LIỀU LƯỢNG
Các liều lượng dưới đây dựa vào nghiên cứu khoa học, các ấn phẩm, cách sử dụng truyền thống, hoặc ý kiến của chuyên gia. Nhiều loại dược thảo và thực phẩm chức năng vẫn chưa được kiểm tra kỹ lưỡng, tính hiệu quả và an toàn có thể chưa được chứng thực. Các nhãn hiệu có thể được sản xuất khác nhau, với các thành phần có thể biến đổi, thậm chí trong cùng một nhãn hiệu. Các liều lượng dưới đây có thể không áp dụng cho tất cả mọi sản phẩm. Bạn nên đọc kỹ nhãn hướng dẫn trên sản phẩm và tham khảo liều lượng với chuyên gia chăm sóc y tế (bác sĩ, dược sĩ, y tá) có giấy phép hành nghề trước khi bắt đầu sử dụng.
Người Thành Niên (từ 18 tuổi trở lên)
Số lượng dinh dưỡng được đề xuất (recommended dietary allowances - RDAs) là 2,4 mcg mỗi ngày cho người thành niên và trẻ vị thành niên từ 14 tuổi trở lên, 2,6 mcg mỗi ngày cho phụ nữ thành niên và vị thành niên mang thai, và 2,8 mcg mỗi ngày cho phụ nữ thành niên và vị thành niên đang cho con bú. Vì có khoảng 10 – 30% những người lớn tuổi không hấp thụ đầy đủ vitamin B12 trong thực phẩm, do đó những người trên 50 tuổi nên đáp ứng số lượng dinh dưỡng được đề xuất (RDA) bằng cách tiêu thụ các loại thực phẩm được tăng cường vitamin B12 hoặc bằng cách sử dụng các loại thực phẩm chức năng chứa vitamin B12. Bổ sung số lượng 25 – 100 mcg mỗi ngày đã được sử dụng để duy trì nồng độ vitamin B12 ở những người lớn tuổi. Bệnh nhân nên tham khảo với bác sĩ y khoa hoặc dược sĩ về cách dùng trong các chỉ định khác.
Đối với trường hợp thiếu hụt vitamin B12, liều lượng 125 – 2000 mcg dạng cyanocobalamin đã được uống bằng miệng lên đến 2,5 năm hoặc lâu hơn. Liều lượng 500 mcg dạng vitamin B12 ngậm dưới lưỡi đã được sử dụng mỗi ngày lên đến 4 tuần. Các liều lượng sau đây đã được sử dụng truyền qua tĩnh mạch: 1000 mcg dạng cobalamin tiêm trong cơ mỗi ngày 1 lần trong vòng 10 ngày (sau 10 ngày, liều lượng được thay đổi thành mỗi tuần 1 lần trong vòng 4 tuần, sau đó là mỗi tháng 1 lần cho đến suốt đời); 1000 mcg dạng cyanocobalamin tiêm trong cơ trong các ngày 1, 3, 7, 10, 14, 21, 30, 60, và 90 trong thời gian điều trị. Đối với tình trạng thiếu hụt vitamin B12 do trị liệu bằng thuốc ức chế bơm proton (proton pump inhibitor – PPI), dạng cyanocobalamin bơm vào mũi đã được dùng trong vòng 8 tuần. Người ta vẫn chưa rõ liều lượng chính xác. Một nghiên cứu lâm sàng đã kiểm tra mức độ dung nạp trị liệu thay thế vitamin B12 trong mũi của bệnh nhân (500 mcg mỗi tuần).
Để hạ giảm nồng độ homocysteine, 60 – 400 mcg vitamin B12 được uống bằng miệng mỗi ngày, như một thành phần của liều kết hợp vitamin B được sử dụng lên đến 4 năm.
Để ngăn ngừa chứng thiếu máu, các liều lượng sau đây đã được uống bằng miệng: 2 – 10 mcg vitamin B12 mỗi ngày phối hợp với chất sắt và/hoặc axit folic lên đến 16 tuần; 100 mcg vitamin B12 sử dụng cách mỗi tuần cộng với axit folic và/hoặc iron sử dụng mỗi ngày lên đến 12 tuần.
Đối với chức năng nhận thức, các liều lượng sau đây đã được uống bằng miệng: 10 mcg hoặc 50 mcg dạng cyanocobalamin mỗi ngày trong vòng 1 tháng; và 1 mg dạng cyanocobalamin mỗi tuần trong vòng 4 tuần. Một liều tiêm vitamin B12 1000 mcg đã được sử dụng mỗi ngày trong vòng 5 ngày, sau đó tiêm một liều 1000 mcg mỗi tháng trong vòng 5 tháng.
Đối với trường hợp ngộ độc cyanide cấp (tính), một liều 5 g dạng hydroxocobalamin (lên đến 20 g) truyền vào tĩnh mạch đã được sử dụng.
Đối với chứng trầm cảm, 1 mg cyanocobalamin tiêm trong cơ đã được sử dụng mỗi tuần trong vòng 4 tuần.
Đối với chứng thiếu máu nguyên bào sắt di truyền (hereditary sideroblastic anemia), 100 mcg vitamin B12 tiêm vào cơ đã được sử dụng mỗi tháng, phối hợp hoặc không phối hợp với axit folic mỗi ngày, lên đến 4 tháng.
Trẻ Em (dưới 18 tuổi)
Số lượng dinh dưỡng được đề xuất (RDA) chưa được thiết lập cho tất cả các nhóm trẻ em; do đó, mức độ tiêu thụ đầy đủ (adequate intake – AI) đã được sử dụng thay thế. Mức RDA và AI của vitamin B12 là như sau: liều lượng 0,4 mcg dành cho trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi; 0,5 mcg dành cho trẻ sơ sinh từ 7 – 12 tháng tuổi; 0,9 mcg dành cho trẻ em từ 1 – 3 tuổi; 1,2 mcg dành cho trẻ em từ 4 – 8 tuổi; và 1,8 mcg dành cho trẻ em từ 9 – 13 tuổi.
Tuổi Tác
| Số Lượng Được Đề Xuất |
Từ 0 – 6 tháng | 0,4 mcg |
Trẻ sơ sinh từ 7–12 tháng | 0,5 mcg |
Trẻ em từ 1–3 tuổi | 0,9 mcg |
Trẻ em từ 4–8 tuổi | 1,2 mcg |
Trẻ em từ 9–13 tuổi | 1,8 mcg |
Trẻ thiếu niên từ 14–18 tuổi | 2,4 mcg |
Người thành niên | 2,4 mcg |
Trẻ thiếu niên và phụ nữ mang thai | 2,6 mcg |
Trẻ thiếu niên và phụ nữ cho con bú | 2,8 mcg |
Nguồn bổ sung: