần thêm nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Bệnh Parkinson (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Vitamin E đã được nghiên cứu để ngăn ngừa hoặc điều trị các rối loạn thoái hóa thần kinh chẳng hạn như bệnh Parkinson, với các kết quả không thống nhất.  Chứng cứ khoa học trong lĩnh vực này vẫn chưa có tính thuyết phục, do đó cần thêm nghiên cứu.

Ngăn Ngừa Chứng Tiền Sản Giật(chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Vitamin E đã được nghiên cứu để ngăn ngừa chứng tiền sản giật(pre-eclampsia) ở các phụ nữ mang thai.  Tuy nhiên, đa số nghiên cứu đều phối hợp với vitamin C hoặc các vi chất dinh dưỡng khác.  Chứng cứ về tính hiệu quả của vitamin E sử dụng riêng lẻ vẫn chưa đầy đủ, cần thêm nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Hội Chứng Tiền Kinh Nguyệt (PMS)(chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Một số sản phẩm thiên nhiên đã được nghiên cứu để cải thiện các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (premenstrual syndrome), với các kết quả không thống nhất.  Chứng cứ khoa học về vitamin E trong lĩnh vực này vẫn chưa thuyết phục, do đó cần thêm nghiên cứu.

Ngăn Ngừa Ung Thư Tuyến Tiền Liệt (Nhiếp Hộ Tuyến) (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Vai trò của phương pháp bổ sung vitamin E đối với việc ngăn ngừa bệnh ung thư tuyết tiền liệt (nhiếp hộ tuyến) vẫn còn trong vòng tranh cãi.  Có rất nhiều nghiên cứu trong phòng thí nghiệm hỗ trợ cho các đặc tính chống ung thư tiềm tàng.  Tuy nhiên, các kết quả của nghiên cứu ở cộng đồng và nghiên cứu ở người vẫn chưa thống nhất.

Ngăn Ngừa Nhiễm Trùng Đường Hô Hấp(chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Việc bổ sung vitamin E uống bằng miệng cho thấy các tác dụng không thống nhất về tỉ lệ xuất hiện các trường hợp bệnh mới, khoảng thời gian, hoặc tính nghiêm trọng của bệnh viêm phổi ở những người cao tuổi trong nhà dưỡng lão, và vitamin này không thay đổi các kế hoạch sử dụng thuốc kháng sinh (trụ sinh), mặc dù có thể có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại cảm lạnh.  Cần thêm nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Viêm Thấp Khớp (Viêm Khớp Dạng Thấp)(chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Vitamin E uống bằng miệng xem ra không có khả năng hạ giảm nguy cơ phát triển bệnh viêm thấp khớp (viêm khớp dạng thấp) ở phụ nữ.  Cần thêm nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Rối Loạn Co Giật (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Vitamin E được đánh giá là một phương pháp điều trị phụ với các loại thuốc khác được sử dụng để ngăn ngừa các cơn co giật, đặc biệt ở các bệnh nhân bị chứng động kinh đề kháng thuốc (refractory epilepsy).  Chứng cứ này vẫn chưa có tính thuyết phục, do đó cần thêm nghiên cứu.  Việc quản lý rối loạn co giật phải được bác sĩ y khoa giám sát. 

Ung Thư Bao Tử (Ngăn Ngừa)(chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Việc bổ sung vitamin đã được đề xuất để hạ giảm tỉ lệ ung thư bao tử.  Tuy nhiên, có một số chứng cứ cho thấy rằng vitamin E không có khả năng hạ giảm tỉ lệ ung thư bao tử hoặc các vết loét bao tử tiền ung thư.  Cần thêm nghiên cứu để kiểm tra tác dụng của vitamin E đối với bệnh ung thư bao tử.

Bổ Sung Ở Các Trẻ Sinh Thiếu Tháng Và Có Cân Nặng Quá Thấp (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Các trẻ sinh thiếu tháng có nguy cơ bị thiếu vitamin E, đặc biệt khi các trẻ này được sinh ra với cân nặng quá thấp.  Có nhiều nghiên cứu đã cho các trẻ sinh thiếu tháng sử dụng vitamin E để thử ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng tiềm tàng, chẳng hạn như xuất huyết nội tâm thất (intraventricular hemorrhage: xuất huyết vào não), bệnh võng mạc(retinopathy), hoặc tử vong.  Chất lượng nghiên cứu đã được công bố và vẫn chưa có kết luận rõ ràng.  Các trẻ sinh thiếu tháng phải được bác sĩ y khoa giám sát chặt chẽ.  Các quyết định liên quan việc bổ sung vitamin phải được tham khảo với bác sĩ của các trẻ sơ sinh.

Rối Loạn Cử Động Bị Trì Hoãn(chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Vitamin E được nghiên cứu trong việc quản lý rối loạn cử động bị trì hoãn (tardive dyskinesia) và đã được báo cáo có khả năng cải thiện đáng kể các cử động tự động bất thường, mặc dù các kết quả của các nghiên cứu hiện nay vẫn chưa có tính thuyết phục.  Vitamin E có thể tỏ ra hiệu quả hơn với liều lượng cao hơn và ở những người bị rối loạn cử động bị trì hoãn dưới 5 năm.  Cần thêm nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Viêm Màng Mạch Nho (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Các chất chống oxy hóa đã được nghiên cứu để chữa trị chứng viêm màng mạch nho (uveitis).  Bổ sung vitamin E uống bằng miệng trong vòng 4 tháng đã không cho thấy tác dụng rõ ràng nào đối với chứng phù điểm vàng liên quan đến bệnh viêm màng mạch nho (uveitis-associated macular edema) hoặc độ chính xác của thị lực trong một nghiên cứu nhỏ.  Cần thêm nghiên cứu trước khi có thể đưa ra kết luận rõ ràng.

Tắc Nghẽn Động Mạch Phổi(chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Các dữ liệu cho thấy rằng việc bổ sung vitamin E có thể hạ giảm nguy cơ tắc nghẽn động mạch phổi (pulmonary embolus) ở phụ nữ.  Những người có tiền sử hoặc có khuynh hướng di truyền mắc bệnh này có thể đặc biệt có lợi khi bổ sung vitamin E.  Cần thêm nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Bệnh Peyronie (có chứng cứ khoa học chống lại tác dụng này)

Một nghiên cứu đã chứng minh tình trạng đau nhức, độ cong, và các mảng sẹo của dương vật không được cải thiện đáng kể ở các bệnh nhân bị bệnh Peyronie(Peyronie’s disease: dương vật có hình cong không bình thường khi cương cứng) khi được điều trị bằng vitamin E, propionyl-L-carnitine, hoặc vitamin E kết hợp propionyl-L-carnitine khi được so sánh với các bệnh nhân được điều trị bằng giả dược (placebo).  Một nghiên cứu khác không cho thấy phân tích sự khác biệt giữa vitamin E kết hợp colchicines so với colchicines sử dụng riêng lẻ.  Thiếu chứng cứ xác thực tính hiệu quả đối với chứng bệnh này.

Rối Loạn Mô Sắc Tố Võng Mạc(có chứng cứ khoa học chống lại tác dụng này)

Vitamin E uống bằng miệng xem ra không có khả năng làm chậm tình trạng thoái hóa thị lực ở những người bị rối loạn mô sắc tố võng mạc (retinitis pigmentosa) và có thể gắn liền với tình trạng mất nhanh độ chính xác của thị lực, mặc dù tính chính xác của phát hiện này vẫn đang được kiểm tra.  Vitamin E có thể không được đề xuất sử dụng cho chứng bệnh này cho đến khi có thêm chứng cứ khoa học.  Các quyết định trị liệu phải được bác sĩ y khoa giám sát.

Ngăn Ngừa Sẹo (Thẹo) (có chứng cứ khoa học chống lại tác dụng này)

Chỉ bôi (thoa) vitamin E lên da không có khả năng làm mất đi các vết sẹo do bị thương.  Do nguy cơ bị viêm da do tiếp xúc (contact dermatitis), một số nhà nghiên cứu đề xuất chống lại phương pháp trị liệu này.

Ngăn Ngừa Đột Quỵ (Tai Biến Mạch Máu Não) (có chứng cứ khoa học chống lại tác dụng này)

Chứng cứ mới đây từ Nghiên Cứu Sức Khỏe Phụ Nữ cho thấy rằng bổ sung vitamin E mỗi ngày không giúp hạ giảm nguy cơ đột quỵ.  Chứng cứ trước đây chưa có tính thuyết phục với khả năng ngăn ngừa đột quỵ hoặc hồi phục sau khi bị đột quỵ.  Vào thời điểm này, dựa vào chứng cứ khoa học hiện hành và các mối lo ngại về tính an toàn mới đây, vitamin E không được đề xuất sử dụng cho chứng bệnh này.


Các Tác Dụng Dựa Trên Các Sử Dụng Truyền Thống Hoặc Lý Thuyết

Những cách sử dụng sau đây dựa trên các lý thuyết khoa học hoặc cách sử dụng truyền thống.  Chúng thường chưa được kiểm tra hoàn toàn ở người, tính an toàn và hiệu quả không phải lúc nào cũng được chứng thực. Một vài chứng bệnh này có khả năng diễn biến nghiêm trọng, do đó cần phải được chuyên gia chăm sóc y tế (bác sĩ, dược sĩ, y tá) có giấy phép hành nghề kiểm tra và đánh giá.

Làm sẩy thai (abortifacient), viêm nang lông (acne: mụn trứng cá), bảo vệ chống ô nhiễm không khí, dị ứng, rụng tóc (alopecia: hói đầu), ngăn ngừa tính độc hại phổi của thuốc amiodarone, chống lão hóa, kháng đông (anticoagulation), tăng cường phong độ của vận động viên, các vết ong chích, tăng sản tuyến tiền liệt lành tính, chứng thiếu máu beta-thalassemia, các rối loạn máu (porphyria: rối loạn chuyển hóa porphyrin), viêm/đau ngực (mastitis), loạn sản phế quản phổi (bronchopulmonary dysplasia) ở các trẻ sinh thiếu tháng, viêm túi dịch (bursitis), bệnh lớn tim (cardiomyopathy), bệnh sprue (celiac disease: hủy hoại niêm mạc ruột non, gây mất khả năng hấp thụ thức ăn của ruột non), thúc đẩy tăng trưởng ở trẻ em, chứng múa giật (chorea), suy tim tắc nghẽn, bệnh Crohn (Crohn’s disease: một dạng viêm đường ruột), chứng xơ nang (cystic fibrosis), viêm ngứa da (dermatitis), viêm loét chân do bệnh tiểu đường, ngứa da do tả lót (diaper rash), thiếu men tiêu hóa của tuyến tụy, ngăn ngừa tình trạng rụng tóc do thuốc trị ung thư doxorubicingây ra, rối loạn nhược cơ Duchenne (Duchenne muscular dystrophy), suy giảm khả năng phối hợp vận động (dyspraxia), tăng cường năng lượng, khả năng khôi phục sau khi tập thể dục (exercise recovery), hiện tượng tràn dịch (extravasation), bệnh xơ nang vú (fibrocystic breast disease), tổn thương mô do tê cóng (frostbite), loét bao tử (gastric ulcer), u mô hạt đốm vòng (granuloma annulare), rụng tóc (hair loss), nhồi máu cơ tim (heart attack), tạo huyết cầu (hematopoiesis), tình trạng tế bào máu đỏ hình cầu xuất hiện trong máu do di truyền (hereditary spherocytosis), virut HIV, bệnh Huntington, cao huyết áp (hypertension), suy giảm khả năng dung nạp glucose, bất lực (impotence), vô sinh (habitual abortion: sẩy thai tự phát từ 3 lần trở lên), đau đẻ (labor pain), vọp bẻ chân, các nốt đồi mồi (age spots, liver spots), ngăn ngừa ung thư phổi, khả năng sinh sản ở nam giới, các triệu chứng mãn kinh, các rối loạn kinh nguyệt, sẩy thai (miscarriage), sức mạnh của cơ bắp, bệnh cơ (myopathy), nhược cơ do mất khả năng thư giãn cơ (myotonic dystrophy), các rối loạn cơ thần kinh (neuromuscular disorders), lờn thuốc nitrate (nitrate tolerance), bệnh bạch tạng miệng (oral leukoplakia), viêm tuyến tụy (pancreatitis), loét niêm mạc dạ dày (peptic ulcer), cơ chế bảo vệ da chống lại tia cực tím (photoprotection), sức chịu đựng của cơ thể, hồi phục sau phẫu thuật (ngăn ngừa tình trạng tái thu hẹp sau thủ thuật thông mạch), duy trì tư thế, thương tổn do phóng xạ (tạo nên tình trạng hình thành nhiều mô sợi), khôi phục nguồn cung cấp máu cho vết thương trong thời gian giải phẫu tim, hội chứng chân không nghỉ (restless leg syndrome), khả năng tình dục, bệnh tế bào hình liềm (sickle cell disease), lão hóa da, hủy hoại da do ánh nắng mặt trời, các rối loạn về da (epidermolysis bullosa), khả năng tinh trùng di chuyển đến trứng (sperm motility), các vết rạn (stretch marks), bỏng nắng (sunburn), viêm tĩnh mạch huyết khối (thrombophlebitis), ngăn ngừa tình trạng bài bộ phận ghép (tim), viêm niêm mạc ruột già và trực tràng (ulcerative colitis), ứ nước, khả năng lành lại của vết thương và vết bỏng.















0 comments:

Post a Comment