Monday, March 25, 2013

VITAMIN B12 - Do LQT Biên Dịch


CHỨNG CỨ

Các tác dụng này đã được thử nghiệm ở người hoặc động vật.  Sự an toàn và tính hiệu quả không phải lúc nào cũng được xác thực.  Một số các chứng bệnh dưới đây có thể mang tính nghiêm trọng, và phải được một chuyên gia chăm sóc y tế (bác sĩ, dược sĩ, y tá) có giấy phép hành nghề kiểm tra chẩn đoán.  
 

Chứng thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ - do thiếu hụt vitamin B12 (đã có chứng cứ khoa học có tính thuyết phục hỗ trợ cho tác dụng này)

Thiếu hụt vitamin B12 là một nguyên nhân gây ra chứng thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ (megaloblastic anemia), trong đó các hồng cầu có kích thước lớn hơn bình thường và tỷ lệ giữa kích thước nhân tế bào và bào tương tăng lên.  Còn có các nguyên nhân tiềm tàng khác gây ra chứng thiếu máu, bao gồm tình trạng thiếu hụt axit folic (folate) hoặc các rối loạn chuyển hóa bẩm sinh.  Chứng thiếu máu ác tính là một dạng thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu hụt vitamin B12 gây ra, và bệnh nhân nên được điều trị bằng vitamin B12.  Các bệnh nhân bị chứng thiếu máu nên được bác sĩ y khoa kiểm tra chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân tiềm ẩn.

Thiếu hụt vitamin B12 (đã có chứng cứ khoa học có tính thuyết phục hỗ trợ cho tác dụng này)

Các  nghiên cứu đã cho thấy rằng tình trạng thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến các triệu chứng không bình thường về hệ thần kinh và trạng thái tâm thần.  Các triệu chứng này có thể bao gồm mất khả năng phối hợp vận động cơ (ataxia: múa giật và dáng đi không vững), bại cơ, co cứng cơ (spasticity), không kiềm chế được chức năng bài tiết (incontinence), hạ huyết áp (hypotension), rối loạn thị giác, mất trí nhớ, rối loạn tâm thần nghiêm trọng (psychoses), và các rối loạn về trạng thái.  Các  nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng, các triệu chứng này có thể xảy ra khi hàm lượng vitamin B12 xuống thấp hơn mức bình thường một chút và cao hơn một cách đáng kể so với mức được xem gắn liền với chứng thiếu máu.  Những người có nguy cơ bị thiếu hụt vitamin B12 bao gồm những người hoàn toàn không ăn sản phẩm động vật (vegetarians), người cao tuổi, trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ, và những người cần tăng cường vitamin B12 do mang thai, tăng năng tuyến giáp (thyrotoxicosis), thiếu máu tan hồng cầu (hemolytic anemia), xuất huyết, ung thư, bệnh gan hoặc bệnh thận.  Sử dụng vitamin B12 uống bằng miệng, tiêm qua cơ (intramuscularly), hoặc truyền qua mũi (intranasally), tỏ ra rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa và điều trị chứng thiếu hụt vitamin B12.

Bệnh Alzheimer (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Một số bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer đã được phát hiện có hàm lượng vitamin B12 trong máu xuống thấp một cách bất thường.  Hiệu quả của biện pháp bổ sung vitamin B12 trong việc phòng tránh hoặc tác động lên tiến trình bệnh vẫn chưa có chứng cứ rõ ràng.  Cần thêm các thử nghiệm lâm sàng được thiết kế chặt chẽ trước khi đưa ra kết luận.

Phẫu Thuật Chỉnh Mạch (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Có nhiều phát hiện chưa thống nhất về lợi ích cũng như tác hại tiềm tàng khi sử dụng axit folic cùng với vitamin B6 và vitamin B12 sau khi tiếp nhận phẫu thuật chỉnh mạch (angioplasty).  Một số chứng cứ cho thấy rằng hạ giảm hàm lượng protein homocysteine bằng axit folic được kê đơn liều mạnh và vitamin B12 với B6 trong vòng 6 tháng sau khi phẫu thuật chỉnh mạch sẽ giúp hạ giảm nguy cơ phải thực hiện tái cung cấp máu cho các thương tổn mục tiêu và các rối loạn tim gây hại nói chung.  Các chứng cứ khác đã tìm thấy sự bổ sung kết hợp này làm tăng tình trạng tái thu hẹp mạch (restenosis).  Cần thêm nhiều nghiên cứu trước khi đưa ra kết luận.

Ung thư vú (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Các nhà nghiên cứu tại trường Đại Học Johns Hopkins (Johns Hopkins University) đã báo cáo rằng phụ nữ bị ung thư vú có khuynh hướng có mức vitamin B12 trong huyết thanh thấp hơn so với những phụ nữ không bị ung thư vú.  Tuy nhiên, một nghiên cứu khác đã không tìm thấy mối liên hệ giữa nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và hàm lượng vitamin B12.  Việc bổ sung phối hợp axit folic, vitamin B6, và vitamin B12 không giúp giảm bớt nguy cơ bị ung thư vú.  Cần thêm nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này trước khi đưa ra kết luận.

Bệnh tim mạch/tăng protein homocysteine trong máu (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Hàm lượng homocysteine tăng cao trong máu (hyperhomocysteinemia) được xem là một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch, các rối loạn đông máu, xơ vữa động mạch (atherosclerosis), nhồi máu cơ tim (myocardial infarction, heart attack), và đột quỵ do thiếu máu cục bộ (ischemic stroke).  Sử dụng thực phẩm chức năng chứa vitamin B12 kết hợp với các loại vitamin B khác (chủ yếu là axit folic) đã được chứng minh có hiệu quả trong việc hạ giảm nồng độ protein homocysteine.  Người ta vẫn chưa rõ việc hạ giảm hàm lượng homocysteine có giúp hạ giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân bị bệnh tim mạch không.  Cần thêm chứng cứ để giải thích rõ ràng mối liên hệ giữa hàm lượng homocysteine tổng cộng với nguy cơ tim mạch và khả năng bổ sung vitamin.

Ung thư cổ tử cung (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Một số chứng cứ cho thấy rằng việc bổ sung vitamin B12 có thể đóng một vai trò trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư cổ tử cung (cervical cancer).  Cần thêm nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Các rối loạn thói quen ngủ trong ngày (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Uống vitamin B12 bằng miệng, ở dạng methylcobalamin, xem ra không đem lại hiệu quả trong việc điều trị hội chứng trì hoãn giai đoạn ngủ (delayed sleep phase syndrome).  Thực phẩm chức năng dạng methylcobalamin kết hợp với trị liệu ánh sáng (bright light therapy: một phương pháp điều trị rối loạn cảm xúc theo mùa bằng cách tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo) có thể có lợi cho những trẻ vị thành niên bị các rối loạn thói quen ngủ trong ngày (circadian rhythm sleep disorders).  Cần thêm nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Chức năng nhận thức (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Nồng độ protein homocysteine trong máu tăng cao được xem có liên quan đến chỉ số kiểm tra tâm lý thần kinh thấp.  Tuy nhiên, chưa có đủ chứng cứ cho thấy mối liên hệ giữa hàm lượng vitamin B12 trong máu xuống thấp và tình trạng suy giảm nhận thức, bệnh Alzheimer, hoặc chứng mất trí nhớ; hoặc giữa nồng độ vitamin B12 và các phạm vi nhận thức.  Có chứng cứ trái ngược liên quan đến mối liên hệ giữa hàm lượng axit folic trong máu và nồng độ vitamin B12 với tình trạng suy giảm nhận thức.  Cần thêm nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này trước khi đưa ra kết luận.

Chứng trầm cảm (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Nồng độ homocysteine trong máu tăng cao có liên quan đến tình trạng trầm cảm gia tăng sau này.  Tuy nhiên, sự phối hợp giữa axit folic, vitamin B12, và vitamin B6 tỏ ra không hiệu quả hơn giả dược đối với các triệu chứng bệnh trầm cảm ở nam giới lớn tuổi.  Cần thêm các nghiên cứu được thiết kế chặt chẽ để xác nhận các lợi ích tiềm tàng. 

Bệnh thần kinh do tiểu đường (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Một số chứng cứ cho thấy rằng việc bổ sung vitamin B12 có thể có lợi cho các bệnh nhân bị bệnh thần kinh do tiểu đường, chủ yếu là làm giảm nhẹ các triệu chứng.  Cần thêm các nghiên cứu có chất lượng cao trong lĩnh vực này.

Mệt mỏi (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Có một số chứng cứ cho thấy rằng tiêm vitamin B12 trong cơ mỗi tuần 2 lần có thể giúp cải thiện tình trạng sức khỏe chung và cảm giác vui vẻ của các bệnh nhân than phiền bị mệt mỏi hoặc đuối sức.  Tuy nhiên, hiện tượng mệt mỏi có nhiều nguyên nhân gây ra. 

Gãy nứt xương (ngăn ngừa) (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Một số chứng cứ cho thấy rằng sử dụng phối hợp các loại vitamin bao gồm vitamin B12 có thể giúp ngăn ngừa được tình trạng gãy nứt xương (fractures).  Cần thêm nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Cao cholesterol (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Một số chứng cứ cho thấy rằng vitamin B12 phối hợp với dầu cá có thể có hiệu quả vượt trội hơn so với việc sử dụng dầu cá riêng lẻ khi uống mỗi ngày để hạ giảm hàm lượng cholesterol và chất béo trung tính (triglyceride) trong máu.  Cần thêm các nghiên cứu lâm sàng về việc bổ sung vitamin B12 riêng lẻ trước khi đưa ra kết luận.

Bệnh Imerslund-Grasbeck (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Tiêm vitamin B12 trong cơ xem ra có hiệu quả cho việc điều trị chứng bệnh suy giảm hấp thụ vitamin B12 chọn lọc di truyền (Imerslund-Grasbeck disease).  Cần thêm nghiên cứu để chứng thực các kết quả này.

Đau khớp (khuỷu tay) (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Nghiên cứu sơ bộ cho thấy rằng vitamin B12 có thể có hiệu quả cho việc điều trị tình trạng đau khuỷu tay, nhưng vẫn còn thiếu chứng cứ.  Cần thêm nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Hội chứng rung chân (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Các báo cáo lâm sàng cho thấy rằng hội chứng rung chân (shaky-leg syndrome) có thể do các rối loạn ở tiểu não (cerebellum) hoặc các cấu trúc liên quan gây ra vì thiếu hụt vitamin B12.  Cần thêm nghiên cứu để xác thực các kết quả này.

Bệnh tế bào hình liềm (chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng hỗ trợ cho tác dụng này)

Nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng sử dụng mỗi ngày liều lượng phối hợp bao gồm axit folic, vitamin B12, và vitamin B6 có thể là một phương pháp đơn giản và tương đối ít tốn kém để giúp giảm bớt nguy cơ cao bị hủy hoại màng trong của các bệnh nhân bị bệnh tế bào hình liềm (sickle-cell disease).  Cần thêm nghiên cứu để xác thực các kết quả này.

Ung thư phổi (có chứng cứ khoa học chống lại tác dụng này)

Một nghiên cứu lâm sàng đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc bổ sung vitamin B12 và axit folic với tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi tăng cao ở các bệnh nhân bị bệnh tim ở Na Uy, ở đây được báo cáo là thiếu các loại thực phẩm tăng cường axit folic.  Cần thêm nghiên cứu chất lượng cao về việc sử dụng vitamin B12 riêng lẻ để hiểu rõ về mối liên hệ này.

Đột quỵ (Tai biến mạch máu não) (có chứng cứ khoa học chống lại tác dụng này)

Ở những người có lịch sử bị đột quỵ, sử dụng liều lượng cao hoặc liều lượng thấp vitamin B12 phối hợp với pyridoxine và axit folic xem ra không ảnh hưởng đến nguy cơ bị tái phát đột quỵ.

Các Tác Dụng Dựa Trên Các Sử Dụng Truyền Thống Hoặc Lý Thuyết

Những cách sử dụng sau đây dựa trên các lý thuyết khoa học hoặc cách sử dụng truyền thống.  Chúng thường chưa được kiểm tra hoàn toàn ở người, tính an toàn và hiệu quả không phải lúc nào cũng được chứng thực. Một vài chứng bệnh này có khả năng diễn biến nghiêm trọng, do đó cần phải được chuyên gia chăm sóc y tế (bác sĩ, dược sĩ, y tá) có giấy phép hành nghề kiểm tra và đánh giá.

Lão hóa, bệnh SIDA (AIDS), dị ứng, bệnh Lou Gehrig (amyotrophic lateral sclerosis: bệnh thoái hóa tế bào thần kinh vận động), bệnh suyễn, bệnh tự kỷ (autism), các tác dụng phụ của hóa trị, hội chứng mệt mỏi mãn tính, bệnh tiểu đường (đái tháo đường), gia tăng năng lượng, rối loạn tăng trưởng, xuất huyết, ức chế miễn dịch, cải thiện khả năng tập trung, bệnh viêm đường ruột, bệnh thận, bệnh Leber, bệnh gan, chứng vô sinh ở nam giới, các khối u ác tính (malignant tumors), mất trí nhớ, tăng tâm trạng, viêm miệng và họng (atrophic glossitis), rối loạn vận động (rung lắc), bệnh đa xơ cứng, rối loạn giật rung cơ (spinal myoclonus: giật rung cơ cột sống), dị tật ống thần kinh (neural tube defect), bệnh nha chu (periodontal disease), ngộ độc (cyanide), ngăn ngừa các biến chứng trong thời gian mang thai, bảo vệ chống lại khói thuốc lá, các rối loạn tâm thần, viêm da đầu (seborrheic dermatitis), rối loạn co giật (hội chứng West), viêm gân (tendonitis), chứng huyết khối (thrombosis), bệnh tăng năng tuyến giáp (thyrotoxicosis), bị ù tai (tinnitus), bệnh bạch biến (vitiligo).



















0 comments:

Post a Comment