Saturday, February 23, 2013

VITAMIN E - Do LQT Biên Dịch


TÍNH AN TOÀN

Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (U.S. Food and Drug Administration - FDA) không kiểm soát nghiêm ngặt các loại thảo dược và thực phẩm chức năng. Không có sự đảm bảo tính an toàn, tinh khiết và độ mạnh của các sản phẩm, đồng thời các tác dụng có thể thay đổi. Bạn phải luôn đọc kỹ các nhãn ghi trên sản phẩm. Nếu bạn đang bị một chứng bệnh, hoặc đang dùng các loại thuốc (tây dược), thảo dược, hoặc các loại thực phẩm chức năng nào khác, bạn phải trao đổi với chuyên gia chăm sóc y tế (bác sĩ, dược sĩ, y tá) có giấy phép hành nghề trước khi bắt đầu một liệu pháp mới.  Hãy tham khảo ý kiến với chuyên gia chăm sóc y tế (bác sĩ, dược sĩ, y tá) có giấy phép hành nghề ngay nếu bạn gặp phải các tác dụng phụ.  


Dị Ứng

Tránh sử dụng các sản phẩm chứa vitamin E gây dị ứng hoặc gây mẫn cảm cao.  Các phản ứng da như viêm da do tiếp xúc(contact dermatitis) và viêm nang lông (eczema: mụn trứng cá) đã được báo cáo do sử dụng các dạng thuốc bôi (thoa) vitamin E, chẳng hạn như các loại thuốc mỡ hoặc các chất bôi trên da chứa vitamin E để khử mùi.

Các Tác Dụng Phụ và Cảnh Báo

Việc bổ sung vitamin E trong một thời gian ngắn thường được xem là an toàn với liều lượng phù hợp với số lượng tiêu thụ tối đa được đề xuất.  Tuy nhiên, vitamin E có thể không an toàn khi uống bằng miệng với liều lượng vượt quá số lượng tiêu thụ tối đa.  Liều lượng dinh dưỡng được đề xuất(recommended dietary allowance - RDA) thông qua việc tiêu thụ thực phẩm được xem là an toàn và có lợi cho sức khỏe.

Cơ Quan Thẩm Định An Toàn Thực Phẩm Châu Âu (European Food Safety Authority - EFSA) đã ấn định mức tiêu thụ tối đa cho phép (tolerable upper intake level – UL) dành cho người thành niên là 300 mg mỗi ngày, cho dù đang mang thai hoặc cho con bú.  Mức tiêu thụ tối đa dành cho trẻ em từ 1 – 3 tuổi là 100 mg, và trẻ em từ 15 – 17 tuổi là 260 mg.

Chứng cứ cho thấy rằng sử dụng thường xuyên vitamin E liều lượng cao có thể làm tăng nguy cơ tử vong từ mọi nguyên nhân với số lượng nhỏ.  Các kết luận này đã được một số chuyên gia bình phẩm.  Tuy nhiên, cho đến nay đây là chứng cứ khoa học tốt nhất.  Phải nên thận trọng khi sử dụng dài hạn vitamin E, và nên tránh sử dụng vitamin E liều lượng cao.  Các trường hợp sử dụng quá liều vitamin E thường không phổ biến lắm.

Trong các trường hợp hiếm, việc bổ sung vitamin E đã được báo cáo có liên quan đến tình trạng chóng mặt, mệt mỏi, nhức đầu, đuối sức, mờ mắt, đau vùng bụng, tiêu chảy, buồn nôn, hoặc các triệu chứng giống bệnh cúm (đặc biệt khi sử dụng các liều lượng cao).  Nguy cơ bị hoại tử mô ruột (necrotizing enterocolitis) có thể gia tăng khi sử dụng liều lượng lớn vitamin E.

Các bệnh nhân bị các chứng bệnh về tim mạch nên thận trọng khi sử dụng vitamin E.  Vitamin E có thể làm tăng nguy cơ tử vong từ mọi nguyên nhân và tỷ lệ mắc bệnh suy tim (heart failure) với liều lượng 400 IU mỗi ngày trong hơn một năm.

Vitamin E nên được sử dụng một cách thận trọng khi sử dụng dài hạn (trên 10 năm) do nguy cơ gia tăng bị đột quỵ do xuất huyết não (hemorrhagic stroke: tai biến do xuất huyết não).

Các bệnh nhân bị rối loạn về da nên sử dụng vitamin E một cách thận trọng.  Các phản ứng da, chẳng hạn như viêm da do tiếp xúc và viêm nang lông (mụn trứng cá), đã được báo cáo xảy ra khi sử dụng các dạng thuốc vitamin E, chẳng hạn như các dạng thuốc mỡ hoặc các chất bôi trên da để khử mùi chứa vitamin E.  Tình trạng ngứa da (pruritus) đã được báo cáo xảy ra sau khi bổ sung vimtain E uống bằng miệng.

Các bệnh nhân bị suy thận nên sử dụng vitamin E một cách thận trọng.  Trong các trường hợp hiếm, việc bổ sung vitamin E được báo cáo có liên quan đến tình trạng suy giảm chức năng tuyến sinh dục và chức năng thận.

Các bệnh nhân bị bệnh Alzheimer hoặc bị suy giảm chức năng nhận thức nên sử dụng vitamin E một cách thận trọng.  Ở những người bị bệnh Alzheimer hoặc bị suy giảm chức năng nhận thức, vitamin E đã được báo cáo có liên quan đến nguy cơ gia tăng bị té ngã và bị bất tỉnh (syncope: do thiếu oxy tạm thời trong não).

Các bệnh nhân bị viêm võng mạc sắc tố mô (retinitis pigmentosa) nên sử dụng vitamin E một cách thận trọng, vì vitamin E không có khả năng làm chậm tiến trình suy giảm thị lực và có thể làm giảm nhanh độ chính xác của thị lực, mặc dù tính xác thực của phát hiện này vẫn còn đang được chất vấn.

Những bệnh nhân hút thuốc nên sử dụng vitamin E một cách thận trọng.  Ở những nam giới nào hút nhiều thuốc lá và tiêu thụ nhiều vitamin C dinh dưỡng thì việc bổ sung vitamin E sẽ làm tăng tạm thời nguy cơ bị bệnh lao.

Các trẻ sinh thiếu tháng nên được sử dụng vitamin E một cách thận trọng, vì có các báo cáo về nguy cơ bị nhiễm trùng.  Các trẻ sinh thiếu tháng phải được bác sĩ theo dõi nghiêm ngặt.  Các quyết định bổ sung vitamin phải được bác sĩ của trẻ sơ sinh xem xét.

Mặc dù chưa được nghiên cứu kỹ ở người, nhưng có báo cáo là có nguy cơ gia tăng bị xuất huyết khi dùng chung với thuốc warfarin (Coumadin®).  Tuy nhiên, các nghiên cứu khác không phát hiện tỷ lệ xuất huyết cao hơn.  Tình trạng xuất huyết thường được nhìn thấy ở các bệnh nhân được truyền liên tục liều lượng cao vitamin tổng hợp E (all-rac-alpha-tocopherol).  Các bệnh nhân bị các rối loạn xuất huyết hoặc những người đang sử dụng thuốc mà có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết thì nên tránh sử dụng vitamin E.  Có thể cần phải điều chỉnh liều lượng.  Các tác dụng phụ liên quan đến việc bổ sung vitamin E được báo cáo bao gồm xuất huyết nhẹ và chảy máu mũi (epistaxis, nosebleed).

Tránh sử dụng các liều lượng cao hơn liều lượng dinh dưỡng được đề xuất (RDA) ở các phụ nữ mang thai, do nguy cơ gia tăng bị dị tật tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.

Mang Thai và Cho Con Bú

Nhiều loại vitamin dùng trước khi sinh chứa số lượng nhỏ vitamin E.  Các dạng vitamin E tự nhiên có thể được ưa chuộng hơn các dạng vitamin E tổng hợp.  Vitamin E nằm trong Phân Loại Mang Thai A của FDA (Food and Drug Administration Pregnancy Category A) liều lượng được FDA đề xuất.  Các liều lượng cao hơn mức RDA được xếp trong Phân Loại Mang Thai C của FDA

Sử dụng vượt quá mức dinh dưỡng được đề xuất (RDA) ở các phụ nữ mang thai có sức khỏe tốt thường không được khuyến khích.  Chưa có chứng cứ đầy đủ về tính an toàn của việc sử dụng vitamin E liều lượng cao dưới dạng uống, bôi (thoa), hoặc tiêm trong thời gian mang thai và cho con bú, do đó vitamin E không được khuyến khích sử dụng.

Sử dụng phối hợp vitamin C và E có thể làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp trong thời gian mang thai (gestational hypertension) và trẻ sơ sinh có cân nặng thấp.  Sử dụng vitamin E trong thời gian mang thai có thể làm tăng nguy cơ bị dị tật tim bẩm sinh.


Mức Tiêu Thụ Vitamin E Tối Đa Cho Phép

Tuổi Tác

Nam Giới
Nữ Giới
Mang Thái
Cho Con Bú
1–3 tuổi
200 mg
(300 IU)
200 mg
(300 IU)



4–8 tuổi
300 mg
(450 IU)
300 mg
(450 IU)



9–13 tuổi
600 mg
(900 IU)
600 mg
(900 IU)



14–18 tuổi
800 mg
(1200 IU)
800 mg
(1200 IU)

800 mg
(1200 IU)
800 mg
(1200 IU)
19+ tuổi
1000 mg
(1500 IU)
1000 mg
(1500 IU)

1000 mg
(1500 IU)
1000 mg
(1500 IU)

Tương Tác với Thuốc (Tây Dược)

Các loại thực phẩm chức năng vitamin E có khả năng tương tác với một số loại thuốc tây.  Dưới đây là một số ví dụ.  Những người đang sử dụng các loại thuốc này và những loại thuốc khác một cách thường xuyên nên thảo luận với chuyên gia y tế về việc tiêu thụ vitamin E.

Các loại thuốc kháng đông (anticoagulant) và hủy tiểu cầu (antiplatelet)

Vitamin E có thể ức chế tiểu huyết cầu kết dính và gây phản tác dụng các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K.  Kết quả là, sử dụng liều lượng lớn các loại thuốc kháng đông hoặc hủy tiểu cầu, chẳng hạn như warfarin (Coumadin®), có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết, đặc biệt khi phối hợp với liều lượng thấp vitamin K.  Người ta vẫn chưa rõ số lượng vitamin E bổ sung cần thiết để tạo ra các tác dụng lâm sàn đáng kể, nhưng có lẽ là vượt quá 400 IU/ngày. 

Simvastatin và niacin

Có một số người đang sử dụng thực phẩm chức năng vitamin E với các loại chất chống oxy hóa khác, chẳng hạn như vitamin C, selenium, và beta-carotene.  Tập hợp các thành phần chống oxy hóa này sẽ làm giảm sự gia tăng hàm lượng cholesterol HDL, đặc biệt mức cholesterol HDL2, thành phần cholesterol HDL giúp bảo vệ tim hiệu quả nhất, trong số những người được điều trị phối hợp simvastatin(Zocor®) và niacin.

Hóa trị và xạ trị

Các bác sĩ chuyên khoa ung thư (oncologist) thường đề xuất chống lại việc sử dụng các loại thực phẩm chức năng chống oxy hóa trong thời gian hóa trị hoặc xạ trị bởi vì các loại thực phẩm chức năng này có thể làm giảm tính hiệu quả của các phương pháp trị liệu này bằng cách ức chế quá trình hủy họai oxy hóa tế bào trong các tế bào ung thư.  Mặc dù có một kiểm tra đánh giá hệ thống các thử nghiệm được kiểm soát ngẫu nhiên (randomized controlled trials) đã đặt câu hỏi về vấn đề này, nhưng cần thêm nghiên cứu để đánh giá các nguy cơ tiềm tàng và các lợi ích của việc bổ sung chất oxy hóa cùng lúc với các trị liệu ung thư truyền thống. 


Nguồn bổ sung:











0 comments:

Post a Comment